intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn lực văn hóa của Doanh nhân

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

138
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn lực văn hóa của Doanh nhân Khi nói vai trò của văn hóa đối với doanh nhân trong hội nhập là nói đến nguồn lực văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, dân tộc trong xu thế tòan cầu hóa, xu thế phát triển đa đạng của nhân loại trong thời đại ngày nay. Tổ chức Liên hợp quốc đã đề xướng “Thập kỷ thế giới văn hóa vì phát triển” (1988-1997), người ta coi “văn hóa đứng ở vị trí trung tâm và điều tiết xã hội”, “văn hóa là nguồn cổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn lực văn hóa của Doanh nhân

  1. Nguồn lực văn hóa của Doanh nhân Khi nói vai trò của văn hóa đối với doanh nhân trong hội nhập là nói đến nguồn lực văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, dân tộc trong xu thế tòan cầu hóa, xu thế phát triển đa đạng của nhân loại trong thời đại ngày nay. Tổ chức Liên hợp quốc đã đề xướng “Thập kỷ thế giới văn hóa vì phát triển” (1988-1997), người ta coi “văn hóa đứng ở vị trí trung tâm và điều tiết xã hội”, “văn hóa là nguồn cổ xúy trực tiếp cho phát triển và phát triển được khởi đầu và truyền bá bởi văn hóa”. Đồng thời, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc cũng đưa ra một quan niệm khái quát và cô đọng về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng, trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy cũng đã hình thành nên hệ thống giá trị, các truyền thống, thị hiếu - đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Từ đó thấy rằng, văn hóa
  2. thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giao lưu, buôn bán, hội nhập quốc tế. Đối với hoạt động của doanh nhân trong quá trình hội nhập, vai trò của văn hóa được biểu hiện như là: trí thức, trí tuệ, phẩm chất tinh thần, nguồn lực cho quá trình hội nhập, văn hóa tạo nên thương hiệu của các doanh nghiệp – sức mạnh của hội nhập và văn hóa là tiền đề cho sự hợp tác, giao lưu, liên kết trong quá trình hội nhập. Trong bức thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Trung tâm Văn hóa doanh nhân Việt Nam, ông đã khẳng định điều đó: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của dân tộc, là mục tiêu và động lực của sự phát triển đất nước. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam, với tinh thần yêu nước – đổi mới – sáng tạo, có trách nhiệm xây dựng nền văn hóa kinh doanh Việt nam vừa phát huy bản sắc và truyền thống nhân văn của dân tộc, vừa tiếp cận được với trình độ khoa học và quản lý tiên tiến của thời đại. Nền văn hóa kinh doanh ấy chính là động lực làm cho doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển trở thành doanh nghiệp có uy
  3. tín và tầm cỡ quốc tế trong tiến tình hội nhập tòan cầu, đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn” (Tạp chí Văn hóa doanh nhân, số 1+2 tháng 9/20005). Văn hóa là nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập Văn hóa là kết quả của sự tương tác giữa con người với môi trường xã hội, “Văn hóa là tất cả những gì không phải là tự nhiên, nghĩa là tất cả những gì do con người, ở con người và liên quan trực tiếp đến con người” (Phạm Văn Đồng: Văn hóa và đổi mới). Văn hóa là đặc trưng bản chất của con người, của loài người.
