intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHÀ Ổ CHUỘT: NỔI TRÔI NHỮNG PHẬN NGƯỜI

Chia sẻ: Kim Phung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

335
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

THIẾU VỆ SINH, THỪA NHÂN KHẨU Quận 6 là nơi có khá nhiều khu nhà ổ chuột tự phát. Đa số dân ngụ trong những khu nhà này là người nhập cư, tìm về đây sống trong các nhà trọ tồi tàn với giá cực rẻ. Thế nên ở đây cái gì cũng thiếu, từ điện, nước đến vật dụng sinh hoạt. Cuộc sống cùng khổ cả về điều kiện sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần đã đẩy số người này vào những nơi mà ở đó “hạnh phúc” và “phận người” trở thành những khái niệm mơ hồ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHÀ Ổ CHUỘT: NỔI TRÔI NHỮNG PHẬN NGƯỜI

  1. NHÀ Ổ CHUỘT: NỔI TRÔI NHỮNG PHẬN NGƯỜI II 2083 từ- THIẾU VỆ SINH, THỪA NHÂN KHẨU Quận 6 là nơi có khá nhiều khu nhà ổ chuột tự phát. Đa số dân ngụ trong những khu nhà này là người nhập cư, tìm về đây sống trong các nhà trọ tồi tàn với giá cực rẻ. Thế nên ở đây cái gì cũng thiếu, từ điện, nước đến vật dụng sinh hoạt. Chúng tôi vào khu dân cư phía sau Hưng Minh tự, quận 6 - nơi tập trung hàng loạt dãy nhà lụp xụp của dân lao động nghèo. Đàn ông ở đây hành nghề đạp xích lô hoặc chạy xe ôm, phụ nữ ở nhà bóc củ hành thuê. “Nhà” ở đây là những tấm tôn rách nát, ố vàng cột chặt lại bằng kẽm, mái lợp bằng lá dừa nước xơ xác. Chúng tôi đến đây vào cuối giờ Vì không còn chỗ nên bé này chiều, trời tối là thế nhưng chẳng thấy nhà nào bật điện, hỏi phải nằm trong cũi ra mới biết họ đang cố gắng tiết kiệm tối đa vì giá điện quá mắc, 3.000 đồng/kwh. Vào nhà ông Phan Văn A. ở gần cuối đường, gọi là nhà chứ thực ra đó chỉ như cái chòi tạm bợ nhưng chứa đến hai cặp vợ chồng - một già, một trẻ - thêm đứa cháu nội. Trong lời kể đứt quãng, ông cho biết mình phiêu bạt từ An Giang lên. Số tiền thuê nhà 230.000 đồng mỗi tháng là sự cố gắng lớn đối với cả gia đình ông. Vợ ông đã già, ngày ngày ngồi bóc hành kiếm sống, mỗi ký thành phẩm giá 600 - 700 đồng, làm cả ngày cũng chỉ kiếm được vài ngàn. Sát vách nhà ông là gia đình bà Hai bún riêu. Trong cái nóng buổi chiều, mùi hơi đất hòa với ẩm mốc vô cùng ngột ngạt, bà vẫn ngồi chẻ rau muống. Những người dân ở khu vực này phải tự đi mua từng thùng phi nước về dùng. Tắm rửa là chuyện khá xa xỉ đối với ho, bất kể đàn ông hay phụ nữ cứ để nguyên quần áo, dội vài gáo nước rồi kỳ cọ sơ sơ là xong. Nhiều người rửa tay chân, giặt quần áo trong cái hồ mà ngay bên cạnh là cầu tiêu được che chắn bằng những mảnh bạt rách nát. Sang phường 10, dọc theo con kênh, chúng tôi phải lội qua mặt nước đen ngòm dài mấy trăm mét mới tới được khu nhà ổ chuột tồi tàn. Sống bên cạnh dòng kênh, họ vẫn tồn tại mấy chục
  2. năm nay. Đến đây vào buổi chiều, ngồi một lúc mũi chúng tôi nghẹt cứng bởi mùi thối bốc lên nồng nặc. Không biết với nhiệt độ lên tới 37OC vào buổi trưa thì mùi hôi này còn đến cỡ nào. Những người sống ở đây rất dễ bị bệnh, nhẹ thì viêm họng, viêm phổi; nặng thì ung thư. Đời sống khó khăn nên chuyện học hành của con em trong các hộ cũng bị hạn chế, nhận thức kém nên người dân ở những nơi như thế này dễ sa vào tình trạng phạm pháp như mại dâm, ma túy. Vợ chồng anh Huỳnh Văn Đức, ngụ khu kênh rạch ở Bến Vân Đồn, Q4 với mười nhân khẩu nữa ở chung trong căn nhà ọp ẹp, nhỏ xíu. Ngoài vợ chồng anh còn có cha mẹ già với