intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Trãi – Bậc vĩ nhân hoàn chỉnh

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bấy lâu nay trong cảm nhận của hậu thế, Nguyễn Trãi là bậc vĩ nhân. Nét thường nhân trong con người ông, dường như ít được chú ý. Thực tế thì, sự vĩ đại của vĩ nhân Nguyễn Trãi không chỉ toát lên từ phẩm chất, nhân cách, tài năng, trí tuệ của người anh hùng cứu quốc, của nhà văn hóa Đại Việt mà còn được tỏa sáng từ lẽ sống, cách sống, những rung động, xúc cảm, khao khát rất đỗi bình dị. Ức Trai tiên sinh là “ông tiên sống trong nhà ngọc”, nhưng đồng thời cũng là “người sống trần thế nhất trần gian”. Đó là sự “thực hiện trọn vẹn của Nguyễn Trãi” mà hậu thế có thể nhận ra qua Quốc âm thi tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Trãi – Bậc vĩ nhân hoàn chỉnh

Phạm Thị Phương Thái<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 96(08): 195 - 198<br /> <br /> NGUYỄN TRÃI – BẬC VĨ NHÂN HOÀN CHỈNH<br /> *<br /> <br /> Phạm Thị Phương Thái<br /> <br /> Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bấy lâu nay trong cảm nhận của hậu thế, Nguyễn Trãi là bậc vĩ nhân. Nét thường nhân trong con<br /> người ông, dường như ít được chú ý. Thực tế thì, sự vĩ đại của vĩ nhân Nguyễn Trãi không chỉ toát<br /> lên từ phẩm chất, nhân cách, tài năng, trí tuệ của người anh hùng cứu quốc, của nhà văn hóa Đại<br /> Việt mà còn được tỏa sáng từ lẽ sống, cách sống, những rung động, xúc cảm, khao khát rất đỗi<br /> bình dị. Ức Trai tiên sinh là “ông tiên sống trong nhà ngọc”, nhưng đồng thời cũng là “người sống<br /> trần thế nhất trần gian”. Đó là sự “thực hiện trọn vẹn của Nguyễn Trãi” mà hậu thế có thể nhận ra<br /> qua Quốc âm thi tập.<br /> Từ khóa: Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập, bậc vĩ nhân, khát vọng, con người trần thế.<br /> <br /> Xưa nay Nguyễn Trãi mới chỉ được nhìn nhận<br /> là một vĩ nhân với tư cách “một danh nhân<br /> hiếm có của nước Hoàng Việt” (Nguyễn<br /> Năng Tĩnh), “viết thư thảo hịch, giỏi hơn hết<br /> một thời” (Lê Quý Đôn), “kinh bang hoa quốc<br /> cổ vô tiền” (Nguyễn Mộng Tuân). Bấy lâu,<br /> khía cạnh “thường nhân” trong con người Ức<br /> Trai tiên sinh dường như bị khuất lấp trong<br /> cảm quan của hậu thế. Đó là đời sống của một<br /> con người bình thường với nét sinh hoạt giản<br /> dị, là những rung cảm, là khát vọng tự nhiên,<br /> chính đáng... Góc khuất rất CON NGƯỜI<br /> trong cảm nhận của hậu thế về Nguyễn Trãi<br /> được hiện lên chân thật, tinh tế, thẳm sâu<br /> qua Quốc âm thi tập – tập nhật ký bằng thơ<br /> của Người.*<br /> Thơ Nôm của Nguyễn Trãi, phần lớn được<br /> sáng tác vào những năm cuối đời, khi “Tuổi<br /> đã năm mươi đầu đã bạc”. Đó là khi nhà thơ<br /> đã trải qua chặng đường nhân sinh hơn 50<br /> năm với bao thăng trầm, vinh quang và cay<br /> đắng, tự hào và tiếc nuối. Chuỗi bi kịch của<br /> bề tôi trung không được tin dùng; bi kịch của<br /> con người khát khao cống hiến mà buộc phải<br /> sống nhàn; bi kịch của con người cô đơn,<br /> thiếu vắng tri âm...cùng một lúc dồn dập đến<br /> với Nguyễn Trãi trong những năm tháng “khó<br /> ngặt” này. Cảnh ngộ bấy giờ khiến ông chỉ có<br /> thể trải lòng mình trên những trang thơ. Có lẽ,<br /> chưa bao giờ con người cá nhân của Nguyễn<br /> Trãi lại được hiện lên trọn vẹn, đầy đủ, sâu<br /> sắc với mọi góc cạnh như ở Quốc âm thi tập.<br /> *<br /> <br /> Tel:0913 354944, Email: phamphuongthai@gmail.com<br /> <br /> Từ anh hùng dân tộc bản lĩnh cứng cỏi, có<br /> phần ngang tàng đến con người nghệ sĩ đa<br /> sầu, đa cảm. Từ tiên ông cốt cách thanh cao<br /> đến đến “thôn nhân” giản dị. Từ những hoài<br /> bão lớn lao vì dân vì nước của bậc vĩ nhân<br /> đến những rung động, khao khát tự nhiên,<br /> chính đáng của thường nhân...<br /> “Xênh xang làm mỗ đứa thôn nhân”<br /> Nguyễn Trãi có hơn 10 năm làm quan dưới<br /> triều Lê sơ. Không phải đợi đến năm 1439<br /> “lui về đất nho thần” mà ngay những năm<br /> tháng còn “đương quyền tướng phủ”, ông đã<br /> chọn lối sống giản dị, thanh bần:<br /> Quê cũ nhà ta thiếu của nào,<br /> Rau trong nội, cá trong ao.<br /> (Bài 35)<br /> Chốn ở chái căn lều lá,<br /> Mùa qua chằm bức áo sen<br /> (Bài 143)<br /> Ngoài mong ước làm bạn với mây ngàn, hạc<br /> nội, thú vui của Ức Trai tiên sinh là được kết<br /> bạn với “mấy đứa ngư tiều”, với “chúng<br /> thằng chài”. Nhà thơ mãn nguyện với cuộc<br /> sống của một thôn nhân “Xênh xang làm mỗ<br /> đứa thôn nhân” (Bài 33), chẳng hề vướng bận<br /> tục trần “Ngủ thì nằm, đói lại ăn/ Việc vàn ai<br /> hỏi áo bô cằn” (Bài 110). Ông nhận ra niềm<br /> vui trong công việc cuốc cày: Cuốc cày là thú<br /> những thồn chân. Đôi khi, còn có sự hòa kết<br /> giữa thú vui của lão nông với nhã hứng của<br /> nghệ sĩ trong lời tâm sự của Nguyễn Trãi:<br /> 195<br /> <br /> Phạm Thị Phương Thái<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Một cày một cuốc thú nhà quê,<br /> Áng cúc lan chen vãi đậu kê.<br /> (Bài 48)<br /> Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh,<br /> Cuốc chơi xuân khắp mọi đồi.<br /> (Bài 13)<br /> Ức Trai tiên sinh nhắc đến những công việc<br /> đồng áng một cách thuần thục, say mê như<br /> một điền ông thực thụ:<br /> Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ<br /> ương sen.<br /> (Bài 69)<br /> Vun đất ải, luống mùng tơi<br /> (Bài 10)<br /> Nguyễn Trãi giản dị từ nếp sống đến lối diễn<br /> đạt. Trong thơ Nôm, chủ yếu ông học cách<br /> nói của người bình dân giản dị, dễ hiểu, dễ<br /> nhớ với lối nói vần vè nhịp nhàng, lối ví von,<br /> so sánh sinh động. Vì thế, bên cạnh những<br /> câu thơ trác tuyệt, điệu đà, xứng đáng xếp vào<br /> loại câu thơ Việt đẹp vào bậc nhất, Nguyễn<br /> Trãi có không ít câu thơ mang vẻ đẹp của sự<br /> dung dị, tự nhiên:<br /> Mưa thu rưới ba đường cúc,<br /> Luống xuân đưa một luống lan.<br /> (Bài 17)<br /> Thời nghèo sự biến nhiều bằng tóc<br /> (Bài 46)<br /> Tôi ngươi một tiết bền bằng đá<br /> (Bài 82)<br /> Hơn 10 năm dưới triều Lê sơ, quan Nhập nội<br /> hành khiển họ Nguyễn đã chọn cách sống<br /> giản dị, thanh liêm trong sạch như nước, nhà<br /> trống không như chỗ treo khánh, cảnh thanh<br /> tĩnh như chùa chiền, lòng không chút vướng<br /> bận về vật chất. Đó là lẽ sống thật bình dị,<br /> thanh cao mà thật vĩ đại:<br /> Quan thanh bằng nước nhà bằng khánh,<br /> Cảnh ở tựa chiền lòng tựa sàng .<br /> (Bài 117)<br /> “Viện có hoa tàn chăng quét đất/Nước còn<br /> nguyệt hiện xá thôi chèo”<br /> Có lẽ cái tên Nguyễn Trãi như định sẵn bản<br /> tính (Trãi 豸– tên một loài thú trong trí tưởng<br /> huyển thoại, chỉ có một sừng thẳng ở giữa<br /> 196<br /> <br /> 96(08): 195 - 198<br /> <br /> trán. Loài thú này có đặc tính biết phân biệt<br /> người tà, người chính. Đời cổ dùng loại thú<br /> này để húc đánh những người có tính gian tà,<br /> nham hiểm, không ngay thẳng) [4.13]. Đó là<br /> bản lĩnh cứng cỏi, khí phách hiên ngang “Cốt<br /> lãnh hồn thanh chăng khứng hóa” (Bài 54).<br /> Dẫu biết rằng, cái chết sẽ treo trên đầu, nếu<br /> một khi “càng còn đi” con đường của riêng<br /> mình, nhưng Nguyễn Trãi vẫn nguyện là con<br /> thuyền nhỏ, đơn độc, mải miết bơi chải giữa<br /> phong ba bão táp, không chịu dừng đỗ<br /> “Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ”<br /> (Bài 14). Trước uy vũ, uy quyền, ông khẳng<br /> khái, tỏ rõ thái độ cứng cỏi, cương quyết,<br /> thách thức:<br /> Chớ cậy sang mà ép nề,<br /> Lời chẳng phải vẫn khôn nghe.<br /> (Bài 44)<br /> Kiên cường, bất khuất, “bướng bỉnh” là thế<br /> nhưng trái tim của anh hùng ấy lại rung lên<br /> những tiếng tơ mỏng manh trước những điều<br /> rất đỗi bình dị. Người nâng niu nhặt từng<br /> cánh hoa tàn dưới ánh trăng mờ:<br /> Nhặt hoa tàn xem ngọc rụng,<br /> Soi nguyệt xủ kẻo đèn khêu.<br /> (Bài 105)<br /> Hành động của người anh hùng Nguyễn Trãi<br /> khiến ta chạnh nhớ đến tiểu thư đa sầu đa cảm<br /> Lâm Đại Ngọc từng chôn cánh hoa đào, khóc<br /> thương cho kiếp hoa tàn. Tiếc thương cánh<br /> hoa tàn, thi nhân họ Nguyễn không nỡ quét<br /> sân, sợ vỡ ánh trăng, chẳng dám khua mái<br /> chèo, khuấy động mặt nước.<br /> Viện có hoa tàn chăng quét đất,<br /> Nước còn nguyệt hiện xá thôi chèo.<br /> (Bài 32)<br /> Tâm hồn của thi nhân tinh tế, thanh tao đến<br /> mức sợ làm bi thương đến cảnh vật, tránh thả<br /> cá vào ao hồ để mặt trăng hiện lên trọn vẹn<br /> hơn, nguyên khôi hơn; ngại phát cây để được<br /> rước chim về chốn ngủ:<br /> Đìa tham nguyệt hiện chăng buông cá,<br /> Rừng tiếc chim về ngại phát cây.<br /> (Bài 28)<br /> Thế mới biết, trái tim của bậc đại trượng phu<br /> “uy vũ bất năng khuất” ấy đa sầu đa cảm đến<br /> <br /> Phạm Thị Phương Thái<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> nhường nào! Quả đúng là “Người rất cứng cỏi<br /> là Nguyễn Trãi, mà người rất mềm mại cũng<br /> là Nguyễn Trãi” [3,23].<br /> “Tiếc thiếu niên qua lật hẹn lành”.<br /> Nguyễn Trãi làm thơ Nôm chủ yếu vào tuổi<br /> xế chiều. Thế nhưng nhà thơ rất hay nhắc đến<br /> “xuân” (53 lần) với cảm xúc “tiếc xuân”, “tiếc<br /> cảnh xuân”, “tiếc thiếu niên”, “thương đến<br /> tuổi”, “tiếc khuâng khuâng”... Thương tiếc<br /> ngày xanh, cảm xúc tự nhiên ấy được nhà thơ<br /> lý giải hết sức đơn giản: Tiếc tuổi xuân bởi đã<br /> bỏ lỡ những cơ hội tốt lành để thực hiện khát<br /> vọng riêng tư:<br /> Tiếc thiếu niên qua lật hẹn lành,<br /> Hoa hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình<br /> (Bài 202)<br /> Nỗi tiếc nuối ấy là lẽ thường tình mà đời<br /> người ai cũng trải nghiệm. Đó là xúc cảm của<br /> con người khi đã ở bên kia dốc cuộc đời nhìn<br /> lại chặng đường đã qua. Với Nguyễn Trãi,<br /> niềm tiếc nuối đó càng trở nên đau đáu, da<br /> diết. Bởi lẽ, những tháng ngày xanh, tươi đẹp<br /> của cuộc đời là lúc ông “nếm mật nằm gai”,<br /> “quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã<br /> tinh, lẽ hưng phế đắn đo càng nghĩ...”. Bao<br /> nhiêu tâm lực, Nguyễn Trãi dốc hết phụng sự<br /> Lê Lợi kháng chiến bình Ngô. Nguyễn Trãi tự<br /> hào về một quãng thời gian đắc chí nhất của<br /> đời mình, nhưng cũng không khỏi ngậm ngùi<br /> tiếc nuối thời hoa niên, bởi biết rằng bao cơ<br /> hội duyên lành đã vuột khỏi tầm tay, để đến<br /> bây giờ chuyện hoa hoa nguyệt nguyệt cũng<br /> trở nên vô tình với mình. Không giấu giếm<br /> cảm xúc đó, đồng thời Nguyễn Trãi cũng<br /> chẳng ngại ngần giãy bày khát vọng tình yêu,<br /> cho dù tuổi đã xế chiều:<br /> Loàn đơn ướm hỏi khách lầu hồng,<br /> Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng.<br /> Ngoài ấy dầu còn áo lẻ,<br /> Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng.<br /> (Bài 208)<br /> Bài thơ tựa hồ lời tỏ tình tế nhị, chân thành và<br /> sâu nặng. Nhiều người cho rằng đây là giai<br /> thoại về câu chuyện tình giữa nhà thơ và cô<br /> hàng chiếu Nguyễn Thị Lộ. Tạm gác lại<br /> <br /> 96(08): 195 - 198<br /> <br /> những điều tồn nghi về giai thoại, chúng ta<br /> vẫn có thể cảm nhận ở thi nhân một sự thành<br /> thực về khát vọng tình yêu. Nguyễn Trãi đã<br /> sống thành thực với những cảm xúc tiếc nuối<br /> xuân xanh, khao khát tình yêu của chính<br /> mình. Điều đáng trân trọng hơn, ông đã<br /> không ngại ngần, không chút giấu giếm thốt<br /> lên lời con tim, cho dù cuộc đời đã ngả chiều<br /> hôm. Đó là những bộc bạch của người “sống<br /> trần thế nhất trần gian” [3,30]. Tiếc nuối tuổi<br /> xuân, khao khát tình yêu... là cảm xúc,<br /> nguyện vọng tự nhiên, chính đáng trong mỗi<br /> con người biết sống và dám sống. “Phần con<br /> người thông thường, cái phần như mọi người<br /> thường, làm cho một vĩ nhân mới hoàn chỉnh<br /> là một vĩ nhân trọn vẹn” [3,44]. Hào quang<br /> tỏa sáng từ con người vĩ đại Nguyễn Trãi bởi<br /> những điều bình dị như thế.<br /> Nguyễn Trãi - “bậc vĩ nhân hoàn chỉnh” (chữ<br /> dùng của Xuân Diệu). Sự vĩ đại của Người<br /> không chỉ toát lên từ phẩm chất, nhân cách,<br /> tài năng, trí tuệ của người anh hùng cứu quốc,<br /> của nhà văn hóa Đại Việt mà còn được tỏa<br /> sáng từ lẽ sống, cách sống, những rung động,<br /> xúc cảm, khao khát rất đỗi bình dị. Đâu chỉ là<br /> “ông tiên sống trong nhà ngọc” (Nguyễn<br /> Mộng Tuân), Nguyễn Trãi là “người sống<br /> trần thế nhất trần gian” (Xuân Diệu). Đó là sự<br /> “thực hiện trọn vẹn của Nguyễn Trãi”<br /> (Amadou - Mahtar M’bow) mà hậu thế có thể<br /> nhận ra qua Quốc âm thi tập.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Amadou – Mahtar M’bow, “Sự thực hiện trọn<br /> vẹn của Nguyễn Trãi”, Nguyễn Trãi về tác gia và<br /> tác phẩm, Nxb Giáo dục, H, 1999.<br /> [2]. Xuân Diệu, “Quốc âm thi tập, tác phẩm mở<br /> đầu nền thơ cổ điển Việt Nam”, Các nhà thơ cổ<br /> điển Việt Nam, Nxb Văn học, H, 1998.<br /> [3]. Tế Hanh, “Hồn thơ đa dạng của Nguyễn<br /> Trãi”, Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm, Nxb<br /> Giáo dục, H, 1999.<br /> [4]. Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập (trong Ức Trai<br /> di tập), Trần Văn Giáp, Phạm Trọng Điềm phiên<br /> âm chú giải, Nxb Văn Sử Địa, H, 1956.<br /> [5].Trung tâm nghiên cứu quốc học, Nguyễn Trãi<br /> toàn tập tân biên, tập 3, Nxb Văn học, H, 2000.<br /> <br /> 197<br /> <br /> Phạm Thị Phương Thái<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 96(08): 195 - 198<br /> <br /> SUMMARY<br /> NGUYEN TRAI – THE PERFECT GREAT MAN<br /> Pham Thi Phuong Thai*<br /> College of Sciences – TNU<br /> <br /> Through many centuries, in the sense of people belonging the later generation, Nguyen Trai has<br /> been like a great man while a lot of his usual characteristics seem to have received little attention.<br /> In fact, the greatness of the great man – Nguyen Trai is well-up not only from his quality,<br /> personality, talent, intellectual thinking of the hero saving the country as well as of Vietnamese<br /> humanist but also from his lifestyle and very simple vibrations, emotions and desires. Mr. Uc Trai<br /> are both “the Buddha living a house of jade” and “the man living the most idyllically”. That is also<br /> his absolute perfection which nowadays readers can realize through his best-known work - “Quoc<br /> am thi tap”.<br /> Key words: Nguyen Trai, the great man, personality, vibration, desire, the idyllic man<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel:0913 354944, Email: phamphuongthai@gmail.com<br /> <br /> 198<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2