intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn gốc của các môn phái võ lâm

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

172
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quyền thuật, Bắc Phái hay Ngoại Gia bao gồm rất nhiều các môn võ khác nhau, được xuất xứ từ các địa phương Hoa Bắc. Cũng như, triết lý tôn giáo và nguồn gốc khai sáng được du nhập từ nước ngoài. Về kỹ thuật thực hành, Bắc Phái Ngoại Gia có những đặc tính căn bản như: cương mãnh, nhanh nhẹn, năng động, trực diện, đường thẳng, ngoại lực, tư thế dài rộng,…Căn cứ vào các môn võ nổi tiếng, người ta nhận thấy có 3 loại tổng quát như: Trường Quyền, Đoản Đả, và Địa Đàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn gốc của các môn phái võ lâm

  1. Nguồn gốc của các môn phái võ lâm Trong quyền thuật, Bắc Phái hay Ngoại Gia bao gồm rất nhiều các môn võ khác nhau, được xuất xứ từ các địa phương Hoa Bắc. Cũng như, triết lý tôn giáo và nguồn gốc khai sáng được du nhập từ nước ngoài. Về kỹ thuật thực hành, Bắc Phái Ngoại Gia có những đặc tính căn bản như: cương mãnh, nhanh nhẹn, năng động, trực diện, đường thẳng, ngoại lực, tư thế dài rộng,…Căn cứ vào các môn võ nổi tiếng, người ta nhận thấy có 3 loại tổng quát như: Trường Quyền, Đoản Đả, và Địa Đàng (theo sách “Quốc Kỷ Luận Lược” của Từ Triết Đông). Trong Trường Quyền, một số môn nổi tiếng như: Thái Tổ, Nhị Lang, Mê Tung, Bát Cực, Phiên Tử, Tra Quyền, Hồng Quyền,… đều có những điểm đại đồng và tiểu dị. Thí dụ như môn Phiên Tử sở trường về luyện tay, môn Phê Quải chuyên luyện về chưởng pháp, còn Tra Quyền chuyên luyện về bước di chuyển. Đó là nét độc đáo của mỗi môn. Ngoài ra, trong lúc tập luyện, hầu hết các môn trong Trường Quyền đều tập trung vào các điểm: tiến thoái nhanh lẹ, nhảy và tọa một cách nhẹ nhàng, khí trầm thế vững, biến hóa linh động, đường quyền dài rộng,… Về Đoản Đả, các môn nổi tiếng nhất là Miên Trường Đoản Đả, Lục Lộ Đoản Đả của Đàn Thoái Môn, Thiên Cang Thủ ở vùng Giang Nam, Đối Đả của phái Hồng Tháo,… đều áp dụng quyền pháp nghiêm ngặt, thủ pháp kín đáo. Còn Địa Đàng chuyên về nhào lộn, nổi tiếng nhất Lục Hợp Môn, Hầu Quyền, Túy Bát Tiên,…
  2. Về sau, cả ba môn Trường Quyền, Đoản Đả và Địa Đàng đều được một số các võ phái phối họp lại với nhau. Sau đây là nguồn gốc và lược sử một số các môn võ nổi tiếng đại diện cho Bắc Phái Ngoại Gia Quyền: 1. Đàm Thoái và Đàn Thoái Quyền: Môn võ Đàm Thoái hay còn gọi là Đàn Thoái được du nhập vào Trung Hoa, t ừ những người theo đạo Hồi ở Tây Tạng, khoảng thế kỷ thứ mười bốn, rất thịnh hành ở t ỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc. Về kỹ thuật, môn này có hai nhánh. Những người theo học 12 lộ quyền thường gọi là Đàm Thoái. Còn những người theo học 10 lộ quyền lại gọi là Đàn Thoái. Vào thời nhà Thanh, Hoắc Nguyên Giáp, người ở Hà Bắc, xuống phương nam sáng lập Tinh Võ Hội ở Thượng Hải, và phổ biến môn Đàm Thoái, rất đông người theo học. Về sau, Mã Vĩnh Trinh là người nổi tiếng giỏi nhất về môn Đàm Thoái ở Thượng Hải.
