intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận diện và tháo gỡ các rào cản để kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh tế tư nhân đã có được những thành tựu đáng ghi nhận, song hiện khu vực kinh tế này cũng đang phải đối diện với không ít những rào cản. Cho nên để Kinh tế tư nhân thực sự là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”, việc nhận diện và tháo gỡ những rào cản đang là vấn đề cấp thiết mà bản thân các chủ thể Kinh tế tư nhân và Nhà nước đều cần quan tâm giải quyết. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận diện và tháo gỡ các rào cản để kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 183 NHẬN DIỆN VÀ THÁO GỠ CÁC RÀO CẢN ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN LÀ MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PGS.TS Phạm Thị Túy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: Ở Việt Nam, KTTN đã được coi là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. KTTN đã có được những thành tựu đáng ghi nhận, song hiện khu vực kinh tế này cũng đang phải đối diện với không ít những rào cản. Cho nên để KTTN thực sự là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”, việc nhận diện và tháo gỡ những rào cản đang là vấn đề cấp thiết mà bản thân các chủ thể KTTN và Nhà nước đều cần quan tâm giải quyết. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, nhận diện rào cản, tháo gỡ rào cản INDENTIFY AND DISMANTLE TROUBLES TO HELP THE PERSONAL ECONOMY BECOME AN IMPORTANT EFFORT OF VIET NAM’S ECONOMY Abstract: In Viet Nam, personal economy has been considered as an important effort of the economy. Personal econmy has had a lot of achievements, however it is now dealing with troubles. So that personal economy will really be an important effort of the economy, indentifying and dismantling troubles is an urgent problem to solve. Key words: Personal econmy, indentify troubles, dismantle troubles. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ N ghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt năm 2016 nêu: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. N hư vậy, có thể nói trải qua không ít thời gian trăn trở, nhận thức về kinh tế tư nhân (KTTN ) đã có được sự ghi nhận rõ nét hơn - coi KTTN “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Tuy nhiên, từ nhận thức đến hiện thực thường có khoảng cách, trong đó hàm chứa không ít những rào cản, vậy nên để KTTN thực sự là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”, việc nhận diện và tháo gỡ những rào cản là cấp thiết đặt ra hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam: hiện trạng và quan điểm phát triển Với bước tiến quan trọng trong tư duy của Đảng rằng: Khu vực KTTN là “một động lực quan trọng của nền kinh tế” mà trong nhiều năm qua, Đảng và N hà nước đã có nhiều
  2. 184 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM chính sách thúc đNy doanh nghiệp tư nhân (DN TN ) phát triển. N ổi bật là N ghị quyết số 10- N Q/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN ). Cùng với đó, Quốc hội cũng đã thông qua nhiều dự luật hỗ trợ DN , đặc biệt là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN N VV). Chính phủ cũng ban hành nhiều nghị quyết nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN , bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh, qua đó, cải thiện xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt N am trên trường quốc tế. N hờ đó, tính đến 6/2019 cả nước có trên 730.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trên 100.000 doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm; trong đó hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa; hàng triệu hộ kinh doanh cá thể; đóng góp quan trọng trong thu hút lao động và tăng trưởng kinh tế trong các ngành, lĩnh vực(1). DN TN phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, các vùng, miền với số lượng tăng lên nhanh chóng, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, khu vực KTTN hiện có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp, chiếm gần 90% số doanh nghiệp của cả nước. Trong giai đoạn 2006- 2015, so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực KTTN đóng góp hơn 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận chuyển. Trong thời gian tới, khu vực KTTN sẽ tiếp tục đóng góp khoảng 30% ngân sách và khoảng 40% GDP của cả nước. (1) Hoài Thu- Hoàng Thùy: Phó thủ tướng: 'Đừng kỳ thị kinh tế tư nhân', https://vnexpress.net/thoi-su/pho- thu-tuong-dung-ky-thi-kinh-te-tu-nhan-3934409-tong-thuat.html.
