intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà sử học Đinh Xuân Lâm

Chia sẻ: Trọng Tử | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

100
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đinh Xuân Lâm (sinh ngày 4 tháng 2 năm 1925-) là một trong những người góp công đầu xây dựng Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khóa IV, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam . Ông sinh tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quan lại nhà Nguyễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà sử học Đinh Xuân Lâm

  1. Đinh Xuân Lâm Đinh Xuân Lâm (sinh ngày 4 tháng 2 năm 1925-) là một trong những người góp công đầu xây dựng Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khóa IV, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam . Ông sinh tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quan lại nhà Nguyễn. Từ nhỏ ông theo song thân ra sinh sống và trưởng thành ở Thanh Hóa (Bố ông là Tri huyện Yên Định), gắn bó với mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình. Sau khi đỗ thành chung, ông học Trường Quốc học Huế và tốt nghiệp tú tài toàn phần ban Triết học văn chương. Sau Cách mạng tháng Tám, 1945, ông là một trong những thầy giáo trung học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Năm 1954, ông được chuyển thẳng lên năm thứ 2 Đại học Sư phạm Văn khoa, đồng môn với Phan Huy Lê và Trần Quốc Vượng. Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội. Dưới sự dìu dắt của thầy Trần Văn Giàu, ông đã góp công đầu xây dựng Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam. Tại đây ông đã nghiên cứu và biên soạn các giáo trình như Lịch sử Việt Nam 1897 – 1914 (1957), Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế (1958), Lịch sử Việt Nam cận đại (1959–1961). Giáo sư Lâm đã hướng dẫn thành công hơn 30 luận án tiến sĩ trong và ngoài nước, tác giả của hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học. Cùng với Giáo sư Nguyễn Lân, ông là một trong hai người ngành Sử đầu tiên được Nhà nước Việt Nam tôn vinh phong tặng Nhà giáo Nhân dân và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã viết và đứng tên hơn 370 bài báo, 7 đề tài nghiên cứu khoa học và 90 đầu sách. Một số tác phẩm của ông là: Bộ sách Đại cương lịch sử Việt Nam (Đinh Xuân Lâm chủ biên) Chuyên đề Đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông Dương Lịch sử Việt Nam 1897 - 1914" (1957) Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế (1958)
  2. Lịch sử Việt Nam cận đại (1959 - 1961) Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục; Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh Lê Hồng Phong – Người cộng sản kiên cường Nguyễn Văn Cừ – Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Cách mạng Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam – những trang sử vẻ vang; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập Dân tộc và Chủ nghĩa – Xã hội; Phan Bội Châu (1867-1940) con người và sự nghiệp/ Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Trần Ngọc Vương. - H.: Trường ĐHKHXH & NV, 1997. - 406 tr.; 20.5 cm. Làng khoa bảng Tả Thanh Oai (2013) GIÁO SƯ ĐINH XUÂN LÂM - CÂY ĐỜI XANH MÃI Đã bao lần tôi trăn trở với câu thơ: "Nếu phải đi trở lại - Tôi sẽ đi đường này" của nhà thơ Lui Aragông cũng như trăn trở trước khái niệm "nghiệp" của nhà Phật để tìm xem những sợi dây vô hình nào đã gắn bó, níu kéo chúng ta với cuộc sống này, với thế giới này, với những điều đang diễn ra trước mắt và những điều thuộc về tương lai mà ta không thể biết. Mỗi lần như thế tôi đều đến với những người thầy để tìm một lời lý giải, và duyên số đã đưa tôi đến với Giáo sư sử học, Nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm. Với chính cuộc đời của mình, với ngọn lửa của lòng đam mê khoa học, lòng yêu cuộc sống gửi gắm trong tâm sự: "Nếu như được sống hai lần thì lần thứ hai ấy tôi vẫn tiếp tục làm nghề dạy học", ông đã mở ra cho tôi biết bao điều về con người và sự nghiệp của ông. GS. Đinh Xuân Lâm sinh ngày 4.2.1925 tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quan lại phong kiến. Mảnh đất ông chào đời là nơi Hải Thượng Lãn Ông ở ẩn bốc thuốc cho dân, là nơi Đình nguyên Phan Đình Phùng cùng tướng quân Cao Thắng lập căn cứ Cần Vương đánh giặc Pháp. Năm 1925 cũng là thời điểm lịch sử đầy
  3. biến động với sự kiện Albert Sarraut khai thác thuộc địa lần thứ II, và sự ra đời của Tâm tâm xã rồi Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội... Từ 9 tháng tuổi, ông theo song thân ra sinh sống và trưởng thành ở Thanh Hoá, gắn bó với mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình. Sau khi đỗ thành chung, ông học Trường Quốc học Huế và tốt nghiệp tú tài toàn phần ban Triết học văn chương. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông là một trong những giáo sư Trung học đầu tiên của nước Việt Nam DCCH. Những lứa học sinh Đào Duy Từ, Lam Sơn, Tĩnh Gia ngày đó còn nhớ như in hình ảnh thầy Lâm trẻ trung, da trắng với vóc dáng thư sinh vừa tài hoa vừa... đào hoa bởi chính tài năng cùng gương mặt khôi ngô với đôi mắt nâu tình tứ của anh đã làm cho nhiều nữ sinh và cô giáo trẻ phải xiêu lòng. Hoà bình lập lại (1954), chàng thanh niên Đinh Xuân Lâm được chuyển thẳng lên năm thứ 2 Đại học Sư phạm Văn khoa, đồng môn với Phan Huy Lê và Trần Quốc Vượng. Việc GS. Trần Văn Giàu (bấy giờ là Chủ nhiệm khoa) "bắt cóc" anh vào Khoa sử có lẽ là sự định sẵn của tiền duyên với chàng trai yêu văn chương nhưng hiểu rất rộng về lịch sử này. Những năm tháng sống hoà đồng cùng bạn bè, anh Lâm là một sinh viên - giáo viên hưởng lương nhưng vẫn ngày ngày cuốc bộ cùng mọi người từ Khu học xá Đông Dương cũ (nay là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) lên giảng đường 19 Lê Thánh Tông. Trong mắt bạn bè, anh là người bạn vong niên đầy tình nghĩa, sống đơn sơ nhưng hay vui chuyện và có lối nói hóm hỉnh, bông đùa mà trí tuệ. Trong số các bạn học, anh là người được thầy Trần Văn Giàu quý nhất. Không phụ lòng thầy, anh và Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê đã đỗ "tam khôi" khoá đó (1956). Cả ba được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Dưới sự dìu dắt của thầy Giàu, anh Lâm ở lại Bộ môn Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam, phấn đấu không mệt mỏi để lần lượt góp tên vào các công trình: "Lịch sử Việt Nam 1897 - 1914" (1957), "Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế" (1958), "Lịch sử Việt Nam cận đại" (1959 - 1961)… và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong đội ngũ những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại như ngày nay. Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học. Tiếp xúc với GS. Đinh Xuân Lâm, tôi bị cuốn hút bởi vầng trán cao, đôi mắt sáng, mái tóc bạc và nụ cười nhẹ nhõm đến an như không thể tách rời tính cách dễ gần, cởi mở, phong cách bình dị, lối sống mộc mạc, chan hoà, nhân ái trong con người của ông. Bạn bè, đồng nghiệp và học trò luôn tìm được trong sự phóng khoáng, bộc trực của ông (cái chất con người Nghệ Tĩnh - di sản văn hoá xứ Nghệ) một niềm cảm thông, chia sẻ và tin tưởng. GS. Trần Quốc Vượng - người "bạn vàng" (Ami Jaune - như ông gọi) đã rất "nhạy" khi nhận ra trong hành trang tri thức và thế ứng xử của GS. Đinh Xuân Lâm "nét tinh tế và nghi thức của văn hoá Huế (...), sự trong sáng, thanh tao, lãng mạn... của văn hoá Pháp" đã tạo nên nét tính cách "hiền lành (...), nhìn sự đời trôi chảy khá thản nhiên, ít ưu tư, có vẻ không chắc, không sâu, không sắc (...) nhưng chín chắn hơn mà không đến nỗi rụt rè, thanh thản hơn mà không phù phiếm, ít tham vọng hơn mà không phải không
  4. làm việc hết mình cho một kỳ vọng hay lý tưởng nào đó" mang dáng dấp của người quân tử sửa mình theo đạo Trung dung. Có thể nói ngay từ khởi điểm sự nghiệp sử học, cuộc đời ông đã gắn chặt với sự nghiệp trồng người và dù trong hoàn cảnh khó khăn cuộc sống đạm bạc, đêm đêm cặm cụi bên ngọn đèn dầu hạt đỗ, đạp xe xuyên đêm từ Đại Từ (Bắc Thái) về Hà Nội thời kháng chiến hay khi đất nước đã im tiếng súng, ông đều coi sự nghiệp nghiên cứu và trồng người là một. Đối với ông, nghề giáo là một nghề cao quý bởi nó là nghề đào tạo lớp trẻ, người dạy luôn phải tự đào tạo, tự phấn đấu vươn lên, kết hợp giảng dạy và nghiên cứu, hơn nữa đây là một nghề mang lại nhiều niềm vui cho cho người dạy. Năm 1988, khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - danh hiệu cao quý nhất của ngành giáo dục - ông đã tâm sự với những học trò đến chúc mừng mình bằng những lời thấm thía: "Huân chương vô giá, đối với tôi, đó chính là thế hệ các anh và những thế hệ sau các anh mà tôi đã góp phần đào tạo, những thế hệ đã và đang đóng góp lao động có ích cho xã hội ở nhiều lĩnh vực". Trong buổi lễ hôm đó có người đã khóc trước niềm vui và tấm lòng của người thầy mẫu mực và đáng kính. Khi bước vào nghề làm sử (những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước), GS. Đinh Xuân Lâm đã định hướng và thành công trong nghiên cứu về phong trào dân tộc cuối thế kỷ XIX, những đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương..., trong khi đội ngũ các nhà sử học lúc đó tuy chưa nhiều nhưng có không ít người đã nổi danh như: Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Văn Tân, Hoa Bằng... Ông là một người luôn tự vận động không mệt mỏi khẳng định "bản lĩnh sử gia" có dũng khí vượt qua mọi khó khăn về tài liệu, phương pháp cũng như yêu cầu về khả năng và trình độ để đi sâu vào công tác chuyên môn. Dù là sự kiện lịch sử hay nhân vật ở "tầm cỡ" nào đều mang lại hứng thú nghiên cứu cho ông. Có nghiên cứu sinh khi được ông gợi mở về những tên đất, tên người… mờ nhạt trôi đi trong lịch sử mới nhận ra sự vu khoát trong luận văn của mình khi đề cập những điều "đao to, búa lớn" mà chưa nhìn ra vấn đề từ những chi tiết tưởng như nhỏ nhất. GS. Đinh Xuân Lâm là người uyên bác, đọc nhiều nhưng không thích lối lập luận "đại ngôn" với những thuật ngữ cầu kỳ. Ông vẫn giản dị thế, bình dị thế mà cần mẫn, năng nhặt cho chặt bị vốn kiến thức sâu rộng của mình. Đọc những công trình của ông, ta thấy ngòi bút sử học cũng giống như tính cách của ông: luôn đĩnh đạc, chắc chắn, tự tin với những kiến giải, tranh luận nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà không kém phần sắc sảo khi cần bộc lộ quan điểm cá nhân. Chắc hẳn ông đã trăn trở rất nhiều bên trang viết bởi giai đoạn lịch sử Việt Nam cận đại mà ông chuyên tâm nghiên cứu là một bước chuyển lịch sử không hề đơn giản. Ông nghiêm túc với bản thân khi cần thay đổi cách nhìn và có khi phủ định chính mình như ông từng khẳng định: "Số người yêu nước theo cách của Phan Thanh Giản ở Việt Nam thế kỷ XIX không phải là ít, trong triều đình cũng như ngoài địa phương" hay khi ông đánh giá Lưu Vĩnh Phúc, Nguyễn Trường Tộ... bằng cái nhìn biện chứng của một nhà khoa học mác xít. Đó chính là tinh thần trách nhiệm, dám đặt lại vấn đề với những sự kiện và nhân vật phức tạp mà cao hơn là ý thức về những trang viết của chính mình.
  5. Với sức viết bền bỉ, dẻo dai và khả năng cộng tác, làm việc theo nhóm hiếm có của mình, GS. Đinh Xuân Lâm đã viết và đứng tên hơn 370 bài báo, 7 đề tài nghiên cứu khoa học và 90 đầu sách. Ông đặc biệt có duyên với loại sách giáo khoa phổ thông, sách công cụ, từ điển... Gần đây nhất, bộ sách "Đại cương lịch sử Việt Nam" do ông tham gia chủ biên đã trở thành giáo trình chuẩn của sinh viên khoa sử các trường đại học và cao đẳng. Qua giọng nói và từng trang viết của ông, môn sử không hề khô khan như nhiều người vẫn nghĩ. Là một cán bộ có nhiều kinh nghiệm sư phạm, phong cách điềm đạm, khúc triết và khá hùng biện cùng thái độ khiêm nhường, cởi mở, thoải mái, ông đã mang lại sức sống cho các giờ giảng và nhen lên trong lòng các thế hệ học trò tình yêu đối với môn học, với cội nguồn và truyền thống dân tộc. Có người chỉ nghe thầy giảng một chuyên đề "Đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông Dương" mà đã giải mã được sự lớn lao của ông trong danh hiệu "tứ trụ triều đình" do các thế hệ học trò, đồng nghiệp dành cho ông và ba người bạn đồng khoa. Cũng những tư liệu ấy, con số ấy, sự kiện ấy, nhân vật ấy nhưng dưới ngòi bút của ông tất cả dường như sống động và cuốn hút hơn với một văn phong nhẹ nhàng mà vững chãi. Có lẽ chất văn đã thấm sâu trong tâm hồn ông từ thời niên thiếu và vô hình làm nên một dòng chảy hợp với dòng sử học của "cây cột cái, cây đại thụ" Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội một thời. Trước khi trở thành sinh viên ngành Sử ông đã từng tốt nghiệp tú tài ban Triết học văn chương và đã từng dạy văn ở các trường trung học. Những người sống trong ngôi biệt thự xanh ở thủ đô Tana (Mađagatxca) hẳn sẽ không quên hình ảnh người thầy giáo Việt Nam - Đinh Xuân Lâm - lặng ngắm mặt trời lên mỗi khi bình minh đẹp và yên tĩnh với sự thiết tha của một tâm hồn nghệ sĩ đa cảm. Giáo viên Trường Đại học Sư phạm Tana còn mãi tấm tắc về khả năng nói tiếng Pháp tuyệt vời đầy âm sắc cũng như giọng đọc trầm bổng thiết tha của thầy khi thầy đọc những vần thơ trữ tình, những áng văn bay bổng của Lamartine, A. France, Chateaubriand... trên đất bạn. Những trang viết của thầy về các nhà thơ - sĩ phu yêu nước như Nguyễn Quang Bích (tác giả "Ngư phong thi tập"), Nguyễn Xuân Ôn (tác giả "Ngọc Đường thi văn tập")... khiến người nghiên cứu văn học chuyên nghiệp không khỏi ngỡ ngàng trước cái nhìn tinh tế và sắc sảo đến thế, cả trong văn chương và sử học. Nhận định của thầy về Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... không chỉ có ý nghĩa với sử học mà còn có tính gợi mở, định hướng cho người làm văn học sử về giai đoạn phức tạp và đầy biến động này. Chính sự nhạy cảm và uyên bác trong lĩnh vực Văn học, Sử học đã nâng thầy lên địa vị của một trong số ít chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam cận đại - như đánh giá của các học giả trong và ngoài nước. Đã có nhiều lúc tôi băn khoăn tự hỏi: "Không rõ sức mạnh nào đã nâng đỡ GS. Đinh Xuân Lâm trong suốt bao năm tháng qua mà giờ đây trong mắt học trò, đồng nghiệp ông vẫn là "cỗ máy cái" của Bộ môn Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại?" Ông cười, một nụ cười sảng khoái như không, và đằng sau đôi mắt tinh anh của ông chứa đựng sự thanh thản như ông từng tâm sự: "Cả đời tôi, suốt những năm qua, dù trải bao kỷ niệm buồn vui nhưng không có điều gì khiến tôi phải băn khoăn, ân hận". Với sức viết khoẻ đến kỳ lạ, ông không hề biết đến nghỉ ngơi dù đã qua tuổi bát tuần, và với mọi người ông luôn là
  6. một pho từ điển sống. Những lứa học trò khi thầy còn dạy trung học có người nay đã nổi danh như các giáo sư Vũ Tuyên Hoàng, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hồng, Mã Giang Lân... GS. Đinh Xuân Lâm quan tâm đặc biệt tới học trò, một sự quan tâm không điều kiện, tất cả vì sự tiến bộ của lớp trẻ. Từ trong giọng nói đôn hậu của thầy, học trò nhận thấy sự gần gũi của một người anh, người cha và người ông đáng kính. Trên từng bước đi của họ, thầy luôn dõi theo với một tấm lòng bao dung, nhân hậu mà nghiêm khắc. Bao thế hệ trưởng thành từ Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN) vẫn còn nhớ mãi những trang bản thảo khoá luận, luận văn rồi luận án được thầy ân cần, tỉ mỉ chữa và góp ý bằng một nét chữ chân phương, to, rõ ràng đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Chính họ, phần nào đã trưởng thành từ nét bút ấy và không bao giờ quên những lời nhắc nhở, động viên, khích lệ của thầy, để luôn tâm niệm, phấn đấu sao cho xứng đáng với thầy, xứng đáng với sự quan tâm dìu dắt của thầy. GS. Vũ Dương Ninh cũng đã từng vật lộn với những dòng chữ đỏ của thầy để sửa dần cái sai, viết dần cho đúng khi soạn những bài giảng đầu tiên trong đời dạy học của mình và ông đã nghiệm ra rằng: "Điều may mắn nhất đối với mỗi người là được học thầy giáo giỏi và quả thực thầy Đinh Xuân Lâm là một trong những người thầy đã đem lại cho tôi điều may mắn đó". Với những đóng góp to lớn đó trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy, GS. Đinh Xuân Lâm đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ... Năm 1990, GS. Đinh Xuân Lâm nghỉ hưu, nhưng từ đó đến nay ông vẫn tiếp tục công việc của mình với độ chín của một nhà khoa học đầu ngành. Thời gian rảnh rỗi, ông đi thăm bè bạn và học trò như thuở trước và giúp đỡ các tỉnh soạn địa chí địa phương. Con người ông là thế, ân tình, ân nghĩa từ trong cách nghĩ đến việc làm. Sự lớn lao của ông không chỉ ở trong tảng nền tri thức mà còn toát lên từ tình cảm, nhân cách làm người. Ông vẫn là cây lớn sừng sững xanh tươi và là tấm gương phấn đấu không ngừng cho lớp trẻ noi theo. Đến đâu, về đâu ông cũng tìm được hơi ấm gia đình từ những đứa con tinh thần mà ông đào tạo, dẫn dắt. Những năm gần đây ông dành nhiều tâm sức cho các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, về các vấn đề lịch sử - kinh tế - văn hoá không chỉ của thế kỷ XIX mà cả 3 thập niên đầu của thế kỷ XX. Khi các học trò và cũng là đồng nghiệp của ông, đề nghị thầy dành thời gian cho một tập đại thành về những vấn đề cơ bản của lịch sử Việt Nam cận - hiện đại, ông đã nhìn bằng cái nhìn rộng lượng mà háo hức, động viên tất cả mọi người: "Việc đó chúng ta đã bàn từ lâu rồi phải không? Tôi nghĩ đã đến lúc rồi đó". Nguồn: Trần Nho Thìn - Phạm Văn Hưng
  7. Giáo sư Sử học Đinh Xuân Lâm Ông được xem là một trong "tứ trụ" ("Lâm, Lê, Tấn, Vượng", tức gồm Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của Giáo sư Vượng, đó là chuyện huyền thoại và có lẽ hình thành vào cuối thập kỷ 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi. GS.NGND Đinh Xuân Lâm là nhà sử học nổi tiếng thuộc thế hệ trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám. Hơn nửa thế kỷ qua, vừa giảng dạy vừa nghiên cứu, ông đã góp phần đào tạo hàng ngàn sinh viên, hướng dẫn hơn ba mươi luận án tiến sĩ trong và ngoài nước, là tác giả của hơn hai trăm công trình nghiên cứu lịch sử. Đến nay, mặc dù đã về hưu, ở tuổi 79 Giáo sư vẫn làm việc không nghỉ. Là chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO - Thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam, ông đang phụ trách chỉ đạo xây dựng nhiều công trình nghiên cứu, xuất bản và hiệu đính để tái bản nhiều tác phẩm cũ có giá trị về lịch sử, văn hoá. Ngoài ra, ông còn hợp tác với nhiều địa phương từ Bắc vào Nam như: Cao Bằng, Quảng Ninh, Bạc Liêu… liên kết làm chương trình viết “Địa chí”. Thời gian gần đây ông chủ tịch nhiều hội thảo nghiệm thu những công trình lớn. Tháng 6 năm 2003 vừa qua ông là người phản biện đề tài chọn năm thành lập và ngày truyền thống của ĐHQGHN. GS.Đinh Xuân Lâm sinh năm 1925 tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Quê hương ông là một vùng địa linh, nhân kiệt: Có rặng núi Thiên Nhẫn hùng vĩ - nơi xưa kia Lê Lợi từng đóng căn cứ Lục niên thành, với sông Ngàn Phố bao quanh, uốn khúc đổ xuống ngã ba Tam Soa hợp lưu với Ngàn Sâu tạo thành dòng sông La thơ mộng. Dưới chân đồi Linh Cảm rợp bóng thông, dòng sông êm đềm chảy, xuôi nguồn hoà với sông Lam tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Người dân nơi đây cần cù, khéo léo với nghề làm đồ gỗ tinh xảo, và từ xưa đã nổi tiếng về truyền thống hiếu học - từ Nho học
  8. chuyển sang Tây học, thời nào cũng có nhiều người đỗ đạt, thành danh. Ông thuộc dòng Đinh Nho - một dòng họ lớn. Cụ thân sinh ông giữ chức tri huyện Yên Định - Thanh Hóa, sau Cách mạng thángTám được làm việc ở Tòa án tỉnh Thanh Hóa cho tới lúc nghỉ hưu. Tuổi thơ của ông đã trôi qua một cách êm đềm trong một gia đình Nho giáo nhưng ảnh hưởng lối sống của tầng lớp tiểu tư sản trí thức thành thị. Vì vậy ngay từ nhỏ, ông mong muốn sau này sẽ vào ngành Luật để nối nghiệp cha.Năm 1944, ông đỗ tú tài Ban Triết học văn chương của Trường Khải Định (nay là Trường Quốc học Huế). Thời gian này, niềm say mê của ông là đọc sách, báo. Ông đọc nhiều sách văn học, sách lịch sử Việt Nam, Trung Quốc. Và ông cho rằng việc yêu mến môn Lịch sử, phần lớn cũng do ảnh hưởng của cha. Những cuốn tư liệu được cụ thân sinh ông dịch ra tiếng Việt: “Ngọc phả chép sự tích Chử Đồng Tử và hai nàng Tiên Dung, Tây Cung”; “Trần Công Xán”; “Thục An Dương Vương sự tích” (do BGD - TP.HCM xuất bản năm 1962 và 1968) như thúc giục, động viên ông đến với những cuốn sách lịch sử Việt Nam.Dự định theo ngành Luật nhưng yêu môn Sử, chưa kịp vào đại học thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tham gia hoạt động cách mạng và cuộc đời ông rẽ sang một bước ngoặt lớn. “Đối với tôi đó là đêm lịch sử trong cuộc đời mà tôi sẽ không bao giờ quên - Đêm đó tôi đã gặp được những người cách mạng chân chính: Vào khoảng nửa đêm 19/8/1945, quân cách mạng vào chiếm huyện, nơi ông thân sinh tôi làm việc. Sự việc ập đến, gia đình tôi đang hoang mang trước đoàn người rầm rập, giáo mác trong tay, hừng hực khí thế…, bỗng có một người nói to: “không được trói ông huyện”, và người đàn ông đó tiến lại, nhìn tôi rồi hỏi: “Người thanh niên này là ai?”. Bố tôi trả lời: “Đó là con trai tôi, mới học ở Huế về”. Khi biết tôi đã đậu tú tài, ông có vẻ mừng một cách rất thành thực khiến tôi cảm động. Ông hỏi: “Bây giờ cách mạng thành công rồi, “cậu” định học gì?” Lúc đó nếu tôi nói sẽ học Luật để ra làm quan thì rất phi lý và lạc điệu, vì vậy tôi trả lời sẽ đi học trường Thuốc hoặc Nông nghiệp. Nghe tôi nói vậy ông liền bảo: “Cậu nghĩ được như vậy là rất quý. Bây giờ cách mạng thành công rồi, những ngành đó rất cần”… Cuộc tiếp xúc ổn thoả và để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc với những người cách mạng, với người mà sau này tôi mới biết đó là ông Lê Chủ - một nhà cách mạng nổi tiếng - người phụ trách cướp chính quyền ở các tỉnh phía tây Thanh Hóa”. Vốn có tinh thần dân tộc lại rất cảm phục những nhà cách mạng chân chính, ông tham gia hoạt động cách mạng. Và một thời gian sau, ông vào ngành giáo dục cũng rất tình cờ: Sau khi xem thông báo tuyển dụng, ông làm đơn nộp nhà trường, và được bổ dụng làm Giáo sư Trường Colegè Đào Duy Từ ở Thanh Hoá.Năm 1954 miền Bắc giải phóng, ông được cử ra Hà Nội học nâng cao ở khoa Sử - Đại học Sư phạm Văn khoa. Được lên thẳng năm thứ hai nên hai năm sau (1956) ông tốt nghiệp đại học loại xuất sắc và được giữ lại làm cán bộ giảng dạy khoá đầu tiên của trường Đại học Sư phạm, sau chuyển sang Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cùng ở lại trường một lượt với ông còn có ba đồng nghiệp: Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Nguyễn Văn Sự.
  9. Dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.Trần Văn Giàu, ngay năm đầu tiên ông đã biên soạn cuốn “Lịch sử Việt Nam từ 1897 đến 1914” đứng tên chung với GS.Trần Văn Giàu và đồng nghiệp Nguyễn Văn Sự. Cho đến nay, công trình đầu tay này vẫn là một trong những công trình ưng ý nhất của ông. Sau một thời gian làm trợ giảng cho GS.Trần Văn Giàu, năm 1958 ông được cử làm Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử cận hiện đại Việt Nam cho đến khi về hưu (1990). Chịu ảnh hưởng lớn của người thầy - GS.Trần Văn Giàu - một nhà cách mạng, nhà triết học, nhà sử học lớn, ông đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. Và từ đó ông khẳng định rằng: “Chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh có sự tiếp thụ truyền thống yêu nước chống xâm lược tốt đẹp của gia đình, của quê hương, dân tộc, nhưng đã khác về chất với chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu thời trước. Đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh mang dấu ấn sâu sắc tính nhân dân, tính nhân văn, tính giai cấp. Đó là tình thương yêu bao la đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và không chỉ giới hạn phạm vi trong nước mà còn mở rộng mối quan tâm đối với giai cấp nhân dân lao động ở các nước trên thế giới”. Trong quá trình nghiên cứu Sử học phục vụ giáo dục - đào tạo ở bậc đại học, ông chủ yếu đi sâu ba mảng đề tài chính. Đó là: Phong trào đấu tranh yêu nước chống xâm lược thời cận đại cuối thế kỷ XIX với các nhân vật tiêu biểu như: Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Hoàng Hoa Thám...; Phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX với hai nhân vật tiêu biểu: Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh; Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ năm 1959, Viện Sử học, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng, Uỷ ban Khoa học xã hội, Viện Khảo cổ học, Viện Dân tộc học, Viện Đông Nam á lần lượt được thành lập, cùng với các Khoa Sử của các trường đại học ra sức đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Thời kỳ này, đội ngũ nghiên cứu được đào tạo bài bản, công tác điền dã được đẩy mạnh đã giúp cho việc sưu tầm các nguồn tư liệu được phong phú hơn. Giáo trình đại học và các công trình nghiên cứu được in ấn phổ biến rộng rãi. Sự giao lưu trao đổi quốc tế cũng giúp nền Sử học nước ta lớn mạnh. Đây cũng là khoảng thời gian các công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật có giá trị mà ông trực tiếp chấp bút hoặc tham gia đều lần lượt được công bố, trong đó có cuốn giáo trình dùng cho sinh viên các trường đại học. Giảng dạy, sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, giới thiệu và công bố nhiều chuyên khảo, ông còn tham gia biên soạn sách giáo khoa Lịch sử phổ thông và sách hướng dẫn giáo viên phổ thông. Từ những năm 60, liên tục qua các năm, hiện nay ông đang chủ biên sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 cải cách. Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980, Giáo sư năm 1982. Và năm 1988 ông cùng GS.Nguyễn Lân vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân đầu tiên của ngành Sử. Với “nghề giáo”, ông tâm sự: “Giả sử như kiếp sau có phép hồi sinh, tôi lại làm nghề thầy giáo”.Được biết các lớp sinh viên của ông tham gia đào tạo sau khi ra trường đều công tác tốt, nhiều người sau khi tốt nghiệp đã trở thành cán bộ nghiên cứu tốt và có triển vọng, có người là cán bộ nghiên cứu ở các viện, các trường học, các cơ quan báo chí… Những lớp sinh viên thành đạt ấy đã nhân hạnh phúc của
  10. người thầy lên gấp bội. Và trong quá trình làm công tác giảng dạy, ông tham gia nhiều Hội thảo Sử học quốc tế ở châu Âu. Những chuyến đi thỉnh giảng ở một số trường đại học của Pháp, Hà Lan, Madagasca - châu Phi… đã tạo nên những mối quan hệ sâu sắc, tốt đẹp giữa ông với những nhà sử học nghiên cứu về Việt Nam ở các nước trên thế giới. Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, những năm gần đây, ông vẫn tham gia các chương trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và các vấn đề thuộc lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, về đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Pháp… Với cương vị là Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO - Thông tin tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, chủ tịch nhiều hội thảo, phụ trách chỉ đạo xây dựng nhiều công trình nghiên cứu..., tuy rất bận nhưng ông không bỏ qua những đề tài mà ông tâm đắc. Thời gian gần đây, ông có nhiều công trình nghiên cứu về truyền thống đấu tranh, yêu nước, cách mạng, về tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (Tạp chí Cộng sản). Tư tưởng Hồ Chí Minh với bản sắc văn hoá dân tộc (Nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật). Văn hóa phương Tây - một trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về thế giới (Nghiên cứu châu Âu). Và nhiều bài viết về những nhân vật lịch sử cận đại, và phong trào yêu nước thời kỳ cận đại. Các tác phẩm như: Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục; Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh; Lê Hồng Phong - Người cộng sản kiên cường; Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Cách mạng Việt Nam;… Đảng Cộng sản Việt Nam - những trang sử vẻ vang; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập Dân tộc và Chủ nghĩa - Xã hội là những tác phẩm mới (năm 2003). Những bài luận văn của ông được đăng trên báo, tạp chí, trong số đó: “Chung quy vẫn là vấn đề phương pháp luận” - là tác phẩm mà ông tâm đắc nhất trong thời gian gần đây. Hiện nay, Giáo sư Lâm đang tham gia viết, biên soạn “Giáo trình Lịch sử Việt Nam” của Khoa Sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Sắp tới để kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Giáo sư, đã có những bài viết của đồng nghiệp và học trò viết về ông với những kỷ niệm, tình cảm rất chân thành. GS.NGND. Đinh Xuân Lâm đã dành cả đời cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học - Một con người toàn tâm toàn ý với “nghề Sử”. Đến nay ở tuổi 79, nhưng trông ông vẫn rất “phong độ” với vóc dáng khoan thai, sắc da hồng hào, đôi mắt sáng hiền từ, vầng trán rộng và mái tóc dài ánh như cước… Trông ông luôn toát lên một phong cách rất “nghệ sĩ”. Theo University,HaNoi
  11. Thám hoa - Đinh Xuân Lâm (ĐCSVN)- Khoa thi Bính Thân cách đây vừa đúng nửa thế kỷ (1956), lớp cử nhân Sử - Địa đầu tiên của nước ta (Đại học Sư phạm Văn khoa) sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đã chính thức tốt nghiệp. Cao cao trên tấm bảng đề danh ngày ấy, người ta đọc được tên của lần lượt các anh tài: Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, và "thám hoa" là Đinh Xuân Lâm... GS Đinh Xuân Lâm sinh ngày 04/02/1925 trong một gia đình tiểu quan lại, quê gốc ở Sơn Tân - Hương Sơn - Hà Tĩnh. Dải đất miền Trung cằn cỗi - mến yêu, "cỏ dại cũng mọc thành chữ nghĩa" ấy, đã hun đúc nên một Đinh Xuân Lâm thanh thản và đức độ, giản dị mà lão thực. Phải vậy chăng, cho đến hôm nay, khi đã bước qua hơn 4/5 thế kỷ với bao thăng trầm biến thiên, dâu bể nhân sinh…ông vẫn đồng hành cùng thế kỷ XXI ? Tên và bút danh chính của ông là Đinh Xuân Lâm; nhưng đôi lúc ông còn ký tên Lâm Xuân Đình, Đinh Hương Sơn…Tên trước, nói lái cho vui; tên sau hữu tình hữu ý - cái tên quê hương, mang sắc màu chung thuỷ, đi suốt một đời người. Hành trình văn hoá cuộc đời ông, tiêu biểu cho hình ảnh người trí thức chân chính của thời đại: là một tú tài Tây văn chương danh giá trước Cách mạng tháng Tám (cùng thế hệ với PGS Phan Ngọc, PGS Từ Chi…), ông trở thành thầy giáo miền quê nghèo xứ Thanh. Hòa bình lập lại, ông ra Hà Nội học đặc cách năm thứ hai về Sử - Địa - chiếm bảngtam khôi, trợ lý tập sự, rồi giáo sư Đại học. Không thể không nhắc đến ở đây công lao to lớn của GS Trần Văn Giàu - với tài năng, tâm huyết và tính cách quyết liệt, đã đào tạo nên vài ba lớp sử gia một đi không biết bao giờ mới trở lại. Cùng thế hệ với ông, còn nhiều nữa những Nguyễn Văn Kiệm, Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh; sau đó một năm có Hoàng Văn Lân, Hà Văn Tấn, Đặng Huy Vận…Song điều đặc biệt là, với Đinh tiên sinh, hết thảy các công việc ông đảm nhiệm, đều được bồi đắp bởi hai dòng chảy lớn: Sử học và Văn chương. Nói thật công bằng và sòng phẳng, việc Đinh Xuân Lâm lựa chọn, gắn bó với ngành Sử, là quyết định…bất đắc dĩ. Điều gì đã "biến" một học trò yêu Văn, trở thành giáo sư ngành Sử - đứng đầu "tứ trụ" một thời? Điều gì đã khiến Hà Tĩnh - một tỉnh văn hiến mà nghèo khó của miền Trung, sinh ra một Đinh Xuân Lâm hiền lành, ít màng danh lợi và mảnh đất chỉ bạt ngàn "đồi sim không đủ quả nuôi người" lại giàu có về khoa học Xã hội - Nhân văn? Nếu như trả lời cho câu hỏi đầu thật đơn giản: Đinh Xuân Lâm đi "trật đường ray" nhưng giàu nội lực, bản lĩnh, niềm tin; thì câu hỏi sau vẫn còn là bí ẩn…của lòng đất. Hình như, lịch sử xưa nay không thiếu những "câu hỏi chưa lời đáp". Ông có vẻ "vô vi" mà chí tình; ưa tìm chân lý, đi đến " ngọn nguồn lạch sông", nhưng cũng hiểu ý nghĩa từ "tri chỉ". Ông là điểm tựa về học thuật và tinh thần cho cả một bộ môn, một mã ngành đào tạo (Lịch sử Việt Nam Cận - hiện đại). Còn lâu, lâu nữa mới có người kế thừa xứng đáng - dẫu chức vụ chủ nhiệm sau ông, đã nhiều người nắm giữ. Và một sự thật hiển nhiên, tiếp nối các thế hệ bậc thầy tiền bối: Đào Duy Anh, Trần Văn
  12. Giàu, Trần Đức Thảo…GS Đinh Xuân Lâm xứng đáng được tôn vinh, xứng đáng ngồi chiếu trên trong làng sử - nghề giáo với hơn 50 năm miệt mài nơi bục giảng. Hàng mấy chục đầu sách (đủ cả giáo khoa, từ điển, chuyên môn), nửa nghìn bài tạp chí - kỷ yếu…cho thấy một khả năng làm việc thật phi thường. Rất nhiều trong số đó là giá đỡ, "xương sống" cho các cuộc hội thảo, gỡ "thế bí" và định hướng giúp nhà tổ chức đánh giá đúng nhân vật, sự kiện. Ông là sử gia hiếm hoi hội tụ đủ bút sắc, tâm trong, mắt sáng (nhìn bề ngoài, mắt ông sau đợt mổ cùng ngày với nhà thơ Hoàng Cầm, cũng có lấp lánh thật!). Và kỳ lạ thay, người ta chưa từng thấy GS Đinh Xuân Lâm - dẫu chỉ một lần - cao thanh đại ngôn hay vu đàm khoát luận. Vẻ bề ngoài giản dị, lão thực của ông đã khiến một vị giáo sư nhầm lẫn khi khẳng định: "Anh Lâm thuộc mẫu người lão giả an chi". Không! Chẳng qua ông luôn biết nhường nhịn, hiền lành - nhiều vấn đề nhạy cảm thì vờ như không biết, lảng sang chuyện khác cho yên, cho ấm êm ngành Sử - lâu nay vốn đã nhiều sóng gió(mà không "sóng gió" sao được, khi chỉ ít năm gần đây sử học chẳng thiếu những chuyện phức tạp). Với ông, tranh luận, "đấu đá" để làm gì khi cuộc sống còn nhiều việc khác quan trọng hơn. Ấy thế nhưng, trước "pháp trường trắng" là trang giấy, GS Đinh Xuân Lâm luôn bộc lộ quan điểm, chủ kiến - không nói dựa, nói theo - với chứng cớ xác thực và những câu văn như "không còn nghi ngờ gì nữa" (tôi sẽ khảo luận kỹ về con người, sự nghiệp, phong cách sử học Đinh Xuân Lâm trong tập sách "Sử gia Việt Nam hiện đại"). Điều chắc chắn, sự nghiệp của GS Đinh Xuân Lâm mang ý nghĩa một tấm gương phản chiếu khá đầy đủ, trung thực khuôn mặt làng sử nước nhà hơn nửa thế kỷ qua. Ở tuổi ngoài tám mươi, ngọn lửa lòng trong ông chưa hề tắt. Và một ngày kia, nhiều thế hệ học trò lại được chứng kiến người chèo đò "bẻ lái" ghé bờ Văn. Không chỉ là gia tài thi ca Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích của một thời nghẹn ngào nước mắt, lấy súng ca nông chấm câu cho những vần thơ yêu nước…, ông đính chính về hồn thơ đẹp Hồ Dzếnh, tìm đến văn Phùng Quán, thưởng thức "thi xã bên bờ sông Hương", kể lại chuyện Tản Đà ăn Tết…Thật bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý. Nó là tình cảm, là niềm đam mê của "cậu Tú" ngày nào, giờ được nối lại, sống động, chất chứa. Nó cũng giải thích tại sao mái đầu ông bạc sớm từ giữa thế kỷ XX, nhưng tâm hồn kia thì hãy còn thanh xuân, trẻ mãi. Và nói cho "hết nhẽ", chất văn ấy còn là một phần bản sắc của sử bút Đinh Xuân Lâm - gãy gọn nhưng trong sáng; nhẹ nhàng, tinh tế mà khúc chiết. Ông đem cả tinh thần của một nhà giáo, một sử gia giàu xúc cảm vào từng trang viết. Từ một thầy giáo nghèo xứ Thanh của hơn 60 năm trước, GS Đinh Xuân Lâm từng bước chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học nước nhà. Không phải đến thời đại toàn cầu hoá bây giờ, tên tuổi ông mới từng bước vượt ra khỏi biên giới học thuật quốc gia, không còn xa lạ với học giả quốc tế. Phải, cứ đi tới tận cùng cá nhân sẽ gặp cộng đồng; đi vào tận cùng sử học Việt Nam sẽ gặp sử học thế giới. Và thiết tưởng với một đời người, thế cũng…đủ! PHẠM VÕ THANH HÀ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0