  3. 2. Tra Quyền hay Xoa Quyền: Tra Quyền hay còn gọi là Xoa Quyền là một môn võ cổ của Trung Hoa, thuộc Bắc Phái, xuất xứ từ các tín đồ Hồi Giáo người Trung Hoa, thuộc các tỉnh Tân Cương, Thanh Hải, và Cam Túc, vào thế kỷ thứ 14. Môn này có cùng nguồn gốc với môn Đàm Thoái. Cả hai đều được thịnh hành vào thế kỷ thứ 17 tại Trung Hoa. Theo sách Kỷ Hiệu Tân Thư Quyền Kinh của Thích Kế Quang, nhà họ Ôn có 72 đường hành quyền, cùng một dụng ý như Tra Quyền. 3. Nga Mi Võ Phái: Vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426 sau T.L) t ại núi Nga Mi Sơn, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, võ phái Nga Mi được sáng lập, do nữ sáng tổ Chu Tú Anh, xuất thân từ dòng họ Chu gia giỏi võ, danh tiếng nhiều đời, tại tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc. Thuở nhỏ, vì cha mất sớm, hai
  4. anh em Chu Đức Kiệt và Chu Tú Anh được chú ruột, Chu Đức Võ Thượng Nhân, nuôi dưỡng và truyền dạy võ nghệ rất cẩn thận. 4. Không Động Võ Phái: Võ Phái Không Động được xuất hiện tại núi Không Động, tỉnh Cam Túc, một nơi núi rừng âm u, lạnh lẽo, với một xuất xứ mù mờ, nguồn gốc sáng lập không được xác định. Cách thu nhận môn đồ rất khắt khe và hạn chế. 5. Võ Phái Địa Đàng: Võ Phái Địa Đàng chuyện luyện về các kỹ thuật nhảy nhào, lăn lộn, té người xuống đất. Theo sách Quyền Kinh của Thích kế Quang, tổ sư của môn võ này là Thiên Trật Trường. Ơû miền Hoa Bắc, võ phái này áp dụng phối hợp với kỹ thuật Trường Quyền. Trái lại, ở vùng Giang Nam, kỹ thuật của Đoản Đả được phối hợp làm căn bản. Ngoài ra, môn võ Túy Bát Tiên rất được xem trọng trong võ phái Địa Đàng. Về sau, Trương Cảnh Phúc, tự là Giới Thần, rất nổi tiếng về Địa Đàng, ở Hà Bắc. Oâng đã từng xuống Hoa Nam, dạy môn Địa Đàng cho Trung Hoa Thể Dục Hội, tại Thương Hải. 6. Côn Luân Võ Phái:
  5. Vào thời vua Minh Thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc (1403 – 1425 T.L.) nhà vua xuất công khố trùng tu ngôi cổ tự Bích Vân, trên dãy núi Côn Luân Sơn, thuộc đất Lương Châu, huyện Tiêu Dương, tỉnh Thanh Hải, để cấp cho Chu Đức Võ Thượng Nhân trụ trì tu luyện, và sáng lập võ phái Côn Luân. Gần ngày tạ thế, Chu Đức Võ Thượng Nhân đã kế truyền chức Chưởng Môn phái Côn Luân cho Chu Đức Kiệt, một người cháu ruột, cũng là một cao đồ đắc ý nhất của ngài. Ngài còn lưu truyền lại bí kíp “Thái Dương Trường Kiếm Pháp”, cùng với thanh bảo kiếm Thái Dương, do ngài dày công nghiên cứu chế tạo, cũng như, môn thuốc giang hồ “Tiêu Nhục Phấn” (còn gọi là Mãng Xà Diệp), cách chế tạo thuốc phấn này do sư phụ của ngài truyền lại. Trước kia, Chu Đức Võ Thượng Nhân được thụ giáo với sư phụ Huyền Vân Trưởng Lão, tại Bạch Vân Miếu, trên dãy núi Cửu Huyền Sơn, miền bắc quan ngoại, biên giới Mông Cổ. Nguyên sư phụ Huyền Vân Trưởng Lão, vào thuở thiếu thời, đã tình cờ khám phá ra lá cây “Tiêu Nhục Diệp” (hay Mãng Xà Diệp) qua sự chỉ điểm của người tiều phu Mông Cổ, cư ngụ bên chân núi Cửu Huyền Sơn. Loại lá “Tiêu Nhục Diệp” chỉ mọc trong rừng rậm, nơi có nhiều mnag xà lui tới, vì giống mãng xà có sẵn chất giải độc trong máu, nên khi ăn loại lá cây này, mãng xà không bị nguy hiểm, mà còn tiêu hóa được con thịt vừa mới nuốt vào trong bụng. Ngoài ra, bất cứ động vật nào nhiễm phải chất độc của lá “Tiêu Nhục Diệp”, đều bị nguy hiểm đến tánh mạng, vì nhục thể sẽ bị tiêu hủy, từ từ tan ra thành nước. Trên đường giang hồ hành hiệp, mỗi khi muốn làm sạch, tiêu mất thi thể đối phương, người hiệp sĩ chỉ cần cho một lượng vừa phải của “Tiêu Nhục Phấn” vào vết thương trên tử thi. Sau vài phút đồng hồ, tử thi dần dần bị tan biến thành nước mà tiêu mất.