tám đứa em. Hai vợ chồng không có con nên nhận nuôi một đứa nhỏ bị bỏ rơi từ lúc còn đỏ hỏn, chăm sóc mãi mà nó vẫn quặt quẹo, ba tuổi chỉ nặng bảy ký, đến giờ vẫn không tự đứng được. Anh chị gom góp ít tiền đưa con đi khám mới biết đứa bé vừa viêm phổi vừa bị bệnh tim bẩm sinh. Căn bệnh ung thư tử cung hành xác chị Nở ở khu nhà ổ chuột tại P10Q3 đã nhiều năm. Bệnh tật là vậy nhưng chị vẫn thức khuya để làm giá đỗ cho một cơ sở. Em gái chị tên Lan bị tâm thần nhẹ gần 30 năm nay. Lúc bình thường, chị Lan ở nhà phụ việc; khi bệnh trở nặng, chị cởi hết quần áo đi lung tung. Đứa con trai duy nhất của chị mới 12 tuổi, hiện đang theo lớp học tình thương, bị ảnh hưởng từ mẹ nên nhiều lúc cậu bé cũng bỏ nhà “đi hoang”, không nhớ giờ ăn, cả gia đình phải đi tìm, cuối cùng đành phải làm cũi cho cậu bé ngủ, bên trong còn có sợi dây xích để cột chân lại mỗi khi cậu lên cơn. THẤT HỌC ĐI KÈM TỆ NẠN Chị Hà, ngụ khu nhà trọ ở Q6, mới 40 tuổi nhưng nhìn vào ai cũng bảo chị đã gần 50, người khẳng khiu, da đen, khuôn mặt trơ ra, hai gò má tái sạm. Chị đi bán quán thuê cho một bà chủ ở đường Hậu Giang, công việc thường bắt đầu từ 1 giờ đêm và kết thúc vào 10 giờ sáng. Chị có hai con nhỏ, một lên 4 và đứa kia 7 tuổi, người chồng dáng nhỏ nhắn, hơn chị năm tuổi mà trông như ông lão 60, khắc khổ đến tội nghiệp. Anh cũng đi làm thuê cho các công trình gần đó. Hàng ngày vợ chồng đi làm, để hai đứa nhỏ ở nhà. Đứa lớn đã đến tuổi đi học nhưng vì không có giấy tờ cần thiết nên không được đến trường. Chị Hà nói với chúng tôi: “Tiền ăn còn chưa có, lấy đâu ra cho con đi học. Nuôi lớn thêm tí nữa rồi cho theo chân ba
  3. tụi nó đi làm kiếm tiền. Cả nhà đang cố gắng dành dụm mua mảnh đất nhỏ làm chỗ trú thân. Ở nhà thuê hoài tiền đâu chịu nổi, tui đã ngụ tại đây 6 năm rồi”. Nói vậy nhưng khi nghe chúng tôi hỏi tìm nhà trọ, chị nhanh nhẹn mời chào: “Ở chung với vợ chồng tụi tui đi, cho hai cô ngụ trên gác còn vợ chồng tui ở dưới, chia đôi tiền nhà hàng tháng, điện nước xài bao nhiêu trả bấy nhiêu”. Trèo lên cái thang được làm bằng ba thanh cây, gác trọ mà chị Hà định cho chúng tôi thuê dài 3m, ngang 3m, chỉ cách mái nhà 1m, nếu đứng lên sẽ đụng đầu. Chị tiếp tục phân bua: “Căn gác này trước kia cho con gái riêng của tui ở, nó bỏ nhà đi bụi theo bạn bè đã bảy, tám tháng nay không về nên tui mới có ý định cho hai cô thuê”. Căn nhà vốn bé tẹo mà những con người này vẫn cố gắng tiết kiệm không gian hơn nữa, nếu chúng tôi vào trọ chung thì vợ chồng chị Hà sẽ sinh hoạt ra sao? Ở những nơi như thế này, việc trẻ con được đến trường là điều rất khó khăn và thành phần thất học ngày càng tăng lên theo cấp số nhân bởi nhiều người quan niệm sinh con ra nuôi được chúng ăn là may mắn lắm rồi. Nhà anh Nguyễn Văn Ng. ở con hẻm nhỏ trên đường Bến Vân Đồn, P5Q4 cũng rơi vào tình cảnh không thể cho con đi học tiếp vì sự đói nghèo, trì trệ. Anh làm nghề sửa xe máy, sát bên căn tiệm là chỗ ngủ của cả gia đình. Nhà hẹp đến độ không có chỗ để mở cánh cửa trương tấm bảng sửa xe. Quanh ngõ ai biết thì tự đến nên thu nhập cũng chẳng bao nhiêu. Con gái đầu của anh mới học hết lớp bảy, cậu con trai kế cố lắm cũng chỉ xong lớp ba, giờ cả hai đều trong tình trạng ai kêu gì làm nấy vì không nghề nghiệp. “Những đứa trẻ ở đây chủ yếu là cho đi học lớp tình thương, biết viết chữ là may lắm rồi chứ mơ gì đến việc xa vời là tốt nghiệp đại học. Thậm chí được học đến