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 185 Đặc biệt, khu vực KTTN thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt tạo việc làm mới cho những đối tượng bị giảm biên chế hoặc mất việc làm do quá trình tinh giản bộ máy hành chính, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hay dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn. Mức thu nhập cho người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân được cải thiện đáng kể. Tính trung bình, mức thu nhập bình quân hàng năm của người lao động năm 2005 khoảng 25,4 triệu đồng/người, đã tăng 1,66 lần lên 42,3 triệu đồng/người vào năm 2014. Xét về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn tư nhân không chỉ luôn chiếm vị trí thứ 2 giữa 3 khu vực, mà còn có xu hướng tăng nhẹ từ mức 22% năm 2000 lên 38,4% năm 2014, trong khi khu vực FDI lại giảm rõ rệt từ mức cao nhất 30,9% năm 2008 về mức 21,7% năm 2014 và khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 47% năm 2006 về khoảng 40% năm 2014. N gay ở những giai đoạn kinh tế khó khăn (2008-2009 và 2011-2013) thì vốn đầu tư khu vực tư nhân vẫn tăng cho thấy tính ổn định, bền vững của khu vực này. Đặc biệt, sau 2 năm thực hiện N ghị quyết số 10-N Q/TW ngày 3-6-2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2017), KTTN đã có bước phát triển mới cả về số lượng, chất lượng và có những đóng góp ngày càng tăng đối với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội. Theo đó, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh từ 655.000 của năm 2017 lên 730.000 năm 2018 và đạt hơn 743.000 DN vào cuối quý I/2019. Quy mô của nhiều DN ngày càng mở rộng, một số DN đạt tổng tài sản đến hàng trăm ngàn tỉ đồng và sử dụng hàng chục ngàn lao động. Khu vực KTTN hiện chiếm khoảng 40% GDP cả nước(1). N hư vậy, số liệu thống kê nêu trên là minh chứng khá rõ ràng chứng tỏ vai trò quan trọng, không thể thiếu của KTTN , trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt N am hiện nay. N hận thức rõ vai trò quan trọng của KTTN Văn kiện Đại hội XII cũng nêu rõ “tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, dù đang có sức vươn mạnh mẽ, song xét tổng thể có thể nhận thấy KTTN đang hiện tồn không ít những hạn chế, yếu kém: Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm trong những năm gần đây; xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại nhìn chung còn thấp, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, cá thể. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ((97%) DN TN là các DN nhỏ và vừa, với khoảng 70% DN đăng ký có quy mô dưới 10 lao động và vốn đăng ký dưới 5 tỉ đồng), trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phNm và sức cạnh tranh còn yếu kém; chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp. Khả năng liên kết với các thành phần kinh tế khác và tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế. (1) Phạm Dương: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, https://baomoi.com/kinh-te-tu-nhan-la-dong-luc- quan-trong/c/30554119.epi
  4. 186 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động thiếu ổn định, bền vững, thậm chí bị thua lỗ, giải thể, phá sản....Tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phNm, không quan tâm bảo đảm lợi ích của người lao động diễn biến phức tạp, có nơi, có lúc rất nghiêm trọng. Từ hiện thực nêu trên và qua đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế sau 15 năm thực hiện N ghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) Đảng đã xác định rõ quan điểm phát triển KTTN với các nội dung căn bản như sau: Một là, Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP. Hai là, Xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Ba là, Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Bốn là, Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Năm là, Khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần…phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Sáu là, Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt N am ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo, quản trị cao; chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân. 2.2. Nhận diện các rào cản đổi với kinh tế tư nhân hiện nay Từ hiện trạng KTTN Việt N am đã nêu và theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2018, cả nước có 12.222 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2017; có 8.115 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, số DN hoàn tất thủ tục giải thể trong 3 tháng đầu năm 2018 của cả nước là 3.321 DN , tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2017.
