intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên lý kế toán Phần 5

Chia sẻ: Danh Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

291
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trở lại với 4 giao dịch có ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại của Baco trên đây, đó là: doanh thu, giá vốn hàng bán (chi phí của hàng đã bán), chi phí thuê nhà và chi phí khấu hao, chúng ta sẽ sắp xếp thành một báo cáo thu nhập đơn giản như bảng 3-2 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên lý kế toán Phần 5

  1. phần giá trị còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả mọi chi phí. Trở lại với 4 giao dịch có ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại của Baco trên đây, đó là: doanh thu, giá vốn hàng bán (chi phí của hàng đã bán), chi phí thuê nhà và chi phí khấu hao, chúng ta sẽ sắp xếp thành một báo cáo thu nhập đơn giản như bảng 3-2 sau đây. Về bản chất, thu nhập ròng là một chỉ tiêu đánh giá việc tạo ra của cải ròng cho doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Bằng cách theo dõi thu nhập ròng qua nhiều kỳ kế toán liên tục và xem xét những thay đổi ở các khoản mục cấu thành thu nhập ròng, nhà đầu tư và những người ra quyết định có thể đánh giá một cách khách quan về sự thành công trong kỳ hoạt động kinh doanh. Bảng 3-2 Công ty Baco Báo cáo thu nhập tháng 1/2006 (kết thúc vào ngày 31/01/2006) Doanh thu 250 Trừ các chi phí: Giá vốn hàng bán 150 Chi phí thuê nhà 10 Chi phí khấu hao 1 Tổng chi phí 161 51
  2. Thu nhập ròng 89 Mối quan hệ giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán Báo cáo thu nhập là cầu nối giữa hai bảng cân đối kế toán: đầu kỳ và cuối kỳ. Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể, trong khi báo cáo thu nhập diễn giải các thay đổi xảy ra giữa hai thời điểm: đầu kỳ và cuối kỳ. Bảng cân đối kế toán của Baco ngày 12/01/2006 cho biết tổng tài sản là 520 triệu, với nghĩa vụ nợ là 120 triệu và vốn chủ sở hữu 400 triệu đồng. Thời điểm này chưa có lợi nhuận giữ lại. Các giao dịch phát sinh sau đó gồm, doanh thu là 250 triệu, chi phí là 161 triệu,lợi nhuận giữ lại là 89 triệu như bảng 3-2. Báo cáo thu nhập ở bảng 3-2 trình bày doanh thu và chi phí phát sinh trong tháng 1/2006, và cho biết kết quả thu nhập ròng là 89 triệu. Giả định Baco không phải nộp thuế thu nhập và không chia cổ tức nên toàn bộ thu nhập ròng sẽ được giữ lại. Trên bảng cân đối kế toán ngày 31/01/2006, ở khoản mục vốn chủ sở hữu, xuất hiện thêm khoản lợi nhuận giữ lại, và tăng thêm 89 triệu so với thời điểm 12/01/2006. 52
  3. BÁO CÁO NGÂN LƯU Lợi nhuận là hoàn toàn khác với ngân lưu. Bạn có thể quan niệm lợi nhuận như là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đơn giản là doanh thu trừ (-) chi phí. Gia tăng trong lợi nhuận đi liền với gia tăng trong tài sản hoặc giảm đi trong nghĩa vụ nợ. Nhưng doanh thu và chi phí được ghi nhận theo phương pháp thực tế phát sinh nên không đánh giá được tình hình kinh doanh theo lưu lượng tiền mặt. Những phát sinh mua bán chịu và nhiều lý do khác khiến cho lợi nhuận khác với dòng tiền thu vào, chi ra. Các nhà quản lý và các nhà đầu tư mong muốn có một báo cáo tài chính tập trung vào lưu lượng tiền mặt, và thế là báo cáo ngân lưu ra đời, bên cạnh báo cáo thu nhập. Từ thập niên 1970, các công ty ở các nước phát triển được yêu cầu ngoài báo cáo thu nhập phải cung cấp báo cáo ngân lưu. Báo cáo ngân lưu (lưu chuyển tiền tệ) về bản chất là kế toán theo tiền mặt. Mục tiêu học tập 4: Ở Việt Nam từ năm 2004, Tính toán dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh và phân cũng bắt đầu qui định các công ty biệt sự khác nhau giữa ngân lưu ròng với lợi nhuận ròng. phải lập báo cáo này. Tuy nhiên ngoài các công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán, hầu hết đều chưa thực hiện được. 53
