YOMEDIA
ADSENSE
Người trong vườn lãng quên
77
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
I Sáu câu vọng cổ không giống bài hát nào có đặc điểm, gợi men buồn cho người ngay khi vô nói lối, rồi lúc xuống xề, hay hoặc dở tiếng vỗ tay cũng nổi lên. Bài hát dễ dàng đi thẳng vào tâm hồn người. Vậy mà đám con trai ở quê sướng rên mé lỗ mũi, nở phồng lên khi nghe ai khen mình ca giống nghệ sĩ nào đó, nhất là giống Út Trà Ôn. Nghe đâu lúc chưa nổi tiếng đệ nhất danh ca, ông Út hay thọc đầu vô lu nước để lấy hơi. Nghe...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Người trong vườn lãng quên
- Người trong vườn lãng quên TRUYỆN NGĂN CỦA NGÔ KHẮC TÀI I Sáu câu vọng cổ không giống bài hát nào có đặc điểm, gợi men buồn cho người ngay khi vô nói lối, rồi lúc xuống xề, hay hoặc dở tiếng vỗ tay cũng nổi lên. Bài hát dễ dàng đi thẳng vào tâm hồn người. Vậy mà đám con trai ở quê sướng rên mé lỗ mũi, nở phồng lên khi nghe ai khen mình ca giống nghệ sĩ nào đó, nhất là giống Út Trà Ôn. Nghe đâu lúc chưa nổi tiếng đệ nhất danh ca, ông Út hay thọc đầu vô lu nước để lấy hơi. Nghe vậy rồi truyền miệng nhau mà có phải như vậy ai biết chết liền. Ngặt đời nhiều đứa con trai lại tin thiệt bắt chước theo y rang, mỗi khi gánh nước hay thọc dầu vô miệng lu để xuống cho được câu xề rồi mới chịu đứng lên gánh đôi thùng. Cái lu nhỏ thả hơi như chưa đủ độ ấm, chúng lại tìm cái lu mái đầm, mái vú lớn hơn dùng để chứa nước mưa để phía sau chái nhà. Những buổi trưa hiu quạnh lắm khi đi ngang qua nhà nào đó nhìn thấy vắng không bóng người nhưng từ đâu vang lên những tiếng tao… tao… mầy. Đàn được lên dây, ở đây miệng không có dây lại được lên ngân nga, lập tức biết đâu đó có một đứa đang luyện giọng. Nhà quê nhưng bị ai chê là nhà quê đám con trai không đứa nào chịu, hễ ai có món gì lập tức có ngay món đó, mẫu mã y nguyên si, ngay cả lúc ca cũng phải giống, vô tình chẳng nghĩ mình đã đánh mất hồn vía. Ai đã từng đi đó đi đây trở về quê tìm lại những gì mộc mạc, nhưng tìm đâu ở quê giờ đây mọi thứ đã thay đổi, lại gặp khắp nơi đều trời một thứ nữa quê, nữa tỉnh. Thần tượng được, đám trẻ thay đổi xoành xoạch dễ dàng như thay một cái áo. Vọng cổ ngày nay kéo dài đến hàng trăm chữ ca đến hụt hơi mà vẫn chưa xuống câu, nếu như có kèm thêm động tác múa mang nữa thì rõ ràng chúng đang chơi nhạc Rap của người Mỹ da đen. Tôi hơi dài dòng nhưng chủ ý ở đây cho thấy chốn quê xứ giờ bước vào thời đại vui vẻ, ngay một việc nhỏ nhặt như vậy. Chẳng ai có tài nhớ hết mọi cái, kẻ được cho là nhớ nhiều lại là chúa lãng quên vì đặc điểm của bộ
- nhớ phải chọn lọc… Cuối cùng đầu óc của người còn ghi lại những gì rất là riêng lẽ – Nó có phải như vậy không, những hình ảnh, thân phận chẳng giống ai lại thường có sức sống dai dẳng. Tôi nói y như nhà văn, vì tôi thấy mấy thằng cha nhà văn hay để mắt đến những trường hợp cá biệt. Nhưng chuyện cao siêu đôi khi còn hiểu, muốn hiểu những việc tưởng như đâu tầm thường lại chẳng dễ dàng. Thí dụ, trường hợp chú Hai Ấp và hai đứa con của chú là con Bông với thằng Nở. Để coi. Trước hết tên của ba cha con đã cho thấy khát vọng đổi đời mà có đổi được đâu. Sau nữa cái tên ngộ nghĩnh chẳng những được ghi trong bộ nhớ của người ta, mà người cũng cảm thấy lạ lùng. Hư vô có mặt ở khắp nơi như để thử thách Hai Ấp, muốn cho bông nở nhưng thằng Nở sinh ra mãi đến ba tuổi phát hiện ra nó mắc bệnh câm, điếc. Ai muốn gần gủi đến với thằng Nở phải hiểu những tín hiệu phát ra từ những bô phận trên mỗi cơ thể của nó, từ đôi mắt, bàn chân nhất là bàn tay. Tỉ như khi Nở đưa ngón tay lên trời là muốn nói với những đứa theo chọc ghẹo mình – trời đánh tụi bây đi, không phá ai mà cứ đi theo phá tao, đứa tật nguyền (cho thấy thằng Nở không hiền). Một lần tình cờ tôi bắt gặp hai chị em nó cải vã việc gì đó. Nó cũng đưa tay lên chỉ trời, sau đó lại hạ tay xuống đầu nắm mấy sợi tóc. Nó muốn nói gì chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Con Bông, chị thằng Nở cười toe toét giải thích – nó nói là tui có bao nhiêu sợi tóc ở trên đời, ông trời cũng đếm đó chú. Cũng có, lắm người nói ra chẳng ai hiểu gì hết phải có một đứa theo tán nhuyễn, theo phiên dịch. Ở đây thằng Nở cũng cần được giải mã phiên dịch. Ngặt mình làm sao hiểu được, điếc hay ngóng, ngọng câm hay nói, thằng Nở lại hay ca hát nữa. Mỗi buổi trưa buồn, đi chơi thì bị người chọc ghẹo thằng Nở thường một mình ra phía sau đồng nhìn mây trôi về đâu. Thằng bé nghiêng đầu nhìn qua nhìn lại bầu trời hiu quạnh rồi nó cất tiếng ca. Nhìn thấy rất là tội cho nó, những âm thanh tuy là có lên giọng, xuống giọng trầm bỗng, nhưng lại là những tiếng u, ơ, ú, ớ vô nghĩa. Ai biết nó ca gì, hiểu gì về nó. Vậy mà nó quyến rũ được tôi. Chỉ gì ngôn ngữ gọn trong mấy tiếng u, ơ, ú, ớ với tôi là sự thách thức, thách cả người nổi tiếng vạn sự thông việc gì trên đời cũng biết. Bất quá có biết thì vẫn là biết mơ hồ, thấy trong giọng ca thằng câm không giống bất cứ ai ẩn chứa nổi niềm riêng vậy thôi. Nhưng nổi niềm thằng bé như thế nào, ai