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 187 Có thể thấy bức tranh chung về KTTN Việt N am không ở gam màu sáng như vai trò mà nó đang được xác lập, đồng thời những “ưu tiên” cho khu vực kinh tế này có lẽ cũng chưa thực sự phát huy được các mục tiêu đề ra… Vậy vấn đề đặt ra là khu vực kinh tế này đang gặp những cản trở gì? Tại sao những “ưu tiên” cho khu vực kinh tế này lại chưa phát huy được tác dụng? v.v… Với cách tiếp cận trên, đã có không ít những luận giải hoặc do bản thân khu vực kinh tế này đang có những vấn đề nội tại của nó (như phần đánh giá hiện trạng đã nêu) hoặc do các chủ trương, chính sách chưa sát thực, hoặc chưa có sự đồng bộ, thông suốt từ chính sách đến thực hiện…mỗi góc nhìn đều có tính hợp lý, song nếu tiếp cận ở từng góc đó khác nhau thì giải quyết vấn đề khó đem lại hiệu quả, bởi vậy, nghiên cứu này sẽ lựa chọn cách tiếp cận một cách tổng thể nhằm hướng đến gợi mở các giải pháp mang tính toàn diện, thực tế. Theo đó, có thể thấy rằng có các nhóm rào cản sau là trở lực đi với sự phát triển của khu vực KTTN : N hóm các rào cản nội tại của khu vực KTTN ; N hóm các rào cản thuộc chính sách đối với khu vực KTTN và N hóm các rào cản từ sự bối cảnh phát triển kinh tế trong và ngoài nước. 2.2.1. Nhóm các rào cản nội tại của khu vực KTTN N hóm các rào cản nội tại của khu vực KTTN có thể liệt kê không ít, nhưng tựu chung gồm các rào cản căn bản như: + Xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của các chủ thể KTTN ở mức thấp: thực tế cho thấy với xuất phát điểm nền kinh tế Việt N am khi bước vào công cuộc đổi mới là thấp và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, theo đó, các chủ thể trong nền kinh tế nói chung, các chủ thể kinh tế tư nhân sẽ khó có tiềm lực mạnh, hơn nữa, bản thân KTTN phát triển từ chỗ bị kỳ thị, coi nhẹ, cho đến được thừa nhận là "một trong những động lực" và đến nay "là một động lực quan trọng" để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt N am là một hành trình không ngắn và không dễ dàng để KTTN có thể
  6. 188 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM lớn mạnh. Chính bởi vậy, mà khi được thừa nhận xuất phát điểm của KTTN hiển hiện rõ là quy mô nhỏ, tài chính yếu, trình độ công nghệ thấp…Cụ thể, cho đến trước khi chính thức được coi là "một động lực quan trọng" thì năm 2015 Kinh tế tư nhân chiếm 39,21% GDP của cả nước trong đó hộ cá thể chiếm tới 31,33% GDP và các thành phần khác của kinh tế tư nhân chiếm 7,88% GDP. Doanh nghiệp của tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp của tư nhân. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của các doanh nghiệp của tư nhân có chiều hướng giảm mạnh (giai đoạn 2007-2011: 34%), giai đoạn 2012-2015: 10%/năm) (1). Cũng chính bởi, quy mô nhỏ, tài chính yếu, trình độ công nghệ thấp, quản trị yếu… dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phNm và sức cạnh tranh còn yếu kém; chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, nếu không cải thiện được năng lực nội tại thì KTTN sẽ tiếp tục góp phần là điểm nghẽn lớn của nền kinh tế trong quá trình phát triển. + Trình độ quản trị của các chủ thể KTTN hạn chế: Có thể nói, do quy mô nhỏ, năng lực tài chính giới hạn…nên phần lớn các chủ thể KTTN hình thành và phát trien dựa trên kinh nghiệm bản thân trong q2uanr lý, điều hành hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Cơ bản cũng với sự hình thành, phát triển của công ty, doanh nghiệp mà các ông chủ/bà chủ cũng tự tìm tòi/học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành công ty, doanh nghiệp…Cũng vì vậy mà năng lực, trình độ quản trị của các chủ thể KTTN thực chất rất hạn chế so với yêu cầu phát triển chung trong môi truw3owngf cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Cũng vì năng lực, trình độ quản trị hạn chế mà năng lực cạnh tranh tuy đã được nâng cao nhưng vẫn chưa sánh kịp một số nước trong khu vực, nhưng vẫn cần ghi nhận với những kết quả đạt được thời gian qua cho thấy các chủ thể KTTN Việt N am khá năng động trong kinh doanh, coi trọng đổi mới sáng tạo để tận dụng cơ hội của hội nhập sâu rộng với thế giới trong kỷ nguyên số của cuộc cách mạng 4.0. + Tầm nhìn và tư duy phát triển của các chủ thể thuộc khu