intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn ATX: Lỗi thường gặp ở mạch nguồn chính

Chia sẻ: Pham Van Hung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

707
lượt xem
120
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

· Thiết kế của mạch. - Từ chân PS ON (P.ON) không điều khiển trực tiếp vào IC dao động mà người ta thiết kế cho lệnh P.ON chạy qua mạch bảo vệ, trong trường hợp nguồn có sự cố như điện áp ra tăng cao hoặc phụ tải bị chập, khi đó mạch bảo vệ sẽ ngắt lệnh P.ON đưa đến IC để bảo vệ các đèn công suất trên nguồn cũng như bảo vệ Mainboard.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn ATX: Lỗi thường gặp ở mạch nguồn chính

  1. Nguồn ATX: Lỗi thường gặp ở mạch nguồn chính Đăng lúc: Thứ năm - 07/04/2011 09:52 - Người đăng bài viết: nguyễn văn thơ Nguồn ATX: Lỗi thường gặp ở mạch nguồn chính 1 – Mạch điều khiển tắt mở và bảo vệ Mạch điều khiển tắt mở •
  2. Thiết kế của mạch. • - Từ chân PS ON (P.ON) không điều khiển trực tiếp vào IC dao động mà người ta thiết kế cho lệnh P.ON chạy qua mạch bảo vệ, trong trường hợp nguồn có sự cố như điện áp ra tăng cao hoặc phụ tải bị chập, khi đó mạch bảo vệ sẽ ngắt lệnh P.ON đưa đến IC để bảo vệ các đèn công suất trên nguồn cũng như bảo vệ Mainboard. Phân tích nguyên lý điều khiển lệnh PS ON – trên sơ đồ dưới đây: • - Khi chân lệnh PS ON có mức điện áp cao (khoảng 3 đến 5V), điện áp này làm cho đèn Q13 dẫn, chân E của đèn Q13 có mức điện áp cao, điện áp này sẽ đi qua đi ốt D26 vào chân (4) của IC dao động, khi chân (4) của IC có điện áp cao thì biên độ dao động ra sẽ bằng 0 => các đèn công suất không hoạt động. - Khi có lệnh mở nguồn – chân lệnh PS ON giảm về 0V, đèn Q13 tắt, điện áp chân E đèn Q13 giảm thấp vì vậy không có điện áp đi qua đi ốt D26 sang chân (4) của IC dao động, đồng thời điện áp bảo vệ U_Protect cũng không có nên đèn Q11 tắt => đèn Q9 tắt => không có điện áp đi qua đi ốt D27 sang chân (4) của IC dao động. - Khi không có điện áp đi vào chân (4), điện áp chân (4) sẽ giảm dần về 0V, tụ C28 có tác dụng làm cho điện áp chân (4) giảm từ từ, đây là mạch khởi động mềm – khi điện áp chân (4) giảm dần thì biên độ dao động ra tăng dần cho đến khi điện áp đầu ra đạt đến mức bình thường.
  3. Phân tích nguyên lý của mạch bảo vệ quá áp. • - Các điện áp 3,3V và 5V đưa về từ thứ cấp của nguồn chính sẽ tham gia bảo vệ quá áp trong trường hợp điện áp ra tăng. - Đi ốt Zener ZD2 (6,2V) được mắc từ điện áp 5V về chân B đèn Q11 * Nếu đường điện áp 5V tăng > 6,2V thì sẽ có dòng điện chạy qua ZD2 về làm cho đèn Q11 dẫn - Đi ốt Zener ZD3 (5,3V) được mắc từ điện áp 3,3V về chân B đèn Q11 * Nếu đường điện áp 3,3V tăng > 5,3V thì cũng sẽ có dòng điện chạy qua ZD3 về làm cho đèn Q11 dẫn => Khi đèn Q11 dẫn => kéo theo đèn Q9 dẫn => dòng điện đi qua Q9 => đi qua đi ốt D27 vào làm cho chân (4) IC dao động tăng lên => biên độ dao động ra giảm xuống bằng 0 => các đèn công xuất ngưng hoạt động. Phân tích nguyên lý của mạch bảo vệ quá dòng. • - Khi nguồn có hiện tượng chập đầu ra (quá dòng) khi đó các đường điện áp ra sẽ giảm thấp, các đèn công suất làm việc trong tình trạng quá tải và sẽ bị hỏng nếu không được bảo vệ.