- khám phá giãi mã (chắc là chỉ có mấy thằng cha nhà văn, như tôi đã nói lúc nảy, xem đây như bổn phận của họ). Riêng tôi, qua tiếng u, ơ, ú, ớ của thằng Nở, chợt tôi liên tưởng đến ngôn ngữ của máy tính – tạm liên tưởng chớ không chính xác – Nó gồm những vạch liền, vạch đứt nối bên nhau như âm, dương vậy mà lập trình ra mọi thứ. Thế giới hiện ra phong phú nhiều màu sắc, rất hiện thực đồng thời cũng rất là trừu tượng. Thấy vậy mà không phải vậy.Trí tưởng tượng rêu bám của tôi như được thằng Nở gở ra lớp rêu. Nhưng có lẽ tôi cũng hơi quá lời khi đem Nở ra so sánh với người bình thườngnhư giễu cợt, như quên bất cứ mọi so sánh đều khập khểnh không có chính xác. Thật ra khi đem chuyện ra nói, ở đây chủ yếu là tôi muốn nói những gì hay được ta quan tâm đến, những thân phận được ghi trong bộ nhớ, lại là những thân phận hay bị lãng quên. Đời sống, thời đại vui vẻ đôi khi vô tình như thế. Lần này chắc là em tôi, mọi người ở quê không thắc mắc, từ đám đánh mất hồn vía, tôi sang qua thằng Nở, rồi lần theo dấu vết của thằng Tam. Tôi nói lần theo, vì con rạch xép dài bờ bên này nhà cửa đông vui dường xá rộng rãi, bên kia con rạch chẳng hiểu sao xưa nay lối mòn cầu tre lắc lẻo. Người bên nầy vì chỗ khó đi nên ít khi tới lui sang bờ bên kia, hơn nữa nhà của Tam lại nằm sâu trong vườn tre giáp với cánh đồng hiu quạnh. Gia đình của Tam ở quê mà chẳng có đất đai, mấy anh em sống bằng cách mót lúa, bắt ốc, hái rau, cắm câu, đợi mùa nước đến đặt lờ. Khi không có chuyện gì làm, mấy cha con cùng nhau chẻ tre để đương rỗ, đường xề. Cuộc sống ở quê khác ở thành thị vẫn nuôi được cảnh sống trời sinh voi, sinh ra cỏ. Chú Tư ba của Tam hiền như đất, ai nói phải, nói tráigì cũng cười, hơn nữa chú gần như không bước chân ra khỏi nhà. Cuộc sống trôi trong vô tình , xóm quê như quên bên đời quạnh hiu cạnh mình, bên kia con rạch trong vườn tre vắng tênh có mấy cha con sống lủi thủi với nhau. Cho đến đổi mấy chị em lớn lên tự động có chồng, có vợ đâu có cưới hỏi mời mọc ai rồi chia ra đi tứ tán tha phương cầu thực ở đâu cũng không ai biết. Trừ đám trẻ con (như tôi hồi xưa) những buổi trưa hay lang thang khắp nơi bắn chim, săn chuột tìm vô vườn tre. Sau này tôi được ra tỉnh học rồi ở lại công tác, tôi cũng vô tình quên đi những mãnh vườn hoang vắng trước đây là khoảng trời thơ ấu của mình. Tất cả như trôi qua trong vô tình, cho đến khi chỉ còn lại hai
- cha con, thằng Tam lớn lên có giọng hát cuốn hút, mê hồn, đến đây xóm làng mới sực nhớ ra cõi lãng quên. Và người ngẩn ngơ, thiên nhiên đã chọn lọc ra được Tam hay mọi cõi đời kia vẫn có cách tồn tại để người ta vẫn nhớ sự hiện diện của nó. Giọng hát Tam chinh phục được lỗ tai những kẻ khó tính nhất, kể cả tôi quen nghe được đủ mọi loại nhạc, kể nhạc thính phòng. Thật rõ ràng, cái gì cũng không qua tự nhiên, Tam chẳng pha trộn hơi hám của ai, bằng chất giọng mình, nổi lòng Tam như mưa dầm thấm đất thành nguồn nước chảy ra dòng suối ngọt ngào lan tỏa ra xung quanh. Ngày xưa có anh Trương Chi chèo đò người thậm xấu xí mà hát hay để sông nước bốn bề bỗng trở thành thơ. Nghe thằng Tam ca cũng thấy nó giống như vậy, một chất giọng vừa ngọt, bùi lại vừa sang nữa như để bù lại niềm vui cho một đứa nghèo nhất làng. Phải chi trong trường hợp này Tam được gặp một ông bầu, như ông bầu ngày xưa phát hiện ra cô Bảy Phùng Há đang véo von trong lò gạch, tình cờ đi ngang qua đưa Tam vô đoàn hát. Nhưng Tam có điểm dở. Do suốt ngày, Tam theo kè kè chiếc radio vật quý nhất để làm bạn, Tam rà hết đài này qua đài kia rồi thuộc rất nhiều bài bản. Hà ơi - Trái khổ qua nhụy vàng bông trắng. Công anh cực lắm mưa nắng dải dầu. - Những bài hát xưa chẳng ai nhớ, vậy mà Tam thuộc, đánh thức được ký ức nhiều người. Không ca thì thôi, mỗi lần cao hứng Tam cất tiếng, nguồn nước mát chảy về đâu, tới đâu dừng lại chẳng ai biết. Nói hay không bằng nói dai, nhưng hát hay chớ nên hát dai dẳng như nhai giẻ rách kiểu liên khúc của ca sĩ Tuấn Vũ, nghe riết đâm ra chán. Một buổi về thăm quê, tình cờ thấy lão Hai Ấp ngồi trước cửa nhà, tôi ghé vô chuyện trò. Lão Hai Ấp cũng lắm chuyện, hình ảnh xóm quê dần hiện lên, trong đó có việc khen thằng Tam, nói tôi quen biết nhiều sao không giới thiệu thằng Tam lên thành phố thi hội diễn. Nhưng lão khen người ta lại hóa ra chê, một lúc sau lão lấp lửng - mấy cái con tốt vú, mấy cái đứa tốt giống hay khoe. Mặc dù chỉ nói lấp lửng tự nhiên tôi biết lão muốn ám chỉ đến cả thằng Tam, có giọng tốt cũng hay khoe nữa. Lão nói đúng ở trường hợp đầu, cứ nhìn mấy cô thích mặc áo hở ngực thấy hết cặp vú biết ngay, tôi mỉm cười, nhưng từ đó để suy ra những cái khác hình như chẳng phải vậy. Tôi chợt nhớ nơi hai cha con của Tam đang sống, xung quanh bờ tre hiu quạnh là thế giới của lũ chim. Bằng cảm nhận của tôi, hồi nhỏ hay lang thang tìm tới đây nghe chim kêu ríu rít. Hầu như chim kêu suốt ngày, vậy có phải là chúng cũng khoe. Dường như nhận thấy tôi