  4. Báo cáo ngân lưu cho biết số Báo cáo ngân lưu cho biết số tiền thu vào, chi ra của doanh tiền thu vào, chi ra của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. nghiệp trong kỳ kinh doanh. Báo cáo thu nhập cho biết chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh đã làm thay đổi lợi nhuận giữ lại như thế nào, trong khi báo cáo ngân lưu cho biết thay đổi của một tài khoản trong bảng cân đối kế toán, đó là tài khoản tiền mặt. Căn cứ vào số liệu ở bảng 3-1 và bảng 3-2, chúng ta lập báo cáo ngân lưu của Baco cho đến cuối tháng 1/2006 dưới đây. Bảng 3-3 Công ty Baco Báo cáo ngân lưu, đến cuối ngày 31/01/2006 (triệu đồng) PHẦN I: CÁC NGHIỆP VỤ CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIỀN MẶT Giao dịch kinh tế phát sinh Số tiền Loại hoạt động (1) Vốn ban đầu 400 Tài chính (2) Vay ngân hàng 100 Tài chính (3) Mua hàng nhập kho, trả tiền mặt - Kinh doanh 150 (5) Mua thiết bị, trả tiền mặt -4 Đầu tư (8) Trả nợ cho người bán hàng -4 Kinh doanh 54
  5. (9) Bán thiết bị, thu tiền mặt 1 Đầu tư (11) Trả trước tiền thuê nhà -60 Kinh doanh PHẦN II: BÁO CÁO NGÂN LƯU I. Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh Trả tiền mua hàng - 154 Trả tiền thuê nhà -60 Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh - doanh 214 II. Ngân lưu từ hoạt động đầu tư Chi tiền mua thiết bị -4 Thu tiền bán thiết bị 1 Ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư -3 III. Ngân lưu từ hoạt động tài chính Thu từ vốn đầu tư ban đầu 400 Thu từ vay ngân hàng 100 Ngân lưu ròng từ hoạt động tài 500 chính Tổng ngân lưu ròng (I+II+III) 283 55
  6. 0 Số dư tiền mặt ngày 31/12/2005 283 Số dư tiền mặt ngày 31/01/2006 Nhận xét: (i) Báo cáo ngân lưu chẳng qua là sự sắp xếp lại các dòng tiền mặt theo từng loại hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính (huy động vốn). (ii) So với báo cáo ngân lưu của Baco ngày 12/01/2006 (bảng 2-3 ở chương 2) chỉ khác nhau mỗi dòng tiền chi trả thuê nhà 60 triệu. Nói cách khác, chỉ khác về ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh. Đến ngày 12/01/2006, là -154 triệu, đến ngày 31/01/2006 là - 214 triệu (tăng thêm do chi trả tiền thuê nhà 60 triệu đồng). Mặc dù sau ngày 12/01/2006 cho đến cuối tháng còn có thêm các phát sinh (giao dịch 10,11,12) nhưng chỉ có một giao dịch mới là được tính đến trong báo cáo ngân lưu vì liên quan đến tiền mặt, đó là giao dịch 11, trả tiền thuê nhà 60 triệu đồng. Mặc dù Công ty Baco có bán hàng và có lợi nhuận 89 triệu (báo cáo thu nhập ở bảng 3-2), nhưng Baco vẫn chưa tạo được đồng tiền mặt nào từ hoạt động kinh doanh cả. Chúng ta dễ dàng thấy rằng, Công ty Baco đã trả tiền mặt để mua hàng 56
  7. và trả tiền mặt thuê nhà số tiền 214 triệu đồng, trong khi doanh thu thì bán chịu21. Vài lời với bạn đọc mới bắt đầu làm quen với kế toán, sinh viên không chuyên ngành, lãnh đạo cơ quan và các giám đốc ít thời giờ Có thể nói đến đây, sau 3 chương, bạn đã có nhận thức, đủ kiến thức, và một số kỹ năng về kế toán. Quyển sách được viết theo kiểu “xẻ dọc”, tức trong từng chương đã đề cập toàn bộ các báo cáo tài chính, chương tiếp theo trở lại con đường như vậy nhưng sâu hơn. Sách không theo truyền thống trình tự một, hai. • Về nhận thức, bạn đã thấy vai trò quan trọng của kế toán trong quản trị doanh nghiệp, hay đơn vị cơ quan. • Về kiến thức, bạn đã có thể đọc, hiểu các báo cáo tài chính, thậm chí phân tích chúng để ra các quyết định có liên quan. • Về kỹ năng, bạn có thể ghi chép các giao dịch kinh tế và tính toán các số liệu kế toán căn bản. Và vì vậy, đối với một giám đốc hay một nhà quản lý nói chung, có thể gọi là “cầu vừa đủ xài”. Nếu yêu thích hoặc muốn chuyên sâu để làm một kế toán viên thì tiếp tục sang 21 Nói nôm na là, có lãi nhưng không có tiền. Mà “lãi” thì không thể dùng để trả lương, mua gạo hay mua vé xem phim được, chỉ có “tiền” mới làm được những điều này. Lãi (hay lợi nhuận) chỉ là một khái niệm, đôi khi là phù phiếm. Có lãi mà không có tiền để nộp thuế, không có tiền để mua nguyên liệu tiếp tục sản xuất thì vẫn phải phá sản mà thôi. 57