  4. - Nếu các đường điện áp âm giảm (tức là bớt âm) thì khi đó sẽ có một dòng điện đi qua D30 vào chân đèn Q11 làm Q11 dẫn => kéo theo đèn Q9 dẫn => dòng điện đi qua Q9 => đi qua đi ốt D27 vào làm cho chân (4) IC dao động tăng lên => biên độ dao động ra giảm xuống bằng 0 => các đèn công xuất ngưng hoạt động. - Nếu điện áp 5V giảm => sẽ làm mất điện áp P.G (đây là điện áp báo sự cố cho Mainboard biết để Mainboard khoá các mạch trên Main không cho chúng hoạt động – xem lại lý thuết về Mainboard) 2 – Mạch hồi tiếp ổn định điện áp ra. Sơ đồ nguyên lý & khu vực mạch hồi tiếp. •
  5. Nguyên lý hoạt động của mạch hồi tiếp ổn định điện áp ra. • - Người ta sử dụng mạch khuếch đại thuật toán ở chân 1 và 2 của IC dao động để khuếch đại điện áp hồi tiếp, chân số 2 được gim với điện áp chuẩn 5V (điện áp này lấy qua cầu phân áp R47 và R49), chân số 1 được nối với điện áp hồi tiếp. - Giả sử điện áp đầu vào tăng lên hoặc dòng tiêu thụ giảm xuống, khi đó điện áp 12V và 5V có xu hướng tăng => điện áp hồi tiếp đưa về chân số 1 của IC dao động tăng lên => các mạch khuếch đại thuật toán sẽ so sánh điện áp hồi tiếp với điện áp chuẩn và đưa ra dao động có biên độ giảm xuống => các đèn công suất của nguồn chính hoạt động yếu đi và điện áp ra giảm xuống trở về giá trị ban đầu. - Khi điện áp vào giảm hoặc dòng tiêu thu tăng lên thì điện áp ra có xu hướng giảm => điện áp hồi tiếp đưa về chân số 1 của IC dao động giảm => các mạch khuếch đại thuật toán sẽ so sánh điện áp hồi tiếp với điện áp chuẩn và đưa ra dao động có biên độ tăng lên => các đèn công suất của nguồn chính hoạt động mạnh hơn và điện áp ra tăng lên trở về giá trị ban đầu.
  6. Mạch hồi tiếp ổn định điện áp ra đưa về chân số 1 của IC dao động – TL494 3 – Hoạt động của mạch dao động và công suất
  7. Hoạt động của IC dao động và mạch công suất. • Khi IC dao động có đủ các điều kiện: - Có Vcc 12V cung cấp cho chân 12 - Có điện áp chuẩn 5V đưa ra chân 14 - Chân số 4 có điện áp bằng 0V => Khi đó IC sẽ hoạt động và cho các tín hiệu dao động ra ở chân 8 và chân 11, các tín hiệu dao động sẽ được các đèn Q7 và Q8 khuếch đại rồi đưa qua biến áp đảo pha T2 sang điều khiển các đèn công suất. - Hai đèn công suất sẽ hoạt động ngắt mở theo tín hiệu dao động tạo ra điện áp xung ở điểm giữa, điện áp này được đưa qua biến áp chính, thoát qua tụ gốm C3 rồi trở về điểm giữa của hai tụ lọc nguồn. - Thứ cấp của biến áp chính sẽ lấy ra các điện áp 12V, 5V và 3,3V các điện áp này sẽ được chỉnh lưu thành các điện áp một chiều cung cấp cho Mainboard. Dòng điện chạy qua các đèn công suất: • IC dao động cho ra hai xung điện để điều khiển hai đèn công suất: - Khi chân 8 có dao động ra thì đèn Q7 hoạt động, thông qua biến áp đảo pha điều khiển cho đèn công suất Q1 hoạt động, khi đó có dòng điện chạy từ nguồn 300V => qua đèn Q1 qua cuộn dây (5-1) của biến áp đảo pha để lấy hồi tiếp dương => sau đó cho qua cuộn sơ cấp (2-1) của biến áp chính rồi trở về điện áp 150V ở điểm giữa của 2 tụ lọc nguồn. - Khi chân 11 có dao động ra thì đèn Q8 hoạt động, thông qua biến áp đảo pha sang điều khiển cho đèn công suất Q2 hoạt động, khi đó có dòng điện chạy từ nguồn 150V (điểm giữa của hai tụ lọc) => chạy qua cuộn sơ cấp (2-1) của biến áp chính => chạy qua cuộn (1-5) của biến áp đảo pha => chạy qua đèn Q2 rồi trở về cực âm của nguồn điện.
