intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người Nam Bộ với truyện và phim kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung

Chia sẻ: Kequaidan2 Kequaidan2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách đây khoảng 60 năm, những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của tác giả người Trung Quốc – Kim Dung bắt đầu xuất hiện ở miền Nam Việt Nam đã tạo nên một trào lưu đọc tiểu thuyết võ hiệp hết sức sôi động. Sau đó không lâu, những bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết đó cũng tiếp tục được người dân đón nhận nồng nhiệt. Sự thành công của tiểu thuyết và phim kiếm hiệp của Kim Dung ở miền Nam Việt Nam là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, phải kể đến sự tương đồng về hoàn cảnh chính trị - xã hội của miền Nam với bối cảnh trong truyện, cốt truyện hấp dẫn, tính cách nhân vật, đội ngũ lồng tiếng và kỹ xảo điện ảnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người Nam Bộ với truyện và phim kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung

KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br /> <br /> NGƯỜI NAM BỘ VỚI TRUYỆN VÀ PHIM KIẾM HIỆP<br /> CỦA NHÀ VĂN KIM DUNG<br /> SV: Trần Thánh Tông, Lớp: ĐHQLVH15A<br /> GVHD: ThS. Trần Hoàng Phong<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Cách đây khoảng 60 năm, những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của tác giả người Trung<br /> Quốc – Kim Dung bắt đầu xuất hiện ở miền Nam Việt Nam đã tạo nên một trào lưu đọc tiểu<br /> thuyết võ hiệp hết sức sôi động. Sau đó không lâu, những bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết<br /> đó cũng tiếp tục được người dân đón nhận nồng nhiệt. Sự thành công của tiểu thuyết và phim<br /> kiếm hiệp của Kim Dung ở miền Nam Việt Nam là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, phải<br /> kể đến sự tương đồng về hoàn cảnh chính trị - xã hội của miền Nam với bối cảnh trong truyện,<br /> cốt truyện hấp dẫn, tính cách nhân vật, đội ngũ lồng tiếng và kỹ xảo điện ảnh.<br /> Từ khóa: tiểu thuyết võ hiệp, phim kiếm hiệp, Kim Dung, người Nam Bộ<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, những bộ tiểu thuyết võ hiệp của tác giả Kim<br /> Dung bắt đầu thâm nhập vào nền văn học nước nhà, chủ yếu là ở khu vực miền Nam. Tại đây,<br /> gặp những điều kiện thuận lợi, tiểu thuyết Kim Dung tiếp tục được phát triển hết sức mạnh mẽ,<br /> tạo nên một phong trào đọc tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung khắp miền Nam Việt Nam. Sau sự<br /> thành công của tiểu thuyết, sau đó là các bộ phim kiếm hiệp được dựng dựa trên nó cũng được<br /> người miền Nam đón nhận một cách nồng nhiệt, không kém so với tiểu thuyết. Có một điều đặc<br /> biệt là ở miền Nam, tiểu thuyết và phim võ hiệp của Kim Dung phát triển và được đón nhận<br /> một cách nồng nhiệt hơn hẳn so với ở miền Trung và miền Bắc. Vậy đâu là nguyên nhân của<br /> vấn đề? Bài viết này tập trung làm rõ những nguyên nhân đó.