  8. chương 4 rồi đi nữa, nếu không chỉ cần ôn lại nhuần nhuyễn 3 chương đầu tiên là đủ để trở thành một giám đốc giỏi rồi đấy. Chúc bạn đọc may mắn ! BÀI TẬP CHƯƠNG 3 Bài tập 1 Dưới đây là các giao dịch trong tháng 8/2006, tháng đầu tiên khởi nghiệp của Công ty Dịch vụ Hội An: (đơn vị tính: triệu đồng). 1. Đặng Thanh khởi nghiệp, lập Công ty Hội An, góp vốn 6,000. 2. Ngày 1/8/2006 Công ty Hội An vay 2,000 từ Ngân hàng phát triển Đại học Việt Nam - VUB, thời gian vay 1 năm, lãi suất 12% năm. Vốn gốc và lãi sẽ được trả một lần vào 2/8/2007. 3. Doanh thu của Công ty trong tháng 8/2006 là 900; tổng chi phí trong tháng là 650 (chưa tính chi phí khấu hao và lãi vay). 4. Trả cổ tức cho chủ trong tháng là 25. Yêu cầu: 1. Chỉ ra tác động của các giao dịch bằng đẳng thức kế toán, Tài sản = Nợ (phải trả) + Vốn (chủ sở hữu). 58
  9. 2. Lập 3 báo cáo tài chính đến cuối tháng 8/2006 (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập, Báo cáo ngân lưu). Bài tập 2 Dưới đây là các báo cáo tài chính của Công ty AAA: Báo cáo thu nhập đến ngày 31/12/2005 Doanh thu 400,000 Chi phí của hàng đã bán (Giá vốn hàng bán) ? Lợi nhuận gộp (=Doanh thu - Giá vốn hàng bán) 250,000 Chi phí kinh doanh 28,500 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ? Chi phí lãi vay 4,500 Lợi nhuận trước thuế ? Thuế thu nhập doanh nghiệp (t = 28%) ? Lợi nhuận ròng ? Bảng cân đối kế toán 59
  10. ngày 31/12/2005 Tiền mặt ? Khoản phải trả 11,500 Khoản phải thu 11,000 Nợ phải trả 6,400 Hàng tồn kho 35,000 Vốn góp 430,000 Thiết bị 850,000 Lợi nhuận giữ lại ? Tổng cộng 1,050,000Tổng cộng ? Yêu cầu: Điền vào chỗ trống trên các báo cáo tài chính. CÁC ĐIỂM CỐT YẾU CỦA CHƯƠNG 3 1. Giải thích cách xác định lợi nhuận của kế toán. Lợi nhuận là công cụ để đo lường hiệu quả, được xem là thước đo để đánh giá việc gia tăng “sự giàu có” của một doanh nghiệp theo thời gian. Các nhà kế toán chấp nhận các nguyên tắc chung để xác định lợi nhuận. Như vậy ai cũng có thể đọc và dễ dàng so sánh tình hình kinh doanh của công ty này với công ty khác khi “công cụ đo lường” được xác định theo chuẩn mực chung. Xác định phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí sai sẽ dẫn đến xác định kết quả kinh doanh sai. 2. Sử dụng các khái niệm thực tế phát sinh (accrual accounting), nguyên tắc phù hợp (matching) để ghi nhận 60
  11. doanh thu và chi phí. Có hai phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là kế toán theo tiền mặt (cash accounting) và kế toán theo thực tế phát sinh. Kế toán theo thực tế phát sinh xác định ảnh hưởng của các giao dịch kinh tế phát sinh lên các báo cáo tài chính trong kỳ kế toán khi doanh thu và chi phí thực tế đã xảy ra. Nghĩa là, doanh thu và chi phí được ghi nhận khi chúng xảy ra mà không nhất thiết phải xuất hiện tiền mặt. Ngược lại, kế toán theo tiền mặt chỉ xác định ảnh hưởng của các giao dịch lên các báo cáo tài chính khi nào tiền mặt được thu vào hay tiền mặt được chi ra. 3. Lập báo cáo thu nhập và giải thích mối liên hệ giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Khi để thể hiện tổng quát kết quả (lãi, lỗ) của tất cả các hoạt động trong một thời kỳ, chúng ta sử dụng báo cáo thu nhập. Báo cáo thu nhập là một bảng báo cáo tất cả mọi doanh thu và chi phí có liên quan trong một khoảng thời gian xác định, chẳng hạn là một tháng, một quý, 6 tháng hay một năm. Lợi nhuận ròng được mọi người quan tâm nằm ở “dòng cuối cùng” của báo cáo thu nhập, đó là phần giá trị còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả mọi chi phí. 4. Tính toán dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh và giải thích sự khác nhau giữa ngân lưu và lợi nhuận. Bạn 61
