intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Ái Quốc qua hồi ức của bà mẹ Nga: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

107
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Ái Quốc qua hồi ức của bà mẹ Nga là những trang viết rưng rưng cảm động đến nghẹn ngào, cảm phục của nhà văn Sơn Tùng về Bác Hồ kính yêu, về những người đồng chí gần gũi bên Bác.Tác giả dẫn dắt bạn đọc ngược trở về những miền quê, những nẻo đường đất nước và khắp châu Á, châu Âu, ... nơi Bác từng bôn ba tìm đường cứu nước - con đường gập ghềnh, chông gai với trí tuệ, phẩm cách và nghị lực phi thường của một vĩ nhân với những trăn trở, những buồn vui, những yêu thương của con người. Tài liệu gồm 2 phần, mời bạn đọc cùng tham khảo phần 2 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Ái Quốc qua hồi ức của bà mẹ Nga: Phần 2

  1. SƠN TÙNG BỨC TRA N H CON NGựA Hà Nội ré t mưót. Gió thoa thoa phô" ướt. Mầm nhu nhú xanh trong nách úa vàng chưa rụng. H ình như hồ Hoàn Kiếm co lạ i trước cái ré t mướt, Tháp Rùa lù n xuông giữa những mảng bê tông sù sụ như cỗ máy chém và nhiều khối sù sì đang mọc lên quanh bò hồ!... Đ i và cảm nhận cái ré t mướt, cái gió ươn ướt bám theo m ình... “Hà Nội tô i yêu” . Dòng chữ nhảy vào m ắt tô i ấm áp. N hìn kỹ, đây là triể n lãm tra n h của hoạ sĩ Ngọc Linh, 16 phố Ngô Quyền. Tôi vào phòng tranh. Cái thần của nghệ th u ậ t (đích thực) đánh thức hồn người. M ột sự lâng lâng huyền ảo sắc màu! Tôi lần theo sự hấp dẫn của màu sắc hội hoạ, không đi theo cái m ũi tên nhọn hoắt chỉ dẫn từ cửa phòng tranh. M ỗi bức tra n h cho tô i một cảm xúc, khác nhau. Từ góc phòng mờ ẩn m ột bức tra n h con ngựa. Như nam châm hút. Tôi đến vối bức tra n h vào loại nhỏ nhất của phòng tra n h được đặt vào m ột chỗ như để lấp khoảng trống “ điểm xuyết” cho một bô" cục. Lạ thay bức tra n h th u gọn vào mắt, nó to dần, n ú i ngàn hùng v ĩ và con ngựa đang lên đường với nước xăm, nước đôi rồ i nước đại... Người trên yên là hình ảnh in sâu trong tâm khảm tôi, rấ t gần gũi thiêng liêng! Bức tra n h con ngựa lặn dần vào sâu thẳm và hiện lên tro n g tâm tưỏng tô i câu chuyện con ngựa Bác Hồ. 102
  2. NGUyỄN ÁI QUỐC QUA HÓI ức CỦA BÀ ME NGA Một ngày xuân chiến khu V iệ t Bắc. Hồ Chủ tịch giao nhiệm vụ cho ông Vũ Đình H uỳnh Bí thư của Ngưòi: - Các cơ quan ở phân tán, đường hiểm trở, nhiều đèo, nhiều suôi, việc công tác, họp hành của các cụ cao tuổi, sức yếu vất vả. Các cụ ngại nằm cáng... Phần đông các cụ ỏ Trung ương M ặt trận , ở Quốc hội; Hội đồng Chính phủ đã quyết nghị cho Bộ T à i chính chi ngân sách sắm phương tiện đi lạ i cho các vỊ nhân sĩ tr í thức và từng bước có đủ phương tiện cho các v ị trong Chính phủ kh i đi công tác những nơi xa. Lần này chú đi tậu một số con ngựa, chủ yếu phục vụ các cụ ở khối M ặt trậ n và Quốc hội. Chú chọn loại ngựa vóc vừa phải để các cụ lên yên, xuôVig ngựa được dễ dàng. Đặc biệt chọn cho đưỢc loại ngựa thuần nết, nước đi có kém một chút cũng đưỢc chứ ngựa hay mà trắc nết nó đá các cụ thời nguy to. Ông Vũ Đ ình Huỳnh đang chuẩn bị hành trang đi Cao Bằng mua ngựa th ì cụ V i Văn Đ ịnh từ cơ quan Trung ương M ặt trậ n Liên V iệ t chông gậy băng rừng đến gặp. Ông H uỳnh trịn h trọng đón cụ V i vào nhà. Cụ V i vẫn dừng bước trưốc cửa ngắm:.. - Cảnh tr í tuyệt đẹp. Nhà lá đơn sơ mà rấ t thơ. ông chọn chỗ ỏ đắc khí hoà nhân... Hồ Chủ tịch mòi ông làm Bí thư cho Người là tâm phúc của Người. Sau một tuần trà , cụ V i vẻ thận trọng: - Tôi ngỏ lời vói ông nếu không phải, xin ông thứ lỗi vì không phải tôi tò mò. - Thưa cụ - ôn g Huỳnh nói - có việc gì hệ trọng xin cụ cho biết. 10 3
