YOMEDIA
ADSENSE
Nhà giáo Nhân dân Đoàn Trọng Truyến
140
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân; nguyên Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ từ tháng 5 năm 1984 đến tháng 2 năm 1987. Cuộc đời và Sự nghiệp Ông Đoàn Trọng Truyến quê quán xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế; thường trú tại số 71b phố Nguyễn Du,quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhà giáo Nhân dân Đoàn Trọng Truyến
- Đoàn Trọng Truyến (15 tháng 1 năm 1922 - 8 tháng 7 năm 2009), Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân; nguyên Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ từ tháng 5 năm 1984 đến tháng 2 năm 1987. Cuộc đời và Sự nghiệp Ông Đoàn Trọng Truyến quê quán xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế; thường trú tại số 71b phố Nguyễn Du,quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Trước đó, ông đã từng sống tại nhiều địa chỉ khác như số 70 phố Phan Đình Phùng,quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hay số 20 phố Nguyễn Biểu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Ông Truyến, Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam tham gia Cách mạng từ tháng 9 năm 1945, ông đã trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau: Hiệu trưởng Trường Kinh tế Tài chính (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân); Phó Trưởng ban Tài chính Thương nghiệp Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch - Ngân sách Quốc hội; Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương; Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng; Hiệu trưởng Trường Hành Chính Trung ương (nay là Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh); Đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VII. Cải cách giá - lương - tiền năm 1985 do Giáo sư Truyến Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương và Trần Quỳnh được giao nhiệm vụ chỉ đạo. Sau sự thất bại của cải cách đó, ông Truyến đã thẳng thắn nhận định sai lầm cơ bản trong thời điểm ấy là đã nghe, đã học, đã áp dụng một cách máy móc nhiều kinh nghiệm của nước ngoài. Danh hiệu Tôn vinh Ông được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng học hàm Giáo sư và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vì những đóng góp to lớn trong sự nghiệp trồng người. Ông cũng đã được trao tặng Huân chương Độc Lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng Nhất, Huân chương Lao động Hạng Nhất, Huy Hiệu 60 năm tuổi Đảng. Ông đã có nhiều thành tích trong công tác giáo dục và nghiên cứu về cải cách hành chính và đã được tặng Giải thưởng Nhà nước Việt Nam về cụm công trình cải cách bộ máy Nhà nước.
- Gia đình và Cuộc sống riêng Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho Hiệu trưởngĐoàn Trọng Truyến (đứng thứ 2 từ phải sang) - tháng 3 năm 1961. Ông Đoàn Trọng Truyến có vợ là bà Nguyễn Thị Kim Sa (1924 - 2005), nguyên quán Thừa Thiên - Huế. Hai người quen nhau là do ông Truyến được chú của bà Nguyễn Thị Kim Sa mời làm thầy dạy học cho bà. Nhân duyên nảy nở, hai ông bà kết nghĩa vợ chồng. Ông Đoàn Trọng Truyến có bảy người con: Đoàn Mạnh Giao (nguyên là Bộ trưởng, Chủ Nhiệm Văn phòng Chính phủ từ năm 2002 đến năm 2007), Đoàn Mạnh Hưng (Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam), Đoàn Mạnh Thanh (Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam), Đoàn Mạnh Tuyên (công tác tại trường Đại học Luật - Hà Nội), Đoàn Quốc Khánh (Giám đốc điều hành tại Việt Nam tập đoàn Dussmann - Cộng hòa Liên bang Đức), Đoàn Thị Thu Hà (Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Trưởng bộ môn Khoa học quản lý Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội) và Đoàn Thị Thu Hương (Bác sĩ Chuyên Khoa II, Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Hữu nghị - Hà Nội) . Ông chia sẻ tên của bảy người con cũng là hình ảnh cuộc hành trình ba mươi năm lịch sử kháng chiến và đấu tranh thống nhất đất nước: Đoàn Mạnh Giao: sinh ra ở bến Nam Giao, tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 1944; kỷ niệm một thời gian ở đây và cũng dựa theo một điển tích do các ông trong họ Đoàn đặt cho.