  8. Hai đèn công suất hoạt động cân bằng. • Hai tụ C1, C2 và hai điện trở R2, R3 đã tạo ra điện áp cân bằng ở điểm giữa, điện áp rơi trên mỗi tụ là 150V - Ở sơ đồ trên ta thấy, đèn Q1 có điện áp cung cấp từ tụ C1 - Đèn Q2 có điện áp cung cấp từ tụ C2 Thực ra hai đèn hoạt động độc lập và chỉ chung nhau cuộn sơ cấp của biến áp chính - Khi điện áp rơi trên hai tụ cân bằng thì hai đèn có công suất hoạt động ngang nhau, ví dụ điện áp trên mỗi tụ là 150V thì mỗi đèn có công suất hoạt động là 150W - Trong trường hợp điện áp trên hai tụ bị lệch thì công suất hoạt động của hai đèn cũng bị lệch theo, ví dụ điện áp trên tụ C1 là 200V và trên tụ C2 là 100V thì khi đó đèn Q1 sẽ hoạt động ở công suất 200W và đèn Q2 hoạt động ở 100W, với trường hợp như vậy thì đèn công suất Q1 sẽ bị hỏng sau một thời gian hoạt động do bị quá tải. - Trong trường hợp một đèn bị hỏng (bị chập) thì sẽ kéo theo đèn kia bị chập do chúng phải gánh cả điện áp 300V Các trường hợp điện áp ở điểm giữa hai tụ bị lệch. • -
  9. Nếu điện trở R3 bị đứt thì điện áp ở điểm giữa hai tụ sẽ bị lệch, khi đó hai đầu tụ C1 có điện áp khoảng 100V và tụ C2 phải ghánh điện áp khoảng 200V Nếu điện trở R2 bị đứt thì điện áp ở điểm giữa hai tụ sẽ bị lệch, khi đó hai đầu tụ C1 có điện áp khoảng 200V và tụ C2 ghánh điện áp khoảng 100V
  10. Trường hợp hỏng một trong hai tụ lọc cũng gây ra lệch điện áp, tụ nào bị hỏng thì điện áp trên tụ đó sẽ giảm và tổng điện áp trên hai tụ cũng bị giảm theo Lưu ý : Điện áp ở điểm giữa hai tụ lọc nguồn bị lệch là một nguyên nhân làm hỏng các đèn công suất của nguồn chính 4 – Hư hỏng thường gặp của bộ nguồn. 1. Hư hỏng 1 – Nguồn bị mất dao động, các đèn công suất không hoạt động.Biểu hiện: - Khi chập chân PS ON xuống mass nhưng quạt nguồn không quay, mặc dù đo điện áp 5V STB vẫn tốt, kiểm tra đèn công suất không bị hỏng. Nguyên nhân mất dao động. - Mất điện áp 12V cấp cho IC - Lệnh PS ON không đưa đến được chân IC dao động. - Hỏng IC dao động 2. Hư hỏng 2 – Nguồn bị chập các đèn công suất, nổ cầu chì, hỏng các đi ốt chỉnh lưu.Biểu hiện: - Quan sát thấy cầu chì bị đứt, thay cầu chì khác vào lại nổ tiếp, đo các đèn công suất của nguồn chính thấy bị chập. Nguyên nhân chập các đèn công suất. - Do điện áp tại điểm giữa các tụ lọc bị lệch - Do chập các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra gây ra chập phụ tải - Do khi hoạt động nó bị quá nhiệt hoặc bị quá công suất thiết kế 3. Hư hỏng 3 – Mạch bảo vệ hoạt động và ngắt dao động. Biểu hiện: - Khi chập chân PS ON xuống mass, quạt nguồn quay 1 – 2 vòng rồi tắt Nguyên nhân - Do chập đi ốt chỉnh lưu ở đầu ra - Do điện áp ra bị tăng cao lên mạch bảo vệ hoạt động và ngắt Hướng dẫn sửa chữa bộ nguồn ATX Đăng lúc: Thứ năm - 07/04/2011 09:44 - Người đăng bài viết: nguyễn văn thơ 1. Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn ATX . .