  3. SƠN TỪNG_________________________________________________ - Tôi vừa được cụ Bảng (cụ Phó Bảng B ù i K ỷ) cho biết, Bác Hồ cử ông lo việc mua ngựa để các cụ đ i công tác. - Vâng! Thưa cụ, cháu được Bác giao cho công việc ấy. Cháu sắp sửa lên đưòng ạ. - Tôi có hiểu biết chút đỉnh về chọn ngựa nòi. Những con ngựa ngưồi nhà tô i cưỡi đều do tay tô i chọn lọc. ông có thể để tô i cùng đi giúp ông lo liệu việc này. Cốt chọn được con ngựa tuyệt đối an toàn cho Cụ Hồ. - Tấm lòng cụ đối với Hồ Chủ tịch th ậ t cao cả. Cháu chỉ lo đường xa, sang tận Cao Bằng, nhiều đèo, nhiều suối. T iế t trờ i còn mưa rét. Cụ đi vất vả lắm . Để chúng cháu mua về, trong sô" ngựa ấy, cụ chọn m ột con để phục vụ Bác Hồ. - Tôi đã có thời làm quan. Nhưng tô i không làm mất hết gốc rễ con ngưòi nơi đất rừng biên cương của Tổ quốc. Ông cứ yên tâm , tô i đi bộ đường rừng còn dẻo bước 1 lắm . Tôi muôn được chọn một con ngựa giữa đông đàn bảo đảm hơn chọn giữa số ít. Đây là dịp tô i đưỢc tỏ bày ân t r i ngộ với Cụ Hồ. Ông V ũ Đ ình H uỳnh càng thấm th ìa đức nhân của Bác Hồ “gia ân xoá oán” . Tối ngày mùng 3 tháng 9 ông V ũ Đ ình H uỳnh đưa Bác Hồ đến Hoả Lò. ô n g Lê Giản, Tổng Giám đốc Nha Công an V iệt Năm, ông Chu Đ ình Xương Giám đốc Nha Công an Bắc Bộ đã đợi sẵn đón Bác ở cửa nhà giam. Ngưồi đến từng buồng giam. Người nhìn qua cửa xà lim nhốt những tên trọng tội. Người hỏi ông Lê Giản: - Loại này phạm tộ i gì? - Thưa Bác, tộ i giết người cưốp của. 104
  4. NGU/ÉN ÁI ọuốc ỌUA m ức CÙA BÀ ME NGA Đi qua buồng rộng, tù nhân nằm giường, có chiếu trả i, gỐl kê đầu, có ngọn đèn đủ ánh sáng... Ngưòi lạ i hỏi: - Những người ở phòng này phạm tộ i gì mà đưỢc như khách ngủ trọ? - Báo cáo Bác, các ông trong bộ máy cấp cao của chính phủ thân N hật, ta bắt tạm giữ ở đây. Có cả Khâm sai đại thần Nguyễn Xuân Chữ, mới lên thay ông Phan K ế Toại đã từ chức. Hồ Chủ tịch nói: - Phải thả ngay các vị này, đợi lệnh phóng thích tấ t cả những tội phạm bị kết án trước ngày 19 tháng 8 năm 1945. Chỉ giam giữ những tên giết người, cướp của, chiếm đoạt tà i sản của nhân dân. Nên nhổ, nhà tù của ta là nơi cải tà qui chính... Ngày 13 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh sô’ 33D/SL phóng thích tội nhân bị kết án trước ngày 19 tháng 8 năm 1945. Và Hồ Chủ tịch ra lệnh thả Ngô Đ ình Diệm đang bị giam tạ i Hà Nội. ĐưỢc phóng thích, Ngô Đ ình Diệm vào ngay nhà Chung ẩn náu. M ột số nhà lãnh đạo còn phân vân Bác Hồ “quá nhẹ tay vối bọn tay sai N hật Pháp không?” . Còn ông Bùi Lâm vôVi là ngưòi gần gũi với Nguyễn Á i Quốc ở Paris đến phòng làm việc của Hồ Chủ tịch, chất vấn: - T ại sao anh lạ i cho thả Ngô Đ ình Diệm, một tên rấ t nguy hiểm? Nó mà bắt đưỢc anh th ì nó.... Hồ Chủ tịch vẫn diềm tĩnh: - Anh ngồi vào ghế. Anh nóng nảy rồi đấy. Từ việc to đến việc nhỏ mà nóng nảy th ì không thể nào nhìn đúng, làm đúng được. Chúng ta nên nhớ, cuộc cách mạng của ta là cuộc cách mạng vì nước vì dân. Đoàn kết dân tộc, Tổ quốc trên hết. Không bới chuyện cũ để làm án mối. 105
  5. SƠN TỪNG_______________________________________________________ Từ ngày nước độc lập, ai hành động trá i với sự nghiệp dân tộc, v i phạm quyền lợ i nhân dân th ì nghiêm tr ị theo lu ậ t pháp. Chúng ta đang chuẩn bị một cuộc Tổng tuyển cử toàn dân để có một Quốc hội, m ột H iến pháp, một Chính Phủ của nhân dân. Giọng nói của Ngưòi trầm lắng - Tôi chưa kịp mòi cụ Phạm Q uỳnh ra cùng chúng ta gánh vác việc nước thì... Ông B ù i Lâm đứng dậy ôm lấ y Bác Hồ: - X in anh thứ lỗi, tô i vẫn chưa sửa đưỢc cái tậ t “dầu hoả nộ ngôn” , (nóng ậầu th ố t ra lò i giận). Bác Hồ cười hiền từ: - Cái nóng của anh so với hồi còn ỏ Paris đã giảm hơn một nửa. Sau hôm ấy, Bác Hồ cử ông V ũ Đ ình H uỳnh đi mời cụ V i Văn Đ ịnh. M ột ông giúp việc cho Bác, thưa với Bác: “Ông V i Vàn Đ ịn h làm Tổng đốc T há i B ình khét tiếng bắt cán bộ cách mạng, ta không trừ n g t r ị là phúc cho ông ta. Bác mòi ông ta ra làm việc, liệ u có nên không thưa Bác?” . Bác mỉm cưòi: - M ột người có “tiếng khét” chắc cũng còn có cả “tiếng thơm ” chứ? Chúng ta khơi thác, sử dụng cái tiếng thơm ấy có lợ i cho sự nghiệp chung. T h iế t tưởng cụ V i Văn Đ ịnh đang còn một niềm nhân tâm xứ Lạng; còn có con rể danh tiế n g như ông Nguyễn Văn Huyên, ông Hồ Đắc D i và cháu rể Tôn Thâ^t Tùng và đàn con cháu của cụ đang hăng hái tham gia việc nước... Ông Vũ Đ ình H uỳnh để nghị vổi Hồ Chủ tịch cử một vài cán bộ bị bắt giam ở T hái Bình trưóc đây đi mời cụ V i Văn Đ ịnh. Và ông H uỳnh đã đưỢc Bác Hồ cử xuốhg Thái Bình, th a y m ặt Bác giao nhiệm vụ cho đồng chí Ba Ngọ và hai nữ cán bộ đã bị Tổng đôc V i Văn Đ ịnh bắt giam đi mời cụ V i Vàn Đ ịnh. 106