  12. có thể quan niệm lợi nhuận như là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đơn giản là doanh thu trừ (- ) chi phí. Gia tăng trong lợi nhuận giữ lại đi liền với sự gia tăng trong tài sản hoặc sự giảm xuống trong nghĩa vụ nợ. Tuy nhiên, doanh thu và chi phí được ghi nhận theo phương pháp thực tế phát sinh nên không đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh theo lưu lượng tiền mặt. Những phát sinh mua bán chịu và nhiều lý do khác khiến cho lợi nhuận khác với dòng tiền. Các nhà quản lý và các nhà đầu tư mong muốn có một báo cáo tài chính tập trung vào lưu lượng tiền mặt, và thế là báo cáo ngân lưu (lưu chuyển tiền tệ) ra đời, bên cạnh báo cáo thu nhập. Từ thập niên 1970, các công ty ở các nước phát triển được yêu cầu ngoài báo cáo thu nhập phải cung cấp báo cáo ngân lưu này. Báo cáo ngân lưu về bản chất là kế toán theo tiền mặt. Từ năm 2004 ở Việt Nam, cũng đã quy định phải lập báo cáo này. Phụ lục chương 3: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ HÀNG TỒN KHO Hàng được mua vào nhiều lần với số lượng và giá mua khác nhau, vậy giá nào được xem là giá vốn của hàng đã bán trong 62
  13. kỳ? Phụ lục này nghiên cứu các phương pháp định giá hàng tồn kho. Kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ Có hai phương pháp định giá hàng tồn kho, đó là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Kê khai thường xuyên là ghi chép hàng tồn kho và giá vốn hàng bán hằng ngày như trong các ví dụ của quyển sách này. Kiểm kê định kỳ không ghi chép hàng ngày. Thay vào đó, giá vốn hàng bán và số dư hàng tồn kho chỉ được cập nhật vào cuối mỗi kỳ kế toán khi thực hiện kiểm kê. Giá vốn Tồn kho Mua Tồn kho + - = hàng đầu kỳ vào cuối kỳ bán Bốn phương pháp định giá hàng tồn kho Hiện nay trên thế giới, trong đó có Việt Nam phổ biến 4 phương pháp: giá đích danh, giá nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất trước, giá bình quân trọng số. Chúng ta sẽ xem xét ví dụ về việc lựa chọn phương pháp đánh giá của Cửa hàng Song Hà, một đại lý mới của Công ty sữa Miền Tây - Westmilk, với tồn kho đầu kỳ bằng 0. Song Hà mua hộp sữa thứ nhất vào ngày 2/1/2006 giá 3,5 ngàn đồng, hộp thứ hai vào ngày 3/1/2006 giá 4 ngàn 63
  14. đồng, hộp thứ ba vào ngày 4/1/2006 giá 4,8 ngàn đồng. Ngày 5/1/2006, Song Hà bán 1 hộp sữa đầu tiên với giá bán là 7 ngàn đồng. Ngày 6/1/2006 bán tiếp 2 hộp còn lại cũng với giá là 7 ngàn đồng mỗi hộp. Nếu ta gọi: Lãi gộp = Giá bán - Giá mua Thì lãi gộp của hộp sữa này sẽ là bao nhiêu? Giá bán là 7 ngàn đồng, nhưng giá vốn không biết xác định là bao nhiêu? Phương pháp 1: Giá đích danh22, gắn kết giá vốn với từng món hàng mua vào cụ thể. Phương pháp 2: Nhập trước – Xuất trước23, giá mua đầu tiên được ghi là giá vốn. Phương pháp 3: Nhập sau – Xuất trước24, giá mua sau cùng được ghi là giá vốn. Phương pháp 4: Giá bình quân trọng số25, tính giá đơn vị sản phẩm bằng cách chia tổng giá trị hàng hóa trong kho (tồn đầu kỳ + mua vào) cho chính tổng số lượng của chúng. 22 Specific identification 23 first in, first out 24 last in, first out 25 Weighted average 64
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2