intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Huệ Cầu Hiền

Chia sẻ: Nguyenthuy Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

118
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Huệ, người lãnh tụ tiêu biểu nhất của phong trào nông dân Tây Sơn, không chỉ giỏi dùng binh mà còn giỏi dùng người, biết chiêu hiền đãi sĩ, đã tập hợp chung quanh mình một số đáng kể những trí thức đương thời vào sự nghiệp giúp dân, dựng nước. Hai mẫu chuyện sau đây là những ví dụ điển hình. Trường hợp thứ nhất là đối với Nguyễn Thiếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Huệ Cầu Hiền

  1. Nguyễn Huệ Cầu Hiền Nguyễn Huệ, người lãnh tụ tiêu biểu nhất của phong trào nông dân Tây Sơn, không chỉ giỏi dùng binh mà còn giỏi dùng người, biết chiêu hiền đãi sĩ, đã tập hợp chung quanh mình một số đáng kể những trí thức đương thời vào sự nghiệp giúp dân, dựng nước. Hai mẫu chuyện sau đây là những ví dụ điển hình. Trường hợp thứ nhất là đối với Nguyễn Thiếp. Theo gia phả của dòng họ, Nguyễn Thiếp tự là Khải Xuyên, người làng Nguyệt Ao, huyện Can Lộc (Nghệ Tĩnh), đậu tam trường khoa thi hội, làm quan đến chức tri huyện Thanh Chương (Nghệ Tĩnh). Năm 1768, chán cảnh vua tôi triều Lê - Trịnh, ông từ quan về ở ẩn ở chân núi Thiên Nhẫn (Nghệ Tĩnh), cày ruộng, đọc sách, dạy học. Chẳng bao lâu ông nổi tiếng giỏi khắp vùng, được mệnh danh là La Sơn phu Tử. Tượng vua Quang Trung và các quan- tượng đặt trong chùa Bộc. (Ảnh: wikimedia.org). Trên đường tiến quân ra Đàng ngoài, Nguyễn Huệ đã ba lần cho người đem lễ vật và thư ra mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân giúp việc. Lời lẽ trong thư thật trọng vọng, ví Nguyễn Thiếp như Ngọa Long (biệt hiệu của Khổng Minh), xem Nguyễn Thiếp như thầy "Nay Phu Tử nghĩ đến thiên hạ với dân sinh, vụt dậy ra đi để cho quả đức có thầy mà thờ, cho đời này có người mà cậy". Nhưng ba lần Nguyễn Thiếp đều viết thư từ tạ không vào. Không chịu từ bỏ ý định của mình, tháng 5 . 1788, trên đường ra Bắc Hà, Nguyễn Huệ dừng chân ở núi Nghĩa Liệt (Nghệ Tĩnh) cho mời Nguyễn Thiếp ra gặp nhưng Nguyễn Thiếp vẫn chưa nhận giúp việc. Phải chờ đến lúc Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh, chính nghĩa sáng ngời, Nguyễn Thiếp mới bộc bạch: "Chúa công ra đó không quá 10 ngày, giặc Thanh sẽ bình được". Không lâu sau ngày chiến thắng, Nguyễn Huệ viết thư cho Nguyễn Thiếp, mời vào Phú Xuân một lần nữa, không quên cảm ơn: "Người xưa bảo rằng: một lời nói mà dấy nổi cơ đồ. Lời tiên sinh quả có thế thật". Và cũng từ đây, Nguyễn Huệ thông cảm sâu sắc tâm trạng của Nguyễn Thiếp và tìm được chỗ cần thiết để sử dụng tài năng của ông. Mùa thu năm 1789, Nguyễn Thiếp được cử làm Đề điệu (Chánh chủ khảo) kỳ thi Tiến sĩ (tức thi Hương) ở Nghệ An.
  2. Năm 1791, Nguyễn Huệ cho mời ông vào Phú Xuân bàn việc và sau đó lập Viện Sùng Chính, cử ông làm viện trưởng nhằm cải cách việc học, dịch các sách kinh sử ra chữ Nôm và đào tạo nhân tài. Thiếu một tấm lòng chân thành, thiếu một suy nghĩ sâu xa, chắc Nguyễn Huệ không thể đưa Nguyễn Thiếp trở lại với đời, đem tài năng ra phục vụ đất nước. Tường hợp thứ hai là đối với Phan Huy Ích. Phan Huy Ích người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (Nghệ Tĩnh), xuất thân từ một nhà khoa bảng. Lúc nhỏ nổi tiếng thông minh, năm 22 tuổi đỗ Giải nguyên, năm 26 tuổi đỗ Tiến sĩ (1775). Năm 1787, khi Vũ Văn Nhậm đem quân ra đánh Nguyễn Hữu Chỉnh, ông phải lánh về Sơn Tây. Năm 1788, được Ngô Thời Nhậm và Trần Văn Kỷ giới thiệu, Nguyễn Huệ đã cho người mời ông ra giúp việc. Mùa hạ năm đó, Phan Huy Ích đã được đưa về Phú Xuân, chuẩn bị cho lễ lên ngôi của Nguyễn Huệ. Sau đó khi chiến thắng quân xâm lược Thanh, Nguyễn Huệ đã giao cho ông cùng Ngô Thời Nhậm lo việc ngoại giao với phương Bắc. Năm 1790, nhân lễ Bát tuần Đại khánh của vua Thanh Càn Long, Nguyễn Huệ đã cử ông làm bồi thần cho "quốc vương giả", cho được chủ động "tùy tiện ứng đối" với Càn Long. Sự tín nhiệm đặc biệt này khiến Phan Huy Ích thật sự xúc động, hết lòng hết sức trong lần đi sứ này. Năm 1791, một chuyện không may xảy ra: người em thứ 5 của Phan Huy Ích là Hữu Trấn nổi loạn chống lại Tây Sơn. Việc không thành, y bỏ trốn. Nhiều người nghi ngờ, Phan Huy Ích phải dâng biểu trần tình. Đọc tờ biểu, Nguyễn Huệ đã ghi: "Người ta sinh ra kẻ tốt người xấu, cha còn không ngăn nổi huống hồ là anh. Việc không can đến ông, sao mà hiềm nghi". Rồi Nguyễn Huệ triệu ông vào kinh ủy lạo và trọng dụng như cũ. Tấm lòng bao dung của Nguyễn Huệ đã làm cho Phan Huy Ích hết sức cảm kích, cho nên khi nghe được tin Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, ông đã viết mấy câu thơ: "Tạo tác cơ duyên nan tái đắc Tòng kim ký lữ nhạn thần cô" Nghĩa là: "Duyên may gặp gỡ khó có một lần nữa Từ nay đất khách trần như cánh nhạn cô đơn" Còn có thể nói gì hơn về mối tình nồng thắm trung nghĩa đó nữa!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2