intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà Hậu Lê (1428 - 1527) 3

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

100
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà Hậu Lê (1428 - 1527) 3 Phần Tiền án là từ Tứ trụ cho đến tường ngoài bao quanh các kiến trúc bên trong. Thật ra, trước đây, Tứ trụ được nối liền về phía trước với một bối cảnh thiên nhiên là Thái hồ và gò Kim Châu ở giữa. Nhưng về sau, vì nhu cầu giao thông, người ta không để ý đến việc duy trì di tích văn hóa, đã phóng một con đường, tách Thái hồ với toàn cục của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sau Tứ trụ là đến cổng Tam quan với chữ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà Hậu Lê (1428 - 1527) 3

  1. Nhà Hậu Lê (1428 - 1527) 3 Phần Tiền án là từ Tứ trụ cho đến tường ngoài bao quanh các kiến trúc bên trong. Thật ra, trước đây, Tứ trụ được nối liền về phía trước với một bối cảnh thiên nhiên là Thái hồ và gò Kim Châu ở giữa. Nhưng về sau, vì nhu cầu giao thông, người ta không để ý đến việc duy trì di tích văn hóa, đã phóng một con đường, tách Thái hồ với toàn cục của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sau Tứ trụ là đến cổng Tam quan với chữ "Văn Miếu Môn". Cổng Tam quan có một cấu trúc bề thế, gồm hai tầng, cửa cuốn tròn cùng cửa thông gió hình chữ thọ, kết hợp với lan can và các hoa văn tạo nên một giá trị nghệ thuật cao. Cổng "Đại Trung môn" bắt đầu khu thứ hai. Đỉnh mái được trang trí bằng điển tích cá vượt vũ môn. Hai bên Đại Trung môn có hai cổng nhỏ đề chữ "Thành Đức" và "Đạt Tài". Theo cổng Đại Trung môn đi thẳng vào là "Khuê Văn Các" (Gác đẹp của Sao Khuê, tượng trưng cho văn học). Hai bên Khuê Văn Các cũng có hai cổng nhỏ có tên là "Súc văn" (văn chung hàm súc) và "Bỉ văn" (văn chương sáng đẹp). Khuê Văn Các được xây dựng vào thời nhà Nguyễn năm 1805. Khuê Văn Các bằng gỗ, nhẹ nhàng tựa trên bốn cột gạch lớn, có tám mái cong, 4 mặt có bốn cửa sổ hình tròn, dáng dấp rất thanh thoát. Tiếp đến là "Thiên Quang Tỉnh" (Giếng trời trong sáng). Thiên Quang Tỉnh là một chiếc hồ hình vuông, mỗi cạnh 28m. Hồ lộng bóng Khuê Văn Các với các cửa
  2. sổ tròn, nói lên quan niệm trời tròn, đất vuông, âm dương hòa hợp của người xưa. Hai bên hồ là khu vườn bia đá tiến sĩ. Những bia này được dựng dưới thời nhà Lê, để biểu dương những người thi đậu. Tất cả bia đều dựng trên lưng rùa, tượng trưng cho sự vĩnh cửu. Hiện nay còn 82 bia ghi tên các tiến sĩ thời Lê từ năm 1442 đến 1779 (về sau, nhà Nguyễn cho xây Văn Miếu tại Huế, nằm gần chùa Thiên Mụ). 82 tấm bia ghi tên 1305 nhân vật, trong đó có 17 trạng nguyên, 19 bảng nhãn, 47 thám hoa, 284 hoàng giáp và 938 tiến sĩ. Các tấm bia, được khắc lần lượt theo năm tháng suốt từ đầu đời Lê (1428 - 1458), qua đời Mạc (1528 - 1529), đến thời Trịnh Nguyễn (1600 - 1771) là một chứng liệu quý báu của lịch sử. Các bia của thế kỷ 15 có những nét chạm khắc đơn sơ với những hoa văn viền bia là những chuỗi hình cong, thấp thoáng một số nét của hoa, lá. Các bia của thế kỷ 17 lại đ ược trang trí thêm các mô típ mới như hoa sen, hoa phù dung, là, phượng, khỉ. Các tấm bia của thế kỷ 18 thì càng phong phú hơn, có mây hóa rồng, cá hóa rồng, lưỡng long chầu nguyệt... Khu tiếp nối là nhà bái đường cùng hữu vu và tả vu. Nhà bái đường là nơi thờ Khổng Tử, hai dãy nhà tả vu hữu vu ở hai bên dùng làm nơi thờ 72 vị tiền hiền. Các bậc danh nho Việt Nam nh ư Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu... cũng được thờ ở đấy. Ngoài ra, ở bên trái, còn có chiếc chuông lớn tên là "Bích Ung đại chung" (chuông lớn của nhà Giám). Chuông này do Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (Thân phụ của thi hào Nguyễn Du) đứng rạ điều hành đúc vào năm 1768. Bên phải là một tấm khánh bằng đá hai mặt đều khắc chữ. Một mặt có hai chữ Thọ X ương, mặt kia là một bài minh.