- Đoàn Mạnh Hưng: sinh ra ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An năm 1947; sát với thành phố Vinh lúc đó đang bị địch phá. Đoàn Mạnh Thanh: sinh ra ở nơi sơ tán Thanh Hóa năm 1949. Khi đó ông Truyến đã rời Quân khu 4 và được điều động ra làm việc tại Bộ Kinh Tế ở Việt Bắc. Đoàn Mạnh Tuyên: sinh ra ở Tuyên Quang năm 1952. Lúc đó ông Truyến đang đi công tác Trung Quốc cùng ông Nguyễn Lương Bằng để ký Hiệp định Thương Mại đầu tiên Việt - Trung. Đoàn Quốc Khánh: sinh trùng ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vào năm 1954, lúc cơ quan ông Truyến rời từ Tân Trào ra Sơn Dương huyện lỵ ven ATK Việt Bắc. Đoàn Thị Thu Hà: sinh ra vào mùa thu tại thành phố Hà Nội, cô con gái đầu tiên. Đoàn Thị Thu Hương: cô con út, sinh ra vào mùa thu, và để nhớ về quê hương cũng như hoài vọng về dòng sông Hương sau 12 năm xa cách. Dòng họ Đoàn nhà ông Truyến đặt tên lót theo thứ tự các đời như sau: Thượng - Trọng - Mạnh - Quý. Vì lẽ đó tên các cháu trai họ nội của Ông Truyến đều có lót chữ Quý: Đoàn Quý Nhật Nam, Đoàn Quý Nhật Tuấn, Đoàn Quý Nhật Bắc, Đoàn Quý Duy. Nhà ông Truyến tại số 71b phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hiện còn lưu giữ câu đối chữ Hán nổi tiếng Ngô đẳng tri sở tài, Xích tuyết kinh thu ngung nhã phạm; Triều đình mậu khuyết thưởng Chu tinh lưỡng độ mục Hoàng ân. Đây là câu đối của cụ Phan Bội Châu làm cho cụ tú Hoàng Đức Trạch để cụ tú tặng ông thầy dạy mình. Ông thầy ấy là thân sinh của ông Đoàn Trọng Truyến. Nhận định Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Đoàn Trọng Truyến được biết đến với nhân cách của một con người tận tụy và giàu tình cảm với cả đất nước, quê hương, gia đình. Ông được giới chuyên môn ở Việt Nam, đặc biệt là các giáo sư tại Học viện Hành chính đánh giá là người đầu tiên[cần dẫn nguồn] nghiên cứu về Khoa học Hành chính và đặt nền móng cho quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này Tiếp nhận tư liệu hiện vật của cố GS.NGND Đoàn Trọng Truyến Ngày 31-7-2013, được sự đồng ý của gia đình cố GS Đoàn Trọng Truyến, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành sưu tầm khối tài liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của ông. GS.NGND Đoàn Trọng Truyến (1922-2009) được phong hàm Giáo sư chuyên ngành Kinh tế, năm 1980. Cuối tháng 5-2013, Trung tâm đã đặt vấn đề với gia đình về việc nghiên cứu với sưu tầm tư liệu liên quan đến cuộc đời của Giáo sư. Được sự ủng hộ của gia đình, trong tháng 6-2013, Trung tâm đã tiến hành 3 buổi vệ sinh, sắp xếp khối tư liệu tại gia đình Giáo sư. Lúc sinh thời, ngoài công tác giảng dạy, đào tạo cán bộ chuyên ngành kinh tế, GS Đoàn Trọng Truyến còn là nhà quản lý có uy tín, nổi bật là trong lĩnh vực kinh tế. Ông
- từng là Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Tài chính; Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng; Hiệu trưởng trường Hành chính Trung ương… Kể từ khiGS Đoàn Trọng Truyến qua đời, ngôi nhà nơi ông gắn bó đến cuối cuộc đời, nằm trên phố Nguyễn Du, vẫn được gia đình lưu giữ. Bằng tình cảm sâu đậm đối với cha, hàng ngày ngôi nhà vẫn được con cháu trông nom, gìn giữ, đặc biệt là hai người con gái: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà và Bác sĩ CK2 Đoàn Thị Thu Hương thường xuyên chăm nom, dọn dẹp. Trong phòng tiếp khách, phòng ngủ, phòng làm việc và cả căn bếp… tất cả các đồ vật vẫn được giữ nguyên như đã bài trí. Giáo sư Đoàn Trọng Truyến là người hết sức nghiêm túc, cẩn thận trong công việc, nên rất ý thức lưu trữ các tài liệu liên quan đến quá trình công tác của bản thân. Sau thời gian tìm hiểu về mục đích hoạt động của Trung tâm, gia đình của Giáo sư đã tin tưởng và quyết định trao tặng Trung tâm toàn bộ số tư liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời làm khoa học và quản lý của cha mình suốt từ những năm 40, 50 của thế kỷ trước cho đến lúc ông qua đời. Hiện tại, Trung tâm đang tập trung phân loại, lập danh mục khối tài liệu này. Kết hợp với những thông tin Trung tâm thu được trong quá trình tác nghiệp, khối tài liệu sẽ là cơ sở để nghiên cứu một cách toàn diện về những đóng góp của GS Đoàn Trọng Truyến trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và công tác quản lý. Nguyễn Thị Loan Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam Nhà Giáo Nhân Dân Đoàn Trọng Truyến (1922 - 2009) Đoàn Trọng Truyến (15 tháng 1 năm 1922 - 8 tháng 7 năm 2009), Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân; nguyên Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng từ tháng 5 năm 1984 đến tháng 2 năm 1987. Cuộc đời và Sự nghiệp Ông Đoàn Trọng Truyến quê quán xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế; thường trú tại số 71b phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Trước đó, ông đã từng sống tại nhiều địa chỉ khác như số 70 phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hay số 20 phố Nguyễn Biểu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Ông Truyến, Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam tham gia Cách mạng từ tháng 9 năm 1945, ông đã trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau: Hiệu trưởng Trường Kinh tế Tài chính (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân); Phó Trưởng ban Tài chính Thương nghiệp Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch - Ngân sách Quốc hội; Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương; Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng; Hiệu trưởng Trường Hành Chính Trung ương
- (nay là Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh); Đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VII. Cải cách giá - lương - tiền năm 1985 do Giáo sư Truyến Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương và Trần Quỳnh được giao nhiệm vụ chỉ đạo. Sau sự thất bại của cải cách đó, ông Truyến đã thẳng thắn nhận định sai lầm cơ bản trong thời điểm ấy là đã nghe, đã học, đã áp dụng một cách máy móc nhiều kinh nghiệm của nước ngoài. Danh hiệu Tôn vinh Ông được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng học hàm Giáo sư và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vì những đóng góp to lớn trong sự nghiệp trồng người. Ông cũng đã được trao tặng Huân chương Độc Lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng Nhất, Huân chương Lao động Hạng Nhất, Huy Hiệu 60 năm tuổi Đảng. Ông đã có nhiều thành tích trong công tác giáo dục và nghiên cứu về cải cách hành chính và đã được tặng Giải thưởng Nhà nước Việt Nam về cụm công trình cải cách bộ máy Nhà nước. Ông Đoàn Trọng Truyến có vợ là bà Nguyễn Thị Kim Sa (1924 - 2005), nguyên quán Thừa Thiên - Huế. Hai người quen nhau là do ông Truyến được chú của bà Nguyễn Thị Kim Sa mời làm thầy dạy học cho bà. Nhân duyên nảy nở, hai ông bà kết nghĩa vợ chồng. Ông Đoàn Trọng Truyến có bảy người con: Đoàn Mạnh Giao (nguyên là Bộ trưởng, Chủ Nhiệm Văn phòng Chính phủ từ năm 2002 đến năm 2007), Đoàn Mạnh Hưng (Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam), Đoàn Mạnh Thanh (Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam), Đoàn Mạnh Tuyên (công tác tại trường Đại học Luật - Hà Nội), Đoàn Quốc Khánh (Giám đốc điều hành tại Việt Nam tập đoàn Dussman - Cộng hòa Liên bang Đức), Đoàn Thị Thu Hà (Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội) và Đoàn Thị Thu Hương (Bác sĩ Chuyên Khoa II, Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Hữu nghị - Hà Nội) [5]. Ông chia sẻ tên của bảy người con cũng là hình ảnh cuộc hành trình ba mươi năm lịch sử kháng chiến và đấu tranh thống nhất đất nước: Đoàn Mạnh Giao: sinh ra ở bến Nam Giao, tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 1944; kỷ niệm một thời gian ở đây và cũng dựa theo một điển tích do các ông trong họ Đoàn đặt cho. Đoàn Mạnh Hưng: sinh ra ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An năm 1947; sát với thành phố Vinh lúc đó đang bị địch phá. Đoàn Mạnh Thanh: sinh ra ở nơi sơ tán Thanh Hóa năm 1949. Khi đó ông Truyến đã rời Quân khu 4 và được điều động ra làm việc tại Bộ Kinh Tế ở Việt Bắc. Đoàn Mạnh Tuyên: sinh ra ở Tuyên Quang năm 1952. Lúc đó ông Truyến đang đi công tác Trung Quốc cùng ông Nguyễn Lương Bằng để ký Hiệp định Thương Mại đầu tiên Việt - Trung. Đoàn Quốc Khánh: sinh trùng ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vào năm 1954, lúc cơ quan ông Truyến rời từ Tân Trào ra Sơn Dương huyện lỵ ven ATK Việt Bắc. Đoàn Thị Thu Hà: sinh ra vào mùa thu tại thành phố Hà Nội, cô con gái đầu tiên. Đoàn Thị Thu Hương: cô con út, sinh ra vào mùa thu, và để nhớ về quê hương cũng như hoài vọng về dòng sông Hương sau 12 năm xa cách.
- Dòng họ Đoàn nhà ông Truyến đặt tên lót theo thứ tự các đời như sau: Thượng - Trọng - Mạnh - Quý. Vì lẽ đó tên các cháu trai họ nội của Ông Truyến đều có lót chữ Quý: Đoàn Quý Nhật Nam, Đoàn Quý Nhật Tuấn, Đoàn Quý Nhật Bắc, Đoàn Quý Duy. Nhà ông Truyến tại số 71b phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hiện còn lưu giữ câu đối chữ Hán nổi tiếng Ngô đẳng tri sở tài, Xích tuyết kinh thu ngung nhã phạm; Triều đình mậu khuyết thưởng Chu tinh lưỡng độ mục Hoàng ân. Đây là câu đối của cụ Phan Bội Châu làm cho cụ tú Hoàng Đức Trạch để cụ tú tặng ông thầy dạy mình. Ông thầy ấy là thân sinh của ông Đoàn Trọng Truyến. Nhận định Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Đoàn Trọng Truyến được biết đến với nhân cách của một con người tận tụy và giàu tình cảm với cả đất nước, quê hương, gia đình. Ông được giới chuyên môn ở Việt Nam, đặc biệt là các giáo sư tại Học viện Hành chính đánh giá là người đầu tiên nghiên cứu về Khoa học Hành chính và đặt nền móng cho quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
- Nhớ lần với cụ Đoàn Trọng Truyến về Giá - Lương - Tiền TP - Lần ấy tới nhà cụ Truyến, duyên do là được theo một người bạn cũ quen biết gia đình cụ. Cứ như anh bạn cho hay, hơi bị hiếm có một nhà mà hai cha con là thượng thư đồng triều. Bác Hồ thăm trường Kinh tế Tài chính (3/1961) và giao nhiệm vụ cho Hiệu trưởng Đoàn Trọng Truyến (đứng thứ hai từ phải sang) Đêm thứ năm ngày 9/7, buổi phát thanh thời sự của Đài THT.Ư loan đi cái tin buồn GS, Nhà giáo Nhân dân, nguyên Bộ trưởng, Tổng thư ký HĐBT kiêm Chủ nhiệm VPHĐBT, nguyên Chủ nhiệm UB Vật giá Nhà nước... Đoàn Trọng Truyến qua đời. Tôi chợt nhớ lần được ngồi hầu chuyện cụ hơn bảy năm trước, được nghe cụ kể về Tổng Bí thư Lê Duẩn về thời kỳ Giá - Lương - Tiền... Lần ấy tới nhà cụ Truyến, duyên do là được theo một người bạn cũ quen biết gia đình cụ. Cứ như anh bạn cho hay, hơi bị hiếm có một nhà mà hai cha con là thượng thư đồng triều. Cha là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng HĐBT (năm 1984). Chức ấy, sau này ông con là Đoàn Mạnh Giao gánh (năm 1999). Lại nữa, bạn tôi lại thạo khoản chữ Hán. Từng không dưới vài ba lần, anh than nhà cụ có đôi câu đối hóc và khó dịch lắm... Tôi ngại bởi cửa ấy có phải là nơi để cánh báo chí như chúng tôi lui tới? Nhưng anh bạn khuyến khích “cụ chẳng khó tính lắm đâu. Cứ tới, cụ còn giải nghĩa cho”. Anh bạn có điện thoại trước nên khi tới khu chung cư ở cuối phố Nguyễn Du, người nhà cụ đã niềm nở dẫn lối lên gác hai. Thì ra cụ ở chung nhà với ông Hoàng Đức Thịnh, Bộ trưởng Bộ Nội thương cuối những năm sáu mươi. Căn phòng khách rộng vừa phải nên đôi câu đối mà anh bạn tôi thích được đặt ở vị trí trang trọng, lại dễ nhìn.
- Tôi không thạo lắm khoản này nhưng thứ văn tự tạc rất sắc nét trên mặt gỗ gụ theo lối chữ khải bạc phếch bởi thời gian như càng tăng thêm sức hút của sự tò mò mời gọi. Cánh cửa phòng bên mở nhẹ, một cụ ông dáng cao, tóc bạc phơ có cái cười hiền lành đi ra. Thấy anh bạn tôi chào xong cứ chăm chắm vào đôi câu đối, cụ khẽ cười “Từ năm 1925 cơ đấy, khi ấy tôi mới ba tuổi”. Rồi cụ khẽ đằng hắng, giọng rành rẽ Ngô đẳng tri sở tài, xích tuyết kinh thu ngung nhã phạm. Triều đình mậu khuyết thưởng Chu tinh lưỡng độ mục Hoàng ân. Chừng như hồn cốt hàm súc cô đọng của chữ nghĩa lây sang khiến chủ nhân da dẻ như hồng hào và cởi mở thêm lên “Đây là câu đối của học trò mừng thầy học, ông cụ tôi ấy mà. Cụ đỗ Tú tài kép. Các chữ Xích tuyết kinh thu và Chu tinh là có điển cả đấy và cũng rất chi là khó dịch! Dòng lạc khoản đề: Khải Định Ất Dậu trọng thu, tức là năm Khải Định, tiết giữa thu (1925)”. Tôi thầm nhẩm, như vậy cụ Truyến sinh năm 1922. Năm Tỵ này cụ chẵn 80 tuổi ta. Cụ dừng lâu hơn ở hàng lạc khoản, cứ như sự cắt nghĩa thêm của chủ nhân, câu đối này là của cụ tú Hoàng Đức Trạch, học trò ông cụ thân sinh. Gia đình cụ tú cũng là chỗ đi lại với Cụ Phan Bội Châu. (Cụ tú là thân sinh bà Ái Hoát, phu nhân đồng chí Nguyễn Linh Khiếu có thời gian là Đại sứ ta ở Liên Xô). Khá thông đạt chữ nghĩa, nhưng cảm và trọng cái tình cái công của thầy học nên cụ tú nằn nèo bằng được Cụ Phan cho câu đối trên. Chữ nghĩa Cụ Phan thì khỏi nói nên ý tứ, ngữ nghĩa câu đối đã vượt thoát khỏi những khuôn sáo ước lệ của nhiều câu đối mừng thầy học... Bởi vậy nên khi cụ Truyến than khó dịch nên, về nhà, tôi với anh bạn loay hoay chắp đặt lắp ghép mãi mới tạm hiểu đại để Chúng con biết học vấn của Thày luôn toát lên vẻ thanh tao uẩn súc. Tài năng trước cửa khuyết triều đình vốn đông đúc nhưng hai lần Thày đã đứng đó rồi. Chủ nhân thân rót nước mời khách. Trong câu chuyện cởi mở của cụ, tôi mới biết cụ cùng làng với Đại tướng Lê Đức Anh. Làng cụ có hai dòng họ lớn là họ Hồ và họ Đoàn. Họ Hồ có những Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc Di nổi tiếng sau này. Họ Đoàn hiếu học nhưng nghèo. Thân sinh cụ Truyến, thuở nhỏ nhà nghèo, không được đi học mà phải đi giữ trâu học lỏm theo chúng bạn hàng xóm. Một bữa cụ Tú xóm bên đang dạy học trò trông thấy đứa trẻ nằm trên lưng trâu mà cứ leo lẻo đọc theo cụ. Lấy làm lạ, cụ gọi vào hỏi han rồi cho người sang nhà họ Đoàn. Từ ấy cậu được làm môn sinh nhà họ Hồ. Cụ đồ, ngoài việc cấp lương ăn cho học khi cậu lớn lên, lại thuê thày dạy chữ. Khi trưởng thành được cụ Tú gả con gái cho.
- Không phụ công và tấm thịnh tình của nhạc phụ, con rể họ Hồ ấy đỗ tú tài rồi cử nhân. Sau đó cụ đi dạy học. Học trò cụ có tới hàng trăm, nhiều người sau này đỗ đạt, nhiều người ra làm chức quan này khác của triều đình Huế (đôi câu đối treo kia có ý ấy). Năm 1941, cụ tú mất thì năm sau người con trai Đoàn Trọng Truyến cũng học xong thành chung vào tú tài. Như vậy cậu đã nối được nghiệp bố. Nhưng sau khi bố mất, gia cảnh cũng sa sút. Một đi làm, hai đi học tiếp. Chàng thanh niên Đoàn Trọng Truyến thi vào tham tá Tòa sứ (như chuyên viên bây giờ). Một thời gian sau vừa đi làm vừa học thêm, anh thi đậu kỹ sư canh nông (nhà thơ Cù Huy Cận học trước Đoàn Trọng Truyến hai năm). Đoàn Trọng Truyến hành nghề kỹ sư canh nông ở Quảng Ngãi, Huế. Tại Huế, ông được gặp nhà thơ Tố Hữu và bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Rồi ông tham gia khởi nghĩa tại Huế. Năm 1946 là đại biểu quốc hội khóa đầu tiên, rồi các khóa 2,3,4,5 là đại biểu quốc hội các tỉnh Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Hải Dương... Cứ như trong câu chuyện với cụ, tôi lờ mờ nghĩ thêm cái gene quản lý kinh tế có lẽ xuất hiện ở Đoàn Trọng Truyến khá sớm. Khi tham gia Ủy ban Hành chính Kháng chiến Khu Trung, ông được phân công là ủy viên trưởng kinh tế. Năm 1948 khi Khu Trung Bộ giải thể, ông lên Việt Bắc. Ngày 18/6/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bổ nhiệm Đoàn Trọng Truyến giữ chức Đổng lý Sự vụ Bộ Kinh tế của Chính phủ. Chuẩn bị cho tiếp quản thủ đô, trường quản lý kinh tế được mở ra, ông là hiệu phó. Sau này trường đổi tên là Trường Kinh tế Tài chính Trung ương. Rồi ông được điều sang Đại học Nhân dân phụ trách các khóa đào tạo bồi dưỡng các nhân viên công chức dưới chế độ cũ làm quản lý kinh tế. Những năm đầu 60, ông là Hiệu trưởng Trường Kinh tế Tài chính và sau đó lên công tác ở Ban Tài Mậu T.Ư. Bây giờ vẫn đậm trong trí nhớ của ông khi ngày đêm miệt mài tham gia nhóm dịch cuốn Tư Bản Luận. Và cũng đậm trong hồi ức của người cán bộ nhiều năm làm công tác quản lý ấy có lẽ chưa phải là thời gian ông giữ chức Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ mà là những năm tháng cùng làm việc với nhà thơ Tố Hữu khi đó là Phó thủ tướng, còn ông là Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá của Chính phủ... Rồi sau này (bây giờ đã có kha khá), những cuốn hồi ký tày tặn ghi lại những năm tháng bao cấp khó khăn ở nhiều lĩnh vực về vấn đề giá lương tiền. Nhưng vẫn đậm mãi trong tâm trí tôi về những lời tâm sự của bậc nguyên lão từng can dự vào thời điểm cam go ấy của đất nước. Những hình ảnh đồng chí Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn trong đêm Hà Nội, đã khuya khoắt lắm, bên cạnh có các cộng sự, những Trần Phương, Đoàn Trọng Truyến, Trần Quỳnh đàm luận về vấn đề giá lương tiền. Những buổi ông được (hay là phải) triệu tập, được gọi gấp vào những thời điểm không thể ngờ để bàn việc nước, những buổi có mặt các lãnh đạo cao cấp, có cả chuyên gia
- nước ngoài. Dường trong câu chuyện, cụ truyền như lây sang chúng tôi cái ấn tượng về TBT Lê Duẩn. Đó là phương pháp làm việc độc đáo của TBT mà ông xuýt xoa rằng từng có dịp làm việc bên cạnh nhiều năm nhưng nhiều khi vẫn cảm thấy bất ngờ. Ông bất ngờ điều gì vậy? Ông tâm sự, mình đã là cử nhân trước đây thì đọc tiếng Pháp không nói làm gì nhưng không hiểu TBT bận liên miên như thế, thời gian dành hết cho hoạt động thì bổ túc tiếng Pháp vào lúc nào? Ấy thế mà rất nhiều tài liệu tham khảo do chuyên viên chọn lựa, ông ấy đã đọc, mà đọc kỹ, nghiên cứu kỹ. (sau này ông mới hay có vốn ngoại ngữ ấy, TBT đã tích góp được từ thời gian trong các nhà tù của đế quốc). Rồi bây giờ có không ít sự xì xào thậm chí ta thán về phương pháp làm việc làm nhiều người sợ, nhưng vẫn mồn một trong ông cái phương pháp biết nghe người khác của người lãnh đạo cao nhất lúc đó. Theo ông, TBT biết khuyến khích những ý tưởng hay, độc đáo mới mẻ của người đối thoại và tranh luận bắt bẻ lật qua lật lại những ý tưởng mới đó. Mà thời gian cắt có khi cả tiếng nửa tiếng. Cắt tức là tranh luận. Anh nào không nắm bắt được phương pháp ấy dễ hoang mang, thậm chí khiếp hãi. Có những ý, những luận cứ TBT thẳng thừng bác bỏ không nể nang hay tế nhị gì hết. Vậy nên chọn phương pháp nào, được lòng hay được việc? Chuyện với cụ, tôi chợt nhớ ông Đoàn Duy Thành có lần kể cho mấy anh em làm báo rằng, hồi ông là Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đã có những đêm TBT, với phương pháp gợi ý khuyến khích sự tranh luận, ông đã ngồi với TBT Lê Duẩn tới tận sáng! Hình như đó là lần TBT Lê Duẩn chịu nhường ông khi hai người tranh luận về một quan điểm của Khổng Tử. Một điều khá bất ngờ với chúng tôi là, cuối buổi gặp hôm ấy, cụ có vẻ như đang làm cái việc sòng phẳng với quá khứ? Chủ nhân không phải với chất giọng chùng xuống hoặc buồn nản mà là bình thản. Cụ nói thẳng sai lầm cơ bản trong thời điểm Giá- Lương -Tiền ấy là đã nghe, đã học, đã áp dụng một cách máy móc nhiều kinh nghiệm của nước ngoài. Thời điểm ấy chúng ta đã làm rất nhiều việc, những việc ấy thoạt nhìn thoạt nghe thấy hay, thấy đúng, thấy nhanh nhạy kịp thời nhưng chả phải dần dà nữa, mà nhỡn tiền ngay thấy lắm diễn tiến lẫn kết cục vô vọng. Vô vọng vì nó nằm trong cái tổng thể sai lầm kia. Miền Nam vừa giải phóng. Đó là một thị trường khổng lồ. Thị trường đồng nghĩa với con buôn thậm chí coi đó là ma quỷ vv... Đem nền kinh tế kế hoạch, chỉ tiêu pháp lệnh mang vào “lắp ráp vận hành” ở nền kinh tế thị trường đầy năng động và biến động ấy hỏi sao không trục trặc? V.v... và vv...
- Tôi nhớ cuối buổi gặp, anh bạn có nhắc vài cái thú điền viên của những người cao tuổi có quyền được hưởng, cụ Truyến cười nào đã bứt hết ra mà thanh thản được đâu... đang phải nhúc nhắc qua lại chỗ anh Hà Học Trạc (thời điểm đó là Trưởng ban Chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa-NV) mình được phân công phụ trách phần kinh tế... Xen kẽ thời gian ấy lại phải tham gia trong nhóm tổng kết hoạt động của Chính phủ từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, rồi tham gia cuốn sách về cải cách hành chính và mấy chuyên đề đang làm dở như hệ thống công chức trong cơ chế thị trường... Nói đến đây, cụ nhanh nhẹn quay vô nhà mang ra một chồng giấy. Đó là bản thảo cuốn Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền… mà cụ đang viết dở (cuốn sách này đã được NXB Pháp Lý xuất bản năm 2006). Nhìn chồng bản thảo vun dày, tôi lờ mờ ngẫm thêm, phải là người trong cuộc từng chứng kiến, từng can dự, cọ xát và nếm trải những thành bại, dại khôn này khác của cả hệ thống một thời. Đối mặt với những ấu trĩ cùng mất mát này khác mà không buồn nản, không thở dài buông xuôi thoái lui một cách cay đắng thì phải có ý chí và nghị lực lắm? Xuân Ba
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn