intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận biết và điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ như thế nào?

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm phổi có nhiều dấu hiệu khởi đầu giống một số bệnh khác như viêm phế quản, cảm sốt… Và khi các triệu chứng xuất hiện, khả năng trẻ mắc viêm phổi là rất cao vì thế nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện khi có các dấu hiệu ngày càng trở nặng. Cần theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên. Nhận biết trẻ bị viêm phổi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận biết và điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ như thế nào?

  1. Nhận biết và điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ như thế nào? (Webtretho) Viêm phổi có nhiều dấu hiệu khởi đầu giống một số bệnh khác như viêm phế quản, cảm sốt… Và khi các triệu chứng xuất hiện, khả năng trẻ mắc viêm phổi là rất cao vì thế nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện khi có các dấu hiệu ngày càng trở nặng. Cần theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên. Nhận biết trẻ bị viêm
  2. phổi - Giai đoạn sớm, thường thấy nhất là trẻ bị sốt. Có thể chỉ sốt nhẹ hoặc đôi khi sốt cao liên tục (trên 4 ngày). Trẻ cũng có dấu hiệu ho, có khi chỉ ho húng hắng, hơi thở khò khè, chảy nước mũi. - Mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, ăn uống kém. - Khi viêm phổi vào giai đoạn nặng hơn, trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức - liên sườn. Ngoài ra trẻ còn có thể bị tiêu chảy, ôn ói nhiều, đau ngực, đau bụng, rối loạn tuần hoàn, trụy tim mạch… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu ôxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc bị kích thích, bứt rứt, vật vã, đổ mồ hôi, tím tái, co giật… Viêm phổi được xác định như thế nào? Bên cạnh việc thu thập thông tin từ mẹ và thăm khám cẩn thận để định bệnh và đánh giá tình trạng của trẻ,
  3. bác sĩ có thể cần thực hiện thêm một số xét nghiệm công thức máu, chụp Xquang phổi, khí máu động mạch, cấy máu, cấy đàm hay dịch màng phổi, định lượng kháng thể… Viêm phổi được điều trị ra sao? Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của trẻ mà các bác sĩ sẽ quyết định phương thức điều trị thích hợp. Thông thường việc điều trị bao gồm: Hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp (thở oxy, thở máy), hạ sốt, giảm ho, cung cấp dinh dưỡng nhằm đảm bảo năng lượng cần thiết cho cơ thể, và phải sử dụng kháng sinh, có thể kéo dài hơn 4 tuần. Khi trẻ chỉ có các dấu hiệu nhẹ, trẻ sẽ được chỉ định nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (natriclorit 9%o), súc miệng hằng ngày, có thể dùng một số loại kháng sinh khi có tình trạng nhiễm trùng như Penixilin, Amoxilin, Erythromycin..., tốt nhất nên dùng đường uống, dạng siro. Khi tình trạng bệnh không cải
  4. thiện thì nên đưa bé đến bệnh viện để nhập viện điều trị. Việc nằm điều trị nội trú tại bệnh viện sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Bé sẽ được sử dụng thuốc kháng virut hoặc kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn. Các chức năng gan, thận cũng cần được theo dõi tích cực để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Các biện pháp điều trị hỗ trợ: Hạ nhiệt bằng paracetamol. Làm thông thoáng đường thở: hút sạch đờm dãi, nằm đầu cao, nới rộng quần áo. Khi trẻ có biểu hiện suy thở thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ. Truyền dịch khi trẻ sốt cao kéo dài, biểu hiện mất nước... Ngoài việc điều trị bằng thuốc và chỉ định của bác sĩ, chế độ chăm sóc tốt và dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ sớm bình phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2