  11. Sơ đồ khối của bộ nguồn ATX Bộ nguồn có 3 mạch chính là: - Mạch chỉnh lưu có nhiệm vụ đổi điện áp AC 220V đầu vào thành DC 300V cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính . - Nguồn cấp trước có nhiệm vụ cung cấp điện áp 5V STB cho IC Chipset quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V nuôi IC tạo dao động cho nguồn chính hoạt động (Nguồn cấp trước hoạt động liên tục khi ta cắm điện) - Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các điện áp cho Mainboard, các ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD Rom .. nguồn chính chỉ hoạt động khí có lệnh PS_ON điều khiển từ Mainboard . 1.1 Mạch chỉnh lưu: - Nhiệm vụ của mạch chỉnh lưu là đổi điện áp AC thành điện áp DC cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn xung hoạt động . - Sơ đồ mạch như sau: - Nguồn ATX sử dụng mạch chỉnh lưu có 2 tụ lọc mắc nối tiếp để tạo ra điện áp cân bằng ở điển giữa. - Công tắc SW1 là công tắc chuyển điện 110V/220V bố trí ở ngoài khi ta gạt sang nấc 110V là khi công tắc đóng => khi đó điện áp DC sẽ được nhân 2, tức là ta vẫn thu được 300V DC - Trong trường hợp ta cắm 220V mà ta gạt sang nấc 110V thì nguồn sẽ nhân 2 điện áp 220V AC và kết quả là ta thu được 600V DC => khi đó các tụ lọc nguồn sẽ bị nổ và chết các đèn công suất. 1.2 Nguồn cấp trước: - Nhiệm vụ của nguồn cấp trước là cung cấp điện áp 5V STB cho IC quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V cho IC dao động của nguồn chính . - Sơ đồ mạch như sau:
  12. - R1 là điện trở mồi để tạo dao động - R2 và C3 là điện trở và tụ hồi tiếp để duy trì dao động - D5, C4 và Dz là mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra - Q1 là đèn công suất 1.3 Nguồn chính: - Nhiệm vụ : Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các mức điện áp cho Mainboard và các ổ đĩa hoạt động - Sơ đồ mạch của nguồn chính như sau: - Q1 và Q2 là hai đèn công suất, hai đèn này đuợc mắc đẩy kéo, trong một thời điểm chỉ có một đèn dẫn đèn kia tắt do sự điều khiển của xung dao động . - OSC là IC tạo dao động, nguồn Vcc cho IC này là 12V do nguồn cấp trước cung cấp, IC này hoạt động khi có lệnh P.ON = 0V , khi IC hoạt động sẽ tạo ra dao động dạng xung ở hai chân 1, 2 và được khuếch đại qua hai đèn Q3 và Q4 sau đó ghép qua biến áp đảo pha sang điều khiển hai đèn công suất hoạt động . - Biến áp chính : Cuộn sơ cấp được đấu từ điểm giữa hai đèn công suất và điểm giữa hai tụ lọc nguồn chính => Điện áp thứ cấp được chỉnh lưu thành các mức điện áp +12V, +5V, +3,3V, -12V, -5V => cung cấp cho Mainboard và các ổ đĩa hoạt động . - Chân PG là điện áp bảo vệ Mainboard , khi nguồn bình thường thì điện áp PG > 3V, khi nguồn ra sai => điện áp PG có thể bị mất, => Mainboard sẽ căn cứ vào điện áp PG để điều khiển cho phép