- như không đồng tình, lão Hai Ấp tiếp tục đưa ra quan điểm - hè, tôi nói có phải, nghèo không lo làm ăn, ở đó lo ca với hát, chắc là no khỏi ăn cơm. Ma nó mới ưng một thằng như vậy. Lần này tôi cho lão nói đúng, không hiểu sao có nhiều người lại quá nghèo. Nhớ lúc má tôi còn sống hay nói, chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời, là câu nói để an ủi thôi chẳng đúng hết. Có phải không thấy, kẻ giàu tiếp tục giàu không biết đến lúc nào ăn hết tiền của, còn kẻ nghèo chẳng những ba mà kéo dài đến bốn đời như cha con của thằng Tam. Phải chăng người không biết lo làm ăn, tôi định gật đầu. Tình cờ Bông, Nở hai chị em đi đâu về với bó rau muống (sau này mới biết là rau muống được hái ở cánh đồng nơi vườn tre). Bông nghe được liền để bó rau xuống ngúng nguẩy với Hai Ấp – Ba ưa nói chuyện thiên hạ – Kệ cha tao mày – nghe hai cha con đối đáp tôi mới vở lẽ. Hóa ra lão ganh tỵ. Tuy là có đất đai nhưng lão đã đem cầm cố để đào ao nuôi cá, nuôi tôm nợ nần đầm đìa. Trong khi đó hai cha con Tam sống với nghề giăng câu, đương rỗ nghèo nhất quê lại không mắc nợ ai. Mà muốn mắc nợ cũng không ai cho, nếu được vinh hạnh đó thì chỉ được đôi ba trăm ngàn là cùng của chương trình xóa đói giảm nghèo. Sự thật trớ trêu mà cũng tình cờ, nếu đem ra so thì thấy rõ là ai sống sung sướng hơn ai. Cuộc sống an phận có số như giày dép, điều này hình như Bông đã nhận ra. Ở trên tôi nói về việc thằng Nở ngôn ngữ gói gọn trong hai tiếng u, ơ. Ở đây thằng Tam như con chim trong thế giới riêng của mình, cất tiếng hát giữa lưng chừng trời, ai có nghe được thì nghe vậy thôi. Sự đồng thanh tương ứng về hoàn cảnh, số phận để rồi lục bình, bèo cũng là loại nổi trôi trên mặt nước nhưng lại rẽ theo hai hướng khác nhau. Bao lâu rồi, thằng Nở ra đường lập tức đám con nít xúm lại chọc ghẹo nên không biết chơi với ai. Lão Hai Ấp làm ăn rớ đến đâu thất bại đến đó, của nhà sa sút, xung quanh chị em sắm sửa quần áo bông vòng Bông cảm thấy thua thiệt nên cũng chỉ quanh quẩn trong nhà với mấy con heo, đi kiếm chuối cây, rau muống về cho heo (lấy công làm lời chớ chẳng có tiền mua thức ăn gia súc). Bao lâu rồi, con sông bên lở bên bồi, những gì diễn ra ăn khớp. Bên này con rạch, lắng nghe bên kia theo gió đưa tiếng hát nhặt thưa gần xa. Mặc dù con chim trống không hề có mục đích gọi con chim mái nhưng y như là nghe Tam trổi giọng lên Bông liền xách cái liềm đi kiếm cỏ, kiếm rau muống. Thằng Nở lẻo đẻo đi theo phía sau, giây lát hai chị em có mặt ở nhà thằng Tam. Đi chơi mà lại dắt thêm một người thứ ba làm ăn gì, mặc dù thằng Nở
- tuy căm điếc biết đâu vẫn còn nghe được, hơn nữa nó câm điếc vẫn còn có con mắt để nhìn. Đôi lúc Bông bực bội vì thằng Nở coi vậy lại nghịch ngợm. Thỉnh thoảng hai người mãi mê chuyện trò, làm như thằng Nở nghe được, đang lúc hấp dẫn xen ngang phá đám thúc cùi chỏ vô thằng Tam nhắc “a, y” tức là ca đi. II Lạ lắm, ngay cả những ông hoành, ông trắm ngang dọc lưu vong ra nước ngoài, có một ông hùng hổ tuyên bố - thời buổi toàn cầu hóa ở đâu cũng là quê hương. Vậy mà sau ít năm lót tót trở về Việt Nam phát biểu lắm điều trên đài, trên mạng internet. Tôi chẳng bao giờ tin một người như thế nhưng rồi tôi cảm thấy tội nghiệp, trong những lời nói khi trở về nước có chi tiết nhỏ, là thằng cha kia nhớ nước mắm cá linh. Lần này tôi cho là người nói thiệt vì đây là loại nước mắm hương vị đặc trưng từ loại cá của sông Cửu long. Giờ đây cá linh hiếm ngay ở quê cũng không có cá ũ mắm, huống chi là người nước ngoài. Cha kia về nước là phải, vì món ăn của quê hương từ lâu nó đã trở thành tâm hồn người ta. Tự nhiên tôi liên tưởng quê hương giống bàn tay Phật tổ xòe rộng, Tề thiên nhún nhẩy cố thoát ra khỏi bàn tay mà đâu có được vì bóng mát của nó bao trùm. Lạ lắm, mỗi lúc trời đất chuyển mùa là cũng chuyển theo cho người nổi nhớ. Nhớ gì? Chẳng hạn người quê gốc An Giang, tháng tư trời mới đổ xuống cơn mưa đầu tiên, lập tức có người nghĩ tới mùa nước lừng lửng đến. Mặc dù còn ba bốn tháng nữa, vẫn còn xa. Quê tôi đất cù lao bốn mùa cây cối xanh mát nằm giữa sông Tiền, sông Hậu. Tôi không biết thiên đường nhưng hiểu cuộc sống thiên đường cũng như Cù lao êm đềm, xe để không khóa mà chẳng bao giờ mất, nhà ngủ ban đêm khỏi đóng cửa hứng ngọn gió sông thổi về lồng lộng. Mỗi năm một vụ lúa, một vụ mùa, dưa hấu, đậu xanh, bắp khoai, dọc theo bờ cù lao các bãi lan bồi mịn màng phù sa người còn trồng dâu, nuôi tằm, trồng lát để rồi nổi tiếng với các nghề dệt vải, dệt mùng, dệt chiếu. Dần dần đồ công nghệ, hàng nhựa đánh bạt nhiều thứ quen thuộc cổ truyền. Ai đâu còn ngủ trong chiếc mùng vải nực nội trong khi mùng nylông mát mẽ, chiếu nylông vừa rẻ, vừa tiện lợi dễ giặt giủ. Dần dần rổ tre cũng bị rỗ nhựa đánh bật. Cuộc sống thay đổi như bàn tay bề phải lật sang bề trái, việc thay đổi