  6. NGỤyỄN ÁI QUỐC QUA tiố l ức CÙA BÀ ME NGA Tôi đang v iế t tiếp việc ông Ba Ngọ đưỢc giao nhiệm vụ lên Bản Chu, xứ Lạng mời cụ V i Văn Đ ịnh, cựu Tổng đốc tỉn h T há i Bình về Hà Nội. M ay sao, tô i được đọc cuô"n sách quí: ‘T iế p bước chân cha” của k ỹ sư Nguyễn K im Nữ Hạnh, trưởng nữ của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và hoạ sĩ Vũ K im Ngọc. Tiếp bước chân cha là hồi ký vê Cha - Mẹ - Nội - Ngoại của tác giả. Đọc xong cuốn sách hơn 600 tran g khổ 16x24, sôVig động trong tâm hồn tô i vối bao sự kiện thay thời đổi thế, với bao con người bao thân phận cuốn theo sự th ịn h suy, suy th ịn h của đất nước .. thông qua một gia đình, dòng tộc. Tôi rấ t cảm mộ phần tác giả nhớ lạ i và viế t về Đại diện cho những người cách mạng chân chính có anh Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp...” về “ông Ba Ngọ vào Bản Chu mòi cụ V i Văn Đ ịnh,... ông ngoại của tác giả” . Tôi xin tác giả Tiếp bước chân cha - Nguyễn Nữ K im Hạnh được trích đoạn văn ấy vào bài viết của tô i - đồng tác giả bài Bức tra n h con ngựa. Trong N h ậ t k ý mẹ tôi (V i K im Ngọc - bà Nguyễn Văn Huyên) viết: Đ ạ i d iện cho n hữ ng người cách m ạng ch â n ch ín h có a n h P h ạ m V ăn Đ ồ n g và Võ N g u y ê n G iá p đã m a ng lò n g tin đến a n h và em, với n h ữ n g người thân yêu của ch ú n g ta, D i và T ù n g (H ồ Đ ắ c D i và T ô n T h ấ t T ù n g )”. Lúc còn nhỏ, nghe mẹ tô i nói th ì tô i cũng biết là như vậy. Sau này tô i mới đưỢc gặp bác Võ Nguyên Giáp và cô Đặng Bích Hà ỏ trên nhà sàn làng Ả i (1947). Vào buổi lễ long trọng kỷ niệm 90 năm ngày sinh của cha tô i (Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưỏng Bộ Giáo dục), bác Giáp đã có m ặt và nói cho chúng tô i b iế t chính bác Giáp là người đã giói thiệu cha tô i vối Bác Hồ để làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. 107
  7. SƠN TỪNG_______________________________________________________ Lúc bấy giò biên giối phía Bắc, 18.000 quân Tàu Tưởng núp bóng Đồng m inh trà n sang nước ta giải giáp quân đội N hật. Chúng như đội quân ô'm đói và đáng khinh. Ngưòi ta gọi chúng bằng cái tên Tàu Phù, Tàu Ô; nạn Tàu Tưởng vào Hà Nội là mốì lo cho những nhà buôn như bác T ú Cương. K h i gặp được mẹ tôi, bác luôn nói về tiền “ quan kim ” và tô i được bác cho tiề n gấp bươm bưốm k h i đồng tiề n bị phá giá. Bấy giò ông tô i (V i Văn Đ ịnh) đã về Lạng Sơn (từ 1942, ông tô i đã nghỉ hưu). Vào thời kỳ đó ở Hà Nội có xảy ra vụ ô n Như Hầu, mọi người rấ t sỢ hãi, không dám đeo đồ tra n g sức. Mẹ tô i và cô D i (bà Hồ Đắc Di) phải dùng xà phòng để tháo vòng ngọc; người ta đồn rằng nếu chúng cướp không được th ì chặt cả tay. Mẹ tôi nhận được thư cha tô i gửi về ngày 18 tháng7 năm 1946 (Fontainebleau): “N g ọ c th ư lên L ạ n g bẩm thầy lú c nào củ n g nhớ thầy lắm . P h e n n ày H u y ê n về dàn xếp xong công việc cũ, thầy nên tĩn h dưỡng. H u y ê n hiểu thầy hơn tất cả m ọi người tuy tất cả a n h em trong n hà a i cũ n g yêu thầy n h ư n h au ...” Trong k h i cha tô i vẫn còn tạ i bàn đàm phán ở phương xa (Pontainebleau) th ì ỏ nhà có cuộc họp gia đình họ V i tạ i sô nhà 75 Hàng Bông (gần Bệnh viện Phủ Doãn). Đó là nhà của cô chú Hồ Đắc D i. Vợ chồng bác Tú Cương, vỢ chồng anh chị Tùng - Hồ (Tôn T hấ t Tùng - V i Nguyệt Hồ), mẹ tô i và chú V i Văn K ỳ họp cùng ông Hoàng Hữu Nam (Thứ trưởng Bộ Nội vụ) bàn về việc mòi ông ngoại tô i (cựu Tổng dôc V i Văn Đ ịnh) về ngay Hà Nội. Ông Hoàng Hữu Nam cho biết, Bác Hồ trước k h i đi thăm chính thức nước Pháp đã có chỉ th ị lạ i cho ông bàn cùng gia đình làm thế nào đón cụ V i về Hà Nội th ì tốt, kẻo hữu sự ^ th ì không kịp. Bác Tú Cương kể rằng sau k h i nghe ông Nam phân tích nhiều điều ích lợi, cả nhà 108
  8. NGU/ÉN ÁI QUỐC ỌUA HỐI ức CÙA BÀ ME NGA đều nhận th ấ y ý của Chính phủ đốỉ vối ông ngoại tôi là tố t đẹp nên đã tán thành. A i cũng cho rằng ông ngoại tôi đã nghỉ hưu lâu không muốn rò i quê. K h i ấy ông Ba Ngọ cũng có m ặt ở cuộc họp đã nói rằng: “Để tô i lên đón Cụ mới tin ” . T ại buổi họp muốn cử ba cô con gái cùng lên đón. Nhưng lúc bấy giò cả ba đều có con nhỏ, cho nên đã cử anh Tôn Thất Tùng đại diện lên đường cùng ông Ngọ và hai người nữa. Việc Cách mạng tìm hai người phụ nữ cùng ông Ngọ lên đón ông ngoại tô i đã được ông Vũ Đ ình H uỳnh kể lạ i trong hồi ký đăng trê n Tạp chí Văn (tháng 3 tháng 1990 TPHCM). Ông V ũ Đ ình H uỳnh th u ậ t lạ i việc Bác Hồ đã quan tâm tố i vấn đề đón ông tôi về Hà Nội. Sau k h i biết ông ngoại