  13. Mainboard hoạt động hay không, nếu điện áp PG < 3V thì Mainboard sẽ không hoạt động mặc dù các điện áp khác vẫn có đủ. 2. Các Pan thường gặp của bộ nguồn ATX: 2.1: Bộ nguồn không hoạt động: - Kích nguồn không chạy (Quạt nguồn không quay). * Nguyên nhân hư hỏng trên có thể do: - Chập một trong các đèn công suất => dẫn đến nổ cầu chì , mất nguồn 300V đầu vào . - Điện áp 300V đầu vào vẫn còn nhưng nguồn cấp trước không hoạt động, không có điện áp 5V STB - Điện áp 300V có, nguồn cấp trước vẫn hoạt động nhưng nguồn chính không hoạt động . * Kiểm tra: - Cấp điện cho bộ nguồn và kiểm tra điện áp 5V STB ( trên dây mầu tím) xem có không ? ( đo giữ dây tím và dây đen ) => Nếu có 5V STB ( trên dây mầu tím ) => thì sửa chữa như Trường hợp 1 ở dưới - Nếu đo dây tím không có điện áp 5V, bạn cần tháo vỉ nguồn ra ngoài để kiểm tra . - Đo các đèn công suất xem có bị chập không ? đo bằng thang X1Ω => Nếu các đèn công suất không chập => thì sửa như Trường hợp 2 ở dưới . => Nếu có một hoặc nhiều đèn công suất bị chập => thì sửa như Trường hợp 3 ở dưới * Sửa chữa: - Trường hợp 1: Có điện áp 5V STB nhưng khi đấu dây PS_ON xuống Mass quạt không quay . Phân tích : Có điện áp 5V STB nghĩa là có điện áp 300V DC và thông thường các đèn công suất trên nguồn chính không hỏng, vì vậy hư hỏng ở đây là do mất dao động của nguồn chính, bạn cần kiểm tra như sau:
  14. - Đo điện áp Vcc 12V cho IC dao động của nguồn chính - Đo kiểm tra các đèn Q3 và Q4 khuếch đại đảo pha . - Nếu vẫn có Vcc thì thay thử IC dao động - Trường hợp 2: Cấp điện cho nguồn và đo không có điện áp 5V STB trên dây mầu tím , kiểm tra bên sơ cấp các đèn công suất không hỏng, cấp nguồn và đo vẫn có 300V đầu vào. - Phân tích : Trường hợp này là do nguồn cấp trước không hoạt động, mặc dù đã có nguồn 300V đầu vào, bạn cần kiểm tra kỹ các linh kiện sau của nguồn cấp trước : - Kiểm tra điện trở mồi R1 - Kiểm tra R, C hồi tiếp : R2, C3 - Kiểm tra Dz - Trường hợp 3: Không có điện áp 5V STB, khi tháo vỉ mạch ra kiểm tra thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập . - Phân tích: Nếu phát hiện thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập thì ta cần phải tìm hiểu và tự trả lời được câu hỏi : Vì sao đèn công suất bị chập? bởi vì đèn công suất ít khi bị hỏng mà không có lý do . - Một trong các nguyên nhân làm đèn công suất bị chập là 1. Khách hàng gạt nhầm sang điện áp 110V 2. Khách hàng dùng quá nhiều ổ đĩa => gây quá tải cho bộ nguồn. 