3. Điểm báo<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP MẮC HỘI CHỨNG STURGEWEBER<br />
VŨ THỊ BÍCH THUỶ<br />
Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
TRẦN ÁNH DƯƠNG<br />
Bệnh viện Việt Nam-CuBa, Đồng Hới, Quảng Bình<br />
đầu, động kinh, liệt nữa người, bán manh<br />
có thể xuất hiện thoảng qua, chậm phát<br />
triển tinh thần. Biểu hiện ở mắt là “mắt<br />
trâu” và glôcôm, tổn thương này thường<br />
xuất hiện cùng bên với u mạch da mặt.<br />
SINH LÝ BỆNH<br />
Nguyên nhân hội chứng SturgeWeber do tồn tại mạch máu thời kỳ phôi<br />
thai, đám rối mạch phát triển xung quanh<br />
phần đầu của ống thần kinh và phần<br />
ngoại bì phát triển thành da mặt. Bình<br />
thường đám rối mạch này xuất hiện từ<br />
tuần thứ 6 và thoái triển trong vòng tuần<br />
thứ 9 của thời kỳ thai nghén. Quá trình<br />
thoái triển có sự sai lạc dẫn đến tồn tại<br />
đám rối mạch này và hình thành u mạch<br />
màng não, da mặt và mắt cùng bên.<br />
Rối loạn chức năng thần kinh do<br />
giảm oxi máu, thiếu máu, tắc tĩnh mạch,<br />
huyết khối, nhồi máu và các hiện tượng rối<br />
loạn vận mạch.<br />
<br />
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN<br />
Năm 1879 Sturge mô tả một hội<br />
chứng gồm u mạch ở mặt cùng bên với<br />
“mắt trâu” và động kinh bên đối diện.<br />
Ông cho rằng hiện tượng này có liên<br />
quan với u mạch nội sọ.<br />
1922 Weber nghiên cứu đặc điểm<br />
lâm sàng chi tiết hơn và hội chứng được<br />
gọi là hội chứng Sturge-Weber<br />
Hội chứng Sturge-Weber là hội<br />
chứng rối loạn da-thần kinh với biểu hiện<br />
u mạch máu màng mềm (thuộc não) và u<br />
mạch máu da mặt, điển hình là tổn<br />
thương theo nhánh thần kinh V1 (nhánh<br />
mắt) và nhánh V2 (nhánh hàm trên) và<br />
có thể nhánh V3 (nhánh hàm dưới) thuộc<br />
dây thần kinh tam thoa, tổn thương u<br />
mạch ở da gọi là “vệt rượu vang”. U<br />
mạch màng mềm thường xuất hiện một<br />
bên nhưng có trường hợp xuất hiện cả<br />
hai bên, biểu hiện lâm sàng bao gồm: đau<br />
<br />
102<br />
<br />
Norman và Schoene cho rằng dòng<br />
chảy bất thường ở u mạch màng mềm là<br />
nguyên nhân tăng tính thấm thành mạch do<br />
ứ trệ dòng máu trong lòng mạch và thiếu<br />
oxi. Garcia, Gomez và Bebin đã cho rằng<br />
tắc tĩnh mạch là nguyên nhân thực sự dẫn<br />
đến động kinh, liệt nữa người…<br />
“Hiện tượng ăn cắp máu não” của<br />
khối u mạch màng não gây thiếu máu vỏ<br />
não dẫn đến động kinh, “hiện tượng ăn<br />
cắp máu não” tái phát làm tình trạng<br />
thiếu máu vỏ não trở nên trầm trọng và<br />
hơn nữa dẫn đến kết quả calci hoá và teo<br />
thần kinh đệm. Động kinh được điều trị<br />
<br />
bằng aspirin và phẫu thuật sớm để ngăn<br />
chặn thoái hoá thần kinh.<br />
Nguyên nhân thực sự chưa rõ ràng<br />
nhưng Huq và cộng sự đã nghiên cứu về<br />
mặt di truyền học và cho rằng nguyên<br />
nhân chính là do sự đảo ngược chuỗi<br />
nhiễm sắc thể số 4 và có 3 nhiễm sắc thể<br />
số 10.<br />
Tần suất mắc bệnh<br />
Theo Nelson’textbook of Pediatrics<br />
tỷ lệ mắc hội chứng Sturge-Weber là<br />
1/50.000, không có sự khác biệt về địa dư,<br />
chủng<br />
tộc,<br />
giới<br />
tính.<br />
<br />
Lâm sàng<br />
Bảng 1. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Sturge-Weber<br />
Nguy cơ hội chứng Sturge-Weber với “vệt rượu vang”<br />
8%<br />
Tổn thương hai bên não<br />
15%<br />
Động kinh<br />
72-93%<br />
Liệt nữa người<br />
25-56%<br />
Bán manh<br />
44%<br />
Đau đầu<br />
44-62%<br />
Chậm phát triển trí tuệ<br />
50-57%<br />
Glôcôm<br />
30-71%<br />
U mạch hắc mạc<br />
40%<br />
