intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người dân có được “mạnh dạn hạ lãi suất”?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

80
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Cần sớm hành động quyết liệt, đưa ra những giải pháp cụ thể đi thẳng vào giải quyết vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thể ở đây là có thể mạnh dạn hạ lãi suất huy động và lãi suất cơ bản khoảng 1% so với lãi suất quy định hiện nay, đồng thời khống chế trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản theo luật định, nhằm giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp”, báo cáo viết. Những dẫn giải sau đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người dân có được “mạnh dạn hạ lãi suất”?

  1. Người dân có được “mạnh dạn hạ lãi suất”? “Cần sớm hành động quyết liệt, đưa ra những giải pháp cụ thể đi thẳng vào giải quyết vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thể ở đây là có thể mạnh dạn hạ lãi suất huy động và lãi suất cơ bản khoảng 1% so với lãi suất quy định hiện nay, đồng thời khống chế trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản theo luật định, nhằm giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp”, báo cáo viết. Những dẫn giải sau đó của bản báo cáo là cơ sở để giảm lãi suất, lường định các khả năng phát sinh về biến động của dòng tiền gửi, về mối liên hệ với tỷ giá mà dự tính đưa ra là không quá lo ngại... Theo nội dung trên, Ủy ban kiến nghị vừa hạ lãi suất huy động, lãi suất cơ bản vừa khống chế trần lãi suất cho vay. Ở đây, nếu thực hiện kiến nghị này, Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước không thể trực tiếp hạ lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại, hoặc hạ được bằng cách tiếp tục áp trần lãi suất huy động và ép xuống. Nếu vậy sẽ tồn tại cả hai mức trần, trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay (như kiến nghị), hoạt động ngân hàng càng thêm ngột ngạt bởi sức ép của các biện pháp hành chính, mà khi ngột ngạt thì dễ tạo những nảy sinh tiêu cực. Có thể hiểu rằng kiến nghị trên là hạ lãi suất huy động một cách gián tiếp, bằng các công cụ kỹ thuật hay cả biện pháp hành chính. Như thế, Ngân hàng Nhà nước chỉ cần khống chế trần lãi suất cho vay, tự thân các ngân hàng thương mại sẽ phải điều tiết lãi suất huy động nếu không muốn lỗ. Khống chế trần lãi suất cho vay theo kiến nghị của Ủy ban là đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Gắn với kiến nghị hạ 1
  2. điểm phần trăm lãi suất cơ bản hiện hành, trần lãi suất cho vay theo đó là 12%/năm. Khống chế trần để thực sự hỗ trợ doanh nghiệp có được chi phí vay vốn hợp lý hơn, giúp họ tháo gỡ khó khăn dĩ nhiên là mong muốn chung, là yêu cầu vẫn đang đặt ra. Nhưng theo người viết, kiến nghị này là chưa đủ, nói một cách thẳng thắn là còn nửa vời. Vì sao? Kiến nghị áp trần lãi suất cho vay của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được dẫn giải là xác định bằng 150% lãi suất cơ bản theo luật định. Dẫn chiếu ở đây là điều 476 Bộ luật Dân sự. Song, Ủy ban đã bỏ rơi nhóm đối tượng vay vốn là cá nhân, dân cư khi kiến nghị chỉ áp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nếu đã “theo luật định”, thì mọi cá nhân và tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật. Mục đích của điều 476 Bộ luật Dân sự là chống cho vay nặng lãi. Như khuyến nghị trên thì mới chỉ tạo cơ sở để bảo vệ cho một nửa. Ở một khía cạnh khác, doanh nghiệp cần được hỗ trợ qua trần lãi suất cho vay đã đành, nhưng người dân vay vốn cũng cần được hỗ trợ. Bởi họ là một bộ phận sức cầu của thị trường, là những bà đỡ đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà thời gian qua các ngân hàng đồng loạt mở ưu đãi kích thích người dân vay vốn mua nhà lãi suất chỉ trên dưới 10%/năm; một phần mục đích còn là kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho bất động sản, sâu xa là góp phần xoa dịu nợ xấu… Theo đó, nếu áp trần lãi suất cho vay “theo luật định”, cần xem xét ở một mức chung cho các đối tượng - mức tối đa mà ngân hàng có thể áp, một sự nhu cầu vay có mức độ rủi ro khiến lãi suất vượt quá thì loại trừ. Căn theo các mức độ rủi ro khác nhau sẽ có các mức lãi suất cho vay dưới hoặc chạm trần.
  3. Về lý thuyết và để đảm bảo yêu cầu pháp lý khi đặt ra vấn đề lãi suất cơ bản là vậy. Song thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại lại khó gói gọn. Như trước đây, nhiều ý kiến cho rằng khách hàng cá nhân thường có rủi ro cao hơn doanh nghiệp, việc áp một mức trần để đảm bảo “theo luật định” vô t ình đã hạn chế tín dụng tiêu dùng hoặc làm nảy sinh bật cập về phí, lách trần gây biến dạng sổ sách và dễ nảy sinh rủi ro đạo đức... Kiến nghị của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia như vậy đã đụng đến vấn đề lãi suất cơ bản, nhưng lại chưa trọn vẹn. Đã bảy năm qua, đã ba nhiệm kỳ Thống đốc, vấn đề lãi suất cơ bản vẫn chưa thể xử lý dứt điểm. Song song với kiến nghị nói trên, được biết Ngân hàng Nhà nước cũng đang họp bàn để đưa ra quyết sách điều hành cho năm 2013 tới. Dự kiến cuối tuần này các phương án cụ thể sẽ được báo cáo Chính phủ, có thể trong đó sẽ có nội dung về trần lãi suất cho vay và câu chuyện lãi suất cơ bản (?).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2