<br /> 2. Nội dung<br /> 2.1. Vài nét về nhà văn Kim Dung và sự nghiệp sáng tác:<br /> Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung sinh vào ngày 10 tháng 3 năm 1924 tại trấn Viên<br /> Hoa, huyện Hải Ninh, địa cấp thị Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc<br /> khoa bảng. Thuở nhỏ ông là người thông minh, lanh lợi, yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện<br /> thần thoại, truyền thuyết. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách<br /> gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng.<br /> Từ thời học trung học, ông đã bắt đầu có những tác phẩm gây được sự chú ý của nhiều<br /> người. Lớn lên, ông có nhiều thời kì làm việc cho các tờ báo khác nhau với các vai trò viết báo,<br /> viết bình luận, dịch thuật…<br /> Ngoài các tiểu thuyết võ hiệp, ông còn viết các truyện lịch sử Trung Quốc. Ông đã được<br /> trao tặng nhiều huân chương danh dự.<br /> Kim Dung đã được trao tặng huân chương OBE của Vương Quốc Anh năm 1981,<br /> và Bắc đẩu bội tinh năm 1982, Commandeur de I’Ordre des Arts et des Lettres năm 2004 của<br /> chính phủ Pháp.<br /> Ông cũng là giáo sư danh dự của nhiều trường đại học như Bắc Kinh, Chiết<br /> Giang, Nam Khai, Hồng Kông, British Columbia cũng như là tiến sĩ danh dự của đại<br /> học Cambridge.<br /> Tháng 3 năm 2017, Bảo tàng Di sản Hong Kong đã mở cuộc triển làm các tranh<br /> ảnh có liên quan đến các tác phẩm của Kim Dung.<br /> 2.2. Thử lý giải nguyên nhân người miền Nam mê truyện và phim kiếm hiệp<br /> 2.2.1. Hoàn cảnh chính trị - xã hội Nam bộ lúc bấy giờ<br /> Lịch sử Nam bộ chỉ mới được khai phá và phát triển khoảng 300 năm trở lại đây, nhưng<br /> vùng đất Nam bộ cách đây 4000 – 5000 năm đã có người sinh sống.<br /> Tình hình chính trị - xã hội vùng đất Nam bộ lúc bấy giờ có nhiều phức tạp và có thế<br /> chia theo nhiều giai đoạn. Sau khi đánh đuổi được Pháp thì Mỹ nhảy vào miền Nam tiếp tục đô<br /> <br /> Trang 186<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br /> <br /> hộ từ chính quyền tay sai. Sau rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy đấu tranh và sự hỗ trợ quên<br /> mình của miền Bắc thì miền Nam được giải phóng và thống nhất đất nước. Nhưng hậu quả mà<br /> chiến tranh để lại đối với con người Nam bộ thì không thể nào kể hết được, sự khó khăn, gian<br /> khổ đối với con người Nam bộ không biết phải chăng có được giảm phần nào so với trước<br /> không, chính vì thế trong tâm thức họ luôn nghĩ về cái tốt đẹp, cái nghĩa, cái nhân với tính cách<br /> thật thà, chất phác vốn có của con người Nam bộ, mà chính những tác phẩm kiếm hiệp giúp họ<br /> thỏa mãn về mặt tinh thần. Mang đến một niềm lạc quan về một tương lai tươi sáng cho số phận<br /> con người và đất nước lúc bấy giờ.<br /> Bối cảnh trong tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung là thời tộc du mục Nữ Chân và Mông<br /> Cổ lấn vào Trung Nguyên đầu thế kỷ 13, Thanh triều diệt Minh và đô hộ Trung Quốc mấy thế<br /> kỷ sau đó. Những người Trung Hoa ở thế thua trận, mất nước chỉ có tìm vào võ công thần bí<br /> với niềm tin tự tôn dân tộc, và kể cả vậy thì cuối cùng các nhân vật cũng đều thất bại, hoặc bị<br /> giết hoặc phải xa lánh trần thế tìm đến chốn tu hành nơi hoang vu. Rõ ràng, bối cảnh truyện và<br /> phim của Kim Dung có nhiều nét tương đồng với bối cảnh mà Nam bộ vừa mới trải qua, nó<br /> như những thước phim quay lại lịch sử của chính con người nơi đây. Có lẽ chính điều này đã<br /> là một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện và phim Kim Dung với người Nam Bộ.