3. Một trong hai tụ lọc nguồn bị hỏng => làm cho điện áp điểm giữa hai đèn công suất bị lệch. - Bạn cần phải kiểm tra để làm rõ một trong các nguyên nhân trên trước khi thay các đèn công suất. - Khi sửa chữa thay thế, ta sửa nguồn cấp trước chạy trước => sau đó ta mới sửa nguồn chính. - Cần chú ý các tụ lọc nguồn chính, nếu một trong hai tụ bị hỏng sẽ làm cho nguồn chết công suất, nếu một tụ hỏng thì đo điện áp trên hai tụ sẽ bị lệch ( bình thường sụt áp trên mỗi tụ là 150V)
  15. - Cần chú ý công tắc 110V- 220V nếu gạt nhầm sang 110V thì điện áp DC sẽ là 600V và các đèn công suất sẽ hỏng ngay lập tức . 2.2 : Mỗi khi bật công tắc nguồn của máy tính thì quạt quay vài vòng rồi thôi * Phân tích nguyên nhân : - Khi bật công tắc nguồn => quạt đã quay được vài vòng chứng tỏ => Nguồn cấp trước đã chạy => Nguồn chính đã chạy => Vậy thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là gì ??? * Hiện tượng trên là do một trong các nguyên nhân sau : - Khô một trong các tụ lọc đầu ra của nguồn chính => làm điện áp ra bị sai => dẫn đến mạch bảo vệ cắt dao động sau khi chạy được vài giây . - Khô một hoặc cả hai tụ lọc nguồn chính lọc điện áp 300V đầu vào => làm cho nguồn bị sụt áp khi có tải => mạch bảo vệ cắt dao động * Kiểm tra và sửa chữa : - Đo điện áp đầu vào sau cầu đi ốt nếu < 300V là bị khô các tụ lọc nguồn. - Đo điện áp trên 2 tụ lọc nguồn nếu lệch nhau là bị khô một trong hai tụ lọc nguồn, hoặc đứt các điện trở đấu song song với hai tụ . - Các tụ đầu ra ( nằm cạnh bối dây ) ta hãy thay thử tụ khác, vì các tụ này bị khô ta rất khó phát hiện bằng phương pháp đo đạc . guồn ATX: Các lỗi thường gặp Đăng lúc: Thứ năm - 07/04/2011 09:39 - Người đăng bài viết: nguyễn văn thơ guồn ATX: Các lỗi thường gặp Bộ nguồn ATX và các lỗi thường gặp: Dạo quanh các forum thì thấy rất rất nhiều bài viết về bộ nguồn. Chung quy đại khái là: cấu tạo bộ nguồn, công suất thực, công suất dỏm… Nguồn noname, Trung Quốc, rồi ca ngợi khen hay khoe nguồn xịn, công suất thực, dắt tiền Nhưng trên thực tế, nếu dạo quanh các cửa hàng bán máy vi tính khu vực Tôn Thất Tùng, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng Tám… thì lượng máy tính bán ra gần như 100% là xài các bộ nguồn thuộc loại noname, Trung Quốc. Dễ thấy, khi bạn mang một bộ nguồn đi bảo hành thì nhân viên bảo hành chỉ ghi vào biên nhận là: nguồn PIV-420W là xong. Khi trả thường thì trả đúng PIV-420W (không quan tâm đến nhãn ghi bên ngòai là hiệu gì) còn không thì trả một nguồn khác PIV-450W là người dùng càng khoái chứ sao.