tô i có con rể là Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc D i, cháu rể Tôn T h ấ t Tùng th ì Bác có nói: “ Con cháu cụ V i đều đi vói cách mạng cả, hãy mời cụ về Hà Nội” . Đồng thòi Bác đã chỉ th ị cho ông Vũ Đình H uỳnh tìm các đồng chí ngàv xưa đã bị cụ Tổng đôc bắt, cầm giấy mòi của Chính phủ lên trao tận tay. Như vậy, cụ V i sẽ hiểu ta không giữ hận th ù mà th ậ t lòng đoàn kết. Việc ông Ba Ngọ lên Lạng Sơn gia đình tô i không nhắc tớ i nhiều lần. N hất là cái buổi ông tổ chức liên h( an cùng bà con dân bản để chia tay. T ại đó, ông Ba Ngọ thay m ặt cách mạng hứa đảm bảo an toàn cho ông ngoại tô i k h i ông lên đường về Hà Nội. Bác Tú Cương kể rằng, hôm tiễn đoàn ở Bắc Bộ Phủ lên Lạng Sơn, các ông ấy muốh các cô con gái viết thư cho ông ngoại tô i, mẹ tô i đã nhận lờ i viết. Mẹ tô i nhớ lạ i: “ Ngồi viế t thư có ngưồi là viên chức cũ ỏ Phủ Khâm Sai nay vẫn làm ở Văn phồng Bắc Bộ Phủ còn đi qua ghé ta i mẹ nói “b ú t sa gà chết đấy” , nhưng mẹ tin ỏ cách mạng, ở Bác Hồ” . 109
  9. SƠN TỪNG________________________________________________ Sau kh i cha tô i biết tin ông ngoại đã về Hà N ội nên đã có thư ngày 19 tháng 8 năm 1946: “ Huyên chắc Ngọc mòi thầy về ở Bác cổ rồi chứ? (nơi gia đình tô i đang sống). Thầy cứ ở đấy không ngại gì” . K h i Đoàn đón ông cụ từ Lạng Sơn về Bác cổ th ì con cháu đến đông đủ. Bác Tú Cương là ngưòi đến sau cùng. K h i bác tối, ông chỉ vào bác mà nói vói ông Ngọ: “Đây là con gái thứ hai của tôi. Có các con tô i đầy đủ, anh nói đi” . Thê là ông Ngọ kể cho tất cả cùng nghe chuyện nàm 1930-1931, ông đã giúp đỡ ông Ngọ như th ế nào. Bấy giò ông đang làm Tổng đốc Thái Bình. “ Cụ V i thường giam chính t r ị phạm ngay gần nhà tắm cạnh phòng ngủ của cụ. Trưa cụ lạ i gọi lên đọc báo cho cụ nghe” . Cho đến năm 1935, ông bà ngoại tô i gặp ông Ngọ tạ i hội chợ Đấu Xảo (gần ga Hà Nội). H ai bên gặp nhau hiểu nhau, ông đưa m ắt ra hiệu cho ông Ngọ ra chỗ vắng rồi dúi cho ông Ngọ 20 đồng Đông Dương và nhắc “trố n nhanh nó đang lùng bắt ông đấy!” . Rồi ông Ngọ nói: ‘T h ế là tô i đi biệt cho đến nay, tôi đã đưỢc hân hạnh lên đón cụ”. i K h i ông Ngọ vào Bản Chu bày tỏ việc mòi cụ về Hà N ội th ì ông ngoại tô i đã trả lòi: “Tôi nay già yếu rồ i chắc không đóng góp đưỢc việc gì, xin cho lão giả yên chi”. Ông không nhận lò i nên Đoàn lạ i ra khỏi Bản Chu. Sau hai ngày, ông Ngọ lạ i lãnh Đoàn quay trở về gặp ông ngoại tôi. Lần này th ì ông ngoại tô i đã nhận lòi. Sau một, hai ngày thu xếp công việc nhà, bác cả Diệm và chú Dư đã theo lệnh ông thông báo cho tấ t cả bà con trong làng và các trạ i là người Tày, người Nùng dến để dự một bữa liên hoan có tối vài ngàn người, phải mổ mấy con bò, mấy con lợn, hàng trăn mâm cỗ. ô n g thông báo: “Chính phủ nước V iệt Nam Dân chủ Cộng hoà cho đón tôi về Hà Nội. K h i vắng mặt tôi mọi việc các con, các cháu và dân bản các trạ i vẫn làm ăn bình thường” . M ọi 110
  10. NGU/ỄN ÁI guốc ỌUA HỐI ức CÙA BÀ M£ NGA người nhao nhao lên hỏi, cụ đi như thế có đưỢc đảm bảo không vì đang chiến tra n h bom rơi súng nổ. ô n g Ngọ liề n đứng lên trả lời: “Đồng bào yên tâm, Chính phủ đón cụ đi là phải đảm bảo chứ”. Đảng và Nhà nước giữ đúng lòi hứa, chăm sóc ông tôi cho đến ngày ông tô i qua đòi thọ 96 tuổi (20-12-1975). Liên quan đến câu chuyện ông tôi đưỢc đón về Hà Nội, bác Tú Cương còn kể tiếp: “Chú V i Văn K ỳ lúc bấy giờ còn ở Hàng Da. Bỗng một trưa hè, chú còn đang mặc quần cộc th ì có người báo chú có khách không mời mà tới. Thì ra đó là một thằng Tây tên là “Cút Xo” (mật thám Pháp) xin gặp chú để mời chú về Lạng Sơn làm “Vua nước Nùng” . Chú Kỳ tôi đã lên tìm cụ H uỳnh Thúc Kháng (lúc bấy giò thay Bác Hồ đang ở Pháp) và gặp ông Hoàng Hữu Nam để báo về việc trên. Ngay sau đó cả gia đình được Cách mạng chuyển vào Thanh Hoá. Tại đây chú làm việc ở Bộ Nội vụ cho đến k h i về hưu. Sự việc này xảy ra sau k h i ông Ngọ đã đón ông tôi về Hà Nội. Điều đó càng chứng tỏ sự sáng suốt của Bác Hồ đã kịp thòi “ Kẻo hữu sự gì th ì không kịp ” . * ★ ★ Ông Vũ Đ ình H uỳnh mòi Bác đến xem con ngựa mói tậu về. Bác vừa đi công tác chưa kịp nghỉ, Ngưòi đến ngay. Thật kỳ lạ, cụ V i Vản Đ ịnh cùng ông Vũ Đình Huỳnh lúc đầu tiếp cận con ngựa nó đánh hơi rung bòm, trá n h nổ. M ột lúc sau nó mới chịu đứng im cho hai ngưòi “ xem tưóng” nó. Bây giò Bác Hồ đến, nó dỏng hai tai, m ũi h ít hơi, vẫy vẫy đuôi hiền thục. Bác đặt tay lên trán nó, vuôt nhẹ xuông sông m ùi, vỗ về lưng ngựa. Hai mắt nó lim dim 111