- soán ngôi nhẹ nhàng nên nhiều lúc nhớ ra ngỡ ngàng. Đến đổi ngày nay quê tôi đố ai tìm ra được khung dệt, nó đã được mang ra chẻ thành củi chụm từ lúc nào. Nếu có tìm được thì nó hóa ra món đồ cổ, đám con nít trố mắt ra hỏi “cái này là cái gì vậy?”. - Cái anh này. Anh có phải là nhà nghiên cứu, nhà chơi đồ cổ. Nói đâu mấy chuyện hồi nẩm xưa như trái đất. Tui chỉ biết mình sống thời đại nào biết thời đại đó. - Thằng em tôi thắc mắc. Lâu ngày thừa dẹp mời xẹt về thăm que, thay vì tôi nói chuyện thành phố có gì mới lạ cho nó nghe, sau đó hai anh em đi quán hát karaoke, trái lại tôi nhắc chuyện đời xưa kiểu ông gia trầu - Xưa gì, nó vừa mới đâu đây xảy ra với má mình, với ông ngoại đó thôi. - Sáu bảy chục năm mà không chịu là xưa. Thằng em tôi lần nữa vặn lại, về lý coi như tôi đã thua nó, vì cái gì đã qua cho nó qua. Thằng em tôi đưa ly rượu - anh thua uống đi. Tôi bưng ly rượu lên, trước khi uống, tôi nhìn thằng em cố vớt vát - Vậy là thời hiện đại nó như thế nào đứng một chỗ với mày hay cũng đang qua - Anh hỏi cũng dễ thôi – Lẹ làng em tôi trả lời tuy nhiên một phút, hai phút trôi qua, em lại cười xác nhận - cha hỏi cũng ngặt he - Tự nhiên hai anh em cảm thấy sự đồng cảm sâu sa, nhận ra điều gì đó, nó mang lại cho mọi người tất cả và nó cũng đang dần trôi qua. Cù lao hôm nay hoàn toàn không giống nữa rồi khung cảnh ngày xưa, nhưng nó thay đổi từ lúc nào. Từ một vụ lúa, vụ mùa chuyển qua tăng hai vụ lúa, rồi ba vụ lúa với đủ các loại giống mà. Từ một miền quê ưa chuộng giống mận trắng, vụt bỏ đi chuyển qua trồng mận đỏ, mận hồng đào, chuyển qua trồng cam quýt, qua trồng xoài cát hòa lộc. Cuộc sống thay đổi liên tục, tất cả như phóng theo ngọn lao, chẳng ai còn nhớ ai là người bày ra, cứ y như ai làm sao mình làm theo vậy. Vườn xoài cát hòa lộc vừa được hai ba mùa trái, chẳng ai nghĩ đến việc mình có được nó không phải là chuyện dễ, thi nhau đốn vườn xoài để đào ao nuôi tôm. Hiện tại là nuôi cá. Đây là nói về mặt kinh tế, về mặt xã hội, cuộc sống thôn quê êm ả gió biến thành một chỗ nửa chợ nửa nhà quê. Khắp nơi rộ lên quán karaoke, quán nhậu, có cả quán bia ôm. Các cô gái bán bia ôm son phấn mặt đỏ hồng như mặt trời buổi chiều ban đầu là người ở đâu tới, dần dần lôi kéo theo các cô gái quê ở địa phương xem đó là chuyện bình thường tự nhiên. Vui vẻ sao đám con trai kéo nhau đến quán và tất cả bỗng trở thành ca sĩ. Cũng như vậy với phong trào lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Lúc đầu
- còn ngượng ngùng, sợ thiên hạ cười gia đình tổ chức đám cưới ở đâu xa dưới Cần Thơ, trên Thành phố. Sau này việc lấy chồng nước ngoài hóa ra quen thuộc, đám cưới được tổ chức ngay tại nhà rình rang. Tôi có dự một đám, thấy chú rễ là anh chệt không biết tiếng việt, ai nói gì cũng nhe miệng cười đưa mấy cái răng vàng trả lời hảo hảo, tôi nghĩ đây đúng là thằng cha liều mạng giữa chốn xa lạ, quên, cô dâu mới đúng là đưa liều mạng. Rời khỏi đám cưới tôi lần theo con rạch lững thững trở về nhà nhưng mà nhà của ai, nó đã thuộc về tay chú em. Sau khi má tôi mất ít lâu, khu vườn tràn đầy kỷ niệm có những gốc xoài được trồng đâu từ thời ông ngoại tôi, thằng em đốn sạch sẽ biến vườn cây kỷ niệm thành chỗ trống trãi đào ao nuôi tôm. Về ngôi nhà, đó là ngôi nhà cha mẹ nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, thằng em lên tiếng muốn sửa sang cho nó rộng hơn, cao hơn kiểu xưa thấp lè tè. Tôi vui vẻ đồng ý, tưởng sao, khi nhà cất xong, mọi dấu tích của ngôi nhà cũ mất sạch, chẳng còn lại cái gì đó để nhìn nhớ lại kỷ niệm. Tôi nhìn không ra ngi nhà của má tự nhiên thành nhà của ai. Buồn lắm, ở quê mọi thứ đã thay đổi, tưởng đâu xa, ở ngay trong ngôi nhà của mình. III Trước đây lão hai Ấp được lắm, vợ chết lão ở vậy lo làm ăn nuôi con khôn để ý xung quanh, giống như không trông thấy gì hết, mấy con mụ đàn bà giá theo bẹo hình bẹo dạng. Có người là mụ Năm. Lão ngồi cuốc đất phía sau vườn, mụ đi thẳng ra kiếm lão để giả đò mua khế bán chanh. Mụ khen chê bầu bí nhưng trong bụng thầm tính, lão có 5 công đất tuy không hơn người khác, nhà có ba cha con bao nhiêu đất đó, lão dư sức nuôi thêm một mạng nữa Mụ cho con mình theo cha nó, để lấy chồng vớt vát tuổi hồi xuân. Tưởng đâu lão sống an phận biết thế nào là đủ, làm ngơ trước mọi thứ nhu cầu, tuy là thôn quê nhà nào giờ cũng có truyền hình, đầu máy, xe cộ, điện thoại. Không còn giống cuộc sống ngày xưa, giờ đây như trên con sông mùa lũ nước chỉ chảy xuôi theo một dòng lớn nhỏ thi nhau, ai sắm món gì mình có món nấy … và thi nhau làm ăn để ra tiền. Ban đầu lão Hai Ấp thấy người nuôi vịt bầy, buổi sáng xuồng chở trứng vịt trứng lớp đi ngang qua nhà. Lão bắt chước mua vịt về thả xuống kinh rạch cho ăn nhưng đâu phải chỉ có một