  16. Vấn đề tôi muốn đặt ra là từ trước giờ chúng ta đã “Sống chung với lũ” và bài viết này cũng chủ yếu xoay quanh việc xử lý khắc phục các lỗi các bộ nguồn thông dụng này. 1. Về công suất: Nếu bạn mua một bộ máy mới thì nhân viên bán hàng thường tư vấn bạn chọn một Case + Bộ nguồn (PSU) thích hợp theo tư vấn này bạn nên dự trù thêm chút đĩnh. Ví dụ nếu 450W thì bạn nên yêu cầu thêm 500W hay 600W chẵng hạn. Cách tính thì đơn giãn thôi, đa số người dùng ít quan tâm đến bên trong máy có gì phần lớn chỉ nhìn những con số ví dụ PIV- 3.2Gz, 512MB RAM, 200GB HDD
  17. * Cách kiểm tra xem bộ nguồn có bị yếu công suất hay không: - Rất đơn giản chỉ cần “giảm tải” cho bộ nguồn, tháo bỏ (chỉ cần tháo cáp nguồn và cáp tín hiệu) của các thiết bị phụ như CD/DVD, FDD, các thiết bị kết nối qua USB như Webcam, USB Driver, bớt RAM (nếu máy gắn từ 2 thanh trở lên) tháo cả VGA rời (nếu máy bạn có cả VGA on board) chỉ chừa lại những thành phần tối thiểu để vận hành. Nếu máy ổn định trở lại thì 100% phải thay bộ nguồn mới công suất cao hơn cho chắc ăn. 3. Cán pan “hiền” nóng máy, hoặc chạy nóng treo máy: - Nhiều trường hợp nguồn chạy nhưng quạt làm mát của bộ nguồn không chạy sẽ dẫn đến máy chạy đến khi nóng thì khùng khùng. Đơn giản kiểm tra coi quạt có quay hay không -> thay quạt là OK. 4. Các Pan dữ như cháy, nổ, khét… nói chung là im luôn: - Các pan này thì rất dễ phát hiện vì “dữ” mà “đùng”, bóc khói, bóc mùi… rồi im luôn. Cái này với người dùng thì quá dễ, thay mới là xong. Tuy nhiên trước khi thay cần test lại thử cho chắc ăn. * Cách kiểm tra bộ nguồn rời còn chạy hay không: - Cái này thì tôi từng có bài hướng dẫn riêng, và nhiều bài viết trên WEB đã hướng dẫn nên tôi chỉ nhắc lại. Socket nguồn ATX thường có 20 pin trong đó được chia làm nhiều màu khác nhau theo quy chuẩn như sau: màu vàng (12V), màu đỏ (5V), màu cam (3.3V), màu đen (0V) là các đường quan trọng chính. Các đường phụ khác cần quan tâm chỉ là Xanh lá (Power ON) Tím (5V Stand by). - Nếu bạn có kiết thức về điện tử cơ bản thì khi cắm dây điện nguồn vào bộ nguồn rời (chỉ có bộ nguồn không thôi), nếu bộ nguồn OK thì đường màu tím phải có 5V và đường màu xanh lá ở mức cao (2.2V – 5V). Lúc này nguồn đã họat động ở chế độ Stand By (Như thể Tivi mà bạn dùng Remot tắt vẫn còn đèn báo Stand By) dĩ nhiên toàn bộ các đường khác đều không có điện. - Để kích cho nguồn chạy ta lấy đường màu xanh lá này chập với 1 đường màu đen (0V) có thể dùng một đoạn dây điện ngắn để nốt tắt qua 2 lỗ màu tương ứng của socket 20 pin dã nêu trên. Lập tức nguồn sẽ chạy và tất cả các đường còn lại đều có điện tương ứng. Nếu có VOM ta có thể đo từng đường ra tương ứng còn không thấy quạt quay là OK.
