YOMEDIA
ADSENSE
Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân
108
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nguyễn Lân (1906-2003) là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã cống hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam và là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân
- Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân (1906-2003) Nguyễn Lân (1906-2003) là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã cống hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam và là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam. Tiểu sử và quá trình công tác Giáo sư Nguyễn Lân sinh ngày 14 tháng 6 năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Trong ông luôn có một nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn mãnh liệt Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932: Ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình... ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam. Từ năm 1935 đến năm 1945: ông sinh sống tại Huế. Năm 1945: Ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm Đốc lý ở Huế, ông đã chấp thuận với 2 yêu cầu: 1. tuy làm đốc lý nhưng vẫn ăn lương nhà giáo và có giờ dạy học, 2. không giao thiệp với người Nhật đang có mặt ở Huế lúc ấy. Thời gian này ông đã mở một lớp sư phạm, đồng thời tiến hành một số hoạt động hướng về cách mạng Việt Nam, ông đã mời các nhân sĩ ở Huế đến họp để đổi tên các đường phố từ tên tiếng Pháp sang tên tiếng Việt Năm 1946: Ông trở ra Hà Nội và dạy học tại Trường Chu Văn An. Được một thời gian, kháng chiến bùng nổ, Ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang. Năm 1951: Ông được cử đi học ở khu học xã Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Năm 1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon Tum, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toàn... là lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư. Năm 1971: Ông về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển nổi tiếng do ông biên soạn như: Từ điển Việt - Pháp (1989), từ điển Hán - Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Việt (1993), từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)... Năm 1988: Ông được được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Năm 2001: Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt".
- Ngày 7 tháng 8 năm 2003: Ông qua đời ở tuổi 97. Những đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam Giáo sư Nguyễn Lân đã cống hiến trọn tâm và lực suốt đời mình cho nền giáo dục Việt Nam. Khi đất nước còn bị thực dân Pháp cai trị, ông đã giáo dục, dạy dỗ và truyền tinh thần yêu nước vào một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản để rồi sau đó họ là những người phục vụ đất nước, cách mạng Việt Nam. Khi giữ chức vụ giám đốc giáo dục liên khu 10, ông đã bổ dụng các trưởng ty giáo dục (nay là giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo) và cùng họ lo toan để đưa nền giáo dục dần vào nề nếp. Ông tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến như tăng gia sản xuất, lấy tiền giúp quỹ thương binh, dạy các lớp bình dân học vụ, thăm hỏi bộ đội. Bên cạnh đó ông còn biên soạn tài liệu để in thành sách giáo khoa văn, sử đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập. Khi giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông đã đào tạo được một đội ngũ giáo viên tâm lý – giáo dục giỏi cho các viện và các trường đại học, phổ thông mới thành lập. Cũng trong thời kỳ này, ông đã biên soạn nhiều cuốn giáo trình về khoa học giáo dục có giá trị như: Ngữ pháp Việt Nam (1956), Lịch sử giáo dục thế giới (1958), Người thầy giáo XHCN (1960), Giảng dạy trên lớp (1961). Đến khi nghỉ hưu, ông cũng dành trọn thời gian cho việc lưu trữ tiếng Việt thông qua các cuốn từ điển. Gia đình Ông có 8 người con, tất cả đều là giảng viên của các trường đại học lớn và đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của Việt Nam. Người con trai cả là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất, nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novoxibiec - Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001). Người con thứ hai là nữ Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người con thứ ba là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, Nhà giáo Nhân dân - giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Người con thứ tư là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, chuyên viên cổ nhân học, Viện khảo cổ học Việt Nam, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Người con thứ năm là Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, tổng thư kí các hội sinh học Việt Nam, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người con thứ sáu là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người con thứ bảy là Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Việt là Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. Ông nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội. Người con út là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung, Hiệu Phó Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF.
- Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân vinh quang nghề thầy. Ông sinh ngày 14 tháng 6 năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cha mẹ ông sinh tới 17 người con nhưng chỉ sống được 4 người, ông là con út trong nhà. Gia đình nghèo, nên trong ông luôn có một ý chí nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã là một học sinh xuất sắc. Năm 1925, ông đã viết tiểu thuyết Cậu bé nhà quê. Tác phẩm đã được Nhà văn Alfred Bouchet dịch sang tiếng Pháp “Le petit campagnard” và sau đó năm 1934 được đưa vào sách giáo khoa. Chân dung cố GS-NGND Nguyễn Lân (1906-2003) (Ảnh do gia đình cung cấp). Năm 1927: ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, tốt nghiệp thủ khoa của trường, ông về dạy học tại Trường Hồng Bàng (Hải Phòng); sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long (Hà Nội). Tại
- Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình ... ông đã đào tạo được những tú tài xuất sắc cho Việt Nam. Từ năm 1935 đến năm 1945 ông sinh sống tại Huế. Tại đây, ông đã dạy học ở 3 trường Đồng Khánh, Quốc học và Bách công. Ông còn tích cực tham gia trong Hội truyền bá Quốc ngữ năm 1938. Thời gian này, theo nhạc sĩ Trần Hoàn (là học sinh Quốc học Huế) kể lại; khi đó thầy Lân đã truyền bá tư tưởng yêu nước thông qua việc dạy chữ Quốc ngữ và dạy sử và ông bị bọn mật thám Pháp làm khó dễ, đe dọa nhiều lần. Năm 1945: ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm Đốc lý ở Huế, ông đã chấp thuận với 2 yêu cầu: tuy làm đốc lý nhưng vẫn ăn lương nhà giáo và có giờ dạy học; không giao thiệp với người Nhật đang có mặt ở Huế lúc ấy. Thời gian này ông đã mở một lớp sư phạm, đồng thời tiến hành một số hoạt động hướng về cách mạng Việt Nam, ông đã mời các nhân sĩ ở Huế đến họp để đổi tên các đường phố từ tên tiếng Pháp sang tên tiếng Việt. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông được giao trọng trách Giám đốc Học chính Trung bộ. Năm 1946 ông trở ra Hà Nội và dạy học tại Trường Chu Văn An. Được một thời gian, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang. Phương tiện đi lại thời đó chỉ với chiếc xe đạp, ông đã đạp xe đi hết các tỉnh trong Liên khu. Sau đó, ông được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu Việt Bắc gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn. Thời kỳ này, ông liên tục được Bác Hồ gửi thư khen và Bằng khen “một giám đốc có tài”. Bác Hồ còn gửi tặng ông một bộ quần áo lụa (nay đang lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh). Năm 1951, ông được cử đi dạy học ở Khu học xá Nam Ninh tại tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Năm 1956: ông về dạy và làm Chủ nhiệm Khoa Tâm lý giáo dục học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đợt I (2001) . Bên cạnh việc dạy học, GS. Nguyễn Lân còn tham gia nhiều hoạt động xã hội ở nhiều cương vị: Hội trưởng Hội văn hóa Trung bộ; Hội trưởng Hội Liên Việt khu 10; Ủy viên Thường vụ Đảng xã hội Việt Nam; Ủy viên Đoàn Chủ tịch MTTQ Việt Nam. Ở cương vị nào, GS cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong quá trình dạy học, GS. Nguyễn Lân còn là tác giả biên soạn nhiều công trình giáo dục nổi tiếng như: Lịch sử giáo dục học thế giới (NXB Giáo dục 1958); viết chung Giáo trình Giáo dục học (NXB Giáo dục 1961); Giảng dạy trên lớp (NXB Giáo dục 1961); Công tác chủ nhiệm lớp (NXB Giáo dục 1962). Với những công trình này, ông đáng được liệt vào hàng sư biểu của Việt Nam. Không chỉ dạy học, viết sách, tham gia hoạt động xã hội, GS. Nguyễn Lân còn sáng tác văn học. Với bút danh Từ Ngọc, ông đã viết nhiều tiểu thuyết: Khói hương (1935); Ngược dòng (1936); Hai ngả (1936) cùng nhiều truyện ngắn