- mình lão, mà có hàng trăm bầy vịt khác gây ô nhiễm môi trường, UB xã phải ra lệnh cấm. Lần thứ hai lão thấy người ta nuôi heo nhưng đấy là nghề của người lâu nay hơn nữa họ có vốn nhà. Lão Hai Ấp noi theo, để làm giàu nhanh, ngặt không có vốn phải đi vay mượn để xây chuồng trại, với hai chục con heo, lão, tin chắc phần thắng trong tay. Ai ngờ số của lão xui, găp ông trời, ông già hay trẻ đây, lại thích trêu cợt người trần gian cho một năm nước lớn kéo dài đến sáu tháng, thả nổi mọi thứ giá cả, bán ra không có giá, mua vô lại chịu giá cao ngất ngưỡng. Dân quê rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Thay vì bán đàn heo, lão Hai Ấp tiếc công lao, tính bài toán bán từng con, để lấy tiền nuôi những con còn lại chờ đợi giá cao. Tính già hoá ra non, coi như heo nó ăn heo để rồi cuối cùng lão như nhận thêm một lần thất bại thảm hại nữa. Thỉnh thoảng từ thành phố ngột ngạt tôi về quê chơi tìm lại những kỷ niệm tuổi thơ. Nhưng miền quê giờ đây hình như chỉ còn gia đình của Tam là cần cù ngồi đương những chiếc rỗ tre để kiếm những đồng bạc lẽ. Vườn tre như là một cõi riêng niềm vui nhờ biết sống thề nào an phận. Trong khi xung quanh, người tranh đua nhau nuôi cá, nuôi tôm giống như đang bị một guồng máy cuốn hút, ai cũng lao theo. Tiền bạc vật chất đã làm không khí nhà quê êm ả không còn nữa. Thị trường sân chơi vô tình, ai trường vốn chịu đựng thì trúng quả đậm, người ít vốn bao nhiêu giấy tờ đất đai chạy vô ngân hàng, chạy vô tay kẻ cho vay đặt lãi. Lão Hai Ấp nằm trong số người lăng xăng hết nuôi vịt, nuôi heo, bắt qua nuôi cá món gì cũng thất bại để rồi lâm vô cảnh nợ nần. Lão ngao ngàn muốn trở lại cuộc sống ban đầu. Có người giúp đỡ chuyện đổi đời rất dễ vì lão mắc nợ đôi ba chục triệu cũng đâu nhiều nhặn gì. Anh em, bà con lão thuộc về loại giàu có ở quê dư sức giúp đỡ nhưng mà không, đèn nhà ai náy sáng anh em lão chẳng ai có lòng độ lượng, vì vậy tiền lời theo thời gian đẻ ra. Lão tìm tới men rượu lãng quên, có rượu lão sinh ra thay đổi tính tình, trước đây lão là người vui tính giờ trở nên quạu quọ gắt gỏng vô cớ, không khí trong nhà dần trở nên nặng nề. Thằng Nở câm điếc chẳng biết nó cảm nhận gì, coi như nó nhờ bệnh tật nên sống vô tư. Riêng Bông cảm thấy nhà khó thở, mà đi đâu, đến đâu Bông cũng thấy những điều mình chẳng muốn nghe thấy - trừ vườn tre nhà cha con Tam, tìm được sự yên tỉnh. Những lúc đi kiếm rau muống về cho heo, Bông thường ngồi chơi hơi lâu để quên chuyện nhà mình. Giọng hát ngọt ngào của Tam mang lại cho Bông cảm giác thanh thản, rủ sạch hết mọi
- thứ bụi trần ai, cỏi đời lắm ưu phiền. Nhưng rồi giây phút lãng quên qua ngắn ngủi, Bông không thể quăng cái buồn ra để nghe Tam hát (lão Hai Ấp ghét Tam là vì vậy người ta buồn mà cứ theo hát vô tư). Ngồi thừ người Bông ngơ ngẩn nhận ra, mọi việc giờ đây như được đặt vô tay mình. Người đàn bà, mụ Năm hay tới nhà chuyện trò với lảo Hai Ấp đang thì thầm to nhỏ điều gì đó. Lão Hai Ấp chưa nói gì với con cái qua ánh mắt của lão chợt lạ lẩm khác ngày thường lâu lâu lão liếc xéo Bông thật nhanh linh tính cho phép Bông biết số phận, mụ Năm đang mai mối cho mình một ông chồng Đài Loan. Qua ánh mắt của lão Bông cũng hiểu lão không muốn gả mình đi xa, ở nhà thằng Nở lại câm theo ú ớ biết gì, ai sẽ lo cho lão khi trở về già. Về phần anh em, bà con, có kẻ giàu có chủ những bè cá cả tỉ bạc, lên tiếng ngăn cản, nói rằng Bông lấy chồng Đài Loan là làm xấu mặt mũi họ hàng. Lão Hai Ấp nghĩ nếu ai sợ xấu thì giúp mình qua cơn gặt nghèo để không gả con, để rồi chua sót nhận ra người ngăn cản vì liên quan đến uy tín chung, tiền vẫn nặng hơn. Cuối cùng ngượng ngiụBông theo người lên thành phố học tiếng Đài Loan xa lạ, Bông được khám trinh - mọi việc diễn ra rất kín đáo vậy mà khi về quê có đứa tò mò hỏi: - mày đi khám trinh như thế nào nói cho tao nghe. Phía sau lưng Bông mấy kẻ lắm chuyện, đùa cợt trên số phận người khác. Họ nói Bông được dẫn vô căn phòng, cởi truồng ngồi trên tờ giấy báo, một người bóp mũi kêu Bông thở mạnh. Nếu bụi phấn rắc trong tờ báo không bay lên nghĩa là Bông còn trinh. Xóm làng đưa mắt tò mò nhìn về Bông, mặc dù Bông bỏ mọi thứ ra ngoài tai vẫn đâm ra khó chịu, trong những ngày chờ đám cưới Bông chẳng dám bước chân ra khỏi nhà. Thỉnh thoảng buồn Bông tìm đến vườn tre nằm tòn ten trên chiếc võng nhà của Tam nhìn hai cha con cặm cụi chẻ tre, vót nan. Những gì còn lại ở quê nhà chính là thế giới trong lành ở đây, trong khi giòng đời đã vẫn đục - Tự nhiên thằng Tam chúi mũi vô công việc chẳng ngó lên nhìn Bông. Tam không thèm ca mặc dù Bông muốn nghe. Con chim không hót mới là chuyện lạ. Mấy ngày sau Bông chợt hiểu sự im lăng của thằng bạn trai. Chợt Bông cảm thấy mình thương thằng Tam, tình cờ ba của Tam đi ra phía sau đồng. Bông xuống võng đến ngồi gần bên thằng Tam nói nhỏ - Tao cho mày đó - Cho gì - Thằng Tam ngơ ngác - Cho mày yêu tao chớ cho gì.