  18. 5. Các pan linh tinh khác: - Các pan này rất khó hiểu nhưng cũng xin liệt kê để ai đó có khi mắc phải. - Máy chạy bình thường, tắt máy cẩn thận, đến khi cần dùng bấm power thì máy không lên. Im re. Cái này làm cho tôi nhớ lại bài viết “Làm gì khi máy tính không hình không tiếng” trước đây. Đừng vội bi quan, rút dây cắm điện 220V ra trở đầu cắm lại. Nếu vẫn không cải thiện. Tháo nắp thùng máy, rút socket nguồn 20 pin trên main ra cắm vô, thử lại. Pan này thường thấy nhưng khu vực điện lưới chập chờn, vụt cao lên hoặc hay bị cúp điện đột xuất. Để hạn chế pan này, sau khi dùng máy xong nên rút dây cắm nguồn đừng ngâm điện cho máy Stand by. 6. Các pan dành cho “bác sỹ”: - Dĩ nhiên, đây là khu vực nâng cao dành cho các vọc sỹ có kiến thức về điện tử cơ bản để có thể tháo nắp bộ nguồn ra ra “vọc” tiếp. - Phù tụ: Pan này ở bài viết về Main tôi đã đề cập rồi, nhắc lại chủ yếu 2 hoặc 1 tụ lọc nguồn 220V vào (to dùng) rất dễ bị phù. Các tụ ngõ ra cũng rất dễ phù. - Chết các diod nắng điện vào 220V, các diod nắng điện ngõ ra (Diod xung) 5V, 12V, -5V, -12V. - Chết Transistor hoặc Mosfet công suất. - Chết các trở cầu chì (hơi khó tìm vì nó nằm gần như khắp mạch) - Còn lại như IC dao động, dò sai, các diod zener, transistor khác… là “vọc sỹ” cũng bó tay.
  19. Sửa chữa mạch nguồn ATX Đăng lúc: Thứ năm - 07/04/2011 09:42 - Người đăng bài viết: nguyễn văn thơ Tiếp theo bài “Phân tích mạch nguồn ATX (DTK PTP-2038)” tôi xin gợi ý một số điểm giúp các bạn định hướng sửa chữa dạng nguồn này. Click vào để xem hình lớn hơn 1. Mạch Chỉnh lưu: - Lỗi thường gặp là đứt cầu chì F1, chết Varistors Z1 và Z2, chết các cầu Diod D21..D24. Nguyên nhân chủ yếu là do gặt công tắc 115/220V sang 115V rồi cắm vô điện 220V. Hoặc có chạm tải ở ngỏ ra. Nên ta phải kiểm tra các ngỏ ra trước khi cấp điện cho mạch. Như ở bài phân tích, cuối mạch này có điện áp 300V là OK. - Một số trường hợp cặp tụ lọc nguồn C5, C6 (hai tụ to đùng dể thấy nhất đó) bị khô hoặc phù sẽ làm cho nguồn không chạy hoặc chạy chậm chờn, tuột áp.
  20. 2. Mạch nguồn cấp trước: - Khi một bộ nguồn không chạy, việc đầu tiên trước khi ta mở vỏ hộp nguồn là kiểm tra xem dây màu tím có 5V STB hay không? Nếu không là mạch nguồn cấp trước đã hư. - Thường thì chết Q12 C3457, zener ZD2, Diod D28 đứt hoặc chạm, chết IC 78L05. - Mạch này OK thì khi ta cắm điện là nó luôn luôn được chạy. - Tuy nhiên dạng mạch cấp trước này ít thông dụng bằng lọai có OPTO và IC họ 431 (Sẽ đề cập ở bài viết khác). 3. Mạch công tắc (Còn gọi Power ON) - Sau khi kiểm tra dây tím có 5V STB thì việc thứ hai cần làm là kiểm tra xem dây công tắc xanh lá cây có mức CAO (khoảng 2,5V ~ 5 V) hay không? Lưu ý là dây xanh lá chỉ cần có mức CAO (tức 2,5V ~ 5V) mà không cần thiết phải là 5V. Một số bạn kiểm tra thấy chưa đủ 5V thì lo đi sửa lỗi chổ này và loay hoay mãi. - Mạch này chạy với điện áp và dòng thấp nên rất ít hư hỏng. Việc mất áp này rất ít xảy ra (Vì nó lấy từ nguồn 5V STB của dây tím mà). Lỗi thường gặp là có mức CAO nhưng kick nguồn không chạy. Lỗi này do các mạch ở phía sau như “Nguồn chính không chạy”, có chạm tải bị “mạch Bảo vệ” ngăn không cho chạy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2