vực KTTN mang tính chất manh mún: Có thể nói cũng do xuất phát điểm thấp, năng lực nội tại hạn chế mà phần lớn các chủ thể KTTN có những hạn chế trong tầm nhìn, tư duy phát triển bởi các bó buộc vừa nêu, đồng thời điều đó cũng thể hiện qua việc họ lựa chọn ngành nghê, lĩnh vực kinh doanh; hay định hướng chiến lược hay cách vận hành công ty, doanh nghiệp. Chẳng hạn, cơ cấu ngành nghề của kinh tế tư nhân còn bất cập khi có 81% tập trung vào lĩnh vực hoạt động thương mại, dịch vụ, trong khi chỉ có 1% đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân được coi là lớn hiện nay chủ yếu hoạt động dựa vào khai thác đất đai, tài nguyên, kinh tế tư nhân phát triển còn yếu trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo… Trong khi đó, xem trên bình diện thế giới, với những nền kinh tế (1) Hà Minh: Kinh tế tư nhân đang "vướng" những rào cản nào? http://vneconomy.vn/kinh-te-tu-nhan-dang- vuong-nhung-rao-can-nao-20180320083031579.htm
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 189 phát triển, KTTN tham góp với vai trò thực sự quan trọng thì KTTN tập trung sản xuất, hoạt động trong các lĩnh vực mà thế giới có nhu cầu lớn và thường xuyên như nông nghiệp, thực phNm, hàng tiêu dùng, du lịch… thay vì chỉ chú trọng phục vụ các doanh nghiệp lớn khác như của Việt N am dưới dạng nhà cung cấp hoặc nhà thầu phụ với giá trị gia tăng thấp. N goài ra, cũng vì hạn chế về tầm nhìn và tư duy phát triển mà các KTTN đã chưa nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ về những “ưu tiên” của N hà nước dành cho họ, mà có không ít trường hợp đã lạm dụng, đã lựa, lách dẫn đến vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiềm Nn rủi ro cao, thiếu sự an toàn và tính minh bạch trên thực tế, quyền tự do kinh doanh và quyền sở hữu tài sản, sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác, nhất là trong cạnh tranh và tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa được bảo đảm đầy đủ…cũng phần nào tác động làm méo mó tư duy phát triển của các chủ thể KTTN , gây cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế này. 2.2.2. Nhóm các rào cản thuộc chính sách đối với khu vực KTTN N goài vấn đề nội tại của KTTN thì một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển của khu vực kinh tế này là cơ chế, chính sách của N hà nước. Chính bởi vậy, những rào cản thuộc cơ chế, chính sách của N hà nước là khía cạnh cần dành sự quan tâm đặc biệt. Qua kiểm nghiệm thực tế, có thể xem xét rào cản thuộc chính sách cơ bản bao hàm từ hai khía cạnh hoặc là chính sách chưa sát thực, h7oặc là thực thi chính sách chưa hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế thuộc khu vực KTTN . Ở khía cạnh tính sát thực của chính sách, có thể kể tới những rào cản đang hiện hữu đó là: Theo đánh giá chung, cùng với tiến trình đổi mới đất nước, Chính phủ Việt N am đã có nhiều nỗ lực trong hoàn thiện hệ thống thể chế và pháp luật: đã sửa đổi Hiến pháp, ban hành nhiều đạo luật từ Bộ Luật dân sự, đến các Luật như: Thương mại, N gân hàng, Đầu tư, doanh nghiệp (DN )… Tuy nhiên, đến nay, hệ thống thể chế và pháp luật của Việt N am theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế vẫn còn chưa hoàn thiện và đầy đủ. Trong những năm qua, số lượng văn bản pháp luật tăng nhanh, trong khi chất lượng của nhiều văn bản chưa đảm bảo; việc lấy ý kiến công chúng tuy đã được cải thiện nhưng chưa thực sự thay đổi về chất… Còn nhiều quy định chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chồng chéo, dẫn tới tình trạng các cơ quan thừa hành và các doanh nghiệp lúng túng trong việc chấp hành luật. Theo đó, môi trường pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chồng chéo. Điều kiện thủ tục hành chính, thủ tục tiếp cận đất đai, thị trường tín dụng, cơ hội đầu tư rườm rà, cản trở khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Chẳng hạn, chính sách thuế quá nhiều bất cập và có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Các doanh
