intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGUYÊN NHÂN XIÊM (THÁI LAN) GIỮ VỮNG ĐƯỢC NỀN ĐỘC LẬP VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX.

Chia sẻ: Nguyen Tuan Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

922
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bối cảnh chung của thế giới vào cuối thế kỷ XVIII, nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa đang ở vào giai đoạn phát triển cực thịnh; giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước lớn làm tăng nhu cầu vế thuộc địa, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGUYÊN NHÂN XIÊM (THÁI LAN) GIỮ VỮNG ĐƯỢC NỀN ĐỘC LẬP VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX.

  1. NGUYÊN NHÂN XIÊM (THÁI LAN) GIỮ VỮNG ĐƯỢC NỀN ĐỘC LẬP VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX. Nguyễn Tuấn Anh Học viên cao học K XVIII, Đại Học Sư Phạm Huế. Địa chỉ Gmail: Nguyenbeanh@gmail.com Trong bối cảnh chung của thế giới vào cuối thế kỷ XVIII, nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa đang ở vào giai đoạn phát triển cực thịnh; giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước lớn làm tăng nhu cầu vế thuộc địa, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa. Các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa ngày càng được đẩy mạnh. Bước vào đầu thế kỷ XIX vùng Đông Nam Á rộng lớn trở thành mục tiêu của các nước đế quốc. Trước xu thế bành trướng của các nước đế quốc, nhiệm vụ lịch sử chung của các nước Đông Nam Á lúc này là: bằng mọi cách phải bảo vệ độc lập dân tộc. Con đường thực hiện điều này ở từng nước lại khác nhau. Trong khi hầu hết các quốc gia Đông Nam đều không chống chọi được với chủ nghĩa thực dân Phương Tây thì Xiêm (Thái Lan) là một nước Đông Nam Á ngoại lệ, đã sớm nhận thức được cục diện chính trị thế giới và xây dựng được chương trình hành động phù hợp để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Vậy nguyên nhân nào đã giúp Xiêm bảo vệ được nền độc lập cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong khi các nước Đông Nam Á khác không giữ được?. Theo chúng tôi có những nguyên nhân sau: 1. Chính sách đối ngoại “mềm dẻo” Đây là chính sách cực kỳ khôn ngoan của Xiêm trong đường lối ngoại giao. Trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây, Xiêm đã chủ trương “mở cửa” đối với tất cả các quan hệ với họ, Xiêm một mặt tạo thế cân bằng với các nước phương Tây nhưng mặt khác lại tăng cường ảnh hưởng đến các nước láng giềng. Bằng chính sách ngoại giao “mềm dẻo” “lựa chiều” Xiêm đã duy trì “độc lập” sẵn sàng đương đầu với các thế lực tư bản Phương Tây. 1
  2. Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm Malaca; phản ứng của chính quyền Xiêm: im lặng vì người Thái chưa hiểu gì về Bồ Đào Nha. Để xác lập việc thống trị ở Malaca, Bồ Đào Nha đã đến vua Xiêm hội ý và xin đặt thánh giá tại quảng trường lớn của Xiêm. Vua Xiêm đã chấp nhận nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với Bồ Đào Nha, ngụ ý mua đại bác của người Bồ Đào Nha tấn công Mianma. Xiêm đã tạo được mối giao hảo với người Bồ Đào Nha. Năm 1604, Hà Lan đến Xiêm xin lập cơ sở buôn bán, vua Xiêm cho người Hà Lan được quyền buôn bán ở đây. Năm 1610, thương điếm của người Hà Lan được xây dựng ở thủ đô Ayuthaya. Cùng với người Hà Lan, Công Ty Đông Ấn Độ của Anh cũng sớm có mặt ở Xiêm. Sau đó Anh bị Hà Lan chèn ép phải đóng cửa thương điếm mất ảnh hưởng ở đây . Năm 1662-1664, Anh trở lại Xiêm, người Xiêm đón tiếp nồng nhiệt và đáp ứng mọi yêu cầu của Anh chống lại ảnh hưởng Hà Lan tại đây. Năm 1662, người Pháp đến Xiêm, Pháp yêu cầu Xiêm