Nguyễn Minh Hòa<br />
<br />
28<br />
<br />
NHẬN DẠNG HỆ THỐNG BỒN LIÊN KẾT BẰNG MÔ HÌNH MỜ VỚI DỮ LIỆU<br />
ĐO LƯỜNG TỪ MÔ PHỎNG VÀ MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM<br />
IDENTIFICATION OF COUPLED-TANKS SYSTEM WITH FUZZY MODEL BASED ON<br />
MEASUREMENT DATA FROM SIMULATION AND EXPERIMENTAL APPARATUS<br />
Nguyễn Minh Hòa<br />
Trường Đại học Trà Vinh; hoatvu@tvu.edu.vn<br />
Tóm tắt - Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu mô phỏng và<br />
thực nghiệm nhận dạng hệ thống bồn liên kết bằng mô hình mờ<br />
Takagi-Sugeno. Mô hình mờ nhiều đầu vào - nhiều đầu ra (MIMO)<br />
được nhận dạng trên cơ sở kết hợp các mô hình mờ nhiều đầu vào<br />
-một đầu ra (MISO). Các tập mờ và các hàm liên thuộc được nhận<br />
dạng bằng phương pháp phân nhóm mờ sử dụng giải thuật<br />
Gustafson - Kessel cải tiến. Các tham số của các mô hình mờ MISO<br />
được ước lượng bằng giải thuật tối ưu hóa bình phương tối thiểu có<br />
trọng số. Tất cả các giải thuật nhận dạng được thực hiện trên dữ liệu<br />
mô phỏng và đo lường thực nghiệm của hệ thống bồn liên kết. Chỉ<br />
số phương sai đại diện (VAF) được sử dụng để đánh giá mức độ<br />
phù hợp của mô hình mờ nhận dạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy<br />
mô hình mờ Takagi-Sugeno có chỉ số VAF rất cao nên có thể được<br />
áp dụng nhận dạng các hệ bồn liên kết trong thực tế.<br />
<br />
Abstract - This paper presents a simulation and experimental<br />
study of identification of coupled-tanks systems with TakagiSugeno fuzzy model. The MIMO fuzzy model is obtained based on<br />
the combination of multiple-input, single-output (MISO) fuzzy<br />
models. Fuzzy sets and membership functions are derived by fuzzy<br />
clustering method using improved Gustafson-Kessel algorithm.<br />
MISO fuzzy models’ parameters are estimated using weighted<br />
least square approach. Identification algorithms are implemented<br />
with simulated and experimental measurement data of coupledtanks system. The variance-accounted-for (VAF) index is used to<br />
validate the fitness of the resulted fuzzy model. Study results show<br />
that the fuzzy model provides a very high VAF; and therefore, can<br />
be applied to the identification of practical coupled-tanks systems.<br />
<br />
Từ khóa - nhận dạng hệ thống; mô hình hóa mờ; mô hình mờ<br />
Takagi-Sugeno; hệ thống bồn liên kết; phân nhóm mờ; mô hình<br />
thực nghiệm.<br />
<br />
Key words - system identification; fuzzy modeling; Takagi-Sugeno<br />
fuzzy model; coupled-tanks system; fuzzy clustering; experimental<br />
model.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Trong quá trình phân tích và thiết kế các hệ thống động,<br />
công việc quan trọng đầu tiên là xây dựng mô hình toán của<br />
hệ thống cần điều khiển [1]. Các mô hình toán được rút ra<br />
bằng hai nguyên lý chủ yếu sau: (i) Dựa trên các định luật vật<br />
lý chi phối hoạt động của hệ thống, và (ii) Dựa vào dữ liệu đo<br />
lường đầu vào - đầu ra từ hệ thống. Đối với các hệ thống đa<br />
biến, phức tạp, thì nguyên lý thứ hai thường được dùng để mô<br />
hình hóa hệ thống, hay còn gọi là nhận dạng hệ thống [2].<br />
Các hệ thống có thể được nhận dạng bằng các mô hình<br />
hồi quy tuyến tính hoặc phi tuyến. Do phần lớn các hệ<br />