- Là con trai chưa vợ, lần đầu tiên được nhỏ con gái ngồi sát bên mình hơi thở nóng hổi, trái tim của Tam đập thình thịch. Nếu như gặp thằng Sang, thằng Mạnh, gặp đứa khác trong xóm chẳng đứa nào bỏ qua mở đưa tới miệng mèo, chuyện tới đâu thì nó tới. Thằng Tam luýnh quýnh ngồi xích ra như né tránh, nhìn Bông buồn bã. - Không được mày ơi, nghe nói mày khám trinh rồi - Rồi thì sao, bị chê bất quá tao ở lại Bông đưa hay tay đẩy thằng Tam, hai đứa giống như đùa rồi Bông cười. Thật ra khóc với cười nhiều lúc khó biết, một giọt lệ rưng rưng trên khoé mắt Bông, không kềm lòng nó sẽ rơi. IV Dạo nầy báo chí có bài viết về các tệ nạn các cô gái đua nhau lấy chồng nước ngoài, nhất là các cô ở miền Tây coi bộ hạp nhãn dân Đài Loan. Tờ báo được chuyền cho anh bạn người Huế, rồi bỗng dưng tôi đâm ra mặc cảm tự nhiện đi phân bua - báo với chí thêm thắt, có một hai cô mà đẩy nó lên thành tệ nạn. Miền Tây mày biết lúa gạo, tôm cá thứ nào cũng đứng đầu. So với các vùng khác, miền Tây của tao tiến bộ phát triển hơn. - Ừ, mày nói đúng. Tôi lái câu chuyện qua chiều hướng khác: Lẽ ra tôi phải nói, đó là nhìn bề ngoài, bên trong hoàn cảnh của ai người ấy biết. Xã hội phát triển thay đổi được nếp sống khốn khó trước đây nhưng thay vô khốn khó mới còn dữ dằn hơn. Người không còn giống ngày xưa đang đứng trước quá nhiều nhu cầu đời sống trong sự xáo trộn. Tỉ như ngôi chợ quê đang buôn bán sung túc, tự nhiên kêu dân chúng di dời để đập phá xây lại ngôi chợ mới, để rồi người mất nhà ngôi chợ mới lại chẳng ai chịu vô vắng như chùa bà đanh. Chê trách các cô đúng rồi nhưng phải hiểu vì sao, cuộc sống xáo trộn người ta đâu còn như trước, qua lại giúp đỡ nhau. Làm xấu tất nhiên phải biết thẹn thùng, ngặt sĩ diện biết mắc cở rồi cũng không có ai giúp đỡ. Buổi sáng nhiều công việc đang chờ đợi, đi uống cà phê đọc tờ báo, tự nhiên đâm ra nhớ quê. Lòng tôi bồi hồi se sắt, đâu rồi các thời người dân quê chỉ cần đầy hủ gạo, mấy hủ mắm lóc, mắm cá linh làm trong mùa nước,
- ngoài sân nuôi mấy con gà đã nghe hạnh phúc. Giờ đây hạnh phúc định nghĩa như thế nào, tôi chỉ biết nhìn xung quanh mà cười. Bọn con trai ở quê ngày này làm cũng nhiều, làm hùng hục nhưng ăn chơi đua đòi cũng nhiều chẳng khác dân thị thành, rồi đa số rơi vô con đường nhậu nhẹt. Nhậu chết bỏ, đủ các loại quán mọc ra khắp nơi. Dưới mắt mọi người đám con trai dần trở nên mất giá, có vợ con để rồi lấy gì nuôi. Trong khi đó đám con gái, lo lắng trong ngoài chăm sóc nhà cửa, nhan sắc chẳng cần mặn mà cho lắm, khi gia đình sa sút các cô cũng kiếm được anh chồng nước ngoài gởi tiền về không nhiều cũng mớ nhắm làm vốn. Nhờ có Bông mà lão Hai Ấp chuộc được đất đai, qua năm sau lão xây lên ngôi nhà gạch toàn vật liệu cao cấp. Tất nhiên không phải ai cũng gặp may mắn khi lấy chồng Đài Loan, tuy nhiên rủi ro chỉ nghe nói chớ chẳng ai thấy, mà người ta chỉ thấy những ngôi nhà khang trang tường mọc lên, hỏi ra, đa số do tiền nước ngoài, tiền của mấy cô. Nhớ quê để rồi chỉ còn nước cười. Đám con trai không chú ý đến đám con gái, trong khi con gái lại đi chê con trai, để rồi khi xa nhau, có thằng nghe tiếc rẽ, nghe buồn. Tôi cho thằng Tam, trước đó nó chỉ mến con Bông vì hai chị em Bông, Nở hay đến nhà đã quen hơi rồi. Sau khi Bông đi, Tam mới biết mình yêu ôm nỗi nhớ muộn màng. Lâu rồi không nghe Tam ca lối xóm như cũng quên Vườn tre hiu quạnh góc trời lãng quên của Tam. Chẳng ai chú ý, cho đến buổi trưa xóm quê lẻ loi tiếng gà trưa, người ta sực nhớ sau tiếng gà có thêm giọng ca ngọt bùi vang lên khoan nhặt. “Một sớm trên bến sông gió dạt dào đùa những bông ô môi rụng hồng như xác pháo, em bước xuống thuyền hoa, anh không tiễn được em đi vì em đi xa mãi tận phương …đoài. Anh trở lại vườn xưa tìm về chỗ chúng ta ngồi”. Đúng là Tam ca thiệt hay chất giọng làm mềm lòng người. Hóa ra thời gian thằng Tam im lặng, có lẽ không tìm ra bài nào phù hợp tâm trạng. Mấy bài như Tình anh bán chiếu, Chuyện tình Lan và Điệp quá quen thuộc là nổi lòng của ai, đâu phải nỗi lòng của Tam. Cô đơn lặng lẽ Tam sáng tác bài ca cho riêng mình. - Lấy Đài Loan thì nói mẹ nó ra, ở đó mà phương đoài. Vậy mà em tôi vẫn chê. Mày biết gì. Tôi phản đối. Nếu nói đúng sự thật thì không còn nghệ thuật. Đài Loan xuống câu sao đây chẳng lẽ đổi lại đưa em về tận Loan Đài, vừa không hay vừa có điều gì đó nặng nề, trơ trẽn. Trái lại phương đoài, mặc dù không biết phương trời nào nhưng người cảm thấy