<br /> 2.2.2. Cốt truyện, tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn<br /> Cốt truyện cho một truyện và phim kiếm hiệp điển hình phải khắc họa rõ nét hình ảnh<br /> nhân vật chính phải trải qua nhiều bi kịch, gia đình gặp nạn hay thất lạc gia đình từ nhỏ, vì vậy<br /> phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ của cuộc sống hoặc “vô tình học được bí kiếp” mà có<br /> được võ công cao cường. Cuối cùng sử dụng những võ công ấy để hành hiệp trượng nghĩa, giúp<br /> đỡ người khó khăn và làm trong sạch giang hồ (xã hội). Ví dụ như nhân vật Tiêu Phong (Kiều<br /> Phong) trong Thiên Long Bát Bộ. Xuất phát từ một sự hiểu lầm mà dẫn đến bao nhiêu ân oán<br /> chỉ có cửa Phật từ bi mới có thể giải hết, rồi đến cuối vẫn là một đại anh hùng oanh liệt dùng<br /> thân mình để đổi muôn dân.<br /> Vài truyện mô tả một anh hùng đã thành danh đối đầu với một nhân vật phản diện là một<br /> địch thủ ngang ngửa mình. Nội dung sẽ dần dẫn dắt tới một trận tử chiến giữa 2 nhân vật. Loại<br /> truyện này rất phổ biến trong thời kỳ có những phong trào phản Thanh.<br /> Những tiểu thuyết kiếm hiệp hiện đại phần lớn lấy bối cảnh Trung Quốc cổ hay cận đại.<br /> Bối cảnh lịch sử có thể trong phạm vi từ rất cụ thể hoặc giả định. Những yếu tố kỳ bí như võ<br /> công cao cường đến ma quỷ và quái vật, là những yếu tố phổ biến trong tiểu thuyết võ hiệp,<br /> nhưng không phải là quan trọng nhất. Võ công mới là yếu tố tiên quyết khi những nhân vật phải<br /> biết vài loại võ công. Chuyện tình cảm cũng được khắc họa mạnh mẽ trong vài tiểu thuyết võ<br /> hiệp. Đó chính là những tình tiết vô cùng hấp dẫn của truyện và phim kiếm hiệp Kim Dung.<br /> Tình tiết không quá ủy mị, lãng mạn mà hùng tráng hay bi hùng mà không bi thương rất phù<br /> hợp với tính cách và sở thích của người Nam bộ vốn là những người ít học và thích tự do, ghét<br /> phức tạp, màu mè, ủy mị.<br /> 2.2.3. Xuất thân và tính cách của người Nam bộ với nhân vật kiếm hiệp<br /> Người Nam bộ và các nhân vật kiếm hiệp có những điểm gần giống nhau về xuất thân,<br /> tất cả họ đều có xuất thân là người phải tha hương vì những khó khăn, nhu cầu hay do ân oán.<br /> Buộc họ phải tìm một nơi mới, một công việc mới vì thế sẽ có những sự đồng cảm trong suy<br /> nghĩ của người Nam bộ khi thưởng thức truyện và phim kiếm hiệp mà người Nam bộ dường<br /> như không để ý và không nhận ra, là nét tính cách “Nghĩa – Nhân – Phác”.