- khá đặc sắc khác như: Ai khốn nạn; Tiếng vàng; Ngoài khơi…Tác phẩm của ông đề cao những giá trị nhân văn, hướng vào bênh vực cho những số phận nghèo khó, bất hạnh; góp phần cổ vũ cho những tư tưởng mới tích cực trên văn đàn đương thời. GS. Nguyễn Lân không chỉ viết truyện mà ông còn viết khảo luận, nghiên cứu. Tiêu biểu có 2 tác phẩm: Nguyễn Trường Tộ (viết năm 1943); Khảo thí truyện trê cóc (1959). Trong công cuộc đổi mới hôm nay, với cách nhìn hiện đại, Nguyễn Trường Tộ được coi là người tiên phong có tư tưởng đổi mới trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Do vậy sách viết về Nguyễn Trường Tộ của GS. Nguyễn Lân cách đây đã nửa thế kỷ cho thấy tư duy của ông thật sáng suốt. Dù viết còn sơ lược nhưng cuốn sách vẫn là công trình đầu tiên tiên phong cho sứ mệnh phục hưng một giá trị tư tưởng. Bên cạnh đó, GS. Nguyễn Lân còn sáng tác thơ, dù không nhiều: “Tôi vẫn hay làm thơ/Nhưng không là thi sĩ…Dù chẳng là thi sĩ/Vẫn cứ thích làm thơ/ Ca ngợi chân-thiện-mỹ/Từ muôn thủa đến giờ”. Năm 1994, thơ của GS. Nguyễn Lân được tập hợp và in thành tập Nhớ nguồn(NXB Văn học). Vợ chồng cố GS- NGND Nguyễn Lân (Ảnh do gia đình cung cấp). Ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tề một người phụ nữ hiền, đẹp, nữ sinh trường Sainte Marie ở Hà Nội, là con gái nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp. Vợ chồng ông có 8 người
- con, tất cả đều là giảng viên của các trường đại học lớn và đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của Việt Nam gồm 3 Giáo sư, 3 Phó Giáo sư, 7 Tiến sĩ. Người con trai cả là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất, nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novoxibiec - Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001). Người con thứ hai là nữ Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người con thứ ba là Giáo sư - Tiến sĩ, NGND. Nguyễn Lân Dũng, Nguyên Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, Nhà giáo Nhân dân - giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Người con thứ tư là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, Nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Cổ sinh địa tầng Việt Nam, Chánh Văn phòng Hội Âm nhạc Hà Nội. Người con thứ năm là Nhà nghiên cứu Nguyễn Lân Hùng, Tổng Thư ký Các hội sinh học Việt Nam, giảng viên khoa Sinh học - Đại học Sư phạm Hà Nội. Người con thứ sáu là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, Nguyên là giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Người con thứ bảy là Giáo sư - Tiến sĩ - NGND. Nguyễn Lân Việt là Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam; nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội. Người con út là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung, Hiệu Phó Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF.
- Vợ chồng cố GS- NGND Nguyễn Lân và 8 người con- những nhà khoa học xuất sắc(Ảnh do gia đình cung cấp). Năm 1971: GS. Nguyễn Lân về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển nổi tiếng do ông biên soạn những năm đang công tác như: Từ điển chính tả phổ thông (1963); Thuật ngữ tâm lý giáo dục (1967). Sau khi nghỉ hưu, ông đã biên soạn: Từ điển Việt - Pháp (1981); Từ điển Hán - Việt (1989); Từ điển Việt – Pháp (1989) cùng GS. Lê Khả Kế; Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (1989);Từ điển thành ngữ, Tục ngữ Pháp – Việt (1993), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt- Pháp(1994); Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)... Năm 1988: với những cống hiến to lớn của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, GS. Nguyễn Lân được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt". Ngày 10 tháng 7 Âm lịch năm 2003, Ông qua đời ở tuổi 97 trong sự tiếc nuối vô hạn của đông đảo học trò, gia đình, người thân và tất cả những người yêu quý ông. Giáo sư- Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân đã cống hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam. Khi đất nước còn bị thực dân Pháp cai trị, ông đã giáo dục, dạy dỗ và khơi gợi tinh thần yêu nước vào một bộ phận tầng lớp thanh niên tiểu tư sản để rồi sau đó họ là những người phục vụ đất nước, cách mạng Việt Nam. Khi giữ chức vụ Giám đốc Giáo dục liên khu 10, ông đã bổ dụng các Trưởng Ty giáo dục (nay là Giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo) và cùng họ lo toan để đưa nền giáo dục dần vào nề nếp. Ông tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến như tăng gia sản xuất, lấy tiền giúp quỹ thương binh,