  11. SƠN TỪNG___________________________________________________ nhận cảm sự trìu mến của Ngưòi. H ai tay Bác lạ i vuổt từ cổ xuôVig hai chần trưốc ngựa: - Ngựa có xoáy ta i, th ín h lọc từ xa những tiếng quen tiéng lạ, hai “ m ắt” chân trước khá lắm , trù n g đồng. Như vậy là “tứ mục trũ n g đồng” , tin h nước đi cả ban đêm. Không có đồ xoáy trắc nết phản chủ. Bác khen: - Chú Tư (Vũ Đ ình H uỳnh) là dân tr í thức Hà Nội mà sành việc chọn ngựa. - Thưa Bác, cụ V i trự c tiếp chọn con ngựa này để Bác dùng ạ. - Thê à! Cụ V i chọn ngựa th ì “ Bách lộ thiên san an nhiên thượng mã” . M ột ngày gần đây chú với tôi đến cảm tạ cụ V i. Tôi đang lần nhớ cái ngày Bác Hồ đến cảm tạ cụ V i Văn Đ ịn h th ì một người đến bên tô i hỏi: - Thưa anh, bức tra n h con ngựa này có điều gì mà anh ngắm lâu vậy? Tôi ngò ngỢ đã gặp người này ở m ột nơi nào đó rồi! Tôi hỏi có phải anh là người phụ trá ch phòng triể n lãm này? - Tôi chính là tác giả bức tra n h con ngựa. Tôi nh ìn dòng chữ đề ở góc bức tranh: Ngọc L in h (V i Văn Bích)! - Chao! - Tôi ôm chầm lấy tác giả bức tra n h - A nh là... - Tôi là cháu nội cụ V i Văn Đ ịnh. Còn anh? - Tôi là... Hoạ sĩ Ngọc L in h ró t hai ly rượu: “ Chúng ta chúc mừng cuộc gặp không hẹn này” . Tôi chạm ly hoạ sĩ: - Chúng ta không hẹn nhưng chúng ta có cơ duyên ở mùa xuân này! N g õ V ă n cuối đông 1995. 112
  12. TÁC GIẢ QUỐC CA GẶP TÁC GIẢ QUỐC KỲ Tôi hát Thiên Thai, Suối Mđ... mơ gặp Văn Cao trước ngày anh là tác giả Quốc ca. Và tôi-yêu nhạc sĩ, th i sĩ, hoạ sĩ... Văn Cao trưốc k h i chúng tô i thành đôi bạn chí thân. Cái duyên bằng hữu, chúng tô i xe kết từ trong hoạn nạn, trong tìm tò i sáng tạo. Chúng tô i đến với nhau trong cái thuỏ chẳng có mấy ai dám đến chđi nhà, nơm nớp sỢ điều “liê n quan” ... Là một phóng viên m ặt trậ n , tô i ngã xuốhg chiến hào miền Đông Nam Bộ đưỢc “chuyển thương” qua Trường Sơn, đưa về Hà Nội. A nh Văn Cao là m ột trong năm ngưòi bạn đầu tiên tìm đến m ột ngõ hẻm thăm tô i đang đối m ặt với những vết thương do giặc Huê Kỳ. Không thể đếm đưỢc số những lần vết thương sọ não gây cơn co giật, tô i ngả vào lòng nhạc sĩ Văn Cao! Nằm trong vòng tay anh, phảng phất hương rượu ngang, tô i mê mê tỉn h tỉn h như “lạc tớ i Đào Nguyên... K ìa đường lên tiê n !” ... Và có lúc lạ i cảm giác như đang, Ngựa p h i nơi xa kìa nghe súng vang bên trờ i... M ong xác trong da ngựa bọc thân thể tra i... Bừng nghe dư âm khúc anh hùng ca” ... Lúc tỉn h táo, tô i nâng chén rưỢu bằng ba ngón tay trá i còn lành lặn đụng vối chén anh Văn Cao, hỏi anh: - Tôi ngã xuốhg, máu thấm vào đất nơi sinh ra lá cò Tổ quổc. K h i anh sáng tác “Tiến quân ca” đã thành Quốc ca, anh có được nhìn thấy cò đỏ sao vàng không? 8-NAQ 113
  13. SƠN TỪNG_________________________________________________ _ - M ình tưởng tưỢng chứ chưa hề trông thấy hay nghe nói vể cờ đỏ sao vàng. - Anh đưỢc nhìn lần đầu tiên lá cò đỏ sao vàng từ lúc nào? Anh Văn Cao ủ chén rưỢu trong hai bàn tay: - Tháng-Tám -Năm -Bô"n-Lăm , Hà Nội trong không khí cách mạng sôi sục thì m ình bị ô"m, giao vũ khí cho đồng chí khác thay thế để chữa bệnh. K h i bệnh đã thuyên giảm, đưỢc anh em tổ công tác bí m ật cho biết ngày 17 tháng 8 năm 1945 sẽ có cuộc m ít tin h lớn tạ i quảng trường Nhà hát lớn. M ình đến dự, quan sát từ vòng ngoài của biển người... Bất thần từ trên bao lơn nhà hát hiện ra một lá CỜ-ĐỎ-Sao-Vàng, cỡ lớn! Tiếng hát Tiến quân ca vang lên! M ình khóc! Lần đầu tiên mình đưỢc khóc vối niềm hạnh phúc! Anh vẫn ủ chén rưỢu trong hai bàn tay, giọng anh trầm ấm: - Phúc thường có ủ hoạ ở bên trong, Sơn Tùng ạ!... Tôi ngẫm nghĩ... và nói với anh điều m ình chiêm nghiệm; - Anh không chủ định làm một Quốc ca. Mà kh í thiêng sông n ú i nhập vào tâm hồn anh trong những th ò i điểm anh sáng tạo. Lúc đất nước có th ờ i vận, th ì ca khúc của anh đưỢc nhân dân thừa nhận, sự thừa nhận cao cả nhất thiêng liêng nhất là Quốc ca. Năm 1942 anh sáng tác ca khúc “Gò Đống Đa” , lờ i ca... “Từng đoàn dân chúng trên đế đô tưng bừng đi. Tìm về thăm chôn non nưóc thiêng... Dòng máu ái quốc lưu luyên trong bao đấng hùng... thề quyết quyết phấn đấu, đồng tâm hy sinh làm sao cho hơn đòi xưa. Rồi cất sức sống ngày m ai máu đào đồng bào kết hoà cùng máu Quốc kỳ” ... Năm 1943, anh sáng tác Thăng Long hành khúc... Lời bài ca này - “Cùng tiế n bước về phưđng Thăng Long thành cao 114