  8. 190 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM nghiệp tư nhân còn bị đối xử thiếu công bằng. Một số chính sách quy định chỉ đề cập đến doanh nghiệp nhà nước mà chưa đề cập đến doanh nghiệp tư nhân. N hững quan điểm đánh giá về doanh nghiệp tư nhân chưa khách quan, gây khó khăn, cản trở hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân. N hiều doanh nghiệp phải trả các chi phí “không chính thức” để giải quyết công việc…bên cạnh đó, chi phí kinh doanh, chi phí vận tải (logistics, tiền lương, bảo hiểm…) cao; Lãi suất vay cao khoảng 7-9% trong khi Trung Quốc là 4,3%, Malaysia 4,6%, Hàn Quốc 2-3%. Với hơn 4.000 các điều kiện kinh doanh (trong đó nhiều quy định không theo thông lệ quốc tế) đặt ra các rào cản không phù hợp đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trong khi có thể cắt giảm càng sớm càng tốt đến hơn 50% các điều kiện không hợp lý này(1). Điều mà các doanh nghiệp tư nhân cần không phải là sự hỗ trợ, ưu đãi ưu tiên đặc biệt mà là hệ thống pháp luật về kinh doanh minh bạch, công bằng và lành mạnh, hệ thống thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện và sớm đi vào thực tiễn. N goài những khó khăn về thể chế kinh tế, bộ máy hành chính chưa hiệu quả, thì thủ tục hành chính thiếu minh bạch và cơ chế trách nhiệm giải trình chưa hiệu quả. Thì thiếu thông tin thị trường, thiếu cơ hội tiếp cận kinh doanh, cơ hội tiếp cận đất đai, tiếp cận thông tin, chính sách, quy hoạch…hiện thực này góp phần trong việc nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động thiếu ổn định, bền vững, thậm chí bị thua lỗ, giải thể, phá sản.... Ở khía cạnh thực thi chính sách, có thể dễ dàng nhận thấy các rào cản bao gồm: Thứ nhất, tình trạng “luật ống” hay “cài cắm” trong xây dựng luật là rào cản không nhỏ cho người dân nói chung và KTTN nói riêng. Hiện nay, vẫn thực hiện việc giao dự thảo luật theo ngành/ lĩnh vực chuyên môn "ngành nào làm dự thảo Luật ngành ấy" mà thiếu cơ quan chuyên nghiệp giúp việc của Quốc Hội (không chỉ là các Ủy ban) để hoàn thiện dự án Luật và giảm bớt tình trạng "Luật ống", thậm chí có tình trạng "cài cắm", gây khó khăn nhiều cho người dân và doanh nghiệp. Bởi khi tự mình xây dựng Luật, tất yếu sẽ khó tránh khỏi tình trạng sẽ lựa để thuận lợi cho việc thực thi của ngành, giảm tính khách quan, công bằng, minh bạch đối với các chủ thể liên quan, điều đó dĩ nhiên sẽ gây khó cho các chủ thể thực thi, trong đó KTTN là một chủ thể không ít. Thứ hai, việc tổ chức thực hiện kém cộng với tình trạng “đùn dNy trách nhiệm” hay “sách nhiễu” hoặc “một cửa nhưng nhiều ổ khóa" hình như là khá phổ biến...gây không ít khó khăn cho các chủ thể KTTN . Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và thực tế hiện hữu cho thấy, việc tổ chức thực hiện chính sách ở Việt N am là rất kém vì một phần là bộ máy cồng kềnh, và phần kia là cứ trích dẫn N ghị quyết, nhưng chỉ trích dẫn những quy định “hợp ý” nhằm mang lại lợi ích cục bộ hoặc thuận lợi cho người quản lý, người đại diện N hà nước thực thi công vụ. Đồng thời, sự phối hợp với nhau trong tổ chức, thực hiện ở nhiều cơ quan là rất kém, dẫn (1) PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình: Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt N am; http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/N ghiencuu-Traodoi/2017/48688/Kinh-te-tu-nhan-Dong-luc-quan- trong-trong-phat-trien-kinh.aspx
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 191 đến làm chậm các quá trình thủ tục, cũng bởi đó mà phát sinh tình trạng “hành chính nhũng nhiễu” hoặc “đùn đNy trách nhiệm”, chờ chủ trương…. Chẳng hạn, do phối hợp hệ thống nên hải quan chưa cho hàng của doanh nghiệp "thông quan" vì vướng các quy định chuyên ngành; hay việc thực hiện chậm giải ngân đầu tư công là một ví dụ rất rõ. Thứ ba, sự khác biệt giữa nói và làm, giữa N ghị quyết và thực tiễn cũng đang là rào cản đối với KTTN Mặc dù thời gian qua, một số bộ, ngành đã có những cải cách tích cực về các quy định liên quan như thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội... nhưng thực tế cho thấy, vẫn còn khoảng cách lớn giữa quy định và thực thi các luật này. Ví dụ: Luật DN và Luật Đầu tư 2014 đã có nhiều cải cách nhưng vẫn còn khá nhiều rào cản dưới luật gắn với các quy định về điều kiện kinh doanh như các “giấy phép con”. Trong số 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, thì có đến 2.833 điều kiện hiện đang được quy định tại các văn bản được ban hành không đúng thNm quyền, bao