<br /> “Nghĩa”: Giữa cái mênh mông của đồng lầy, của rừng ngập mặn, của biển cả và sông<br /> nước, con người cần phải nương tựa vào nhau. Nhưng sự liên kết đó dựa trên cơ sở nào? Phải<br /> lấy cái gì để điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người. Trong hoàn cảnh và môi trường<br /> sống như vậy, con người Nam Bộ đã lấy tình nghĩa làm chỗ dựa tinh thần cho sự gắn bó, liên<br /> kết giữa người với người. Thế giới giang hồ trong kiếm hiệp cũng thế, chữ “Nghĩa” là trụ cột<br /> tinh thần của hiệp khách và là chuẩn tắc cơ bản của thế giới giang hồ. Thế giới giang hồ trong<br /> kiếm hiệp sở dĩ vượt ra ngoài xã hội bình thường mà trở thành môi trường hoạt động của các<br /> hiệp khách là do nó có cả một hệ thống quan niệm giá trị và chuẩn tắc hành vi độc đáo.<br /> <br /> Trang 187<br /> KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br /> <br /> Người dân Nam bộ thường hay kết nghĩa với nhau cũng như trong kiếm hiệp kết nghĩa<br /> anh em, “Từ khi kết nghĩa, anh em tình như cốt nhục, lành dữ thì giúp đỡ lẫn nhau, sang hèn<br /> đều cùng đồng kham cộng khổ”. Anh em với nhau là “nghĩa khí”, trên giang hồ thì là “đạo<br /> nghĩa”, “lộ kiến bất bình bạt đao tương trợ”.<br /> “Nhân”: yếu tố ảnh hưởng đến tính cách con người Nam bộ là hoàn cảnh xã hội- lịch<br /> sử. Không thể hiểu đúng tính cách con người Nam Bộ, nếu không chú ý đúng mức đặc điểm<br /> lịch sử xã hội của cư dân vùng đất này trong lịch sử. Khác với các vùng miền khác trên dải đất<br /> Việt Nam, người Nam Bộ mang trong mình hào khí của người đi mở cõi. Đất nước khó khăn<br /> thì những người trượng phu sẽ đứng lên gánh vác. Đó cũng là một trong những nét tương đồng<br /> mà truyện và phim kiếm hiệp thể hiện, điển hình như Quách Tĩnh là một đại hiệp sĩ suốt đời<br /> truy cầu nhân cách lý tưởng.<br /> “Phác”: chúng ta dễ dàng nhận thấy được sự chất phác thật thà của người Nam bộ và<br /> truyện phim kiếm hiệp vô cùng giống nhau. Người Nam bộ rất thật thà chất phác biểu hiện qua<br /> nội dung hơn là hình thức trong cách ăn, mặc, ở, tư duy, giao tiếp. Một hiệp khách cũng phải<br /> thế phải luôn thật thà, chất phác dù bất cứ chuyện gì xảy ra đó mới là người hiệp khách chân<br /> chính, những nhân vật thật thà chất phác ấy luôn luôn được sự may mắn và sự thành công trên<br /> con đường sự nghiệp của bản thân. Ví như Thạch Phá Thiên (Cẩu Tạp Chủng) trong Hiệp Khách<br /> Hành là một gã ăn mày không hơn không kém nhưng lại có thể lĩnh hội được tuyệt học võ công<br /> trong bài thơ của Lý Bạch được khắc trên vách đá trong hang động ở đảo Hiệp Khách mà biết<br /> bao người là chưởng môn Thiếu Lâm, Võ Đang, Cái Bang lại không tài nào hiểu được. Trong<br /> Phật học cũng có đề cập đến cái gọi là “sở tri chướng”, quá nhiều tri thức dễ biến thành “định<br /> kiến” ngăn cản sự nhận thức chân lý.<br /> “Nghĩa” – “Nhân” – “Phác” là ba tính cách điển hình mà chúng ta có thể dễ dàng thấy<br /> rõ sự tương đồng giữa con người Nam bộ và nhân vật trong truyện kiếm hiệp. Có lẽ chính vì<br /> những nét tương đồng trong tính cách nhân vật kiếm hiệp so với bản thân con người Nam bộ<br /> những con người nay đây mai đó, nên khi thưởng thức những tác phẩm truyện hay phim kiếm<br /> hiệp họ thêm phần yêu mến và ngày càng mê những tác phẩm kiếm hiệp ấy.<br /> 2.2.4. Đội ngũ lồng tiếng và Kỹ xảo điện ảnh lúc bấy giờ.