  14. NGUYỀN ÁI ọuốc ỌUA tiốl ức CỦA BÀ ME NGA đứng... Cột cồ còn kia. Cột cờ còn đó... Tháp đây gươm thần đâu dưới nước biếc. Có chăng bao ngưòi bao nhiêu luyến tiếc... Thăng Long thành xưa, Thăng Long ngày nao cờ khoe sắc phấp phới?... Đến tháng 10 năm 1944, anh sáng tác Tiến quân ca. Thì lò i ca - “Đoàn quân V iệt Nam đi chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa. Cò in máu chiến thắng mang hồn nước... Đoàn quân V iệ t Nam đi sao vàng phấp phới...” Bằng con m ắt thường anh chưa nhìn thấy, nhưng tâm lin h anh đã “thấu th ị” đưỢc Cờ đỏ sao vàng. Văn Cao ngước nhìn xa, đặt chén rưỢu vào môi, chòm râu rung động! Nhắp tý rưỢu, đặt chén xuốhg, bàn tay anh ấp trên miệng chén giữ lấy hương rưỢu, không chuyển hướng nhìn. - Bác - tôi nói - Bác Hồ cũng nhận ra cờ đỏ sao vàng bằng tâm lin h - A nh Văn Cao vẻ ngạc nhiên nhìn vào tô i - Có lẽ!... Đúng vậy đó anh, Bác đi, Bác nhìn, đi khắp thế giới từ tuổi hai mươi đến tuổi năm mươi, Ngưòi tìm kiếm cho đưỢc các phưđng tiệ n để đạt mục đích quét sạch thực dân xâm lược, dựng lạ i độc lập, xây nền dân chủ cho nước nhà. Trên đường trở về nước, cuối năm 1940 tớ i Hoa Nam, Bác nhận đưỢc tin qua sóng đài về cuộc khởi nghĩa Nam K ỳ bùng nổ, cò đỏ sao vàng vừa xuất hiện liền bị chìm trong máu khủng bô" trắng của thực dân Pháp. Bác may ngay một lá cờ nền bằng lụa đỏ, ngôi sao năm cánh bằng giấy vàng đính giữa. Lúc bấy giò Bác không mua đưỢc lụa hoặc vải màu vàng. Tháng 12 năm 1940, Bác mang bí danh Hồ Quang cùng với một số cán bộ, trong đó có đồng chí Dương Hoài Nam (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) từ Quế Lâm về làng Nậm Quang, huyện T ĩn h Tây, tĩn h Quảng Tây sát biên giới Trung - V iệt. Tại đây, Bác mở lớp huấn luyện cán bộ từ trong nưóc gửi sang để chuẩn bị việc thành lập một M ặt trậ n đại đoàn kết dân tộc dân chủ. Bác viế t cuốn 115
  15. SƠN TỪNG_________________________________________________ sách “ Con đưòng g iả i phóng” làm tà i liệu huấn luyện, đồng chí Dương H oài Nam đưỢc Bác giao nhiệm vụ phụ trách lốp và Bác trao cho đồng chí Hoài Nam lá cò đỏ sao vàng treo trê n bàn thò Tổ quốc trong lóp học. Lá cò ấy Bác mang theo về nưốc. Ngày 19 tháng 5 năm 1941 lá cò được treo lên giữa hang Pác Bó, kh a i mạc H ội nghị thành lập M ặt trậ n V iệ t Nam độc lập Đồng M inh, gọi tắ t là V iệt M inh. Ngay lúc bấy giò, Bác ghi điều dự báo: “ 1945 V iệt Nam Độc lập” vào tập diễn ca 208 câu của Người: “Lịch sử nước ta ” . Và phải chăng vận dịch Sấm Trạng Trình: “Đầu can Võ tưống ra b inh” ... Người quyết định ngày 8 tháng Tý (II) năm Giáp Thân, tức ngày 22 tháng 12 năm 1944, Ngưòi tín trọng trao lá cờ đỏ sao vàng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp làm lễ k h a i sinh Đội V iệ t Nam tuyên tru yề n G iải phóng quân gồm 34 đội viên. Giữa rừng thiêng Sam Cao mang tên vỊ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉn h Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng trước hàng quân dưới cờ đỏ sao vàng đọc Lời thề danh dự: “ Chúng tôi, đội viên Đội V iệt Nam tuyên truyề n giải phóng quân, xin lấy danh dự của một người chiến sỹ cứu quốc mà thề dưới lá Cò đỏ sao vàng năm cánh: X in thề: 1) H y sinh tấ t cả vì Tổ quốc V iệt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuốĩ cùng để tiê u diệt bọn phát x ít N hật, Pháp và bọn V iệ t gian phản quốc, làm cho nước V iệ t Nam trở nên một nưốc độc lập và dân chủ, ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới. 2) Tuyệt đốì phục tùng mệnh lệnh của cấp chỉ huy, khi nhận đưỢc mệnh lệnh gì, sẽ tận tâm , tận lực thi hành cho nhanh chóng và chính xác. 3) Bao giờ cũng kiên quyết chiến đấu, dù gian lao khổ sỏ cũng không phàn nàn, vào sống ra chết cũng không 116