  4. Văn hóa chính là con người, là sức mạnh bản chất của con người, thể hiện trong hoạt động sống và phương thức sống của con người, thể hiện trong bản thân sự phát triển và tầm vóc của con người. Thực chất văn hóa là một phạm trù đa diện, có biểu hiện bề ngoài và chiều sâu bên trong, vừa là hiện tượng vừa là bản chất, vừa là giá trị vừa là sức mạnh của con người. Cần phải tiếp cận nội hàm khái niệm văn hóa như một chỉnh thể với ba chiều cạnh cơ bản sau: -Văn hóa là trình độ phát triển của con người, phát triển xã hội - tiếp cận từ góc độ lịch sử. - Văn hóa là toàn bộ giá trị tinh thần, giá trị vật chất (cái tinh thần được vật thể hóa trong vật thể vật chất) do con người sáng tạo ra - tiếp cận từ góc độ giá trị. - Văn hóa là những năng lực, phẩm chất người - tiếp cận từ góc độ nhân cách. Tiếp cận toàn diện như vậy, chúng ta mới thấy văn hóa thực sự là bản chất, đặc trưng, sức mạnh của con người – chủ thể xã hội. Đồng thời con người vừa
  5. là chủ thể, vừa là sản phẩm văn hóa, trong đó có hoạt động sản xuất, kinh doanh (tổ chức, lãnh đạo, quản lý quá trình sản xuất, kinh doanh), vừa biểu hiện trình độ văn hóa, vừa biểu hiện phẩm chất văn hóa của con người. Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là trình độ phát triển lịch sử nhất định của con người, tài năng và sáng tạo của con người, cách tổ chức xã hội và hoạt động xã hội: hoạt động sản xuất vật chất, tinh thần, hoạt động tổ chức đời sống xã hội, đời sống cá nhân… Từ đó ta mới có văn hóa sản xuất, văn hóa kinh doanh, văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý, văn hóa ứng xử… Văn hóa kinh doanh chính là trình độ năng lực, văn hóa của các doanh nhân, người lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, thể hiện ở: Tâm, Tài, Chí, Tín –các năng lực tinh thần hay chính là năng lực văn hóa, thuộc tính văn hóa của con người. Trong thời đại ngày nay, con người tiến lên không phải chỉ nhờ vào sức mạnh cơ bắp mà tiến lên bằng cái đầu thông tuệ của mình, các quốc gia dân tộc tác
  6. động, gây ảnh hưởng lẫn nhau không phải bởi sức mạnh chiến tranh mà bằng sức mạnh kinh tế, khoa học, công nghệ và văn hóa. Do vậy, để hội nhập, doanh nghiệp phải tích lũy một nguồn lực văn hóa đủ mạnh trên nhiều lĩnh vực: tri thức kinh tế, khoa học công nghệ và nghệ thuật làm việc với con người (người lao động, đối tác và cả cơ quan quyền lực), ý chí quyết tâm, tinh thần sáng tạo… + Họ phải vươn lên tiếp thu, tiếp biến những tri thức kinh tế, tri thức quản lý kinh tế hiện đại để tổ chức sản xuất, kinh doanhh mới có thể tồn tại và phát triển. + Họ phải hiểu biết luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia có đối tác. Họ phải nhận biết các yếu tố văn hóa đặc trưng văn hóa của cộng đồng nơi có các đối tác làm ăn thì mới đem lại hiệu quả cho kinh doanh, liên kết, hợp tác, buôn bán. + Họ phải có hiểu biết tâm lý, nhu cầu của người lao động, của các trợ thủ để quản lý, chỉ huy trên tinh thần “làm việc với con người” thì mới đem lại kết quả.
  7. + Họ phải tích lũy nhiều năng lực văn hóa khác: văn chương nghệ thuật, tri thức lịch sử, địa lý, ngoại ngữ, truyền thông thì mới có thể sáng tạo và đạt được hiệu quả. Các doanh nhân được Trung tâm văn hóa doanh nhân tôn vinh “Doanh nhân văn hóa” trong những năm qua và nhất là 30 doanh nghiệp được Chính phủ tôn vinh trong chương trình “Thương hiệu quốc gia” đã bước đầu chứng tỏ vai trò văn hóa đối với doanh nhân trong kinh doanh và hội nhập quốc tế. Tiêu chí của “Thương hiệu quốc gia” là: Chất lượng sản phẩm; Đổi mới sáng tạo; Trình độ lãnh đạo, tiềm ẩn trong đó những thuộc tính văn hóa là nên tảng tinh thần và sức mạnh to lớn của doanh nhân trên con đường hội nhập. Văn hóa thương hiệu là biểu hiện tập trung của vai trò văn hóa đối với doanh nhân trong hội nhập và phát triển Thương hiệu là linh hồn, là sức sống của một doanh nghiệp và cũng là linh hồn và sức sống của một quốc