  6. 7. Tung Sơn Thiếu Lâm Tự: Võ phái Tung S ơn Thiếu Lâm Tự do Đạt Ma Tổ Sư sáng lập, vào năm (520 – 529 sau T.L.), tại núi Tung Sơn, tỉnh Hồ Nam, là một danh môn chính phái, có nề nếp kỷ cương, trong suốt gần 15 thế kỷ. Thiếu Lâm Tự đã được mọi người mến mộ, có thành tích lừng lẫy, danh trấn giang hồ, được giới võ lâm kính nể như một ngôi sao Bắc Đẩu, trên vòm trời võ lâm Trung Hoa. Kể từ đời nhà Đường, sau chiến công oanh liệt của 13 vị thiền s ư Thiếu Lâm Tự, giúp vua Đường Thái Tông (năm 627 sau T.L.) dẹp được giặc Vương Thế Sung, từ đó, võ phái Thiếu Lâm vang danh khắp Trung nguyên. Trong suốt thời nhà Minh (1368 – 1644 T.L.), võ phái Thiếu Lâm Tự ở vào thời hưng thịnh, sách “Thiếu Lâm Côn Pháp Xiểng Tông” đ ược biên soạn phổ biến, do Trình Xung Đẩu, tự Tông Du, người ở Tân Đô, sau khi học võ thuần thục với hai vị thiền sư Thiếu Lâm là Hồng Kỷ và Hồng Chuyển, hai vị này đã nổi danh nhất về côn pháp, vào thời vua Minh Vạn Lịch (1573 – 1616 sau T.L.). Đến đời vua Minh Sùng Trinh (1628), tướng Thẩm Thụy Trinh đã mời các nhà sư Thiếu Lâm Tự: Hồng Kỷ và Hồng T ín đến Thái Thượng dạy võ cho binh sĩ. Khi nhà Minh mất về Thanh triều (1644), các cựu thần văn
  7. võ và tôn thất nhà Minh, phần đông, trốn ẩn trong chùa Thiếu Lâm Tự, để ẩn dật và chuyên tâm gắng sức luyện võ, mưu tìm cơ hội khôi phục quốc gia. Sau cùng, Thiếu Lâm Tự đã ở vào thời cực thịnh, vang danh trong phong trào “Phản Thanh Phục Minh” của dân Hán, vào thời Mãn Thanh. Ngoài ra, Tung Sơn Thiếu Lâm Tự còn là một lò luyện võ sản xuất biết bao ngoại đồ cao đẳng, nhân tài võ dũng, giang hồ hiệp sĩ, giúp dân g iúp nước, khắp nơi trên lãnh thổ Trung Hoa, trong những thế kỷ vừa qua. Cũng như, một số chi nhánh Thiếu Lâm Tự địa phương Nam Bắc đã được các cao đồ phát huy như Hồng Gia, Lưu Gia, Lý Gia, Thái Gia, và Mặc gia,… cũng như, rất nhiều võ phái lớn nhỏ được sáng lập tại các địa phương Trung Hoa, đáng kể đến như: Quảng Châu Thiếu Lâm Nam Phái, Thiếu Lâm Bạch Hạc Phái, Thái Sơn Thiếu Lâm Bắc Phái (hay Sơn Đông),… 8. Quảng Châu Thiếu Lâm Nam Phái: Quảng Châu Thiếu Lâm Nam Phái được đặt trụ sở tại chùa Tam Vân Tự, tọa lạc tại phía đông ngoại thành Quảng Châu, tỉnh Phúc Kiến. Ngôi vhùa này đã được xây cất vào thời