  3. Sau cùng là Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám đ ược đổi thành đền Khải Thánh dưới triều Nguyễn vì vào thời này Quốc Tử Giám được dời vào huế. Khu này đã bị tàn phá từ thời chiến tranh, không còn lưu lại gì. Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay đang được tôn tạo lại. Các bia tiến sĩ vốn trước đây được để ngoài trời, đã được làm nhà che để chống lại sự tàn phá của thời gian. Các nhà che bia đã được khánh thành vào ngày 28.10.1994. Giữa các khu nhà che bia có nhà đình bia, bên trong d ựng hai tấm bia cổ nhất của năm 1442 và 1448. Do yêu cầu hài hòa với cảnh quan cổ kính của khu vườn bia, nhà che bia được tạo dựng với dáng vẻ kiến trúc đời Lê, đồng thời lại thiên về thời Nguyễn để phối hòa với Khuê Văn Các và Thiên Quang Tỉnh. Văn miếu - Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, tại đây, hàng ngũ trí thức, "rường cột" của đất nước được đào tạo từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, những nhân tài đã xuất thân từ đấy. Những nhân vật ấy đã cống hiến cho Tổ quốc như các nhà sử học Ngô Sĩ Liên, Phan Huy ích, nhà bác học Lê Quý Đôn, Phùng Khắc Khoan, nhà chính trị Ngô Thì Nhậm, Phạm Công Trứ... Văn Miếu - Quốc Tử Giám thật là một biểu tượng sâu sắc cho tinh hoa của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Một di tích khác, cũng không kém phần quan trọng về mặt lịch sử văn hóa của triều Lê là Lam Kinh, kinh đô thứ hai của triều Lê và đồng thời là nơi an nghỉ thân xác của các vị vua Lê.
  4. Lam Kinh nằm bên cạnh sông Chu, ở xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố 50 km về phía Tây. Đây là đất khởi nghĩa Lam Sơn xưa. Dòng Ngọc Khê (tên gọi của sông Chu ở đoạn chảy qua Lam Kinh) uống cong dưới chân núi Mục Sơn, một ngọn núi đá vôi, vốn là tiền đồn xưa của nghĩa quân Lam Sơn. Lam Kinh được xây dựng sau khi Lê Lợi mất. Theo di chúc của người anh hùng Lam Sơn muốn được an táng tại quê hương, vua Lê Thái Tông đưa người về chôn cất tại đây (1433) và cho xây dựng nhiều cung điện để có chỗ nghỉ ngơi và thiết triều mỗi khi về thăm mộ và làm lễ. Các vua sau tiếp tục xây cất thêm lầu đài, thành quách, lăng mộ. 13 đời vua và hoàng hậu triều Lê đều được an táng tại đây tạo nên một quần thể kiến trúc có quy mô lớn.Theo dấu tích c òn sót lại, thì Lam Kinh gồm hai phần chính, khu cung điện ở phía trong t ường thành và khu lăng mộ nằm ngoài tường thành. Khu cung điện xưa có nghi môn, hồ bán nguyệt, bạch kiều, chính điện hình chữ công, tả vu, hữu vu, sân chầu, nhà hậu tẩm, vòng tường bao quanh bằng đá chu vi 940m, cao 2,5m. Tất cả lầu đài, cung điện đều đã bị sụp đổ hoang tàn chỉ còn lại những bậc thềm bằng đá chạm trổ mây, rồng cùng hơn 50 