intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc trong giao tiếp vợ chồng

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

131
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cuộc sống hàng ngày, những áp lực công việc cộng với thời gian chung sống đã lâu làm ta bớt đi những mối quan tâm với người bạn đời. Ta không còn đặt những câu hỏi thường xuyên "Cô ấy đang làm gì?", "Anh ấy đang nghĩ gì?", "Cô ấy có thích điều đó không?", "Liệu mình có làm anh ấy cảm thấy mệt mỏi không?".. Thay vào đó, những xung đột, những khác biệt nảy sinh biểu hiện trong những cuộc cãi vã, những phán xét cá nhân, những nghi ngờ vô lý... đôi khi làm hai người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc trong giao tiếp vợ chồng

  1. Nguyên tắc trong giao tiếp vợ chồng Trong cuộc sống hàng ngày, những áp lực công việc cộng với thời gian chung sống đã lâu làm ta bớt đi những mối quan tâm với người bạn đời. Ta không còn đặt những câu hỏi thường xuyên "Cô ấy đang làm gì?", "Anh ấy đang nghĩ gì?", "Cô ấy có thích điều đó không?", "Liệu mình có làm anh ấy cảm thấy mệt mỏi không?".. Thay vào đó, những xung đột, những khác biệt nảy sinh biểu hiện trong những cuộc cãi vã, những phán xét cá nhân, những nghi ngờ vô lý... đôi khi làm hai người cảm thấy không thể tiếp tục được nữa. Các nhà tâm lý đưa ra 6 cách để bắt đầu và kết thúc các cuộc tranh luận một cách êm thấm. Chỉ có giao tiếp khéo léo khiến bạn hiểu được đối tác và cùng nhau xây dựng tổ ấm êm đẹp. Đối thoại chứ không phải tranh luận
  2. Các cuộc tranh luận giữa vợ chồng dường như được mặc định như những cuộc cãi vã không có hồi kết với những lý do muôn thủa. Hãy tâm niệm rằng đó chỉ là những đối thoại, cả hai người cần không gian để suy nghĩ, để bình tĩnh và có thể nói lại chủ đề đó vào lúc khác. Vấn đề không phải nó là gì mà nói nó ra như thế nào? Hãy khám phá một cách nói chuyện khác phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc học cách cảm nhận những suy nghĩ của người kia. Đặt mình vào vị trí của chồng/vợ, tìm cách tiếp cận và truyền tải câu chuyện một cách dễ chịu nhất bạn muốn. Nghĩ cho người kia Bạn thích ngồi đâu để thưởng thức bữa sáng? Bạn thích làm gì nếu có thời gian rỗi? Hãy nghĩ đến lúc bạn cảm thấy thoải mái, sung sướng thế nào khi được thoả mãn sở thích của mình. Anh ấy/cô ấy cũng sẽ vui vẻ,
  3. hạnh phúc như vậy nếu sở thích của họ được đáp ứng đấy! Do vậy, những tranh luận xung quanh đề tài sở thích của hai người rất cần sự thông cảm, nghĩ cho nhau. Ngôn ngữ cơ thể Có đôi khi cáu giận, tay chân bạn vung vít, chỉ vào mặt đối phương, hay khoanh tay, hay đôi mắt lườm nguýt hầm hè.. Hãy đảm bảo các cử chỉ của bạn là thân thiện, là thư thái. Đó cũng là cách để những lời bạn nói dễ gặp được sự cảm thông, thấu hiểu của người kia. Đừng phán xét Hãy bắt đầu nói ra những suy nghĩ của bạn bằng câu: "Em/Anh nghĩ rằng...", đừng nói "Anh quả thật là...", "Em đúng là...", "Em lúc nào cũng...". Đừng đẩy câu chuyện đến chỗ thi gan xem ai cứng đầu hơn, xem ai ghê gớm hơn! Tránh đưa ra những tối hậu thư hay những phán xét quả quyết, những suy nghĩ nhất nhất đúng, đúng một cách tuyệt đối. Hãy tìm cách khác để giải thích vấn đề. Nhìn vào cảm xúc của nhau
  4. Hãy cho người bạn đời thấy rằng thỉnh thoảng những câu nói, những hành động của anh ấy/cô ấy làm bạn cảm thấy bị tổn thương, và thể hiện sự cảm kích của bạn mỗi khi những nỗ lực, cố gắng hàn gắn được hai người thực hiện. Chấp nhận những quan điểm khác nhau Thật khó để nghe những quan điểm trái ngược, nhưng bạn cần tôn trọng những điều đó như một thực tế khác - một thực tế người kia cảm thấy. Có thể không có đúng, cũng không có sai, chỉ là những suy nghĩ, cảm nhận khác nhau về cùng một vấn đề. Hãy chọn cách giải quyết thứ 3 - là điều hòa suy nghĩ của hai người, làm những gì cả hai người muốn. Đó là sự thoả hiệp cần thiết, chứ không phải sự thất bại. Theo Tư vấn Tiêu dùng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2