  8. vua Đường Túc Tông, niên hiệu Càn Nguyên (756 sau T.L.). Vào đời vua Minh Thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc (1403 sau T.L), vị trụ trì Ngũ Chấn Thiền Sư đến từ Thiếu Lâm Tự, phát động huấn võ cho các vị thiền sư trong chùa Tam Vân Tự. Ngũ Chấn Thìn Sư, dáng người cao lớn khỏe mạnh, là sư đệ của chiêu Đức Sư Trưởng, Tung Sơn Thiếu Lâm Tự lúc bấy giờ. Vào triều nhà Minh, những vị thiền sư tại Tam Vân Tự đã có lần vang danh trong cuộc chiến thắng bọn “Nụy Khấu” (cướp biển người Nhật) đến cướp phá dân lành, thuộc vùng ven biển, tỉnh Phúc Kiến. Đến đời Mãn Thanh, vì tham gia vào phong trào “Phản Thanh Phục Minh” ngôi chùa này đã bị chính quyền Mãn Thanh đốt phá, và các vị thiền sư đã phải bôn ba trốn tránh tại các tỉnh lân cận như Quảng Đông, Quảng Tây,…và âm thầm phát huy tinh thần võ dũng của Thiếu Lâm Nam Phái. 9. Thiếu Lâm Bạch Hạc Phái: Thiếu Lâm Bạch Hạc Phái tu luyện tại chùa Long Sơn Tự, trên núi Bạch Hạc Sơn (hay Long Sơn), thuộc huyện Quan Đồ, phía Tây tỉnh Vân Nam. Võ phái này được sáng lập bởi Nhứt Khánh Thiền Sư, vào hàng sư đệ của Trí Dõng Thiền Sư (Trí Dõng là thầy dạy của Chiêu Đức và Ngũ Chấn Thiền Sư). Vì xuất xứ từ Thiếu Lâm Tự, cho nên, cách luyện tập của Bạch Hạc phái đã được Nhứt Khánh Thiền Sư áp dụng giống y như tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự. Nhứt Khánh Thiền Sư thọ được 91 tuổi. Đệ nhất cao đồ của ngài là Thượng Thái Lão Ni Sư Trưởng lên kế nghiệp, và chỉ truyền dạy 10 ni cô, đều rất giỏi võ nghệ. Vào đời vua Thanh Cao Tôn, niên hiệu Càn Long (1736 – 1796 sau T.L.), Bạch Hạc Phái tại Long Sơn Tự được truyền đến Ngũ Mai Lão Ni Sư Trưởng, lúc bấy giờ, danh nghĩa Bạch Hạc Phái lẫy lừng trong chốn giang hồ hành hiệp. 10. Thái Sơn Thiếu Lâm Bắc Phái (hay Thiếu Lâm Bắc Phái Sơn Đông): Thái Sơn Thiếu Lâm Bắc Phái, Sơn Đông, được đặt trụ sở tu luyện tại Chùa Bạch Vân Tự, trên núi Mã Dương Cương, thuộc dãy Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, miền Hoa Bắc. Nữ sáng tổ Âu Dương Bích Nữ trụ trì tu luyện, và khai sáng võ phái này, vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426 sau T.L.). Xuất thân từ một gia đình yêu chuộng võ thuật, cha của Âu Dương Bích Nữ là Âu Dương Tòng Thiện, một ngoại đồ cao đẳng của Tung Sơn Thiếu
  9. Lâm Tự, thuộc hàng sư huynh trên Chiêu Đức Thiền Sư, cả hai là bạn đồng môn, cùng thụ huấn với sư phụ Trí Dõng Thiền Sư. Nguyên tổ tiên dòng họ Âu Dương, trải qua nhiều đời, rất giàu có và ham chuộng văn học nghệ thuật. Vào đời vua Tống Nhân Tôn (1023 sau T.L.), Âu Dương Tu, tự là Vĩnh Thúc người ở đất Lư Lăng, thi đỗ tiến sĩ, và được giữ chức Thái Tử Thiếu Sư trong triều Tống Nhân Tôn. Về sau, ông xin từ quan, về quê làm trí sĩ, hiệu là Lục Nhất Cư Sĩ, biên soạn sách “Văn Trung Tập” được lưu truyền trong văn học sử Trung Hoa. Về sau, họ Âu Dương, qua nhiều đời tại Tô Châu, chuyên về việc kinh doanh, trở nên một họ giàu lớn, có nhiều ruộng đất, và nhiều cổ phần lớn trong các hiệp hội kinh doanh lớn. Đến đời Âu Dương Tòng Thiện, ngoài văn học còn ham chuộng võ nghệ, sẵn có sức khỏe và trí thông minh, từ thuở bé, cha mẹ đã mời danh sư về nhà truyền dạy võ cho ông. Đến năm 15 tuổi, ông được phép theo học võ tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, với sư phụ Trí Dõng Thiền Sư. Đến năm 21 tuổi, việc học tập thập bát ban võ nghệ đều tinh thông. Sau khi hạ san Thiếu Lâm Tự, Âu Dương Tòng Thiện giao dịch rất rộng rãi, thường kết giao với các hảo hán giang hồ, dị nhân quái khách, đạo sĩ thiền sư, và tao nhân mặc khách. Cho nên, tại Tô Châu, và khắp mọi nơi lân cận, họ Âu Dương đã vang danh, mọi người đều biết đến. Trong trang trại, lúc nào cũng tấpn ập bạn bè, hàng trăm thực khách từ bốn phương đến thăm viếng lưu ngụ. Vì vậy, khách giang hồ đã đặt tước hiệu cho Âu Dương Tòng Thiện là “Trai Mạnh Thường”. Âu Dương Tòng Thiện có hai con trai là Tòng Cát, Tòng Đức, và một gái là Âu Dương Bích Nữ. Cả ba anh em họ Âu Dương đều ham chuộng võ nghệ, và được cha tập luyện ngay từ thuở nhỏ, theo phương pháp chính tông Thiếu Lâm Tự. Ngoàira, các tay hảo hán giang hồ qua lại Âu Dương Trang, còn mang ra những đòn hay thế lạ của các võ phái khác nhau, để chỉ dạy cho ba anh em Âu Dương. Khi đến tuổi 17, lần lượt, cả ba đều được đưa lên Thiếu Lâm Tự, theo học tập hai năm liền với sư phụ Chiêu Đức Sư Trưởng. Cả ba anh em Âu Dương đều tinh thông thập bát ban võ nghệ, và đặc biệt giỏi về tài cung tiển và kỵ mã. Riêng về Âu Dương Bích Nữ, nàng thường sử dụng Thiết phiến, một võ khí cá nhân đặc biệt, do Chiêu Đức Sư Trưởng chế ra. Đó là một cây quạt xếp bằng sắt, có 6 dóng đầu nhọn. Khi xếp chụm lại giống như cây giản vuông bằng sắt. Lúc thuận
  10. tiện, muốn lấy đầu đối thủ, bất ngờ xòe ra thành cây quạt, với 6 dóng đầu nhọn, cổ đối thủ sẽ bị tiện đứt như bị cưa cắt. Bích Nữ sử dụng món võ khí này rất tinh vi, cho nên, giới giang hồ gọi nàng là “Thiết Phiến Cô”. Vào thời vua Minh Thành Tổ, năm Vĩnh Lạc thứ 10, với t ư cách công dân trung nghĩa, gia đình Âu Dương Tòng Thiện đã lập được đại công, trong việc cứu mạng nhà vua thoát hiểm, và giúp vua phá vỡ cuộc âm mưu phản loạn của nhóm Thuận Vương, tránh được cuộc nội chiến tương tàn, khiến cho dân chúng lầm than, khốn khổ. Do đó, Âu Dương Tòng Thiện đã được vua Minh Thành Tổ sắc phong tước “Trung Dũng Hầu”, và toàn gia đình họ Âu Dương được phép dùng chữ “Trung Dũng Tô Châu Đệ Nhất Gia”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2