  8. gia dân tộc trong thời đại ngày nay. Mở đầu chương hai cuốn sách : “Thành công nhờ thương hiệu”, các tác giả đã đưa ra một quan điểm rất mới mẻ: “lịch sử dùng dao kiếm nói chuyện đã thay bằng dùng thương hiệu để nói chuyện”. Thương hiệu đã thay thế quyền lực và vốn, trở thành sức mạnh kinh tế quan trọng nhất, và ép buộc sự xung đột văn hóa mà sự tàn khốc, giấu giếm, sâu sắc…của nó ảnh hưởng đến quốc lực tổng hợp và địa vị kinh tế của các nước trong thế kỷ XXI, thậm chí ảnh hưởng đến cả thời gian và không gian sinh tồn và phát triển. Từ chối tham gia tức là cự tuyệt sinh tồn, không coi trọng chiến tranh thương hiệu tức là coi nhẹ tương lai của chúng ta”. Điều đó nói đến giá trị của thương hiệu hay “tinh thần”, “ý nghĩa” của thương hiệu đối với sự tồn tại và phát triển của không chỉ một doanh nghiệp, một nền kinh tế mà của cả một quốc gia dân tộc. Nhìn từ chiều sâu của thương hiệu thì nó không chỉ là “nhãn hiệu nổi tiếng”, không phải là cái nhãn hiệu chỉ
  9. ra tên giao dịch thương mại của sản phẩm. Thương hiệu là cái thần thái của sản phẩm hay là sự kết tinh của văn hóa kinh doanh. Nói như một doanh nhân Trung quốc: “Đương nhiên thương hiệu không phải là thương hiệu và tên giao dịch thương mại, mà là nhân tố hạt nhân sau lưng thương hiệu và tên giao dịch: (1) chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ tốt, ổn định; (2) chiếm lĩnh phần lớn trên thị trường; (3) hình tượng doanh nghiệp mới mẻ; (4), hàm lượng văn hóa cao; (5) trình độ kỹ thuật và quản lý cao; (6) hình thành hiệu ích cao nhờ tất cả các yếu tố này”. Văn hóa là những thông tin bên trong sinh mệnh của thương hiệu? Cái để cho thương hiệu có linh khí là cái gì? Là văn hóa. Nó có thể đại diện cho ý niệm triết học, quan niệm giá trị, theo đuổi tinh thần của doanh nghiệp, có thể đại diện cho đặc trưng văn hóa của thời đại, một ký ức lịch sử tốt đẹp, một thời thượng, một sự ký thác… Văn hóa là thứ có sinh mệnh, chỉ có văn hóa có sinh mệnh mới có thể hoàn thiện việc thúc
  10. đẩy lịch sử tên thương hiệu phát triển, đến ranh giới cao nhất của thương hiệu, tích tụ sức sống mạnh liệt. Bất kỳ thương hiệu nào mà thiếu trí tuệ văn hóa và sức sáng tạo, đều vĩnh viễn không thể được xếp vào hàng các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Vậy văn hóa thương hiệu là gì? “Văn hóa thương hiệu là sự tích hợp văn hóa kinh doanh ở một trình độ cao của một doanh nghiệp tạo nên linh hồn, sức sống của một thương hiệu và mang tính đặc thù văn hóa của một cộng đồng, đem lại ưu thế trong cạnh tranh trên thương trường cho doanh nghiệp và lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội” (Lê Quý Đức, Sự hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa, Tạp chí Văn hóa Doanh nhân, số 6/2006, tr. 76). Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là hợp tác kinh tế để mọi người cùng thắng mà còn là cạnh tranh kinh tế một cách khốc liệt. Muốn giành thắng lợi trên thương trường cần phải có một thương hiệu mạnh. Người Mỹ quan niệm rằng dòng chảy của Cocacola đến đâu thì biên giới Hoa Kỳ mở rộng đến đó. Người
  11. Trung Quốc đưa ra khái niệm “biên giới mềm” tức là ảnh hưởng của mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự chiếm lĩnh không gian thị trường hàng hóa trên thế giới. Hiện nay trong quá trình hội nhập quốc tế, các nhà doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đẩy mạnh xây dựng thương hiệu của mình và cũng là của đất nước. Các doanh nghiệp lớn như VNPT, Saigon tourist, Minh Long 1, Cà phê Trung Nguyên… là những doanh nghiệp tiêu biểu cho sáng tạo thương hiệu bằng nguồn lực văn hóa của mình trên nền tảng văn hóa dân tộc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2