YOMEDIA
Nguồn gốc bí ẩn của phím @
Chia sẻ: Bi Bo
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:3
97
lượt xem
4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Theo trang Smithsonianmag.com, người Italia gọi ký tự @ là "con ốc sên", còn người Hà Lan gọi nó là "đuôi khỉ". Dù là "ốc sên" hay "đuôi khỉ" thì @ là một ký tự không thể thiếu trong truyền thông điện tử. @ thậm chí đã được đưa vào bộ sưu tập vĩnh cửu của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Mỹ), với lời chú giải về @ là hiện thân của"sự tao nhã, kinh tế, trí tuệ và mang ý nghĩa của những định hướng tương lai thấm nhuần trong nghệ thuật thời đại". Nguồn gốc của biểu...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Nguồn gốc bí ẩn của phím @
- Nguồn gốc bí ẩn của phím @
Theo trang Smithsonianmag.com, người Italia gọi ký tự @ là "con ốc sên",
còn người Hà Lan gọi nó là "đuôi khỉ". Dù là "ốc sên" hay "đuôi khỉ" thì @
là một ký tự không thể thiếu trong truyền thông điện tử. @ thậm chí đã được
đưa vào bộ sưu tập vĩnh cửu của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Mỹ), với lời
chú giải về @ là hiện thân của"sự tao nhã, kinh tế, trí tuệ và mang ý nghĩa
của những định hướng tương lai thấm nhuần trong nghệ thuật thời đại".
Nguồn gốc của biểu tượng này, một trong những ký tự duyên dáng nhất trên
bàn phím, là một cái gì đó đầy bí ẩn. Một giả thuyết nói rằng các tu sỹ thời
trung cổ tìm kiếm những từ viết tắt trong khi sao chép bản thảo, đã chuyển
đổi từ Latin "forward" thành chữ "a" cùng với phần sau của chữ "d" như
một cái đuôi.
Một giả thuyết khác lại nói, @ xuất phát từ chữ tiếng Pháp "at" và người
viết, trong khi cố gắng viết nhanh đã vòng ngòi bút lên trên và sang bên.
Cũng có thể biểu tượng này đã tiến hoá từ chữ viết tắt "each at" –
Chữ "a"được bọc trong chữ "e". Ký tự @ được dùng lần đầu tiên trong văn
kiện là vào năm 1536, trong một bức thư của Francesco Lapi, một thương
nhân Florentine, đã dùng @ để chỉ đơn vị của loại rượu gọi là rượu vò hai
quai, được bán trong những chiếc vại đất sét lớn.
Từ đó, biểu tượng này bắt đầu có vai trò lịch sử trong thương mại. Tuy
nhiên, thời kỳ này vẫn chưa phải là hoàng kim với @. Những chiếc máy
đánh chữ đầu tiên, xây dựng vào khoảng giữa những năm 1800, không có
phím @. Cũng như thế, @ không nằm trong dãy biểu tượng của hệ thống lập
- bảng biểu phiếu đục lỗ đầu tiên – Hệ thống phiếu này được xem là tiền thân
cho lập trình máy tính.
Số phận tăm tối của biểu tượng @ kết thúc vào năm 1971, khi một nhà khoa
học máy tính tên là Ray Tomlinson đối mặt với một vấn đề nan giải: Làm
thế nào kết nối những người làm lập trình máy tính với nhau. Vào lúc đó,
mỗi nhà lập trình kết nối với một máy chính đặc biệt qua điện thoại và máy
điện báo đánh chữ. Nhưng những máy tính này lại không kết nối với nhau,
một thiếu sót mà chính phủ Mỹ đã phải tìm cách vượt qua, và chính phủ Mỹ
đã thuê công ty BBN Technologies, công ty mà Ray Tomlinson đang làm
việc, để phát triển mạng lưới gọi là Arpanet – Tổ tiên của Internet.
Thách thức của Ray Tomlinson là phải xử lý thông điệp của một người và
gửi qua Arpanet đến một người nào đó tại một máy tính khác. Địa chỉ này
cần tên của người lập trình cũng như tên của máy tính. Và biểu tượng để
tách riêng hai yếu tố địa chỉ này chưa được dùng rộng rãi trong các chương
trình và các hệ điều hành, khiến máy tính không hiểu.
Trong quá trình nghiên cứu, mắt của Tomlinson bỗng bắt gặp @, ở ngay trên
chữ "P" trên chiếc máy điện báo Model 33 của ông. "Tôi đang tìm kiếm một
biểu tượng không được dùng nhiều", Tomlinson nói, "và không có nhiều lựa
chọn đâu nhé – Bởi các biểu tượng như dấu chấm hay phẩy đều được dùng
rất nhiều". Tomlinson đã chọn @, và tự gửi cho mình một email. Email này
đi từ một chiếc máy điện báo trong phòng, qua mạng Arpanet, đến một máy
điện báo khác cũng ở trong phòng.
Tomlinson, hiện vẫn làm việc tại BBN, nói ông không nhớ ông đã viết gì
trong bức email đầu tiên. Nhưng với email đó, ký tự @ từng suýt bị bỏ đi đã
- trở thành một biểu tượng vô cùng quan trọng của cuộc cách mạng truyền
thông của loài ngườ
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:index documents,documents2: syntax error, unexpected $end near ''
ERROR:index documents,documents2: syntax error, unexpected $end near ''
Đang xử lý...