intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Xuân Ôn - Nhà nho yêu nước

Chia sẻ: Nguyen Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

186
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889), hiệu Ngọc Đường (cũng còn có hiệu là Hiến Đình, Lương Giang) sinh tại làng Quần Phương, xã Lương Điền, tổng Thái Xá, huyện Đông Thành (nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu), tỉnh Nghệ An. Sách Đại Nam liệt truyện chính biên của các sử gia triều Nguyễn đã chép: "Xuân Ôn lúc trẻ rất thông minh. Khi chưa đỗ, nhà không sẵn sách để học, từng phải đến nhà người học chung, hoặc mượn sách về, chỉ đọc một lượt là thuộc. Làm văn thì hễ cầm đến bút là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Xuân Ôn - Nhà nho yêu nước

  1. Nguyễn Xuân Ôn - Nhà nho yêu nước Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889), hiệu Ngọc Đường (cũng còn có hiệu là Hiến Đình, Lương Giang) sinh tại làng Quần Phương, xã Lương Điền, tổng Thái Xá, huyện Đông Thành (nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu), tỉnh Nghệ An. Sách Đại Nam liệt truyện chính biên của các sử gia triều Nguyễn đã chép: "Xuân Ôn lúc trẻ rất thông minh. Khi chưa đỗ, nhà không sẵn sách để học, từng phải đến nhà người học chung, hoặc mượn sách về, chỉ đọc một lượt là thuộc. Làm văn thì hễ cầm đến bút là xong. Có khi một đầu đề mà làm đến năm, sáu thể mà cấu tứ đều khác nhau và đều hay. Tính ông thích làm văn gà cho người. ở phủ huyện hằng năm đến ngày mở kỳ khảo khóa, Xuân Ôn thường mang học trò đi theo, làm một cái lều lớn, ngồi ở giữa, hơn chục học trò ngồi quanh bên phải bên trái. Rồi Xuân Ôn miệng cứ đọc suốt bài nọ, đến bài kia, người ta lấy làm kỳ như sẵn có bài nháp ở trong bụng. Năm 18 tuổi ông đã đỗ Tú tài khoa thi năm Giáp Thìn (1844). Nhưng rồi lận đận trong vòng trường ốc đến tận năm 42 tuổi ông
  2. mới đậu Cử nhân khoa Đinh Mão (1867), và bốn năm sau mới đậu Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1871), khi ông đã 46 tuổi. Bước đầu ra làm quan, ông phải mất ba năm làm việc ở Viện Hàn lâm với chân Biên tu. Sau đó được bổ ra làm Thự tri phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Sau ông tiến cử đi làm Đốc học tỉnh Bình Định. Nhân dân Quảng Bình rất luyến tiếc, ba lần cùng nhau làm đơn xin triều đình cho ông ở lại mà không được. Năm ất Hợi (1875) ông làm Giám sát Ngự sử, thăng Lễ khoa Chưởng ấn ra làm án sát Bình Thuận rồi đổi đi Quảng Ngãi. Chưa bao lâu lại được triệu về kinh làm Biện lý bộ Lại, dân tỉnh Quảng Ngãi lại cùng nhau ký đơn xin lưu lại. Vua Tự Đức ra lệnh ghi việc đó vào bản sự trạng (một dạng lý lịch cán bộ ngày nay) để khuyến khích. Rồi ông lại được chuyển sang làm việc ở bộ Hình, rồi sau ông lại ra làm án sát Quảng Bình. Ông ra Quảng Bình nhận chức chưa được bao lâu thì thực dân Pháp kéo quân ra đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Các tỉnh thành Hà Nội, Hưng Yên, Phủ Lý, Nam Định lần lượt bị tấn công. Trước tình thế nguy cấp đó, Nguyễn Xuân Ông cũng như một số các sĩ phu văn thân chủ chiến khác vô cùng lo lắng và phẫn nộ. Ông liên tiếp gửi sớ về triều đình bày kế hoạch đánh giữ, và cực lực phản đối nghị hòa, nhưng đều không được chấp thuận. Sách Đại Nam liệt truyện chép: "Ở Quảng Bình có những án đọng kinh niên
  3. còn bỏ lại vì tình lý khó khăn không xét ra được. Ông được khâm phái đi điều tra kết luận. Nhân thấy việc ở Bắc Thành, ông mật tâu về điều trần các khoản. Bộ Lại khép vội "vi chỉ" bị cách chức. Đã được chuẩn cho lục đi rồi, lại được phê "Tạm cho ở lại làm xong việc phụng mệnh". Sau ông được khởi phục chức Thị giảng lĩnh Đốc học Quảng Bình". Khi xảy ra sự kiện ở kinh thành Huế (1885), vua Hàm Nghi xuất bôn và hạ chiếu Cần Vương, Nguyễn Xuân Ôn bỏ việc quan về quê nhà ở Nghệ An và dốc lòng vào việc chống Pháp cứu nước. Sau khi về Nghệ An, Nguyễn Xuân Ông chăm lo việc lập đồn điền, vỡ hoang, tập hợp những người dân lưu tán, xếp vào đội ngũ chờ lúc cần sẽ dùng đến. Nghe được tin về các hoạt động của ông, năm 1885 phái chủ chiến trong triều do Tôn Thất Thuyết cầm đầu đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cử người tới phong ông làm An Tĩnh hiệp đốc quân vụ đại thần, có nhiệm vụ thống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh chống Pháp. Tiếp được chiếu chỉ của Hàm Nghi, Nguyễn Xuân Ôn liền cùng với một số sĩ phu văn thân trong vùng như Nguyễn Nguyên Thành (người huyện An Sơn, Ninh Thuận, đậu Tiến sĩ), Lê Doãn Nhạ (người huyện Yên Thành, Nghệ An, đậu Cử nhân), Trần Quang Diệm (người Diễn Châu, đậu Cử nhân), Đinh Nhật
  4. Tân (người Diễn Châu, đậu Cử nhân)... tập hợp tướng sĩ làm lễ tế cở ở làng Quần Phương, Nghệ An, sau đó kéo lên đóng quân ở vùng núi huyện Yên Thành, lập căn cứ kháng chiến lâu dài. Nghĩa quân lúc đầu gồm khoảng 2.000 người, hầu hết là người địa phương gồm các văn thân, nông dân, trong đó có nhiều tay võ sĩ lão luyện như Đề Kiều, Đề Mậu, Đề Nhục, Lãnh Bảng, Lãnh Thừu, Lãnh Phương, Lãnh Tư, Đốc Nhạn, Đề Niên, Đề Vinh, Đề Thắng. Nhân dân cả một vùng nhà nào nhà nấy nô nức mổ gà giết lợn khao quân. Đúng vào lúc đó thì được tin xa giá vua Hàm Nghi mới vượt rừng ra tới Sơn phòng Hà Tĩnh, Nguyễn Xuân Ôn cho người vào báo cáo tình hình chuẩn bị của nghĩa quân Cần Vương do ông cầm đầu, và được lệnh đóng giữ tại Nghệ An phòng khi có việc. Đại quân đóng ở Đồng Thông thuộc vùng Vũ Kỳ (Đồng Ban ngày nay), nhưng địa bàn hoạt động rất rộng, kéo dài suốt từ miền núi xuống miền biển Nghệ An có khi còn mở rộng sang đất Hà Tĩnh. Quân Pháp nghe tin vội kéo quân vào chiếm đóng nhiều nơi, đốt phá chém giết. Mở màn cho cuộc chiến đấu là những trận đánh phục kích các toán quân Pháp từ Thanh Hóa vào tăng viện, như các trận Đồng Tháp, Tây Khê, Yên Lý... Tiếp đó là những trận tấn công vào các vị trí đóng quân của chúng như: Thuận Nghĩa,
  5. Diễn Châu, Xã Đoài... Đầu năm 1886, nghĩa quân đã đánh những trận lớn như Thừa Sủng, Đồng Mờm, Đồng Nhơm trên con đường từ Diễn Châu đi Yên Thành. Đến cuối năm đó, nghĩa quân đã táo bạo thọc sâu xuống tấn công chớp nhoáng đồn Pháp ở gần chợ Si (cạnh đ ường số 1, thuộc Diễn Châu) rồi lui về Đồng Thông, thuộc xã Gia Lac (Yên Thành). Bước sang năm 1887, nghĩa quân còn đánh nhiều trận với quân Pháp ở Sừng, Mọ, Xóm Hố thuộc tây bắc huyện Yên Thành. Mặc dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng thủ lĩnh Nguyễn Xuân Ông luôn nêu cao gương dũng cảm, luôn xung phong đi trước động viên khí thế nghĩa quân. Ông đã nhiều lần bị thương, đến trận Xóm Hố thì bị thương nặng ở vai, phải về Đồng Nhân (thông Đồng Đức, xã Mã Thành, huyện Yên Thành) để điều trị vết thương. Ngày 25-7-1887, quân Pháp ập đến vây bắt ông ngay trên giường bệnh. Ông bị giặc giải về nhà lao Vinh. Tại đây, mặc cho kẻ thù ra sức dụ dỗ mua chuộc, ông luôn luôn khẳng khái, cự tuyệt, sẵn sàng chịu chết. Về sau, nhận thấy trong tình thế kẻ thù đang trên đà thắng thế, nghĩa quân lại không có chủ tướng, tốt hơn là bảo toàn lực lượng chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu mới khi thời cơ tới. Ông đã viết thư khuyên anh em
  6. tướng sĩ nên giải tán về quê làm ăn. Sau đó, ông bị chúng giải về kinh thành Huế. Sau khi Nguyễn Xuân Ôn bị bắt giam, giặp Pháp và tay sai đã thẳng tay khủng bố, đốt phá quê hương ông. Gia đình ông tan nát, mỗi người trốn tránh một nơi. Nguyễn Xuân Ôn và các đồng chí của ông còn bị giam giữ ở kinh thành Huế hai năm nữa. Năm 1889, nhân dịp Thành Thái lên ngôi, ông được "khoan miễn cho ở ngoài, nhân đó ông mượn nhà ngồi dạy học, không bao lâu thì ốm chết" (Đại Nam liệt truyện), thọ 64 tuổi. Các sử gia triều Nguyễn nhận xét: "Đến khi ra làm quan, làm việc công bằng ngay thẳng, đến đâu cũng có tiếng tốt, cho nên sau khi đổi đi, người ta đều nhớ tiếc". Đó là nói đến phẩm chất của một ông quan Nguyễn Xuân Ôn. Nhưng ông còn được người đời sau trên quê hương ông và cả nước mãi mãi ghi nhớ như là người tiêu tiểu cho tinh thần yêu nước chống xâm lược Pháp ở Nghệ - Tĩnh hồi cuối thế thế kỷ 19.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1