với cơn động kinh và đau đầu gợi ý do<br />
cơ chế mạch máu.<br />
Đột quỵ thoảng qua: thường xuất<br />
hiện ở người lớn<br />
Bán manh: giống liệt nửa người<br />
phụ thuộc vào vị trí tổn thương.<br />
Chậm phát triển về tinh thần: tuỳ<br />
thuộc vào mức độ tổn thương, biểu hiện<br />
rõ rệt khi tổn thương cả hai bên.<br />
Biểu hiện tổn thương da mặt (vệt<br />
rượu vang)<br />
<br />
Biểu hiện tổn thương thần kinh<br />
Đau đầu: do bệnh mạch máu và<br />
đau đầu biểu hiện giống Migraine.<br />
Động kinh: do vỏ não bị kích thích<br />
bởi u mạch, giảm oxi máu, thiếu máu và<br />
yếu tố cơ học. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn<br />
thương có thể xuất hiện động kinh khu<br />
trú hay động kinh toàn thể.<br />
Liệt nửa người: xuất hiện thứ phát<br />
do thiếu máu với tắc tĩnh mạch, huyết<br />
khối. Thông thường xuất hiện thoảng qua<br />
<br />
103<br />
<br />
U mạch máu phẳng có màu hồng<br />
nhạt hoặc đỏ đậm, tổn thương đi theo<br />
nhánh V1(nhánh mắt), nhánh V2 (nhánh<br />
<br />
hàm trên) và có thể xuất hiện ở nhánh V3<br />
(nhánh hàm dưới), xuất hiện một bên<br />
hoặc hai bên.<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Hình 1: “Vệt rượu vang” theo dây V trái<br />
Hình 2: “Vệt rượu vang” theo 3 nhánh của dây V phải và V3 trái<br />
<br />
3<br />
Hình 3: U mạch ở niêm mạc môi trên và hàm trên<br />
U mạch hắc mạc có thể xảy ra<br />
đồng thời với tổn thương ở da mặt và nó<br />
là nguyên nhân gây hàng loạt biến đổi<br />
sau: thoái hoá biểu mô sắc tố võng mạc,<br />
thoái hoá võng mạc dạng nang, bong<br />
võng mạc, giãn mạch máu võng mạc,<br />
khuyết gai thị, dị sắc mống mắt, đục thể<br />
thuỷ tinh…<br />
“Mắt trâu” là hiện tượng giãn củng<br />
mạc do tăng nhãn áp.<br />
<br />
Biểu hiện tổn thương ở mắt<br />
Glôcôm điển hình trong hội chứng<br />
Sturge-Weber chỉ xảy ra trên mắt có “vệt<br />
rượu vang” ở mi mắt. Glôcôm có thể<br />
xuất hiện sau khi sinh hoặc trong quá<br />
trình phát triển thậm chí xuất hiện khi đã<br />
trưởng thành. Theo Sullivan cơ chế<br />
glôcôm do nghẽn góc tiền phòng, tăng áp<br />
lực tĩnh mạch thượng củng mạc, do tăng tiết<br />
của u mạch hắc mạc hoặc u mạch thể mi.<br />
<br />
104<br />
<br />
Cận thị do giãn trục nhãn cầu<br />
U mạch kết mạc biểu hiện các búi<br />
mạch giãn ngoằn nghèo.<br />
<br />
Giảm thị lực có thể dẫn đến mù loà<br />
do các biến chứng trên.<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
Hình 4: U mạch hắc mạc và lõm gai do glôcôm<br />
Hình 5: Khối u mạch hắc mạc đội võng mạc lên<br />
<br />
6<br />
Hình 6: Mắt glôcôm và “mắt trâu” ở bệnh nhân có “vệt rượu vang” da mặt hai bên.<br />
<br />
7<br />
Hình 7: U mạch kết mạc mắt phải cùng bên với u mạch da mặt<br />
<br />
105<br />
<br />
Type 2: u mạch ở mặt, có thể có<br />
glôcôm<br />
Type 3: u mạch màng mềm,<br />
thường không có glôcôm<br />
<br />
Thể lâm sàng<br />
Hội chứng Sturge-Weber được<br />
chia làm 3 type<br />
Type 1: u mạch cả ở da mặt và<br />
màng mềm, có thể có glôcôm<br />
<br />
Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh<br />
Chọc dịch não tuỷ: tăng protein và có hồng cầu vi thể<br />
Chụp X-quang sọ não: thấy hiện tượng calci hoá các cuộn mạch<br />
<br />
8<br />
Hình 8: Calci hoá các cuộn mạch<br />
Chụp mạch động mạch não: biểu hiện thiếu tĩnh mạch vỏ não, không phủ đầy các<br />
xoang màng cứng, các cuộn mạch bất thường.<br />
<br />
9<br />
Hình 9: các cuộn mạch bất thường (mũi tên)<br />
Chụp cắt lớp vi tính sọ não: calci hoá vỏ não, teo vỏ não, bất thường dòng chảy tĩnh<br />
mạch, giãn các đám rối mạch mạc não thất<br />
<br />
106<br />
<br />