intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn tin nói sai, làm sao xử lý?

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

140
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thậm chí vì Việt Nam chưa được xem có nền kinh tế thị trường, có lúc họ lấy giá ở một nước thứ ba nào đó để so sánh. Phóng viên thắc mắc, nhưng đây là phát biểu của doanh nghiệp và đoan chắc mình ghi đúng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn tin nói sai, làm sao xử lý?

  1. Nguồn tin nói sai, làm sao xử lý? Thậm chí vì Việt Nam chưa được xem có nền kinh tế thị trường, có lúc họ lấy giá ở một nước thứ ba nào đó để so sánh. Phóng viên thắc mắc, nhưng đây là phát biểu của doanh nghiệp và đoan chắc mình ghi đúng. Vấn đề: Nếu phóng viên biết nguồn tin của mình đang nói sai, phải xử lý những thông tin sai như thế nào trong bản tin của mình. Phóng viên có quyền sửa sai cho lời trích hay không? Để dễ theo dõi, chúng ta có thể chia phát ngôn của nguồn tin ra thành hai dạng – cung cấp sự kiện thuần túy và phát biểu ý kiến
  2. riêng. Phải thật trọng trước mọi câu trích Trong trường hợp nguồn tin cung cấp sự kiện, phóng viên phải luôn luôn kiểm chứng, đối chiếu để tin chắc sự kiện nêu ra là chính xác. Nếu nguồn tin nói sai, phóng viên phải biết hoặc chỉnh sửa cho nguồn tin, hoặc không đưa thông tin sai vào bài viết hoặc đưa vào nhưng thêm những thông tin đúng từ những nguồn tin chính xác hơn. Không thể để nguồn tin muốn nói gì mình trích nấy và bảo đó là trách nhiệm phát ngôn của nguồn tin. Hơn nữa, phóng viên có trách nhiệm là người hiểu đầy đủ những gì mình viết ra. Câu này nghe có vẻ quá hiển nhiên nhưng trong thực tế, nhiều phóng viên trẻ nộp cho toà soạn những bản tin trong đó có
  3. nhiều đoạn chứa nhiều thuật ngữ chuyên môn mà người viết tin không hiểu gì cả nên diễn đạt sai. Lỗi này xuất hiện trên nhiều dạng tin, từ kinh tế đến tin học; từ khoa học, kỹ thuật đến y tế… Phóng viên nào xây dựng được cho mình óc tò mò và sự hoài nghi sẽ tránh được các thiếu sót loại đó. Vấn đề càng rõ hơn khi nguồn tin nói về một người thứ ba. Lúc đó, chắc chắn phóng viên phải kiểm chứng ngay với nguồn tin mới xuất hiện này chứ không thể dựa vào phát biểu của nguồn tin đầu tiên. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rất nhiều mẩu đính chính trên báo là do phóng viên lười, không chịu kiểm chứng nên đưa tin sai theo nguồn tin “chưa đáng tin cậy” của mình. Doanh nghiệp nào cũng thích mình là người đầu tiên làm ra sản
  4. phẩm này, cung ứng dịch vụ nọ và họ cũng biết báo chí thích từ đầu tiên trong tin. Cần cảnh giác trước từ này. Chỉ dùng khi đã kiểm chứng và tin chắc nó chính xác. Cũng cần cảnh giác trước các thông số thị phần mà doanh nghiệp thường nêu là sản phẩm của họ đang chiếm giữ. Người phóng viên nếu chuyên trách sâu lãnh vực mình theo dõi sẽ dễ dàng nhận ra những lời nói phóng đại. Nhận thông báo báo chí của một công ty vừa nhận chứng nhận ISO 9000, phóng viên biết mười mươi là công ty này sai khi cho rằng họ là doanh nghiệp đầu tiên trong lãnh vực tin học nhận giấy chứng nhận này. Đừng vì sự hấp dẫn của tin, đừng để tin có khả năng chọn đăng làm bạn cố tình đưa chi tiết sai này vào tin.
  5. Tương tự, khi chúng ta đi phỏng vấn người dân địa phương, một lão nông ít học, đừng cố ý chứng tỏ mình biết ghi nhận thực tế phong phú bằng cách trích những câu phát biểu ngô nghê, sai ngữ pháp, đầy từ địa phương vào tin. Làm vậy, người đọc sẽ bị phân tâm và chủ đích tin sẽ bị sai lạc. Dĩ nhiên nếu bạn đang viết một phóng sự mà phương ngữ là chủ đề chính thì đó là chuyện khác. Ngay cả khi nói chuyện với các quan chức, các nghệ sĩ hay những nhân vật nổi tiếng khác, phóng viên cũng không nên ghi lại nguyên văn những tiếng ề à, những câu thiếu chủ ngữ, những chỗ “buột miệng” mà nói của nguồn tin. Nghệ thuật ghi lại cuộc phỏng vấn là làm sao khi nguồn tin đọc bài trên báo có thể gật gù nói,” Đây không hẳn là những gì tôi nói nhưng chính là điều tôi