  16. NGU/ỄN ÁI QUỐC ỌUA HỐI ức CŨA BÀ MẸ NGA sờn chí, k h i ra trậ n quyết chí xung phong, dù đầu rơi máu chảy cũng không lù i bước. 4) Lúc nào cũng khẩn trương, hoạt bát, hết sức học tập để tự rèn luyện thành một quân nhân cách mạng, xứng đáng là một chiến sỹ tiên phong giết giặc cứu nước. 5) Tuyệt đổi giữ bí mật cho bộ đội về nội dung tổ chức, về các chỉ huy, tuyệt đốì giữ bí m ật cho tấ t cả đoàn thể cứu quốc. 6) K hi ra trận nếu bị quân địch bắt được, thì dù bị cực hình tàn khốc th ế nào cũng cương quyết một lòng trun g thành với sự nghiệp giải phóng của toàn dân, không bao giò cung khai phản bội. 7) H ết sức ái hộ bạn chiến đấu cũng như bản thân, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận. 8) H ết sức giữ gìn vũ khí, không bao giò để vũ kh í hư hỏng hay rơi vào tay quân thù. 9) K h i tiếp xúc với dân chúng sẽ làm đúng ba điều răn: Không lấy của dân - Không doạ nạt dân - Không quấy nhiễu dân và ba điều nên: K ính trọng dân - Giúp đỡ dân - Bảo vệ dân để lấy lòng tin cậy ái đối đốỉ với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí, giết giặc cứu nưốc. 10) Bao giò cũng nêu cao tin h thần tự phê bình, giữ tư cách cá nhân mô phạm, không làm điều gì hại đến thanh danh giải phóng quân và Quốc thể V iệ t Nam. Ngày 16 tháng 8 năm 1945 Hồ Chủ tịch chọn bài Tiến quân ca làm Quổc ca, cồ đỏ sao vàng làm Quốc kỳ trìn h với Đại hội đại biểu quốc dân tạ i Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang và được Đ ại hội long trọng thừa nhận. - A i đã lin h tuệ ra hình tưỢng - Giọng nói anh Văn Cao như cô đặc lạ i - đã tác tạo lá cờ đỏ sao vàng từ trong cuộc đứng lên của dân ta ở Nam Kỳ? Tôi hẹn vói anh Văn Cao: “Đợi dịp trò i mát. v ế t thương ít gây sự, tô i thẩm định thêm, đích thực rồi tôi 117
  17. SƠN TỪNG___________ cùng anh đi gặp tác giả Quốc kỳ. Anh Văn Cao cười nhắp tý rưỢu... Tôi dám hứa hẹn với anh Văn Cao cái điều ấy là bởi, điểu tự vấn, tră n trỏ từ lâu của tôi: Người mở kỷ nguyên độc lập, tự do là Hồ Chí M inh; tác giả bài Quốc ca là Văn Cao. Còn ai là tác giả Quốc kỳ? Tôi canh cánh suô"t trong công việc sưu tầm về tư liệu Hồ Chủ tịch và các bậc danh nhân có ai là tác giả Quốc kỳ? Như có cơ duyên vậy. Tôi đã gặp được một vỊ lão thành cách mạng, một chiến sỹ của khởi nghĩa Nam K ỳ cũng đang trê n đưòng kháng chiến chông Mỹ, cứu nước, ông lâm bệnh hiểm nghèo đang điều t r ị tạ i bệnh viện “ Bà Thuý Ba” trong rừng Đông Nam Bộ. Tiêu chuẩn người được vào nằm bệnh viện này cũng na ná như bệnh viện Hữu nghị V iệ t - Xô tạ i Hà Nội. Tôi nằm cùng một nhà hầm “bán âm bán dưdng” vói ông. Những lúc ông giảm bệnh tĩn h tâm , tô i gỢi chuyện, được ông nhớ lại kể cho tôi về những ký ức th ò i Nam K ỳ khởi nghĩa. Chính ông đưỢc giao việc in i bằng đá litô cờ đỏ sao vàng, lời kêu gọi của Đảng, truyền đơn và báo “Tiến lên” của khởi nghĩa Nam Kỳ. Và hé mỏ cho tô i một đầu mối về tác giả Cồ-ĐỎ-Sao-Vàng: Người phụ trách cđ quan ấn loát là một u ỷ viên Thưòng vụ Xứ uỷ Nam Kỳ. ô n g là người xứ Bắc Kỳ, một yếu nhân cộng sản đã sáng lập chi bộ đầu tiên của tỉn h Hà Nam, bị đày ra Côn Đảo, vượt Côn Đảo về đất liền, hoạt động bí m ật ỏ các tỉn h đồng bằng sông Cửu Long với tên gọi Hai Bắc Kỳ. Ong còn có tên gọi nữa, ông H ai Kỹ Sư. Vì ông thông chữ Tây, chữ Nho, biết sửa chữa các đồ dùng có máy... N hững nơi ông mở trưòng dạy học lạ i gọi là thầy giáo Hoài, ông hoạ truyền thần cho các ông bà th ì gọi tên là th ầ y H a i họa sĩ. ô n g thửa một lá cồ đính ngôi sao đưa cho mấy ông lãnh đạo Xứ uỷ bàn với nhau. Rồi chính ông 118
  18. NGUyÉN ÁI ọuổc ỌUA m ữc CÙA BÀ ME NGA H a i hoạ sĩ vẽ mẫu cồ vào phiến đá, in ra bao nhiêu gói kín , cho chuyển ngay đi các cơ sở bí mật. Công việc in ấn gần xong th ì lín h kín ập đến. Không ai trong cơ quan chạy thoát. Người bị bắn, ngưòi bị ném xuôVig biển, ngưòi bị tù đày. ô n g H ai Bắc K ỳ bị bắn cùng m ột lúc với các đồng chí Nguyễn Vàn Cừ, Hà H uy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn T hị M inh K hai, Võ Văn Tần, ngày 28 tháng 8 năm 1941 tạ i Hóc Môn. Người chiến sỹ của khởi nghĩa Nam Kỳ còn đọc cho tôi chép bài thơ “Từ b iệ t” của ông Hai Bắc K ỳ trước lúc ra trường bắn: Vĩnh biệt hôm nay có mấy lời N hắn cừìig đồng chí khắp nơi nơi Tinh thần đ ể lại cho non nước T hù hận g h i sâu giữa đất trời Á n chém H à N am đã rủ sạch K h ổ sai Côn Đảo đã qua rồi A n h em đi trọn con đường nhé Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai... Với ngần ấy dấu tích, tôi lần tìm từng điểm, từng