cho tự do truyền đạo và tự do buôn bán. Yêu cầu đó được vua Xiêm chấp nhận. Lúc bấy giờ vấn đề độc lập chưa đặt ra với Xiêm, bằng chính sách ngoại giao khôn khéo Xiêm đã mở cửa quan hệ với các nước phương Tây; biết dựa vào các thế lực Hà Lan để chống lại thế lực ngày càng lớn mạnh của Bồ Đào Nha nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng chi phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan... Sang thế kỷ XIX, nước Anh lại đẩy mạnh xâm chiếm khu vực Đông Nam Á, sau khi chiếm được Singapore (1819), Anh lại tập trung chú ý vào bán đảo Malaixia và thị trường Xiêm. Năm 1832 một chiến hạm chở đại sứ Anh Tôn- Krâu-Phec-đơ đã lên đường và nhanh chóng thả neo ở sông Mê Nam(Xiêm). Trong quá trình đàm phán, phía Xiêm đề nghị với Anh bán vũ khí cho mình còn phía Anh yêu cầu được tự do mua bán và quyền tối huệ quốc. Kết quả là hai bên đã đi đến ký hiệp ước ngày 10/6/1822, theo đó tàu của Anh được phép đi sâu vào sông Mê nam nhưng với điều kiện là phải tháo dở đại bác cùng vũ khí khác lên bờ và Xiêm được phép kiểm tra tàu Anh. Về phần mình, cơ quan hải quan của Xiêm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán của người Anh và bảo đảm không tăng thuế trong tương lai. 2
  3. Hai năm sau, tình hình trở nên phức tạp khi thực dân Anh phát động chiến tranh xâm lược Miến Điện. Ngay khi lên cầm quyền (8/1824) Rama III đã điều ngay 3 đạo quân lớn tới biên giới Miến- Xiêm và một đạo quân khác tới Ligo để chờ cơ hội mở rộng lãnh thổ trong trường hợp Anh bị sa lầy trong cuộc chiến tranh với Miến Điện. Năm 1824, Anh đề nghị với Xiêm: cùng phối hợp tấn công Mianma, Xiêm tấn công Miến từ phía đông bắc, nơi quân Anh chưa thể vươn tới được, để phân tán lực lượng của quân Miến Điện, tạo điều kiện cho lực lượng Anh tấn công từ phía biển lên, đồng thời gây sức ép buộc Xiêm phải từ bỏ tham vọng ở các tiểu quốc trên bán đảo Malai, nơi có vị trí thương mại quan trọng đối với cả Xiêm lẫn Anh. Biết được ý đồ “Một mũi tên bắn trúng hai đích” của Anh nên lúc đầu Xiêm không tham gia. Đến năm 1825, Anh cử một phái bộ do đại úy Hăng ri- Bowni cầm đầu đến Xiêm xin tiếp viện. Vua Rama III đồng ý giúp Anh đánh Miến Điện nhưng không phối hợp với quân anh mà độc lập tác chiến, bằng cánh cho quân tiến đánh Motama, nơi trước đây Miến Điện thường tập trung quân trước khi tấn công Xiêm và một số nơi khác Trước sự tấn công mạnh mẽ của quân Anh và Xiêm, vua Miến Điện Bagyido phải đầu hàng và ký hiệp ước. Theo hiệp ước: Miến Điện phải nhường các địa phương ven biển và các đảo cho Anh đồng thời phải nộp phạt 10 triệu Rubi. Trong hiệp ước còn ghi rõ “Vua Xiêm là đồng minh rất trung thực của nước Anh sẽ được hưởng nhiều quyền lợi” Như vậy, nhờ chủ động tham chiến một cách khôn khéo Xiêm vừa góp phần tiêu diệt Miến Điện, kẻ thù lâu đời của mình vừa không bị rơi vào mưu đồ của Anh, ngược lại được chia phần “Thắng lợi” và trở thành đồng minh với Anh trong cuộc chiến chống lại Miến Điện. Điều đó mang lại cho Xiêm một vị thế mới trong quan hệ với Anh. Nhờ đó ngày 20/6/1826 Xiêm đã ký với Anh một hiệp ước mới trong tư thế hoàn toàn bình đẳng với Anh. Nội dung chủ yếu của hiệp ước là hai bên thõa thuận phân chia ảnh hưởng trên bán đảo Mã Lai. Với hiệp ước này Xiêm không hề bị thua thiệt trong bất cứ một điều khoản nào cả đối với Anh. 3
  4. Không dừng lại trong quan hệ với Anh, Xiêm đã chủ động thiết lập quan hệ với Mỹ, một thế lực mà Xiêm cho là dễ chịu hơn so với các thế lực Phương Tây khác lúc bấy giờ. Xuất phát từ nhận thức về vị thế và tầm quan trọng của Mỹ, Xiêm đã nhanh chóng ký hiệp định thương mại với Mỹ (20/3/1833) với những điếu khoản tương tự như hiệp ước với Anh. Mặc dù hiệp định thương mại chưa mang lại nhiều lợi lộc cho Xiêm nhưng họ đã thu được nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật trong một số lĩnh vực như: in ấn, y tế, đóng tàu… kể cả học tiếng Anh. Năm 1840, Xiêm chủ động ký với Mỹ một hiệp ước khác nhằm đẩy mạnh trao đổi thương mại giữa hai nước. Sau hiệp ước 1833 - 1840, Mỹ không thõa mãn tham vọng của mình, Mỹ muốn lấn tới hơn nữa, điều đó thôi thúc Mỹ tiếp tục tìm kiếm thị trường, đòi hỏi ở Xiêm nhiều hơn nữa. Năm 1850, tổng thống Mỹ Taylor đã cử Josep Barestier đến Băng Cốc yêu cầu Xiêm xét lại hiệp ước đã ký năm 1833. Triều đình Xiêm một mặt tỏ ra nhu mỳ, tiếp thu những ý kiến của Mỹ đưa ra song mặt khác soạn thảo một công hàm gửi tới Josep Barestier với nội dung từ chối những yêu cầu của Mỹ. Trước sự từ chối của Xiêm, Mỹ đe dọa tấn công Xiêm, Mỹ tuyên bố rằng: Mỹ sẽ cấm thương nhân Xiêm tới Mỹ mua bán, kế tiếp Mỹ phát dộng phong trào bài trừ hàng hóa Xiêm. Mỹ đóng của không thông thương buôn bán với Xiêm, mục đích của Mỹ là cô lập Xiêm về kinh tế buộc Xiêm chấp nhận các điều khoản của Mỹ. Đứng trước tình hình đó, những nhà ngoại giao Xiêm vẫn tỏ ra bình tĩnh, vì họ cho rằng Mỹ không thể độc chiếm thị trường Xiêm vì nếu Mỹ độc chiếm Xiêm sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt của vương quốc Anh, Ha Lan và một số nước tư bản khác vì những nước này đã ký với Xiêm nhiều hiệp ước thương mại. Kết quả đúng như Xiêm dự đoán, Mỹ chỉ nói như vậy nhưng sau đó lại tiếp tục đặt quan hệ với Xiêm. Như vậy Xiêm đã khôn khéo tìm cách thiết lập quan hệ bang giao và thương mại với một số nước lớn phương Tây trong bối cảnh chung: Chủ nghĩa thực dân đang mở rộng chiến tranh xâm chiếm thuộc địa khắp các châu lục Á, Phi, Mỹ La Tinh nữa đầu thế kỷ XIX đó là một thành công to lớn của Xiêm và nhờ đó họ đã giảm được áp lực về sự đe dọa đối với nền độc lập của mình từ 4
  5. phía các nước thực dân và tư bản Phương Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp tục khống chế các nước xung quanh. Trong đường lối đối ngoại của Xiêm, xuất phát từ nhận thức đúng đắn về bối cảnh quốc tế và tình hình khu vực cũng như sự nhanh chóng phát triển thực lực của đất nước Xiêm biết cách “Lựa chiều” nhằm cân bằng quyền lực giữa các nước lớn để tồn tại và phát triển. Biểu hiện trong quan hệ với Anh, Xiêm đã đi từng nước cờ khôn khéo: trước chiến tranh với Miến Điện, Xiêm là đối tượng xâm chiếm của Anh nhưng sau chiến tranh đã thay đổi vị trí trở thành đồng minh, cùng hưởng lợi trong cuộc chiến tranh Anh - Miến và đã thực sự bình đẳng với Anh trong hiệp ước thương mại Anh - Xiêm 1826. Tóm lại, trong quan hệ với các cường quốc phương Tây, chính quyền Xiêm khá mền dẽo, linh hoạt, “uốn theo chiều gió nhưng không gãy”, Rama III không dành cho các cường quốc đó nhiều quyền lợi mà chủ yếu vì quyền lợi dân tộc Thái, chỉ dành cho họ những quyền lợi vừa đủ để chính phủ các nước đó không thể ngây ra các cuộc chiến tranh xâm lược đối với Xiêm, để bảo vệ nền độc lập và phát triển đất nước. 2. Vị trí vùng đệm: Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa hoặc đế quốc Phương Tây tăng cường xâm chiếm thuộc địa và thôn tính nốt các quốc gia còn giữ được độc lập. Từ năm 1858- 1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp, có nghĩa là quyền lực của Xiêm ở vùng tả ngạn sông Mê Công là không còn nữa. Năm 1885 - 1886 trong chiếm tranh Anh-Miếm lần thứ 3 Anh đã chiếm toàn bộ Miến Điện. Các tiểu quốc hồi giáo cũng trở thành thuộc địa của Anh. Tiếp đó các nước thực dân Châu Âu lại ngặm nhấm dần đế quốc Xiêm, đặc biệt hai nước thực dân Anh - Pháp đều muốn tiến vào Xiêm: Xiêm đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Từ phía Anh - Pháp, là hai nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mỹ, Bắc Phi, Ấn Độ. Vì vậy Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở bán đảo này. Dù cả Anh và Pháp muốn tiến vào Xiêm nhưng không thể nuốt trôi được nước Xiêm. Sự mâu thuẫn của hai nước Anh và Pháp về vấn đề Xiêm đã buộc chính phủ Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi của Anh và Pháp: Biến Xiêm thành “nước đệm” giữa hai quốc gia này. Chính phủ Anh tán thành đề 5
  6. nghị của Pháp. Nước Xiêm có một cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược và cai trị trực tiếp của chủ nghĩa thực dân. Ngày 15/1/1896 Anh và Pháp đã ký một hiệp ước về phân chia ảnh hưởng ở Xiêm. Theo hiệp ước này, phía tây sông Mênam thuộc ảnh hưởng của Pháp, khu vực trung tâm với thủ đô Băng Cốc được quyền tự chủ hoàn toàn. Hiệp ước cũng quy định: Anh - Pháp không được ký những hiệp ước cho phép một nước thứ ba can thiệp vào khu vực này. Như vậy, chính vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “khu đệm” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kềm toản của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc. Trong hơn một thế kỷ (nửa sau thế kỷ XIX đến nữa đầu thế kỷ XX) Xiêm bị thực dân Châu Âu xâu xé ngoài đường lối ngoại giao mềm dẻo, vị trí khu đệm thì Xiêm còn tiến hành công cuộc hiện đại hóa đất nước có hiệu quả nước Xiêm đã hòa nhập vào hệ thông tư bản chủ nghĩa với tư cách là nước độc lập. 3. Cải cách của Mongkut và Chulalongkorn. Cho đến nửa đàu thế kỷ XIX, về cơ bản Xiêm vẫn giữ được thế bình đẳng ngang bằng trong quan hệ với các cường quốc phương Tây nhưng đến giữa thế kỷ XIX Xiêm phải ký một loạt các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây. Trước tình hình đó sau khi Rama III qua đời (1854) Mongkut lên ngôi hiệu là Rama IV, là người sớm am hiểu văn minh phương Tây, nhận thức được hoàn cảnh quốc tế, khu vực và nước Xiêm, ông đi theo con đương “mở cửa”. Mongkut đã có một đối sách hết sức quan trọng ngược lại với đối sách của nhiều nước lúc bấy giờ. Ông cho rằng muốn giữ được độc lập thì phải “mở cửa”, tiếp xúc học tập với ưu thế của phương Tây chứ không phải là đóng của lại như mấy triều vua trước đã làm và lại càng không nên chống cự lại. Mongkut tiến hành đổi mới về ngoại giao. Năm 1855, Anh - Xiêm ký một hiệp ước thương mại hiểu nghị, người Anh được tự do buôn bán đặt lãnh sự… 6
  7. Để kìm chế những tham vọng của Anh, Xiêm cũng đã đăng ký hiệp ước tương tự vói Mỹ và Pháp (1856), Đan Mạch và Bồ Đào Nha (1860), Thụy Điển, Bỷ, Italia (1868). Lúc bấy giờ Xiêm trở thành vùng ranh giới mà không phải một nước tư bản phương Tây nào cũng có thể dễ dàng thâu tóm riêng hết cả về mình được. Như vậy trong 17 năm cầm quyền Rama IV phải ký nhiều hiệp ước không bình đẳng với các nước Phương Tây. Ngay khi đặt bút ký, người Xiêm cũng nhận thức được điều đó và cũng tính toán phải xóa bỏ nó trong tương lai. Xong trước mắt để bảo vệ độc lập đất nước, không còn cách nào hơn họ buộc phải làm như vậy. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực lúc bấy giờ đang trở nên phức tạp, nhiều nước Đông Nam Á và Châu Á đã và đang bị thực dân phương Tây xâm lược, vua Xiêm phải ký các hiệp ước bất bình đẳng với Phương Tây, hy vọng sự có mặt của các nước tư bản lớn ở các nước nay để chúng tụ mâu thuẫn và kìm chế lẫn nhau, trên cơ sở đó Xiêm tránh tai họa trở thành nạn nhân của riêng một cường quốc thực dân nào đó. Tư tưởng của Rama IV thể hiện sự sáng suốt của ông. Trước một thế lực mạnh, nước Xiêm có một lựa chọn đúng và hợp thời. Sự lựa chọn đó mất một ít nhưng cái được lớn hơn đó là độc lập dân tộc. Mặt khác việc kí những hiệp ước đó đã tạo những điều kiện “mở cửa” cho tư bản nước ngoài xâm nhập vào Xiêm. Sự có mặt nhiều nước tư bản tạo cho nền kinh tế Xiêm từng bước hội nhập vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Việc kí các hiệp ước với các nước phương Tây cũng góp phần đưa vương quốc Xiêm bước lên vũ đài quốc tế, nước Xiêm thiết lập quan hệ bang giao với nhiều nước tư bản Châu Âu và nhiều nước tư bản khác. Xiêm với tư cách là quốc gia ngang hàng với nhiều nước tư bản Âu - Mỹ, khác hẳn với số phận thuộc địa các nước Đông Nam Á khác. Như vậy, các hiệp ước mà Xiêm phải kí với Phương Tây là Xiêm mất đi một số quyền lợi kinh tế thậm chí cả chính trị nhưng cái được lớn nhất là giữ được độc lập và nền kinh tế có điều kiện phát triển. Nền đôc lập ấy càng củng cố, nền kinh tế tư bản càng được phát triển trong thời kì Chulalongkorn. 7
  8. Đến năm 1873, sau khi tìm hiểu tình hình ở Singapore, Java, Miến Điện, Ấn Độ, Chulalongkorn lên ngôi chính thức lấy hiệu Rama V, trực tiếp thực hiện công cuộc “Âu hóa” đất nước của cha một cách triệt để. Tư tưởng canh tân đất nước mà cha ông khởi xướng trước đây được xem là con đường duy nhất có khả năng giúp tổ quốc ông cường thịnh hơn. Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhà vua từ biệt đất nước, lên đườn sang Châu Âu tìm hiểu các bí quyết giúp người Phương Tây trở thành dân tộc hùng mạnh. Chulalongkorn đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, tài chính, Chính tri, xã hội, giáo dục, quân sự, luật pháp…Công việc có ý nghĩa hàng đầu là: xóa bỏ chế độ nô lệ tồn tại lâu dài ở Xiêm và là trở ngại lớn nhất cho sự phát triể kinh tế. Những nô lệ được giải phóng có thể được trở lại nhà làm ruộng… Đối với nông dân, Chulalongkorn ban bố xóa bỏ chế độ lao dịch cưỡng bức thay là đóng thuế than bằng tiền và nông dân có quyền sở hữu ruộng đất. Đó là những cải cách có ý nghĩa đảo lộn xã hội, nhằm giải phóng một sức lao động khổng lồ, khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó nền kinh tế Xiêm có những bước chuyển biến quan trọng. Từ năm 1892, Rama V tiến hành cuộc cải cách hành chính bằng việc cử nhiều đoàn đi khảo sát thể chế ở một số nước Châu Âu, chính phủ Xiêm coi mô hình nhà nước quân chủ lập hiến của Đế Quốc Đức là phù hợp với tình hình Xiêm. Năm 1894, cuộc cải cách hành chính lan xuống cấp tỉnh tạo nên sự thay đổi quan trọng trong hệ thống cai trị ở Xiêm; Tòa án, quân đội, trường học đều được tổ chức lại theo kiểu Châu Âu Ngoài ra, Chulalongkorn còn tiến hành cải cách về công nghiệp, giáo dục, luật pháp và lĩnh vực quân sự. Nhà vua chú ý sử dụng các chuyên gia nước ngoài ở các lĩnh vực khác nhau mà nước đó đang có thế mạnh. Những cải cách của Rama V là sự tiếp tục và đẩy cao hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn, trên cơ sở những nền móng của Moongkut, đã đẫn đến biến đổi sâu sắc trong xã hội Xiêm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, điều quan trọng hơn là nó đã tạo điều kiện và thúc đẩy chủ nghĩa tư bản ở Xiêm phát triển. 8
  9. Những cải cách của Rama IV, RamaV đã tạo cho Xiêm thuận lợi là góp phần làm cho nước Xiêm đủ mạnh về kinh tế, quân sự, cả dân tộc thành một khối đoàn kết…Trên cơ sở đó chính phủ thực hiện dường lối ngoại giao mềm dẻo, giữ được độc lập cho đất nước, tránh cho nước Xiêm một cuộc chiến tranh đọ sức hao người, tốn của với phương Tây mà phần bất lợi lúc ấy đang ở phía Xiêm. Mặt khác, chính cuộc cải cách đã tạo cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội để Xiêm được hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới lúc bấy giờ. 4. Kết luận: Khác với các quốc gia Đông Nam Á khác, trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây, Xiêm đã chủ trương “ mở cửa” đối với tất cả quan hệ với họ, tạo điều kiện hòa nhập vào thị trường thế giới. Chính sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây góp phần các nước tư bản kiềm chế lẫn nhau để Xiêm không là thuộc địa của riêng một nước nào. Hơn thế nữa đường lối ngoại giao uyển chuyển, “lựa chiều”, sự khôn khéo của các triều đại Rama III, Rama IV đã đưa Xiêm đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhưng quan trọng hơn hết là giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc trước áp lực xâu xé của các nước tư bản phương Tây. Chính vị trí địa lý thuận lợi đã cho phếp Xiêm trở thành “khu đệm” trong quan hệ Anh và Pháp. Lợi thế này giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kềm tỏa của nhiều nước tư bản. Bên cạnh đó chính sách “mở cửa” đã tạo nên một cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị đối với đất nước Xiêm được nảy sinh và phát triển, cụ thể là sự hình thành và phát triển của tầng lớp quý tộc tư sản hóa và tư sản Xiêm. Trên cơ sở đó, Chulalongkorn đã thực hiện những cải cách rất quan trọng cho phép Xiêm hội đủ những điều kiện đối phó với những thách thức của các nước phương Tây, giữ vững được độc lập quốc gia. Nhờ cải cách làm sức mạnh Xiêm tăng lên và đường lối của Xiêm theo quỹ đạo các nước phương Tây giúp Xiêm dễ hòa nhập vào thế giới phát triển. Chính các yếu tố trên đã tác động qua lai với nhau góp phần đưa nước Xiêm ra khỏi số phận là thuộc địa của tư bản Phương Tây cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. 9
  10. Như vậy về những nguyên nhân giúp Xiêm giữ được nền độc lập của mình vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có thể được khái quát hóa như sau: Ban đầu là thực hiện chính sách mở cửa để rồi lợi dung vị trí địa lý và vị trí chính trị để kí các hiệp ước nhằm mục đích biến mình thành nước đệm và cuối cùng là thực hiện công cuộc cải cách nhằm củng cố thực lực quốc gia và dần xóa bỏ những hiệp ước đã ký với các nước Phương Tây trước đó. Trường hợp của Xiêm cho thấy sự khôn ngoan của triều đình Băng Cốc là: đã tiến hành cải cách bắt kịp đà tiến của thời đại, gia nhập có ý thức và có tính toán vào cuộc hành trình của chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở đó cũng cho thấy một khả năng, một giải pháp để thoát khỏi cảnh bị nô dịch thuộc địa mà nhiều nước kể cả triều đình phong kiến Việt Nam đã bỏ lỡ thời cơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quế Lai ( chủ biên), Thái Lan, truyền thống và hiện đại, viện nghiên cứu Đông Nam Á, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 1999. 2. Lương Ninh ( chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, Nhà Xuất Bản giáo dục, Hà Nội, 2000. 3. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch Sử thế giới Cận Đại, Nhà Xuất Bản giáo dục, Hà Nội, 1999. 4. Vũ Dương Ninh, Lịch sử vương quốc Thái Lan, Nhà Xuất Bản giáo dục, Hà Nội, 1994. 5. Trần Nam Tiến, Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước Phương Tây dưới triều Nguyễn (1802-1858), Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006. 6. Nhiều tác giả, Một số vấn đề Lịch Sử (tập 1), Khoa Lịch Sử - Trường Đại Học Sư Phạm Huế, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế, 2005. 7. Tài Liệu trên các trang WEB: w ww.google.com.vn 10
  11. www.tailieu.vn 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2