intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGƯỜI VỮNG TIN, YÊU QUÍ BẠN BÈ, TRÂN TRỌNG TÀI NĂNG - TRI THỨC - SÁNG TẠO

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Rằng tôi tin ở tình yêu con người Đó là lời nói cuối cùng của tôi" Rabindranath Tagore (1661-1941) (Giải thưởng Nobel 1913) Đây là lần thứ 3 Bùi Quang Ngọc mang tranh từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội triển lãm. Với ông, Hà Nội luôn là nỗi nhớ, là cái nôi Văn hóa Hà Thành với biết bao kỷ niệm vui buồn Với người cùng thời, đã ăn sâu vào tiềm thức của chàng thanh niên - sinh viên như ông, qua tu BÙI QUANG NGỌCChân dung hoạ sĩ Bùi Xuân Phái-Sơn dầu, 50x61cm,2002 luyện đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGƯỜI VỮNG TIN, YÊU QUÍ BẠN BÈ, TRÂN TRỌNG TÀI NĂNG - TRI THỨC - SÁNG TẠO

  1. NGƯỜI VỮNG TIN, YÊU QUÍ BẠN BÈ, TRÂN TRỌNG TÀI NĂNG - TRI THỨC - SÁNG TẠO "Rằng tôi tin ở tình yêu con người Đó là lời nói cuối cùng của tôi" Rabindranath Tagore (1661-1941) (Giải thưởng Nobel 1913) Đây là lần thứ 3 Bùi Quang Ngọc mang tranh từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội triển lãm. Với ông, Hà Nội luôn là nỗi nhớ, là cái nôi Văn hóa Hà Thành với biết bao kỷ niệm vui buồn Với người cùng thời, đã ăn sâu vào tiềm thức của chàng thanh niên - sinh viên như ông, qua tu luyện đã trưởng thành. Từ đây, đã chắp BÙI QUANG NGỌC- cánh cho người nghệ sĩ bay xa tới các chân Chân dung hoạ sĩ Bùi trời nghệ thuật. Xuân Phái-Sơn dầu, 50x61cm,2002 Nhớ những người Bạn, người Thầy, người Anh thân thiết của Đô Thành khói lửa trong làng văn nghệ, mới ngày hôm qua, tuy trong số họ với ông có khác nhau về tuổi tác, thế hệ. Nhưng có hề chi, khi những con tim đã hòa chung nhịp đập lại gặp nhau nơi tận cùng của chân lý cái Đẹp. Cái
  2. Đẹp của chữ Nhân, chữ Trí, như lời triết gia Khổng Tử. Với ông, họ thực sự là những bức chân dung lớn, xứng đáng tạc vào vách đá lịch sử và thời gian trong ký ức đồng bào, đồng nghiệp, đồng loại. Ông đã vẽ họ với tất cả tình yêu, tâm lực, trí lực của người nghệ sĩ. Đó là nhà văn Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời. Văn Cao với Thiên thai, Quốc ca, Trịnh Công Sơn với Cát bụi; Thái Bá Vân Tiếp sức với nghệ thuật. Các nhà thơ như Đoàn Phú Tứ với Màu thời gian; Trần Dần với Người người lớp lớp; Lê Đạt với “Bài ca ghế đá, Phu chữ - Bóng chữ; Hữu Loan với Màu tím hoa sim; Quang Dũng với Tây tiến, Hoàng Cầm với Bên kia sông Đuống, Phùng Quán với Trăng Hoàng cung, Lời Mẹ dặn. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí với Vườn xuân Trung Nam Bắc; Bùi Xuân Phái với Phố cổ Hà Nội; Hoàng Lập Ngôn với Mê ly - em Nhung - Bánh xe phiêu lãng; Nguyễn Sáng với Thiếu nữ bên hoa sen; Nguyễn Tiến Chung với Nguyễn Du đi câu; Triết gia Trần Đức Thảo: với Hégel và hạt nhân duy lý; Kant với phê phán lí tính thực tiễn; nhà ngôn ngữ Cao Xuân Hạo với Tiếng Việt trong cách nói và cách viết... Chỉ cần nghe những cái tên tác giả - tác phẩm ấy thôi, thì lịch sử, tình yêu, tình người của triết lý nhân sinh đã vang vọng, loang thấm trong tâm hồn ta rồi. Nó như những dòng suối mát, hay sự “cứu rỗi” phù trợ cho mỗi con người trong buồn vui sự sống. Còn không ít tên tuổi nữa. Nhưng Vẽ - Tạc họ vào lịch sử thời gian với những đại diện xuất sắc ấy, cũng đã tạm đủ cho ta ngưỡng vọng họ. Bùi Quang Ngọc đã thuộc lớp người “Xưa nay hiếm” - Nhân sinh thất thập cổ lai hy (Đỗ Phủ, Đường Thi). Sức khỏe đã hạn chế, không cho phép
  3. ông tung hoành nhiều nữa như thời thanh xuân trai tráng trên bảng màu nghệ thuật, dù tư duy đã chín, đã lắng đọng, lịch duyệt. Kết thúc hội họa chân dung, là hội họa khỏa thân của Bùi Quang Ngọc: “Đó là những vẻ đẹp chân thực, nguyên thuỷ, bền vững, con người đã nối tiếp chuyển động như một khúc hoan ca, bi hài. Những vũ khúc đó, bộc lộ các trạng thái tâm hồn con người với bảng màu nguyên chất”, đúng như thuyết minh của tác giả. Phải chăng Bùi Quang Ngọc đã gặp gỡ ý tưởng của điêu khắc gia Auguste Rodin (1840 - 1917): “Thân thể con người trước hết là tấm gương của tâm hồn, và chính vì vậy, nó lại càng đẹp đẽ”. Và “Mùa xuân vĩnh cửu” với Rodin “Vẫn dành cho các ngây thơ dục vọng, chứ không đẩy thân xác con người đến tội lỗi, đọa đầy như sách Thánh. Nó như có sự thiêng liêng cầu nguyện, mà vẫn là chiến thắng của con người, của đời người” (Thái Bá Vân). Với lý do cao đẹp ấy, dù ở thời đại nào, hoàn cảnh nào, người nghệ sĩ cũng Viết, hay Vẽ - Tạc Chân dung con người với tất cả tình yêu, tình người, đúng nghĩa Con Người. Bởi ông đã nhận thức đúng chân lý của cái đẹp, của tồn tại. Cái đẹp tồn tại được trả về với tồn tại cuộc sống của chính nó. Nó luôn tỏa ra như một vầng hào quang, giống như đôi giày của Van Gogh vẽ. Nó còn hồn, có thần, không giống như đôi giày thông thường mà ta đi. Như triết gia Heidegger (1889 - 1976) đã có lần nói. Triển lãm của Bùi Quang Ngọc đã thành công. Được sự hưởng ứng đầy nhiệt tình của bè bạn, đồng nghiệp Hà Thành - những người mà ông
  4. trân trọng, ngưỡng mộ. Họ đã trải qua và thấu hiểu hạnh phúc và nỗi đau nhân thế, đã vì nghệ thuật mà sáng tạo không ngừng, hết mình, trọn đời, cho lý tưởng cái đẹp. TRẦN THỨC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2