- lòng bâng khuâng nhẹ nhàng hơn. Thú thật tôi thỉnh thoảng có làm thơ, nhớ thằng Tam đôi lúc tôi phải ghen tỵ, vì nghe nó đặt tùng bụng đâu biết nó chỉ mới học lớp ba. “Giữa vườn hoang một bầu rượu, không một người thân. Nâng chén mời trăng cùng bóng mình nữa là uống với ba … người”. Đúng thằng Tam là tác giả thứ thiệt, nếu đem so sánh tôi thấy mình không bằng. Tôi thua nó ở chỗ, tôi chỉ tưởng tượng trên mây trong khi đời phong phú đủ mọi vẻ. Phải chịu tôi rớt lại phía sau. Trong khi, Tam không tưởng tượng, có sao nó ca lên vậy đúng hoàn cảnh tâm trạng của mình. Đặc biệt là có ai yêu cầu thằng Tam hát lại lần thứ hai nó không hát được mà lại ứng khẩu sáng tác mới thế mới thú vị. Vì thế mỗi lần Tam trổi giọng lên, xung quanh lắng nghe không người này cũng người kia nhớ, vô tình thằng Tam trở nên nổi tiếng, ở Cù Lao hiu hắt Tam cũng như một nhạc sĩ vô danh. Giống con chim hót thánh thót trên cây, tình cờngười nghe được đưa mắt tìm kiếm mà không thấy bóng chim ở đâu. V Tôi viết về chân dung một miền quê thay đổi theo thời gian nhưng mà tôi đang viết gì, tôi cũng không biết nữa lẽ ra nó phải là cuốn tiểu thuyết dài ba trăm trang sách nhưng tôi lại dồn nó vô thành một truyện ngắn. Có quá nhiều nhân vật trong truyện này, trong đó lại có cả hai anh em của tôi, không biết đâu là nhân vật chính. Lúc má tôi còn sống, mỗi tháng dù bận công việc tôi cũng cố về quê thăm nhà … Nhưng từ khi bà qua đời, trừ có đám giỗ hay ngày Tết tôi mới nhớ ra … Lảng nhách như vậy đó, hình như xung quanh cũng vậy, cha mẹ qua đời, anh em bắt đầu xa, trong khi sui gia xích gần lại có phải. Còn có hai anh em trai, tội nghiệp thằng em rất nhớ tôi. Một hôm nó gọi điện thoại, trước hết em buông ra lời trách móc - Nhà quê người ta ai cũng sắm điện thoại di động, anh ở thành phố mà không chịu mua một cái, sao anh sống không giống ai. Ngay điện thoại bàn cũng khó khăn, tui gọi mấy lần - Sau đó em nhẹ nhàng - anh bận gì sao lâu quá không thấy về - về thăm ai - thì thăm nhà - nhà nào - Thì nhà mình - Nhà mình hay nhà của mày. Như tôi đã viết ở trên, ngôi nhà của má tôi được em nó dở ra không còn dấu tích cũ. Tôi nói cho vui. Đứa em cũng biết tính ông anh, bụng dạ bao la nhưng miệng hay chọc ghẹo, lắt léo,
- chẳng ưa thứ gì suông sẽ. Buông máy xuống nhớ lại, bỗng dưng tôi giật mình. Giả sử như có một người thứ ba nghe được mấy lời lẽ thăm ai - thăm nhà - nhà nào thì không biết chúng tôi nói gì. Có phải giống thằng Nở câm điếc nói năng ú, ớ, muốn hiểu phải có một đứa phiên dịch, giải mã. Lặng lẽ tôi đốt thuốc, ngồi nhìn khói bay lượn lờ liên tưởng. Người ta khó hiểu mình hình như mình cũng không hiểu lắm xung quanh, cũng như tôi đã viết ở phần trên. Trong thời đại vui vẻ, thấy người ta làm, thấy người ta nói năng, đó là thấy bên ngoài, sự thật nó lại nằm bên trong phải hiểu ngầm. Ngôn ngữ chỉ là lớp vỏ bọc, cho nên nó không quan trọng, hơn ám hiệu, tín hiệu bên trong.Nhìn thấy kẻ tung người hứng hay là cảnh ông nói gà bà nói vịt, có người gặt hái thành quả, kẻ luôn gặp thất bại tưởng như ngẫu nhiên, thật ra nó lại theo qui luật. Những kẻ thất bại một phần do không giải mã được ám hiệu, cái gọi là hiểu ngầm. Tôi không kể thằng Nở vì đó trường hợp đặc biệt. Hoàn cảnh của thằng Tam nhờ buồn cất tiếng hát thiên hạ mới nhớ ra còn không thiên hạ cũng quên. Nhưng mà mấy người hiểu ra tâm sự thầm kín của nó. Bây giờ đến chuyện lão Hai Ấp, nhờ tiền của Bông, lão chuộc đất đai, nhà cửa cất lại mới khang trang. Mụ Năm mai mối trở thành người ơn, từ lâu mụ muốn đến với lão mà không được, nay nhà cửa trống vắng chỉ có hai cha con, mụ Năm dễ dàng nhảy vô. Hoá ra tất cả là một chuỗi tín hiệu, mụ Năm nắm bắt, sắp đặt cơ hội. Lão Hai Ấp thay vì sống an phận, mỗi lần nhận được tiền Bông phải ngửi được mùi mồ hôi của con. Đằng này lão Hai Ấp như hận đời, mụ Năm nói gì lão cũng xuôi theo. Ban đầu thấy quán nhậu mọc ra đều trời, nhà lão có khoảng sân vườn cạnh con rạch gió mát phải địa thế mở quán nhậu. Mụ Năm đứng ra đi chợ nấu nướng nhưng làm ăn đi sau luôn luôn phải có gì mới mẻ hơn người đi trước do không hơn được nên quán ít có mối mang . Lão Hai Ấp định dẹp quán nghỉ cho khoẻ, mà nghỉ thì mụ Năm trở thành người ăn bám, người không có quyền hạn. Lão Hai Ấp xưa nay chưa biết Cần Thơ nói chi biết Sài Gòn, trong khi mụ Năm là người từng trãi nên chẳng để mất cơ hội. Mụ kéo lão tới ngồi cạnh mình - Tui đã nắm tình hình rồi. Mụ vổ vô bẹn của mình - phải bán thêm món nầy - ai mua, cái nầy của tao, nó già rồi - Ai bán cái của ông chưa gì đã ghen. Kẻ nói qua người nói lại tưởng đâu họ rửng mở đùa giỡn, chẳng ngờ việc gì mụ Năm cũng có tính toán, chuẩn bị sẳn chờ dịp. Hai ngày sau lập tức có ba cô gái, con cái nhà ai đến thưa tía, thưa má xin làm con nuôi. Lão Hai Ấp bỡ ngỡ