chi tiế t sự kiện trong kho lưu trữ Văn khố Đà Lạt, lưu trữ Quô'c gia, tư liệu lịch sử Đảng của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trực thuộc Trung ương... Sau k h i ghép nôi các bí danh của các thời kỳ hoạt động ở các vùng công tác khác nhau: Đây chỉ là một ngưòi ở Bắc Kỳ. Bắc K ỳ trở thành biệt danh Hai Bắc Kỳ. Đ i cùng với biệt danh H ai Bắc K ỳ là giáo Hoài. Và là “yêu nhân cộng sản, sáng lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉn h Hà Nam bị đày khổ sai Côn Đảo” . Đối chiếu với công văn sô' 4685-S ngày 2 tháng 8 năm 1940 của P.Arnoux, chánh m ật thám Đông Dưđng: “Kính gửi các ông Thông đốc Nam Kỳ, Tổng Thanh tra liêm phóng Đông Dương, Tổng 119
  19. SƠN TỪNG__________ Biện lý bên cạnh toà thượng thẩm , tru n g tướng chỉ huy tru n g đoàn Nam Kỳ, Cao Mên, đô đốc chỉ huy hải quân ở Đông Dương. Đồng kính gửi các ông chánh m ật thám Hà Nội, Huế, Phnôm Pênh, Viêng Chăn... T in tức đặc b iệ t của sỏ m ật thám Sài Gòn cho biết: Hoạt động của cộng sản: Nguyễn T h ị M in h K hai (tức cô Dung), Nguyễn Hữu Tiến (tức giáo Hoài, tức Trương Xuân C hinh)... Sau cuộc dò xét ở ngoại ô Chợ Lốn th ì ngày 29 tháng 7 năm 1940 đã bắt được tên Nguyễn Văn Hoan, nguyên nhân viên sở địa chính ở Tân A n b ị tố cáo là tích cực tham gia vào cuộc phân phát tà i liệu, truyền đơn tuyên tru yề n Đảng. M ột ổ bí m ật đã tổ chức ngay tạ i làng Chà Và trong bãi tha ma giáp nội th ị Sài Gòn Chợ Lớn. Tối ngày 30 tháng 7 năm 1940, các nhân viên để lạ i rìn h thấy Nguyễn T h ị M in h K hai đi cùng một người nữa, lạ i gần tú p lều tra n h đó. H ai người đó đều bị bắt sau một cuộc đuổi bắt vất vả và phải đốì phó gay go vói ị người đàn ông (người đi cùng Nguyễn T h ị M in h Khai). Dẫn về sỏ m ật thám , ngưòi đó chực cắn lưỡi tự tử. Sau k h i tra xét lạ i la i lịc h th ì biết rằng đó là người tù khổ sai. Trương Xuân C hinh tức Nguyễn Hữu Tiến, tức giáo Hoài, bị toà án thượng thẩm Hà Nội xử ngày 6-6-1932 kết án 20 năm khổ sai, hai mươi năm quản thúc về “mưu đồ xú i dân chúng đứng dậy chốhg nhà chức trách” . Hắn tham gia việc cải tổ Đảng Cộng sản Đông Dương. “Hắn vượt ngục tạ i Côn Đảo hồi tháng Giêng năm 1935, b ị bắt thì đến tháng tư sau hắn lại vượt ngục lần nữa” . ... Đ ính theo đây bản kê kh a i các tà i liệu và vật dụng th u đưỢc nơi đó: Trong số đó có một lô giấy nền, bàn lăn mực, một số khá lớn giấy trắng, nhiều bàn cờ, truyền đơn bằng tiến g Pháp, tiếng An Nam và tiếng Tàu đã rả i rắc ở Nam Kỳ... 120
  20. NGUYỄN ÁI QUỐC ỌUA tiốl ức CÙA BÀ M£ NGA Đến đây th ì, chỉ còn phần việc tìm quê ông Nguyễn Hữu Tiến. Tôi lần ra được người em ru ộ t của ông là Nguyễn Hữu u ẩ n. ông u ẩ n nguyên Phó Bí thư tỉn h T hái Nguyên đang giữ chức vụ Trưỏng ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng T rung ương. Tôi chỉ nhò ông giúp đỡ về quê ông, để tìm hiểu thân th ế sự nghiệp ông Nguyễn Hữu Tiến, một nhà lãnh đạo của Đảng thuộc lớp đầu tiê n b ị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo, đã m ất tích. Tôi không hé ra việc tìm tác giả Quốc kỳ. Hàng chục lần tô i đi về làng Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉn h Nam Hà. Phần nhiều đi xe hàng từ bến K im Liên, Hà Nội đến ga Đồng Văn rồ i ngưòi nhà dìu đi bộ vào Lũng Xuyên, v ề sau đưỢc Huyện uỷ Duy Tiên và Đảng bộ xã Yên Bắc giúp đỡ, tô i đi về thuận lợi hơn và ghi chép được nhiều mảng hồi ức về ông Nguyễn Hữu Tiến từ những người thân thích, những người học trò và các bạn chiến đấu cùng vào tù ra tộ i với ông. Bây giò tô i mới th u ậ t lạ i đầy đủ với anh Văn Cao. Anh nghe xong lúc đó đã 23 giò đêm. Anh dốc chén rưỢu cuối cùng, ôm lấy tôi: ^ . 1 ĩ / - - ^ * - Đúng là tác giả Quốc kỳ! Tưởng kiến kỳ nh ân(l). Cám dn Sơn Tùng đã cho m ình được gặp tác giả Quốc kỳ - Nguyễn Hữu Tiến! Hãy dẫn m ình về quê ông, m ình cần, rấ t cần được phát sáng trong trực cảm. Anh chị Văn Cao cùng vỢ chồng tô i về quê ông Nguyễn Hữu Tiến. Ngày trở về Hà Nội, anh Văn Cao ngồi trê n xe, ghé vào ta i tôi: - Không tín h ngày hôm nay, trong hai ngày nữa, vào lúc 9 giò, anh sang tôi, đừng gõ cửa, vào thẳng phòng vẽ của tôi... Cì) Người không có ỏ đây, nhưng qua di tích và lởi văn mà tưỏng tượng như là thấy được người ấy 121
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2