  6. muốn nói.” Việc trích nguồn tin nói sai Tam Kỳ thuộc Đà Nẵng chỉ có ý nghĩa khi phóng viên đang viết bài phê phán sự kém hiểu biết của học sinh, của một quan chức không sát thực tế hay của một chương trình đố vui ra đề sai, chẳng hạn. Ngoài ra không có lý gì người phóng viên, dù biết sai, vẫn ghi chép và trích dẫn với biện minh,” Đấy là ông ta nói, chứ đâu phải tôi.” Nhưng đừng phán xét trong tin Trường hợp thứ hai, khi nguồn tin phát biểu ý kiến riêng thì sự việc có hơi phức tạp hơn một chút.
  7. Hãy lấy một trường hợp đã xảy ra để làm ví dụ. Toà soạn và chính phóng viên đang cổ súy cho dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư Nước ngoài theo hướng thông thoáng hơn, gần với thông lệ quốc tế hơn để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những điều sửa đổi đang được thảo luận là nên hay không nên bỏ nguyên tắc nhất trí 100% trong một số quyết định quan trọng của Hội đồng Quản trị liên doanh. Bạn cho rằng cần bỏ nguyên tắc này và thay vào đó là nguyên tắc biểu quyết theo đa số phiếu. Thế nhưng bạn được phân công dự một buổi góp ý cho dự thảo luật mà người tham gia là phía Việt Nam trong các liên doanh. Dĩ nhiên những ông bà Phó Tổng giám đốc cương quyết đề nghị không bỏ nguyên tắc này vì nó là vật hộ mệnh cuối cùng bảo vệ
  8. cho chỗ làm của họ. Là Phó Tổng giám đốc và là thành viên Hội đồng Quản trị, dù năng lực có yếu kém đến đâu cũng không sợ bị bãi miễn vì cách chức Tổng, Phó Tổng giám đốc là quyết định cần có sự nhất trí 100%. Có ai tự bỏ phiếu, sa thải chính mình. Bạn về báo lại toà soạn, chắc là không viết tin này được vì mọi ý kiến đều ngược với những gì bạn tin là đúng. Không đưa tin, chính là bạn đang vi phạm quy chế nghề nghiệp, đang cố tình che giấu thông tin, dù bạn có đánh giá tin có tác dụng không tốt. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn vẫn tường thuật đầy đủ nhưng thêm những câu thông tin nền để người đọc hiểu được hậu ý đằng sau những phát biểu tại buổi thảo luận. Tốt hơn nữa bạn trích tóm tắt những cuộc thảo luận tương tự trước
  9. đó, khi ý kiến bỏ nguyên tắc nhất trí được ủng hộ và giải thích vì sao. Hoặc tại sao bạn không phỏng vấn những người chủ trì phiên thảo luận để có ý kiến của ban soạn thảo vì sao họ đưa vào dự thảo việc bỏ nguyên tắc nhất trí; vì sao không phỏng vấn người phát biểu, dùng suy nghĩ của bạn để chất vấn. Nếu họ giải thích hợp lý cũng phải phản ánh trung thực trên mặt báo; nếu họ giải thích với những sơ hở chứng tỏ họ chỉ muốn bảo vệ cho quyền lợi chính họ chứ không phải là quyền lợi của phía Việt Nam thì đây chính là trường hợp bạn cố tình đưa những phát biểu sai cho bạn đọc thấy. Nói chung nhiệm vụ phóng viên là phản ánh đúng những gì nguồn tin nói dù bạn không thích lập luận “trái tai” của nguồn tin. Và cũng đừng nhảy xổ vào tin, phán xét như thể bạn là người có
  10. đầy đủ thẩm quyền để phán xét. Hãy chừa công việc đó cho nguồn tin có thẩm quyền khác hay những sự thật khác để người đọc có được bức tranh toàn diện về một vấn đề. Ở một khía cạnh khác, gần đây, một số phóng viên bị phê bình khi viết tin có trích phỏng vấn các quan chức Chính phủ hay đại biểu Quốc hội vì những lời trích này có nội dung gây “sốc”. Người phê bình lập luận đại ý dù quan chức có nói như thế nhưng phóng viên phải biết chọn lọc mà đăng chứ. Đây là yêu cầu vượt quá khả năng của phóng viên và tòa soạn. Nếu phát biểu gây “sốc” vì cách dùng từ ngữ hớ hênh thì còn có thể yêu cầu phóng viên cân nhắc chứ nếu vì nội dung thì chính quan chức đấy phải chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình. Ở đây không có chuyện nguồn tin nói sai để chúng ta phải cân nhắc, xử lý./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2