- đưa mắt nhìn mấy đứa con ở trên trời rơi xuống. Mấy ngày đầu lão không quen mùi son phấn phát ra từ những đứa con nuôi, phải nói lão nhăn mặt mụ Năm tưởng lão không đồng tình, ngờ đâu, việc gì thì trước lạ sau quen, quán nhậu của lão trở nên nổi tiếng, mỗi chiều khách kéo đến đông vui phải sắm thêm bàn. Chẳng những đám trai trẻ mà quán còn lôi kéo mấy ông sồn sồn bỏ thói quen nhân ở nhà kéo đến lai rai để được các cô chiều chuộng. Ở vườn làm ra tiền rất khó, nên tiền rất lớn, lớn như bánh xe, đàn ông con trai chốn quê mùa giờ đây ngồi trầm quán đã biết xài tiền bo tiền trở nên nhẹ hẩng. Chẳng ai chịu nổi cảnh nhà không dư dã, những ông chồng sinh tật trầm quán nhậu nhẹt, mang tiền cho những đứa con gái chẳng ra gì, mấy người đàn bà bổng có gai đâm vô mắt xúm nhau làm đơn thưa. Nhưng đơn gửi tới ai. Ông chủ tịch xã có thói quen tiếp dân lúc thấy ông đeo kiếng trịnh trọng, lúc lại lột xuống, (ở đây lại gặp dấu hiệu) dân chúng theo đó liệu cách ăn nói … Thưa gởi ai, khi ông chủ tịch xã cũng thuộc máu vui vẻ khách thường xuyên của mụ Năm, đến quán ông được tiếp đón đặc biệt dành riêng cho một cái bàn. Sau này tôi mới biết, ông chủ tịch lúc mang kiếng lúc lột xuống gặp phải đối thủ là thằng Nở. Ai cũng biết nó là thằng câm điếc, có khi nó nghe được, có khi lại không nghe. Hình như thích ai, thằng Nở chẳng có việc gì phải nói. Khi nhìn thấy mặt ai nó không thích thì khách kêu cá, Nở bước vô bếp bưng ra cánh gà. Ông chủ tịch muốn nói chuyện riêng với mấy nhỏ con gái, thằng Nở đứng xớ rớ muốn phá đám đuổi không chịu đi. Mấy đứa con gái đâm ra sợ thằng Nở chẳng nói chi, ngay cả mụ Năm cũng ngại chẳng dám sai biểu. Thằng Nở láu lỉnh, thông minh, rõ ràng nó đã biết làm cho để người ta không cần mình để sống tự do, lang thang sống bụi đời … Nó hay đến chơi cùng với thằng Tam ngồi cả ngày. Thằng Tam ca, thằng Nở cũng ca theo ú ớ. Có khi lại chẳng biết thằng Nở đi đâu, đói bụng mò về quán bới tô cơm ngồi ăn một mình, ăn xong đứng nhìn xớ rớ, rồi Nở lại tiếp tục đi. Cuộc sống miền quê giờ thay đổi quá nhiều, thay đổi xoành xạch không thể nhớ hết, nên tôi muốn quên đi. Quên đi cả thằng Tam và vườn tre cỏi riêng lãng quên, để cho Tam ca trừ cơm như lời lão Hai Ấp nói ngày nào. Thời buổi rất dễ làm ăn mà không thay đổi được số phận thì rõ là Tam là đứa dở ẹt . Tôi cũng quên cả cha con lão Hai Ấp.
- Bất ngờ một hôm đi làm về thì gặp thằng Nở đang ngồi trước cửa nhà, gặp tôi nó kêu lên huơ huơ mừng rỡ. Thật lạ lùng tôi chỉ biết nó vậy thôi, Nở kiếm tôi có chuyện gì, ai đã chỉ nhà cho nó. Thằng con tôi ngạc nhiên nhìn lom lom, có lẽ lần đầu tiên thằng nhỏ thấy tôi vừa nói chuyện vừa đưa tay chỉ chỏ ra dấu hiệu. Tôi phải giải thích cho nó nghe, anh Tam là người bên quê, ngón tay tôi đưa ra có nghĩa hỏi, Tam ở quê qua chơi hay là đi đâu về Tam ú ớ đưa tay chỉ hướng ngược lại sau đó Tam xèo hai ngón tay ra. Thằng con tôi thắc mắc, tôi phải tiếp tục giải mã, anh Tam không phải ở quê mà đi đâu đó hình như đi Rạch Giá về ba cũng không biết, đi được hai ngày tiện đường ghé nhà mình. Thấy mồ hôi đọng thành muối trắng trên áo của Tam, rõ ràng nó chẳng có tắm rửa, tôi lấy cái khăn dẫn Tam ra nhà tắm cho sạch sẽ. Hai cha con tôi và Tam cùng ngồi ăn cơm, ông con tỏ ra thích thú vị khách không mời theo nhìn mãi. Đến lượt tôi ngạc nhiên, ăn cơm xong coi bộ Tam thảnh thơi ngồi đưa mắt nhìn xung quanh. Bỗng dưng Tam ú ớ, đưa tay chỉ miệng, rồi vô cái lỗ tai. Tưởng đâu Tam cần tăm xỉa răng nhưng con tôi lẹ làng kêu lên – Không phải ba ơi, ảnh muốn mượn điện thoại. Trời đất câm mà gọi điện thoại. Chỉ sau ít phút tiếp xúc với người câm điếc, thằng con tôi tỏ ra nhạy bén hơn tôi, nhưng tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên. Nhưng mà Tam gọi điện cho ai, ai hiểu nó nói năng gì, cầm ống nghe lên Tam buông ra những lời u ơ ú ớ. Cuối cùng Tam đưa tay dấu, tôi nhìn ngơ ngác mãi một lúc sau mới nghĩ được Tam gọi cho con Bông bên Đài Loan. Sau này nhờ thằng em tôi mới biết thêm Tam hay gọi cho Bông. Chẳng ai biết nó muốn nói gì với con Bông, biết chết liền. Nhưng có thể bên kia bờ Đại Dương con Bông nhờ thần giao cách cảm biết được hoàn cảnh đứa em tật nguyền của mình. Thành ra tôi có một miền quê lãng quên muốn quên đi mọi thứ nhưng cuộc sống hiện thực luôn diễn ra nhiều chuyện tiếp tục đâu có dừng lại. Muốn lãng quên thật ra là quên những cái tưởng như mới mẽ mà không có điều gì mới, xa lạ trong con mắt của tôi làm sao quên đời sống lúc nào cũng tiếp tục gây cho tôi nhiều điều tò mò. Có thể nhờ vậy mà nó chữa cho tôi chứng bệnh vô cảm.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn