intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Như Ý: “Làm ra quái dị là lừa bịp”

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn đã xem bài về khai mạc triển lãm. Còn đây là một số tác phẩm trong triển lãm, với text là từ lời giới thiệu của nhà phê bình Phan Cẩm Thượng. .NY20 Tượng gốm + đá + vỏ ắc quy. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Nguyễn Như Ý (Ý điên) sinh năm 1970, tốt nghiệp một cách bất đắc dĩ từ trường đại học mỹ thuật Hà Nội. Dưới góc độ giáo dục của nhà trường, Ý được coi là trường hợp rất khác thường, mặc dù nơi đây không ít sự khác thường như vậy, và người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Như Ý: “Làm ra quái dị là lừa bịp”

  1. Nguyễn Như Ý: “Làm ra quái dị là lừa bịp” . Các bạn đã xem bài về khai mạc triển lãm. Còn đây là một số tác phẩm trong triển lãm, với text là từ lời giới thiệu của nhà phê bình Phan Cẩm Thượng.
  2. NY20 Tượng gốm + đá + vỏ ắc quy. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Nguyễn Như Ý (Ý điên) sinh năm 1970, tốt nghiệp một cách bất đắc dĩ từ trường đại học mỹ thuật Hà Nội. Dưới góc độ giáo dục của nhà trường, Ý được coi là trường hợp rất khác thường, mặc dù nơi đây không ít sự khác thường như vậy, và người ta đành chiếu cố cho Ý ra trường mà thôi.”
  3. NY30, nhóm tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Ý thích sống trong những cái tổ xây bằng củi hay đào hầm dưới đất, ăn những thứ mà người khác không ăn được,mặc áo bơi và đội mũ lặn đi nghênh ngang không kém gì Dali, và tạc tượng ở bất kì đâu, bán và cho với cái giá tương đương mớ rau.”
  4. NY 17, tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Cả Hà Nội người ta chơi tượng của Ý, không phải vì nó quá rẻ mà vì nó có hồn có cốt, có cái ngây thơ và kinh dị, không ai nghĩ ra được. Về cả môi trường sinh thành lẫn nhà trường, không có gì tác động để hình thành một kiểu người như vậy.”
  5. NY 18, nhóm tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Ý điên là con người tự nó, gần gũi với tự nhiên như một con thú hoang, biết làm nghệ thuật và rất thân thiện, một tính cách không ai dám như vậy.”
  6. NY02. Tượng gỗ. Sưu tập: Trần Thanh Hà. “Người ta có thể lấy trường hợp tượng nhà mồ Tây Nguyên để giải thích trường hợp của Ý điên, dù không ổn lắm, và Ý cũng không từng biết Tây Nguyên là gì. Những người làm tượng nhà mồ ở Tây Nguyên đều không học ở đâu, hoàn toàn do truyền thừa và kinh nghiệm, do sự tiếp xúc với núi rừng và lòng xác tin nội tâm với thế giới kia. Ý điên không có những cái này, chỉ có những hình thù nửa người nửa ma là gần giống, nhưng thực ra tượng nhà mồ Tây Nguyên có các hình thức về con người và động vật rất rõ ràng, đôi khi hình thể được nâng đến mức siêu hình.” NY28. Tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Tượng của Ý điên thiên về kỹ thuật và hình thể bám theo một khối gỗ nguyên có phần hơi giống với điêu khắc Tây Nguyên, nhưng về tinh thần là khác hẳn. Chúng sinh ra không bởi tín ngưỡng nào, cũng không phải mục đích dành cho
  7. người chết, chúng là phần tâm hồn khiếp sợ và hài hước trước cuộc sống của một người như Ý và là cái nhìn thơ ngây của một người dại dột trong cái thế giới này.” NY32. Nhóm tượng gốm. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Nếu đọc nhật ký của Ý, người ta thấy rằng anh không điên, trái lại nhận thức mọi việc hết sức tỉnh táo, trong đó cả nhận thức nghệ thuật. Ý viết rằng: làm ra quái dị là lừa bịp. Cuộc sống chả có gì quái dị cả, chúng ta che đậy nó, chỉ dám phô bầy những cái đúng mức, thông thường, thông dụng, không dám sống thật với bản thân mình, nên những điều mập mờ ấy gọi là quái dị. Suốt ngày chúng ta nói dối, như một văn hào đã nói, người ta nói dối ngay cả khi ăn, khi mặc, khi ngủ, khi nằm mơ, khi không nói gì thì biểu hiện thái độ không thật.”
  8. NY27. Tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Ý điên không chút dối trá nào trong con người mình, anh không phải nói vừa lòng ai, không xin xỏ ai, không châm chọc ai, mà chỉ sống theo đúng cách mình. Đó chính là lý do Ý gặp hết tai nạn này đến tai nạn khác, không may này đến không may khác, và cũng là lý do người ta quý mến, dù ít muốn gần anh.”
  9. NY33. Chân dung sơn dầu. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Ý điên giống như một nhân vật bước ra từ tiểu thuyết của Dostoiepsky, mặc dù hoàn cảnh Việt Nam hoàn toàn khác. Các mâu thuẫn xã hội ở đây cũng thường trực nhưng không khắc nghiệt và đẩy đến tận cùng như xã hội Nga. Cái đó làm cho văn nghệ cũng cầm chừng, không ai đi đến tận cùng bản chất nhân văn.”
  10. NY16. Tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Ý điên tất nhiên không nằm ngoài hiện tượng trên, vì anh chỉ có bản năng, mà không có vốn sâu xa nào về văn hóa, không có ý tưởng nào đáng kể cả. Anh chỉ là người sống thật, có sức khỏe và sức sáng tác thật sự, có niềm mê đắm với mọi hình khối của mình, tới mức điên rồ.”
  11. NY34. Nhóm tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Và con đường của Ý điên cũng không học từ đâu, không ai học lại, nó là một thứ cánh cụt của đời sống nghệ thuật vốn đa dạng phức tạp, nhất định không đi chung đường với ai. Trường hợp của Ý điên làm cho người ta suy nghĩ về lối sống và tính cách nhiều hơn suy nghĩ về nghệ thuật. Cái đọng lại vẫn là niềm vui đơn giản, be bé toát lên từ những bức tượng, đôi chút huyền hoặc.” Như Ý rất hạnh phúc trong vòng tay của bạn bè đồng nghiệp. Lâu lắm rồi mới thấy một triển lãm cảm động như vậy. Ý điên vẫn cứ chất phác hềnh hệch cười đùa với mọi người. Nói thế cũng đã nhiều rồi, các bạn phải đến xem đi nhé. Nếu được gặp Ý điên thì nhớ xin tác giả một bức chân dung nhé… triển lãm kéo dài từ ngày 25 đến 30 tháng 5.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2