thống trong thực tế là phi tuyến, có tầm hoạt động rộng nên<br />
các mô hình hồi quy tuyến tính không thể mô tả hết các đặc<br />
tính động học của các hệ thống này. Vì vậy, các mô hình<br />
hồi quy phi tuyến thường được sử dụng khi nhận dạng các<br />
hệ thống phi tuyến. Một trong những mô hình hồi quy phi<br />
tuyến được sử dụng rộng rãi là mô hình tự tương quan phi<br />
tuyến, với đầu vào ngoại sinh (Nonlinear Autoregressive<br />
Model with exogenous inputs – NARX) [3]. Về cơ bản, các<br />
mô hình NARX là sự kết hợp của mô hình tuyến tính ARX<br />
với các hàm phi tuyến. Đối với các hệ thống phức tạp có<br />
tính phi tuyến cao, thì các mô hình mờ [4] là một lựa chọn<br />
thích hợp, vì mô hình mờ có khả năng xấp xỉ các đặc tính<br />
phi tuyến cao. Trong số các mô hình mờ được dùng để nhận<br />
dạng hệ thống, mô hình mờ Takagi-Sugeno [5] được quan<br />
tâm và sử dụng phổ biến [6] - [10].<br />
Để nhận dạng mô hình mờ Takagi-Sugeno, ta phải xác<br />
định và ước lượng được các thông số cơ bản sau: cấu trúc<br />
mô hình mờ, số luật mờ, các tập mờ ở mệnh đề điều kiện,<br />
các tham số của mệnh đề kết luận. Có nhiều phương pháp<br />
ước lượng số luật mờ và các tập mờ đã được đề xuất như:<br />
phân chia lưới, phân nhóm mờ, phân nhóm cây [11] - [13].<br />
<br />
Trong đó, phương pháp phân nhóm mờ có nhiều ưu điểm<br />
nên được sử dụng rộng rãi. Một trong những giải thuật phân<br />
nhóm mờ có hiệu quả cao trong nhận dạng các mô hình mờ<br />
Takagi-Sugeno là giải thuật phân nhóm mờ, với ma trận hiệp<br />
phương sai mờ được đề xuất bởi Gustafson và Kessel [14]<br />
và phiên bản cải tiến của nó [15]. Ngoài ra, do các mệnh đề<br />
kết luận trong mô hình mờ Takagi-Sugeno có dạng tuyến<br />
tính nên các tham số trong các mệnh đề kết luận có thể được<br />
ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu.<br />
Hệ thống bồn liên kết được sử dụng phổ biến trong các<br />
ngành công nghiệp [17]. Nhiều nghiên cứu dùng mô hình<br />
mờ để nhận dạng hệ thống bồn liên kết dựa vào dữ liệu vào<br />
- ra đã được công bố [6] - [10]. Trong đó bài báo [6] nghiên<br />
cứu so sánh kết quả nhận dạng dùng mô hình nơ-ron mờ<br />
cho ba hệ thống điều khiển điển hình trong công nghiệp,<br />
trong đó có hệ bồn liên kết. Gần đây, một vài nghiên cứu<br />
nhận dạng mô hình mờ sử dụng các giải thuật mô phỏng<br />
sinh học được quan tâm đề xuất, chẳng hạn như giải thuật<br />
bầy đàn [7], giải thuật di truyền [8, 9]. Tuy nhiên, các<br />
nghiên cứu này hoặc là chỉ dừng lại ở giai đoạn mô phỏng<br />
trên máy tính hoặc là đòi hỏi thời gian tính toán nhiều, độ<br />
hội tụ luôn không được đảm bảo do sử dụng các giải thuật<br />
tối ưu không dựa trên đạo hàm. Vì vậy, bài báo này đề xuất<br />
sử dụng giải thuật phân nhóm mờ Gustafson-Kessel cải tiến<br />
với ưu điểm là đảm bảo hội tụ và thời gian tính toán ít. Các<br />
giải thuật nhận dạng được thực thi trên dữ liệu mô phỏng<br />
và đo lường thực nghiệm từ mô hình hệ thống bồn liên kết.<br />
2. Nhận dạng dùng mô hình mờ Takagi-Sugeno<br />
2.1. Mô hình mờ Takagi-Sugeno<br />
Mô hình mờ Takagi-Sugeno (T-S) dùng các phát biểu<br />
ngôn ngữ để mô tả hệ thống dưới dạng các luật mờ<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018<br />
<br />
Nếu-Thì. Các luật mờ của mô hình T-S có dạng như sau:<br />