Chia sẻ ebook : Chiasemoi.com<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth – người đã tích cực đồng<br />
hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp chuyên môn của mình.<br />
Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị cho cuộc khảo sát được đề cập đến trong Chương 1 và đã tiến<br />
hành nghiên cứu này trong phòng khám nhi của ông. Là một bác sỹ nhi khoa, hàng ngày<br />
ông tiếp xúc và tư vấn cho rất nhiều bậc cha mẹ và con cái của họ về những vấn đề thường<br />
nhật. Chỉ khi làm việc với ông, tôi mới có thể nắm bắt được những vấn đề mà các bậc phụ<br />
huynh thực sự quan tâm và kiểm chứng được những lời khuyên cũng như phương pháp<br />
nào thực sự có ích đối với họ.<br />
Annette Kast-Zahn<br />
<br />
Chia sẻ ebook : Chiasemoi.com<br />
<br />
Giới thiệu<br />
PHÒNG CHỜ TẠI PHÒNG KHÁM của tôi chật ních người do đang có dịch cúm. Tôi bớt lo<br />
lắng hơn khi quá trình kiểm tra sức khỏe của bé Nina – 4 tuổi – không diễn ra quá lâu. Khi<br />
tôi chuẩn bị chào tạm biệt, mẹ của Nina nói: “Thưa bác sĩ, còn một chuyện nữa. Nina rất<br />
căng thẳng. Cháu nó cư xử chẳng ra sao cả. Tôi nên làm gì bây giờ?”<br />
Nếu là trước đây, có thể tôi sẽ thầm thở dài và nghĩ rằng: “Đúng lúc thật! Bệnh nhân<br />
đang đứng xếp hàng dài ngoài kia chờ khám bệnh. Tôi có nên phí thời gian giải thích cho<br />
bà ấy thế nào là “giờ nghỉ” không đây? Mọi người sẽ phải chờ thêm mười phút nữa. Hay là<br />
bảo bà ấy đến cơ sở tư vấn về nuôi dạy trẻ? Tôi biết rằng những ông bố bà mẹ ở đó cũng<br />
phải đợi cả nửa năm mới có được một cuộc hẹn.”<br />
Tôi thấy thật nhẹ nhõm khi nhận được cuốn sách này. Giờ tôi có thể tự tin nói rằng:<br />
“Hãy thử tìm đọc về vấn đề của quý vị theo các chương trong cuốn sách này. Chắc chắn nó<br />
sẽ giúp được quý vị.” Tôi đã đưa ra những lời khuyên thực tiễn từ cuốn sách này và kết quả<br />
thường rất khả quan.<br />
TS. Hartmut Morgenroth<br />
<br />
1. Đứa trẻ nào cũng cần theo phép tắc<br />
Trong chương này các bạn sẽ biết được…<br />
➞ Tại sao gương mẫu và tình thương đều cần thiết, nhưng chưa đủ?<br />
➞ Tại sao ngay cả những phụ huynh tận tâm vẫn thường thấy con cái họ thật “rắc rối”?<br />
➞ Bọn trẻ có thể học những quy tắc nào ở mỗi độ tuổi?<br />
➞ Những vấn đề nào đặc biệt thường xảy ra giữa cha mẹ và con cái?<br />
<br />
➟ “Giáo dục là gương mẫu và tình thương” - liệu đã<br />
đủ?<br />
Cha mẹ cần phải có “công cụ”<br />
Patrick được 2 tuổi rưỡi. Đó là một cậu bé sáng sủa và có khuôn mặt bầu bĩnh, xinh<br />
xắn như một thiên thần. Tuy nhiên, thằng bé lại là “nỗi kinh hoàng” trong lớp học.<br />
CÁC BÀ MẸ cảm thấy lo lắng và nhìn với ánh mắt hết sức cảnh giác về phía đứa con bé<br />
bỏng của mình mỗi khi Patrick tiến đến gần. Sau đó, vẫn như mọi lần, thằng bé ra đòn<br />
nhanh như chớp và “nạn nhân” khóc ré lên. Nhiều lúc Patrick còn cắn những đứa bé khác<br />
mạnh đến nỗi hai tuần sau vết răng vẫn còn nhìn rõ. Thậm chí nó còn giật đồ chơi từ tay<br />
những đứa bé khác rồi ném đi hoặc phá hỏng. Cũng có lúc Patrick tỏ ra ngoan ngoãn và<br />
chơi đùa với những đứa trẻ khác. Nhưng rồi lại chẳng ai nhận ra nó là đứa bé ngoan nữa.<br />
Còn mẹ của Patrick thì sao? Với bà, Patrick là một đứa bé tuyệt vời. Bà mẹ hết mực<br />
chiều chuộng cậu quý tử. Sau khi có hai bé gái, cuối cùng bà cũng sinh được một bé trai. Bà<br />
dồn hết thời gian, tiền bạc và tình thương yêu cho con. Bà chưa từng đánh mắng hay giật đồ<br />
chơi từ tay thằng bé rồi phá hỏng cả. Vậy mà thằng bé liên tục làm vậy với những đứa trẻ<br />
khác. Tại sao lại như vậy?<br />
“Giáo dục là gương mẫu và tình thương – và chỉ có vậy” – đây là câu nói của Friedrich<br />
Froebel – người đặt nền móng cho phong trào giáo dục mầm non vào đầu thế kỷ XIX.<br />
Nhưng câu nói này không hề đúng với Patrick và mẹ cậu bé.<br />
Mặc dù vậy, đó cũng là một câu nói mang nhiều ý nghĩa. Theo tôi, tình yêu thương là<br />
điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể mang lại cho con cái. Điều quan trọng thứ hai là<br />
phải tạo dựng được thật nhiều hình mẫu cho chúng noi theo. Đây là hai điều cốt lõi giúp<br />
chúng ta xây dựng được những bài học giáo dục cho con em mình. “Không có tình yêu<br />
thương và gương mẫu thì giáo dục là vô nghĩa” – tôi xin được chuyển ý lại câu nói trên.<br />
Không có nền tảng này thì không có nhà tư vấn nào có thể giúp được các ông bố bà mẹ hay<br />
chính họ cả.<br />
Trên thực tế, có nhiều trẻ rất cần đến tình yêu thương và tấm gương tốt của bố mẹ để<br />
phát triển nhân cách hợp lý, có tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và hạnh phúc.<br />
Những đứa trẻ này có khả năng tiếp thu từ rất sớm thông qua nhận thức, chấp nhận các<br />
giới hạn mà không chống đối, tự giác thực hiện các nghĩa vụ – nói ngắn gọn: Chúng giúp bố<br />
mẹ đỡ lo lắng hơn. Bản thân tôi có biết rất ít những đứa trẻ lớn lên theo cách này. Đối với<br />
hầu hết bọn trẻ – có cả ba đứa con của tôi – phương pháp này có vẻ không phù hợp. Tình<br />
<br />