gồm các văn bản được ban hành trước và sau khi Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành(1). Vậy nên trong công cuộc đổi mới đất nước, “Chỉnh đốn Đảng” đang được thúc đNy mạnh mẽ, nhằm khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”; khắc phục tình trạng khác biệt giữa nói và làm, giữa N ghị quyết và thực tiễn. Đồng thời, kiên quyết loại bỏ những bộ phận không muốn cải cách vì muốn "ôm" cơ chế cũ cho dễ làm, khó có thể kiểm soát. Thứ tư, giữa chính sách và thực thi chính sách luôn là hàm chứa “khoảng trống vô hình” làm khó cho các doanh nghiệp Số liệu điều tra trực tiếp từ 695 doanh nghiệp của chúng tôi (nhóm tác giả của ấn phNm) cho thấy có tới 58% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã từng nộp đơn xin vay vốn ngân hàng. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì tỷ lệ này càng tăng. Các doanh nghiệp đã từng bị ngân hàng từ chối hoặc chỉ được giải ngân một phần thì nguyên nhân lớn nhất chính là do tài sản thế chấp không đủ điều kiện. Đặc biệt là đối với các DN N VV, các doanh nghiệp này càng khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức vì phần lớn mặt bằng sản xuất, máy móc trang thiết bị cơ bản là đi thuê. Trong khi đó cơ cấu của tài sản thế chấp được yêu cầu trong hồ sơ xin vay vẫn là đất, nhà thuộc sử hữu của doanh nghiệp (38,47%); máy móc thiết bị (26,46%)(2). 2.2.3. Nhóm các rào cản từ bối cảnh phát triển trong nước và quốc tế N hóm các rào cản từ bối cảnh phát triển trong và quốc tế có thể nói cơ bản gắn với sự lãnh đạo, quản lý, vận hành đất nước của Đảng và N hà nước, bởi bản thân mỗi chủ thể kinh tế dù ở khu vực kinh tế nào cũng đều phải chấp hành và tuân thủ “quy tắc” vận hành của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng điều hành. Theo đó, nhóm các rào cản này cơ bản bao gồm: (1) PGS.,TS. N guyễn Hồng Sơn: Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt N am: N hững rào cản và giải pháp khắc phục; Đại học Quốc gia Hà N ội (2) Minh Tùng: Chuyên gia bày cách tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp; http://cafef.vn/chuyen-gia-bay- cach-thao-go-rao-can-cho-doanh-nghiep-20180322113745319.chn
  10. 192 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Một là, vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của N hà nước còn nhiều hạn chế cũng là rào cản cho phát triển KTTN . Thực tế cho thấy, hiệu quả thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của N hà nước để phát triển kinh tế tư nhân chưa cao. Minh chứng rõ ràng cho nhận định này là hiện nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực. Thiếu vốn luôn là vấn đề thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân khi không có tài sản thế chấp để vay vốn hoặc tài sản thế chấp không minh bạch, đang tranh chấp; thiếu dự án khả thi. Hai là, rào cản liên quan đến sự bất bình đẳng trong cơ chế chính sách đối với khu vực kinh tế tư nhân trong tương quan so sánh với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các DN nhà nước (DN N N ) vẫn được hưởng nhiều ưu ái từ N hà nước. N hững ưu ái này gây méo mó thị trường, hậu quả là nguồn lực chưa được bố trí vào nơi sử dụng hiệu quả nhất. DN N N ngoài ưu thế được cấp vốn từ ngân sách nhà nước (N SN N ) vẫn được tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với DN TN trong việc tiếp nhận các nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng, ngân hàng; có ưu thế lớn hơn nhiều trong tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh. DN N N ở các lĩnh vực độc quyền nhà nước như điện, nước, xăng dầu, dịch vụ công ích thiết yếu, cơ chế định giá chưa theo cơ chế thị trường và tính minh bạch trong cơ chế giá còn thấp. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân trong nước lại chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các DN nước ngoài trong bối cảnh hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Chẳng hạn, trong quá trình xử lý các hồ sơ xin vay từ các tổ chức tín dụng, hiện vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn, giữa các loại hình doanh nghiệp sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Kết quả ước lượng thực nghiệm của chúng tôi cho thấy xác suất hồ sơ xin vay vốn được chấp nhận giải ngân sẽ bị giảm khoảng 23,7 đến 26 điểm % nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ xin vay thuộc doanh nghiệp DN N VV. Tuy nhiên, sẽ tăng khoảng từ 2,3 đến 2,8 điểm % nếu doanh nghiệp đó là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước(1). Ba là, rào cản liên quan đến hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước. Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu quả và nặng về cơ chế xin - cho; có nơi chưa bảo đảm kỷ cương. Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp vẫn khá phổ biến. Rào cản đó còn liên quan đến chi phí không chính thức. Việc phải trả các khoản chi phí không chính thức là một gánh nặng lớn mà các DN TN . Giá trị của các khoản chi phí không chính thức so với doanh thu của của DN TN tương đối lớn. Ví dụ, thời gian nộp thuế của Việt N am năm 2016 vẫn cao nhất trong các nước trong khu vực, gấp 1,37 lần so với (1) Minh Tùng: Chuyên gia bày cách tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp; http://cafef.vn/chuyen-gia-bay- cach-thao-go-rao-can-cho-doanh-nghiep-20180322113745319.chn
  11. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 193 Lào và 7,8 lần so với Singapore. Thủ tục hành chính phức tạp còn khiến nhiều doanh nghiệp phải quà cáp cho cán bộ thuế trong những lần gặp(1). Theo Bộ Chỉ số xếp hạng quản trị quốc gia của N gân hàng Thế giới, chỉ số hiệu quả chính quyền của Việt N am mặc dù có sự cải thiện nhưng vẫn luôn nằm dưới điểm trung bình của thế giới. Xét về tổng thể, Việt N am vẫn xếp hạng dưới mức trung bình của thế giới về năng lực quản trị quốc gia. Bốn là, việc thực hiện nghĩa vụ thuế với N hà nước cũng là một rào cản không nhỏ với KTTN N ghĩa vụ với N hà nước là trách nhiệm mà các chủ thể không chối bỏ, song thực tế ở Việt N am hiện nay cho thấy các hoạt động kinh doanh và đầu tư đang chịu ảnh hưởng bởi nhiều các loại thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), thuế thu nhập với hoạt động chuyển nhượng vốn, thuế giá trị gia tăng (VAT), và thuế nhập khNu. N goài ra, còn một số loại thuế có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong một số lĩnh vực cụ thể như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bất động sản, thuế xuất khNu, và thuế môi trường. Trong những năm qua, Việt N am đã ban hành nhiều chính sách cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản và giảm bớt áp lực về thuế cho DN , qua đó chi phí chính thức về thuế đối với DN đã cơ bản được cắt giảm. Tuy nhiên, chi phí phi chính thức gây ra bởi thủ tục hành chính thuế lại chính là rào cản lớn đối với doanh nghiệp. Hiện qua khảo sát thực tế vẫn cho thấy doanh nghiệp coi các khoản thuế và hệ thống thuế, hải quan là rào cản chính có xu hướng phải chi trả phi chính thức nhiều hơn cho cán bộ thuế và hải quan. Hơn nữa, việc đa số doanh nghiệp phải trả các khoản phí phi chính thức xác nhận việc trả các khoản phí phi chính thức giúp họ giải quyết được công việc như mong muốn cho thấy doanh nghiệp coi việc quà cáp là giải pháp hiệu quả để vượt qua rào cản này... Thứ năm, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là tất yếu, vừa đem đến cơ hội, song cũng là rào cản không nhỏ cho KTTN trong điều kiện xuất phát điểm và năng lực nội tại thấp. Chúng ta ghi nhận và kỳ vọng, khu vực KTTN phải là một khu vực kinh tế năng động, sáng tạo với năng lực cạnh tranh và tác động lan tỏa cao tới các khu vực kinh tế khác và qua đó tới toàn bộ nền kinh tế. Đó phải là một khu vực kinh tế với sự kết hợp hài hòa và hữu cơ giữa các DN nhỏ và vừa với các DN /tập đoàn tư nhân lớn, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh quốc tế; dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo và tăng trưởng; có tác động lôi kéo, thúc đNy sự phát triển của toàn bộ khu vực KTTN . Song với tổng thể những rào cản nêu trên cho thấy KTTN đang đứng trước những rào cản/ những thách thức to lớn trước bối cảnh quốc tế hiện nay hơn là cơ hội. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, để KTTN phát triển như kỳ vọng, bên cạnh những nỗ lực của chính bản thân khu vực KTTN , nhà nước cũng cần phải có vai trò chủ động và tích cực hơn, với tư cách là "bà đỡ" để định hướng, dẫn dắt và hỗ trợ một cách căn cơ để khu vực KTTN bắt nhịp với xu hướng phát triển mới. (1) Minh Tùng: Chuyên gia bày cách tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp; http://cafef.vn/chuyen-gia-bay- cach-thao-go-rao-can-cho-doanh-nghiep-20180322113745319.chn