THPT cũng hiếm hoi rồi”- anh Ng. chép miệng. Vợ ông Đức, 64 tuổi, ở khu vực này, cũng là một phụ nữ lam lũ suốt đời vẫn không có nổi một căn nhà cho ra nhà. Trước đây khi chưa ngã bệnh, suốt ngày bà buôn thúng bán bưng nuôi cả gia đình, hai năm gần đây do dãi nắng dầm mưa cộng với tuổi già nên bệnh tật ập đến. Con trai ông Đức thất nghiệp một thời gian dài, bị bạn bè rủ rê nên dính vào ma túy, hiện đang cai nghiện tập trung; còn lại ông Đức và cô con gái, người chạy xe ôm, người mở quán nước kiếm chút tiền đắp đổi qua ngày. Trong xóm lao động đó còn rất nhiều hoàn cảnh như thế. Chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi tiếp xúc với nhiều mảnh đời éo le đến tội nghiệp. Tệ nạn nảy sinh từ những khu lao động này như mại dâm, ma túy, cờ bạc... Nhiều thanh niên trong khu vực phải đi cai nghiện, thậm chí có trường hợp vợ chồng nọ nhiễm HIV
  4. qua đời, bỏ lại những đứa trẻ tội nghiệp bơ vơ chống chọi với cuộc sống. Điều đáng nói ở đây là những khu nhà ổ chuột như thế vẫn tồn tại ngay giữa khu vực trung tâm làm cho bộ mặt thành phố ngày càng “sẫm màu” hơn. Khó có thể gọi những nơi như thế là nhà được bởi chúng chẳng khác ổ chuột là bao. Sống trong cảnh tăm tối cả về vật chất lẫn tinh thần, tương lai nào sẽ dành cho những phận người như thế? LÀM GÌ ĐỂ XÓA NHÀ Ổ CHUỘT? Cuộc sống cùng khổ cả về điều kiện sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần đã đẩy số người này vào những nơi mà ở đó “hạnh phúc” và “phận người” trở thành những khái niệm mơ hồ, chua chát. Làm gì để xóa nhà ổ chuột, cải thiện cuộc sống ở những khu vực này để người dân thành phố không còn phải sống trong nhà mà khổ sở như cảnh màn trời chiếu đất là trách nhiệm không phải của riêng một người và cơ quan nào. Ngay trung tâm thành phố đã có nhiều khu nhà ổ chuột được giải quyết triệt để như khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè... Để xứng tầm với một thành phố văn minh, hiện đại, TPHCM cần có nhiều giải pháp, kế hoạch cụ thể hơn nữa để giúp người nghèo và xóa dần nhà ổ chuột. Công việc này dù không thể thực hiện một sớm một chiều nhưng hướng đi và kế hoạch được vạch ra cụ thể là điều cần trước mắt. Chính những người dân đang sống trong các khu nhà tăm tối, ẩm thấp này không định được hướng phát triển tương lai và dĩ nhiên họ hầu như không biết gì về kế hoạch giải tỏa, xóa nhà ổ chuột của các cơ quan chức năng. Anh Nguyễn Văn Ng. nói rằng chỉ nghe thông tin nơi này sẽ bị giải tỏa, nhưng chính thức vào thời gian nào và sẽ ở đâu sau đó thì anh hoàn toàn... mù tịt! Hình thành nên những khu ổ chuột là hậu quả kéo dài nhiều năm của việc quy hoạch kiến trúc tại thành phố không nhất quán, nhiều khu nhà trọ nhếch nhác mọc lên thể hiện sự quản lý yếu kém của địa phương. Kế hoạch di dời, giải tỏa để xóa các căn nhà ổ chuột cần được cơ quan chức năng quan tâm và thúc đẩy tiến độ nhanh hơn. Thành phố cũng cần ngăn chặn việc hình thành các khu ổ chuột mới bằng việc giải tỏa những căn nhà trọ tồi tàn. Người dân ở Khu ổ chuột khi hữu sự cần đến tiền hầu như đều phải nhờ đến tín dụng đen bên ngoài, trường hợp con bệnh nặng không tiền chữa trị phải nhờ báo chí giúp đỡ. Quan tâm đến đời sống người dân trong các khu ổ chuột trước khi đưa họ đến nơi sinh sống mới tốt hơn cũng là biện pháp giúp quản lý tình hình an ninh trật tự ở những nơi này. Thanh-thúy Hoài Giang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2