- dạy các lớp bình dân học vụ, thăm hỏi bộ đội. Bên cạnh đó ông còn biên soạn tài liệu để in thành sách giáo khoa văn, sử đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập. Khi giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông đã đào tạo được một đội ngũ giáo viên tâm lý – giáo dục giỏi cho các viện và các trường đại học, phổ thông mới thành lập. Ông là người Thầy về tâm lý giáo dục và ngôn ngữ Việt. Ông là nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam. Không chỉ để lại cho đất nước những di sản văn hóa mà ông còn có công sinh ra và nuôi dạy những người con ưu tú, những nhà khoa học lớn. Gia đình ông là tấm gương sáng của một dòng họ lớn ở Việt Nam. GS. Nguyễn Lân Dũng đã xúc động viết về cha đẻ của mình - giáo sư Nguyễn Lân: "Chúng tôi vô cùng tự hào về cái gia tài tinh thần mà cụ đã để lại cho muôn đời con cháu. Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh, phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết về GS- NGND Nguyễn Lân: “Là một trong những người có công xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập thời đại Hồ Chí Minh, anh đã góp phần đào tạo cho nước ta nhiều thế hệ cán bộ, công dân ưu tú, đã dành tâm huyết và nghị lực sáng tạo cho sự nghiệp gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, đã từng có tác phẩm lớn về Giáo dục, Văn hóa, Ngôn ngữ, đặc biệt là công trình biên soạn Từ điển”. Minh Vượng (tổng hợp) TLTK: - Vinh quang nghề thầy- NXBGD- 2004. CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH GIÁO SƯ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN NGUYỄN LÂN Giáo sư, nhà giáo Nhân dân (NGND) Nguyễn Lân là cây đại thụ của nền giáo dục nước ta. Từ lâu gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân đã được biết đến là một gia đình tài danh với 8 người con, trong đó có 7 tiến sĩ và 6 người có học hàm giáo sư,, phó giáo sư. Tất cả đều
- là những trí thức danh tiếng, giảng dạy tại các trường đại học lớn và là những nhà khoa học có uy tín của Việt Nam. Hiếm có gia đình nào giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng, danh giá như thế. Mỗi người một chí hướng, nhưng cả 8 người con tài hoa của cố giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc. Họ đã viết nên huyền thoại về đại gia đình hiếu học, tài hoa, mẫu mực. Cố giáo sư, NGND Nguyễn Lân (1906- 2003) sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Ngọc Lập, nay thuộc xã Phùng Chí Kiên, huyện Mĩ Hào. Cố giáo sư Nguyễn Lân được đánh giá là một trong những cây đại thụ của nền giáo dục nước ta thế kỉ XX, là người thầy về tâm lí giáo dục và ngôn ngữ Việt, là nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam, với 42 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có nhiều cuốn từ điển có giá trị. Giáo sư là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam, là gương sáng của một dòng họ lớn. Con trai thứ 3 của cố giáo sư Nguyễn Lân là giáo sư, tiến sĩ, NGND Nguyễn Lân Dũng kể lại: “Do học giỏi nên người anh cả làm thư kí Thương chính ở tận Cam Ranh và người anh họ làm thư kí ở Sở Xi măng Hải Phòng giúp đỡ để bố tôi có tiền ăn học. Về sau, bố tôi được học lên nhờ vào học bổng toàn phần của trường Bưởi. Ông cụ tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Trước đó, khi mới 19 tuổi bố tôi đã in cuốn tiểu thuyết “Cậu bé nhà quê” mà nhà văn Nguyễn Khải đã đánh giá đây là tiểu thuyết tiếng Việt đầu tiên ở nước ta”. “Cậu bé nhà quê” là tiếng nói bênh vực quyền sống của người dân quê, đặc biệt là trẻ em nhà quê. Nó được coi là một trong số ít tiểu thuyết đầu tiên viết về nông thôn Việt Nam hiện đại buổi đầu. Cuốn này sau được dịch sang tiếng Pháp và được trích dùng trong sách giáo khoa. Trọn đời gắn bó với nghề dạy học, giáo sư Nguyễn Lân từng