intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngừa táo bón khi trẻ đến trường

Chia sẻ: Ngoc Z | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Táo bón là triệu chứng rất hay gặp với trẻ lần đầu tiên đến trường, vì nhiều trẻ không quen với nhà vệ sinh “công cộng” dẫn tới việc phải nín tiêu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngừa táo bón khi trẻ đến trường

  1. Ngừa táo bón khi trẻ đến trường Táo bón là triệu chứng rất hay gặp với trẻ lần đầu tiên đến trường, vì nhiều trẻ không quen với nhà vệ sinh “công cộng” dẫn tới việc phải nín tiêu. Cha mẹ nên chọn cho trẻ một thời điểm ngồi bô thống nhất trong các ngày, tốt nhất là sau bữa ăn vì quá trình ăn kích thích ruột tăng nhu động. Ảnh minh họa. ThS. BS Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 1, TP HCM có thể giúp các bậc cha mẹ chủ động trong việc phòng ngừa táo bón cho trẻ trong từng giai đoạn và trước khi trẻ nhập trường. Các thời điểm trẻ dễ mắc táo bón
  2. Táo bón đặc biệt thường xảy ra vào 3 thời điểm: Sau khi bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền; trong suốt thời gian tập ngồi bô, bồn cầu; sau khi bắt đầu đi học. Biết được những thời điểm nguy cơ này, phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp bé phòng ngừa táo bón. * Giai đoạn tập ăn dặm Bé đang từ bú mẹ hoặc bú bình chuyển sang ăn đặc có thể bị táo bón do ăn không đủ chất xơ và uống không đủ nước. * Tập ngồi bô hay bồn cầu Bé có nguy cơ bị táo bón trong giai đoạn này vì nhiều nguyên nhân: - Chế độ ăn cần cho bé ở giai đoạn này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sữa nên dễ bị thiếu chất xơ. - Nếu bé không thích hoặc không sẵn sàng để ngồi vào “chỗ mới”, các bé sẽ cố gắng nín nhịn, điều này có thể dẫn tới táo bón. - Bé đã bị đi phân cứng hoặc đau khi đi tiêu còn hay nín hơn để khỏi phải ngồi bô, bồn cầu. * Giai đoạn bắt đầu đi học
  3. Một số bé không quen khi phải dùng nhà vệ sinh tại trường, điều này có thể dẫn đến việc nín đi tiêu gây táo bón. Phòng ngừa như thế nào? Vào thời điểm bé tập ngồi bô, bồn cầu, cha mẹ cần lưu ý tạm thời ngưng việc huấn luyện nếu bé tỏ ý không thích vị trí quá mới mẻ này. Hãy khuyến khích bé một cách tích cực, ngay khi bé cảm thấy muốn đi tiêu. Hơn nữa, hãy đảm bảo có “chỗ dựa vững chắc” cho bàn chân của bé, đặc biệt là khi dùng bồn cầu có kích thước của người lớn. Chỗ dựa bàn chân rất quan trọng vì chúng giúp bé cảm thấy vững chắc hơn nên có thể an tâm… rặn. Ngoài ra, đối với tất cả trẻ con, nên chọn một thời điểm ngồi cầu nhất định ngày này qua ngày khác, tốt nhất là sau bữa ăn vì quá trình ăn kích thích ruột tăng nhu động. Khi bé đến tuổi đi học, cần tiếp tục theo dõi việc đi tiêu của con. Cha mẹ nên theo dõi bé đi tiêu như thế nào ở nhà, đặc biệt là vào cuối tuần. Hỏi xem liệu bé có gặp vấn đề gì không khi cố gắng đi tiêu ở những nơi không phải là nhà, nếu do thời gian bị hạn chế hoặc do mắc cỡ, bạn có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên của con khi ở trường. Cách điều trị tại nhà Đa số các trường hợp táo bón đều có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp khá đơn giản và bắt đầu có hiệu quả trong vòng 24 giờ. Tùy thuộc vào tuổi của bé mà cha mẹ có thể thực hiện các điều sau:
  4. * Trẻ nhỏ trên 4 tháng tuổi: - Cha mẹ có thể cho bé uống một số loại nước trái cây để điều trị táo bón như mận, táo, lê (những loại nước trái cây khác không hiệu quả bằng). Khi bé 4-8 tháng tuổi, bé có thể uống 6-120ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, bé 8-12 tháng tuổi có thể cho đến 180ml/ngày. - Nếu bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Bé cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm: Khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải bó xôi. Cha mẹ cũng có thể trộn nước trái cây (táo, mận, lê)/ trái cây/rau cải đã nghiền nát với bột ngũ cốc. - Chất sắt trong sữa công thức của trẻ nhỏ không gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng táo bón vì liều sắt rất nhỏ. Vì vậy, việc đổi sang sữa có nồng độ sắt thấp là không cần thiết vì điều này không có tác dụng. - Si rô sắt chứa nồng độ sắt cao hơn và đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy, đối với những trẻ nhỏ cần uống giọt sắt cũng cần thay đổi chế độ ăn hoặc cần có chế độ điều trị khác để đảm bảo bé không bị táo bón. * Trẻ đi học
  5. Nếu bé chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, có thể chỉ cần thay đổi các loại thức ăn bé đang dùng để bé đi phân mềm và không đau. - Nước trái cây: Đối với trẻ 1-6 tuổi, không cho quá 120-180ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, trẻ trên 7 tuổi có thể uống tối đa 1-2 ly 120ml/ngày. - Phụ huynh không cần thiết phải cho bé uống nhiều nước để điều trị táo bón. Đối với bé trên 1 tuổi, đủ nước được lấy mốc là 960ml chất lỏng (nước chín hoặc các loại nước khác không phải sữa) trong 1 ngày. Nếu bé không khát thì không cần thiết hoặc không có lợi ích gì để uống nhiều hơn lượng nước này. - Cha mẹ cần lưu ý nuôi dưỡng bé bằng chế độ ăn cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm. Tuy nhiên, đừng ép bé phải ăn cho được ngay các thức ăn này và đừng dùng chế độ ăn nhiều chất xơ thay cho các phương pháp điều trị khác. Chúng ta cần bé tăng trưởng và phát triển hoàn hảo chứ không chỉ điều trị riêng vấn đề táo bón. Chế độ ăn dư chất xơ sẽ làm bé mất cơ hội ăn các nhóm thực phẩm khác chẳng hạn chất đạm. - Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bé vẫn táo bón có thể bé không dung nạp được với đạm sữa bò. Bạn có thể phải bỏ sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như sữa chua, phô mai, kem trong 1-2 tuần. Nếu không cải thiện thì có thể cho bé dùng sữa bò trở lại và đi khám bác sĩ.
  6. - Nếu bé đã biết ngồi bô, bồn cầu rồi mới bị bón, nên khuyến khích bé ngồi bô, bồn cầu 5-10 phút sau bữa ăn, từ hai đến ba lần mỗi ngày, một cách đều đặn. Khi nào cần đến bác sĩ? Phải đi ngay khi bé đau bụng dữ dội. Bé nhỏ hơn 4 tháng chưa đi tiêu sau 24 giờ so với bình thường (ví dụ bình thường bé 2 ngày đi tiêu 1 lần, nay đã 3 ngày vẫn chưa đi). Bé nhỏ hơn 4 tháng tiêu phân cứng thay vì phân mềm hoặc sệt. Bé tiêu phân có máu. Bé đau khi đi tiêu. Bé đã bị nhiều đợt táo bón. Bạn cảm thấy bất an.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0