<br /> Đối với Nam bộ lúc bấy giờ mà nói những thứ kỹ xảo điện ảnh trong phim kiếm hiệp<br /> của Kim Dung là một thứ gì đó hết sức hấp dẫn và kỳ diệu. Với một nền kinh tế chính trị vừa<br /> trải qua một thời kỳ chiến tranh dài thì vấn đề thưởng thức sản phẩm nghệ thuật và điều kiện<br /> để thưởng thức là không hề đủ. Cả một làng, một xã vài trăm người nhưng chỉ có 1 hay 2 chiếc<br /> tivi thì chỉ cần được xem 1 hay 2 lần 1 tuần phim kiếm hiệp thì cũng đủ làm thỏa mãn con người<br /> Nam bộ rồi.<br /> Đó là còn chưa kể đến vào thời điểm bấy giờ điện ảnh Hoa ngữ đang đứng đầu châu Á<br /> thì làm sao mà những con người chân chất, thật thà giàu tình cảm như Nam bộ không mê được.<br /> Ngoài ra, đội ngũ lồng tiếng với ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, đậm chất kiếm hiệp không<br /> thể lẫn vào đâu được đã tạo nên một sức thu hút tuyệt vời cho loạt phim kiếm hiệp Kim Dung.<br /> Có thể nói, nếu không có đội ngũ lồng tiếng như vậy, hoặc phim được thuyết minh hay lồng<br /> tiếng theo giọng Trung Bộ hay Bắc bộ thì các bộ phim kiếm hiệp Kim Dung không thể có được<br /> sự thành công như đã từng có.<br /> 3. Kết luận<br /> Có thể mọi người sẽ thấy kỳ lạ là tại sao người Nam bộ lại mê truyện và phim kiếm hiệp<br /> như thế? Hầu như mọi người từ trẻ con đến người lớn tuổi ở Nam bộ đều biết về những nhân<br /> vật như Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Quách Tĩnh – Hoàng Dung, Dương Quá, Trương Vô<br /> Kỵ,… và rất nhiều nhân vật kiếm hiệp khác.<br /> Chính những yếu tố trên khiến cho truyện và phim kiếm hiệp Kim Dung rất hấp dẫn với<br /> một bộ phận lớn người Nam bộ vì sự tương đồng về văn hóa, và giá trị của một thời. Nhưng<br /> những người thưởng thức, trừ những người gốc Hoa ở Nam bộ, lại nhìn vào vấn đề của truyện<br /> và phim Kim Dung theo một cách khác. Sự thích thú đến mê của người Nam bộ đối với truyện<br /> và phim kiếm hiệp Kim Dung xuất phát từ những tình tiết ly kỳ, tinh thần phản kháng trước<br /> giặt ngoại xâm, trước quan lại tàn ác.<br /> Trang 188<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br /> <br /> Tính bình dân và sự chất phác trong truyện và phim kiếm hiệp Kim Dung dễ khiến bất<br /> cứ con người Nam bộ nào cũng có thể tìm cho mình một nhân vật điển hình mà mình yêu thích.<br /> Bên cạnh đó người dân Nam bộ trong và sau chiến tranh lúc nào cũng ngưỡng mộ tinh<br /> thần xả thân vì nghĩa, dám hy sinh cho tình bạn, tình yêu trong truyện Kim Dung, một điều mà<br /> thực ra khi đó cũng rất ít thấy trong cuộc sống và ngày nay thì điều đó còn ít hơn bao giờ hết.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1]. Kim Dung (2016), Thiên Long Bát Bộ (Đông Hải dịch, trọn bộ 3 tập), NXB Văn học.<br /> [2]. Nhiều tác giả (2008), Nam Bộ Xưa và Nay, NXB TP. Hồ Chí Minh.<br /> [3]. Ôn Tử Kiến (2004), Văn hóa Võ hiệp, NXB Hội Nhà Văn.<br /> [4]. Thích Chơn Thiện (2004), Bàn về tư tưởng Phật học trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung,<br /> Thư viện hoa sen (http://nigioikhatsi.net/kinhsach-pdf/ban-ve-tu-tuong-phat-hoc-trong-tieu-<br /> thuyet-kim-dung-ht-chon-thien.pdf).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trang 189<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2