  12. 194 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 2.3. Một số kiến nghị nhằm tháo gỡ các rào cản để kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế Mặc dù còn KTTN vẫn đang phải đối mặt với không ít rào cản trong phát triển như đã nêu, song chúng ta phải thừa nhận rằng: thời gian qua, Việt N am đã thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN -4; hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu, trong đó nhiều DN đã vươn ra tầm khu vực và thế giới, tăng cườn các chuỗi liên kết. Tuy nhiên, để KTTN Việt N am thực sự là một động lực quan trong của nền kinh tế và vững vàng trên thương trường quốc tế. Bản thân KTTN và N hà nước cần quan tâm tới những kiến nghị sau: Thứ nhất, bảo đảm sự thống nhất nhận thức về phát triển KTTN , trên cơ sở đó kiên quyết đồng nhất chủ trương, chính sách và thực thi chính sách trong sự đồng thuận cao từ “trên xuống dưới” vì mục tiêu hỗ trợ tốt nhất, hiệu quả và hợp lý nhất cho KTTN để khu vực kinh tế này thực sự là “động lực quan trọng” của nền kinh tế. Thứ hai, Chính phủ cần quyết liệt, triệt để trong việc loại bỏ các rào cản đối với phát triển KTTN , trong đó trước hết ưu tiên việc tạo dựng một "sân chơi" thực sự công bằng, bình đẳng, nhất là trong tiếp cận thị trường và tiếp cận các nguồn lực cho đầu tư và kinh doanh của khu vực KTTN , tiếp đến là đồng bộ hơn và thực chất hơn trong xử lý các rào cản về thủ tục hành chính, môi trường đầu tư và các thiết chế hỗ trợ, việc xử lý này cần gắn với trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương. Thứ ba, mỗi chủ thể KTTN cần chủ động hơn nữa trong khắc phục những vấn đề nội tại, năng động, sáng tạo trong tư duy phát triển, sáng suốt trong lựa chọ định hướng chiến lược phát triển. Đồng thời, xây dựng văn hóa DN lành mạnh, chủ động trở thành một đội ngũ doanh nhân có trách nhiệm với xã hội, chấp nhận những chuNn mực trong sạch, minh bạch, nói “không” với nạn hối lộ, tham nhũng trong kinh doanh. Thứ tư, nền kinh tế đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, khác về chất và dựa nhiều hơn vào nâng cao năng suất và đổi mới sáng tạo theo đó đòi hỏi cao hơn về năng lực quản trị và tăng cường trách nhiệm giải trình và xây dựng thiết chế chịu trách nhiệm của các chủ thể thực thi chính sách ở các cấp quản lý. Thứ năm, trong bối cảnh thế giới hiện nay, trong quản lý vận hành đất nước nói chung, vận hành doanh nghiệp nói riêng cần tới một nền tảng CN TT hữu hiệu, qua đó tạo điều kiện nhằm minh bạch thông tin, cơ hội tiếp cận thị trường, cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu… để từng bước hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh vươn tầm ra khu vực và thế giới. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, dù phải thừa nhận rằng để KTTN thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế là một mục tiêu không dễ dàng hoàn thành, song từ những nhận diện về các rào cản mà KTTN đang phải đối diện và nếu khu vực kinh tế này tiếp tục nhận được sự quan tâm thiết thực, sự đồng hành hỗ trợ của Đảng, N hà nước, của cả hệ
  13. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 195 thống chính trị, cùng với năng lực nội sinh lớn, sự đồng lòng chung sức của các chủ thể KTTN , chúng ta hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để tin tưởng rằng thời gian tới KTTN phát triển xứng đáng với vai trò, vị thế và tiềm năng mà N ghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng đã xác định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt N am, BCH Trung ương: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; số 10-N Q/TW, ngày 3/6/2017. 2. Chính phủ: N ghị quyết số 98/N Q-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện N ghị quyết số 10-N Q/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. 3. Hội thảo “Khát vọng Việt Nam 2035: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân năng động và yêu cầu hiện đại hóa thể chế" tổ chức ngày 15-6-2017, tại thành phố Đà N ẵng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0