viên đá tảng, đường kính chừng 80cm, nằm rải rác trên một mặt bằng rộng lớn, giúp ta hình dung được phần nào hình ảnh của một cung điện xa xưa. Khu bia mộ nằm ngoài vòng tường thành thì lại được bảo quản gần như nguyên vẹn. Đó là bia mộ Vĩnh Lăng (Lê Thái Tổ), xây vào năm 1433; bia Chiêu Lăng (Lê Thánh Tông - 1498); bia Du Lăng (Lê Hiển Tông - 1505); bia Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao... Các mộ đều có tường gạch hình vuông bao quanh, mỗi cạnh
  5. 4,33m, phía trên mộ là đất phủ cỏ đơn giản. Hai bên mộ có tượng quan hầu, sư tử, tê giác... Mỗi mộ đều có bia ghi công tích, đặt cách xa mộ khoảng 100m. Trong các bia, bia Vĩnh Lăng là to và bề thế nhất. Bia bằng đá, cao 2,97m, rộng 2,4m, dày 0,27m. Bia được đặt trên một con rùa bằng đá nguyên khối, dài 3m. Đỉnh bia tạc theo hình vòng cung 120o. Ba cặp rồng đối xứng nhau vòng theo đỉnh bia. Hai bên thành bia cũng tạc rồng ẩn mây. Đế bia là những họa tiết hình sóng nước. Bia gồm 300 chữ, do Nguyễn Trãi soạn, ghi lại thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ. Nét chữ khắc sắc sảo chứng tỏ trình độ tinh vi của nghệ nhân. Một ngôi nhà che bia được xây dựng cách đây hơn 30 năm để bảo vệ tác phẩm điêu khắc độc đáo này. Vì giá trị lịch sử văn hóa của Lam Kinh, chính phủ đã phê chuẩn dự án phục hưng, trùng tu, tôn tạo khu di tích này từ năm 1995 đến năm 2005. Riêng năm 1995, đã có trùng tu một số di tích quan trọng nh ư bia Vĩnh Lăng, mộ vua Lê Thái Tổ, nhà bia và mộ vua Lê Thánh Tông, mộ của Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao... Hàng năm, vào ngày 22 tháng 8 âm lịch, dân chúng tụ tập về Lam Kinh để t ưởng nhớ đến vua Lê Thái Tổ cùng các minh quân của triều Lê. Một lễ hội tưng bừng được tổ chức vào dịp này, thường được gọi là Hội đền vua Lê. Buổi lễ, thực ra, đã được cử hành vào ngày 21 vì trước khi mất, Lê Thái Tổ có dặn dò con cháu phải làm giỗ cho Lê Lai, người đã hy sinh thân mình để cứu Lê Lợi trong lần bị vây khổn trên núi Chí Linh vào năm 1419. Con cháu và đời sau thực hiện lời nói ấy, nên trong dân gian có câu: "Hai mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".
  6. Phụ họa cho buổi tế lễ là các điệu hát, múa huê tình, đặc biệt có lệ đánh trống đồng. Trống được đặt úp trên miệng một hố nhỏ, tiếng trống đánh ra, vì thế, trở nên âm vang và dũng mãnh. Nhân dịp này, dân chúng miền núi đem các sản vật địa phương đến, tạo thành ra một phiên chợ độc đáo, có đủ các loại quý hiếm nh ư mật ong rừng, trầm, quế, nhung hưu, nai, là những thứ mà dân miền xuôi ít có dịp được mua tận gốc. Vì thế, ngày hội đã lôi cuốn đông đảo người dự lãm, cả miền xuôi lẫn miền ngược.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1