tham gia giảng dạy tại trường Quốc học Huế, khu học xá bên Trung Quốc… Sau này, ông là chủ nhiệm đầu tiên và liên tục cho tới ngày về hưu của khoa Tâm lí- Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Lân không chỉ là nhà quản lí giáo dục, người thầy trực tiếp giảng dạy mà còn là tác giả sách giáo khoa ở đủ bậc học: sơ, trung và đại học. Bộ sách Ngữ pháp Việt Nam của giáo sư, được gọi là “ngữ pháp Nguyễn Lân” đã từng giữ vai trò chính thống trong nhà trường miền Bắc XHCN từ lớp 3 đến lớp 7 trong hàng chục năm trời, mà ngày nay vẫn có người luyến tiếc do tính ứng dụng trong thực tiễn của nó. Giáo sư Nguyễn Lân còn là người góp phần to lớn trong việc đặt nền móng cho sự ra đời chính thức nền khoa học giáo dục của nước ta sau năm 1945 với nhiều công trình có giá trị học thuật cao. Giáo sư Nguyễn Đính Chú đánh giá, giáo sư Nguyễn Lân là nhà biên soạn từ điển số một ở nửa sau thế kỉ XX cuả nước ta, với những cuốn từ điển quy mô, đồ sộ, được biên soạn cẩn trọng, có phương pháp khoa học như: Từ điển chính tả phổ thông; Thuật ngữ tâm lí giáo dục; Từ điển Pháp- Việt; Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam; Từ điển từ và ngữ Việt Nam; Từ điển Việt – Pháp, hoặc viết chung, hoặc viết riêng. Không kể bộ sách Ngữ pháp Việt Nam, được dùng trong nhà trường một thời gian dài, giáo sư Nguyễn Lân còn có các sách: Muốn đúng chính tả(1949), Viết thế nào cho đúng(1965- viết chung), Tôi yêu tiếng Việt(1995)… Điều cao quý ở giáo sư Nguyễn Lân là không bằng lòng cuộc sống nhà tản tuổi già, luôn miệt mài tìm lẽ sống đời mình trong lao động sáng tạo, với tình yêu, lòng tự hào sâu sắc, khao khát bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
- Dường như, các quy luật giới hạn đã bị đảo lộn trước sức sống và sáng tạo phi thường nơi ông. Ở tuổi 90, giáo sư bắt đầu viết cuốn “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” đồ sộ hơn 2000 trang và hoàn thành khi giáo sư 95 tuổi. Giáo sư đã được trao tặng giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ. Vợ giáo sư Nguyễn Lân là bà Nguyễn Thị Tề, con gái đại điền chủ giàu nhất, nhì Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể lại: “ Tôi rất phục mẹ tôi. Từ một người lá ngọc cành vàng, bà chả biết nấu nướng, lấy nhau, mọi thứ bố tôi phải dạy. Thế nhưng khi bố tôi đi công tác xa, mọi khó khăn, vất vả mẹ tôi đều làm lấy, một tay nuôi dạy đàn con thơ… Kháng chiến bùng nổ bố tôi cùng cả gia đình lên Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục liên khu X. Thời gian này ông cụ được thư khen và phần thưởng(một bộ quần áo lụa) của Hồ Chủ Tịch. Từ giữa năm 1949 bố tôi được cử làm Giám đốc giáo dục liên khu Việt Bắc. Đó là những năm tháng gian khổ nhất của toàn dân. Bố tôi mỗi tháng chỉ được nhận 53kg gạo, ông giữ lại 20 kg để đi kinh lí khắp các tỉnh trên 1 chiếc…xe đạp và chỉ có thể để lại cho mẹ tôi và cả đàn con 33kg gạo. Anh cả tôi(sau này là GS-TS Nguyễn Lân Tuất) nhập ngũ. Mẹ và chị gái tôi ( TS Nguyễn Tề chỉnh) đã phải gồng mình làm lụng để nuôi sống cả nhà… Nhà tôi nghèo, chật, sống ở tập thể chỉ có mười mấy mét vuông thôi nhưng lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm. Với con cái, bố mẹ tôi là những nhà tâm lí tuyệt vời. Hiếm khi ông bà nặng lời với các con. Trong đời mình, chỉ duy nhất một lần bố tôi đánh con. Sau này, khi các con đã có gia đình riêng, ông khuyên giải “không nên đánh con, vì đánh hay mạt sát bọn trẻ đều thể hiện sự bất lực của mình. Phải khuyên giải cho chúng thấy được điều hay lẽ phải”. Cho đến gần cuối đời giáo sư Nguyễn Lân vẫn luôn khỏe mạnh nhờ nghiêm túc và điều độ trong sinh hoạt, tự nghĩ cho mình một bài tập thể dục và không sáng nào không thực hiện bài tập ấy, sau đó tắm nước lạnh, kể cả những ngày lạnh giá nhất của mùa đông. Giáo sư Nguyễn Lân ra đi vì căn bệnh ung thư ở tuổi 98. Nhưng giáo sư vẫn còn sống mãi trong tâm trí biết bao thế hệ học trò, đồng nghiệp… (Trích theo "Báo Hưng Yên")
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn