YOMEDIA
ADSENSE
Người đi tìm khoảnh khắc...
45
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Khu mộ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: Đặng Quang Sanh Không chờ đến khi ông Đặng Quang Sanh- Chủ hiệu ảnh Hoa Phượng, thị xã Bạc Liêu, đạt danh hiệu Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam năm 2004. Từ lâu, công chúng và những người yêu ảnh ở Khu vực ĐBSCL biết đến ông: Một thợ ảnh tâm huyết, vững vàng tay nghề, sống gần gũi, hiền lành, chân chất... Là con đầu của một gia đình nghèo, có 8 anh em trai....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Người đi tìm khoảnh khắc...
- Người đi tìm khoảnh khắc... Khu mộ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: Đặng Quang Sanh Không chờ đến khi ông Đặng Quang Sanh- Chủ hiệu ảnh Hoa Phượng, thị xã Bạc Liêu, đạt danh hiệu Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam năm 2004. Từ lâu, công chúng và những người yêu ảnh ở Khu vực ĐBSCL biết đến ông: Một thợ ảnh tâm huyết, vững vàng tay nghề, sống gần gũi, hiền lành, chân chất... Là con đầu của một gia đình nghèo, có 8 anh em trai. Ba mẹ buôn bán trái cây, vất vả theo mùa mà cuộc sống vẫn quần quật khó khăn. Ông lập nghiệp bằng cách đi làm thí công cho chủ, để được học nghề, có
- cơm ăn nuôi thân. Hằng ngày, ông phải làm những việc lặt vặt ở hiệu ảnh, như : quét dọn, xả nước hình, phơi ảnh, cắt cúp, làm khuôn, dời đèn, dời ghế, dời phông, kéo màn... Vài năm sau, ông mới được chủ cho vào phòng tối tập tành phóng ảnh thẻ. Chỉ khi nào thợ chánh đi vắng, ông mới được làm thay. Mười năm, nhờ siêng năng làm việc, học thầy, học bạn ở nhiều cửa hiệu, ông đã thông thạo các thao tác chụp ảnh, kỹ thuật buồng tối, buồng sáng, nghiên cứu xử lý chuẩn xác từng loại giấy, phim, hóa chất. Và được chủ hiệu là ông Nguyễn Văn, một người thầy rất khó tính, hết lòng thương yêu, tin tưởng. Thời đó, đồ nghề của những “phó nháy” như ông rất cồng kềnh, kỹ thuật lại thô sơ. Để có được tấm ảnh chất lượng, vừa lòng khách hàng, giao ảnh đúng hẹn, người thợ nhiều lúc phải thức đêm, thức hôm làm việc. Gặp ngày mưa dầm hoặc lúc giữa khuya, hễ khách gọi chụp ảnh ở bất cứ nơi đâu là ông lại khuân vác đồ nghề lên đường. Chụp rồi phóng - Mọi thao tác thủ công đều tỉ mỉ, kiên trì. Cạo, sửa làm đẹp trên phim đã khó, đến khi phóng ảnh thui che trong môi trường hóa chất độc hại, mồ hôi cứ dầm dề như tắm... Vất vả qua nhiều năm, nghề nghiệp với ông thành niềm vui và lẽ sống. Nhìn những tấm ảnh phơi sáng thật sắc nét, đậm đà, do tay mình chụp, mình phóng, ông càng vui và càng thấy yêu nghề. Bởi những tấm ảnh là thời khắc đáng nhớ của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và là sự ghi nhận hiện thực cuộc sống con người trên mọi lĩnh vực. Năm 1981, ông sống và chụp ảnh dịch vụ tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau). Ông đã chụp rất nhiều hình
- ảnh, nhiều sự kiện thời sự của huyện, góp phần cùng với Phòng VH- TT tuyên truyền phong trào Cách Mạng của cán bộ và nhân dân trong huyện. Ông còn theo suốt 3 ngày đêm để chụp ảnh đám tang anh hùng Bông Văn Dĩa, người mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Những tấm ảnh - nay đã thành tư liệu quý cho thế hệ đi sau, hiểu biết sâu sắc hơn, về một vùng đất anh hùng, về những người con anh hùng của vùng Đất Mũi Cà Mau. Năm 1982, ông mở hiệu ảnh mang tên Dũng Liêm, trực thuộc Phòng VH-TT thị xã Bạc Liêu. Ngoài chụp ảnh dịch vụ, ông và con trai còn cung cấp nhiều hình ảnh cho tờ bích chương của Phòng VH-TT phát hành hằng tháng, cho các tờ báo, tạp chí của tỉnh Minh Hải. Riêng ông được mời làm giảng viên lớp nhiếp ảnh. Người thầy này đã hết lòng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của mình. Nhiều bạn nghề thắc mắc: "Làm nghề là phải cạnh tranh, còn ông thì trút hết ngón nghề. Cũng lạ! ". Còn ông lại nghĩ: Việc nghề đều như nhau. Hơn nhau là chữ tâm, chữ tín. Đó là điều ông luôn răn dạy con em, học trò mình và chính ông cũng đã sống hết mình vì hai chữ "đạo nghề". Trải qua nhiều gian nan, vất vả, ông Hai Sanh đã rèn luyện, phấn đấu trở thành chủ một hiệu ảnh, một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Chính hiệu ảnh làm bệ đỡ đầu tiên, vun đắp thêm cái tâm, cái tài cho người thợ. Từ năm 1980 đến 1988, ông đã có nhiều ảnh tham dự triển lãm tỉnh Minh Hải và toàn quốc. Đây là quãng thời gian ghi nhận sâu sắc sự đổi thay của người thợ khi đến với một tâm hồn nghệ sĩ.
- Ảnh nghệ thuật - Đâu phải ham thích mà có thể làm được. Vì kiên trì là điều kiện cần nhưng chưa đủ, mà người nghệ sĩ phải có tư duy sáng tạo, dựa trên cách sống, cách quan sát, phát hiện, ghi nhận và phản ánh hiện thực. Người đời cho rằng: "Văn tức là người" nhưng với ảnh, thực ra ảnh cũng tức là người. Những tấm ảnh của ông Hai Sanh, thể hiện cách sống, cách nghĩ rất mộc mạc, hiền hậu như chính ông. Điểm riêng biệt là khi chụp về xứ sở mình, ông thường chọn một góc cạnh, chi tiết nào đó, mà người xem rất dễ dàng nhận diện - đó là Bạc Liêu, quê hương của ông, chớ không là đâu khác. Đặc biệt ông thích chụp về những loài chim, một sinh vật đáng yêu, có đời sống phong phú, không ngừng tạo dáng vẻ mềm mại mà rất đỗi thanh bình. Những đường nét ấy, tạo cho ông nhiều cảm xúc khi cầm máy. Nhiều lần, ông vào vườn chim, luồn lách dưới những tàn cây um tùm, chỉ để chờ đợi, săn tìm, chớp lấy một khoảnh khắc. Cũng vì thế mà bạn bè đặt cho ông biệt danh là: "Ông Hai vườn cò". Chuyện học nghề là để mưu sinh. Nhưng từ cái duyên đến với nghề, ông tha thiết yêu nghề rồi chăm chút truyền dạy con em mình. Tình yêu ấy, đã ảnh hưởng sâu sắc đến các thành viên trong gia đình. Để rồi cả gia đình cùng theo ông, chọn nhiếp ảnh làm nghiệp sống và đều thành công trong nghề nghiệp. Cùng hình thành một chu kỳ khép kín của ngành ảnh dịch vụ ở hai tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu. Người chụp, người mở Minilap phóng ảnh, đứng quản lý, người làm khuôn hình Lamina, xử lý
- kỹ thuật. Đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể để những nghệ sĩ trong gia đình ông có điều kiện đầu tư cho sáng tác. Nhà hàng Hương Biển NSNA Đặng Quang Minh, con trai cả của NSNA Đặng Quang Sanh - theo cha tập tành làm nghề năm 11 tuổi. Từ việc phóng hình, sửa phim "ăn tiền" cho các cửa hiệu, có dịp nhìn ngắm những tấm ảnh nghệ thuật, anh thích thú, chiêm nghiệm, say mê. Đến khi vào công tác tại Hội VHNT tỉnh Minh Hải, được theo lớp nghệ sĩ cha chú đi sáng tác, anh định hình cho mình một phong cách riêng, nghiêng về ảnh phong cảnh. Hiện anh là Phân hội trưởng Phân hội nhiếp ảnh Hội VHNT tỉnh Cà Mau. Còn NSNA Đặng Quang Hiển là vận động viên đua xe đạp. Lúc đầu, anh học thợ bạc, vì nghĩ rằng: Chẳng lẽ cả gia đình chỉ chọn
- lấy một nghề? Vậy mà trên chiếc xe đạp đi rong ruổi khắp trong Nam ngoài Bắc, cuối cùng anh trở về con đường xuất phát của cha mình. Ngoài việc xử lý kỹ thuật photoshop cho hiệu ảnh, anh còn là huấn luyện viên đua xe đạp cho Câu lạc bộ người cao tuổi tỉnh Cà Mau và có ảnh đều đều góp mặt tại các cuộc thi. Khi mà nghệ thuật nhiếp ảnh vẫn rất khắt khe kén chọn tác phẩm, tiêu chuẩn vào Hội NSNA Việt Nam đòi hỏi ngày càng cao, thì gia đình ông có 6 thành viên cùng là NSNA. Trong đó có hai người được phong tước hiệu A.FIAP (tước hiệu của Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế). Đây là trường hợp duy nhất, là vốn quý trong sự nghiệp nhiếp ảnh nghệ thuật của đất nước. Đến với nhiếp ảnh thì dễ nhưng trụ được với nhiếp ảnh nghệ thuật là cực kỳ khó. Vậy mà thật hữu duyên khi cả gia đình cùng hội ngộ niềm yêu thích, cùng gắn bó tận tụy với lĩnh vực nầy. Mỗi người mỗi vẻ, tạo dấu ấn riêng nhưng có điểm chung, ảnh luôn giàu tính hiện thực, thể hiện tư duy tinh tế gắn liền với cuộc sống của quê hương đất nước, của những con người lao động. Nếu như ảnh của ông Hai Sanh thiên về phong cảnh, ảnh mộc mạc gần gũi, hiền lành như chính ông, thì ảnh của Quang Vinh thiên về các động tác, cứng cỏi, mạnh mẽ với nhiều góc độ lạ. Ảnh của Quang Thanh thì hoành tráng mượt mà, trong khi đó ảnh của Quang Khương đối tượng là nông dân với những sinh hoạt đời thường bình dị. Đặc biệt ảnh của Quang Hiển thì không theo quy tắc, không lệ thuộc vào bố cục ánh sáng, thích cái lạ, nắm bắt trong thoáng chốc... Tất cả đều không thích dàn dựng và
- cùng tâm niệm: "Sáng tác là mục tiêu" nên gia đình thường tổ chức đi chụp chung, rồi ngồi lại bình luận, rút kinh nghiệm, đóng góp thẳng thắn. Cứ mỗi lần lễ tết, giỗ cúng ông bà, là dịp gia đình được sum họp đông đủ. Chỉ một lát lai rai chuyện trò, sáu nghệ sĩ nầy cũng chuyển sang đề tài nhiếp ảnh. Cùng xem ảnh, bàn bạc, trao đổi nghề nghiệp, cùng động viên nhau hăng say sáng tác. Điều thú vị là những nghệ sĩ trong gia đình ông thường luân phiên đoạt nhiều giải thưởng ảnh nghệ thuật. Tại cuộc thi ảnh khu vực ĐBSCL lần thứ 20 năm 2005, sáu nghệ sĩ này đều xuất hiện bằng những tác phẩm đoạt giải và tham dự triển lãm. Riêng ông, năm 2005 đoạt 2 huy chương đồng của ĐBSCL và của Fiap tại Ý, năm 2006 đoạt giải C Ảnh xuất sắc quốc gia. Chính sự dày công đóng góp cho nghệ thuật nhiếp ảnh của gia đình ông, đã góp phần tô điểm thêm diện mạo, sắc thái đặc thù văn hóa ĐBSCL. Năm mươi năm gắn bó với nghề, ông Hai Sanh đã vượt qua nhiều thử thách. Dầu đến với nhiếp ảnh sớm nhất trong gia đình nhưng ông lại được kết nạp vào Hội NSNA Việt Nam muộn nhất, nên cả nhà thường gọi vui ông là: Nghệ sĩ Út! Nói vậy chứ mọi người đều hiểu rằng: Ông đã hy sinh thầm lặng, để chăm chút lo cho các con em được thành đạt. Giờ đây, khi cuộc sống ổn định, ông có điều kiện thuận lợi để toàn tâm đầu tư cho sáng tác. Trong những chuyến đi cùng các nghệ sĩ trong gia đình, cùng đồng nghiệp các tỉnh, ông vẫn chắt chiu, tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình. Phải làm sao chuyển tải được cái đẹp, cái hồn cuộc
- sống vào trong tác phẩm mình. Với chiếc máy ảnh, người "nghệ sĩ già" nầy vẫn thường xuyên rong ruổi đó đây. Khi thì ở vườn chim, bãi biển Bạc Liêu, ở những công trình đang xây dựng, hoặc nơi thôn dã có nét đẹp đơn sơ, bình dị. Cũng đôi khi ông trầm ngâm nghĩ suy về dòng chảy cuộc sống. Chính những giây phút suy tự, lặng lẽ đó, ít ai biết rằng, ông đang trăn trở cho những đề tài, chuẩn bị cho những cuộc săn tìm khoảnh khắc mới.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn