YOMEDIA
ADSENSE
Nhận thức thuốc hóa đàm, chỉ khái, thanh nhiệt
6
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài học này tập trung vào việc nhận biết các vị thuốc thuộc nhóm hóa đàm, chỉ khái và thanh nhiệt, bao gồm nguồn gốc, công năng và chủ trị của từng loại thuốc. Những nhóm thuốc này có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý về đàm, ho và nhiệt. Đồng thời, bài học còn giúp rèn luyện sự tỉ mỉ, chính xác và sạch sẽ trong quá trình thực hành dược, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức thuốc hóa đàm, chỉ khái, thanh nhiệt
- NHẬN THỨC THUỐC HÓA ĐÀM, CHỈ KHÁI, THANH NHIỆT MỤC TIÊU 1. Nhận biết được các vị thuốc hóa đàm, chỉ khái, thanh nhiệt(biết được nguồn gốc, công năng chủ trị của các vị thuốc đó). 2. Rèn luyện được tác phong cách tỉ mỉ, chính xác và sạch sẽ trong thực hành dược. NỘI DUNG 1. Thuốc hóa đàm Thuốc hóa đàm có tác dụng có tác dụng hóa đàm làm hết đàm, long đàm, trừ đàm, làm cho đàm dễ dàng khác ra (đàm phế). Thuốc hóa đàm ngoài việc trị bệnh đàm ở phế, còn được dùng cho các bệnh phong đàm, đàm tại não như kinh giản, trúng phong. Thuốc hóa đàm tính vị không giống nhau như các loại thuốc hóa đàm hàn tính chất của thuốc là cay ấm, táo (bán hạ, thiên nam tinh) chủ yếu dùng cho chứng đàm lạnh, đàm thấp. Còn loại thuốc hóa đàm nhiệt thì có tính hàn dùng cho chứng hàn nhiệt. 2. Thuốc chỉ khái Thuốc chỉ khái có tác dụng ôn phế, thanh phế, nhuận phế, giáng khí phế nghịch đồng thời cũng có tác dụng hóa đàm, dùng để trị bệnh ho do nhiều nguyên nhân. Thuốc chỉ khái chia làm 2 loại: loại ôn phế chỉ khái và thanh phế chỉ khái. 3. Thuốc thanh nhiệt Thuốc thanh nhiệt là một nhóm thuốc tương đối lớn trong phân loại thuốc y học cổ truyền. Thuốc thanh nhiệt được phân ra làm 5 loại. Mỗi loại tương ứng với một loại hình nhiệt. Gồm có các loại thuốc: - Thanh nhiệt giải thử - Thanh nhiệt giải độc - Thanh nhiệt giáng hỏa - Thanh nhiệt táo thấp - Thanh nhiệt lương huyết Khi sử dụng, tùy theo mỗi loại hình nhiệt người ta có thể phối hợp với các loại thuốc khác một cách hợp lý. 266
- STT Tên vị Nguồn gốc Tính vị Công năng chủ trị 1 BÁN HẠ Dùng dạng rễ vị cay, - Làm ráo thấp, trừ đàm, chỉ ho: của cây bán hạ- tính ấm dùng trong các chứng đàm thấp, (Nam) Typhonium trilobatum biểu hiện ho có nhiều đàm còn Rhizoma Schott (bán hạ dùng chữa viêm khí quản mãn Typhonii nam). Họ Ráy- Araceae. tính, hoặc kèm theo mất ngủ, hoa trilobati mắt, có thể dùng bài Nhị trần thang: bán hạ, phục linh, trần bì mỗi thứ 2g, cam thảo 10g sắc uống. Nếu đàm nhiều có thể dùng bán hạ (sao gừng) 12g, thổ phục linh 16g, trần bì (sao thơm), chỉ thực (sao), tinh tre mỗi thứ 12g, cam thảo dây 8g, gừng sống 4g, sắc uống. - Giáng nghịch cầm nôn: dùng để điều trị khí nghịch lên mà gây nôn, có thể dùng chung với gừng, mỗi thứ 12g, sắc uống, hoặc có thể dùng bán hạ 40g, chỉ xác 28g, phèn phi 32g để chữa nôn hoặc chữa đàm ở não gây kinh giản. - Tiêu phù, giảm đau, giải độc: dùng ngoài trị rắn cắn sưng đau, dùng bán hạ tươi giã nát đắp vào. 2 Là hạt của quả vị cay, - Khử đàm, chỉ ho, dùng đối với chín phơi khô tính ấm BẠCH bệnh ho do có đàm hàn ngưng của cây cải bẹ (cải sen) đọng ở phế, hoặc suyễn tức, nhiều GIỚI TỬ Brassica alba đàm mà loãng, ngực đau đầy Semen Boisser hoặc Sinapis alba. trướng, có thể dùng bạch giới tử Sinapis Họ Cải 40g, tô tử, lai phụ tử (hạt cải củ) albae Brassicaceae mỗi thứ 12g, sắc uống (Tam tử 267
- thang). - Hành khí, giảm đau dùng đối với trường hợp khí trệ, đàm ứ họng, đau khớp. - Tiêu ung nhọt, tán kết: dùng đối với nhọt bọc hoặc viêm hạch lâm ba. Bạch giới tử nghiền bột, hòa với giấm, bôi vào chỗ nhọt mới bọc. 3 Dùng rễ của cây vị đắng, - Khử đàm chỉ ho: dùng đối với cát cánh cay. Tính CÁT ho đàm, trường hợp đàm khó khạc Playtycodon hơi ấm grandiflorum ra hoặc đàm nhiều, ngực bứt rứt CÁNH (Jacq) A.DC. khó chịu, phối hợp với tỳ bà diệp, Radix Họ Hoa chuông Campanulaceae. tang diệp, cam thảo hoặc điều trị Platycodi trong các trường hợp phế có mủ granfiflori hoặc ho, nôn ra đàm loãng, có thể dùng cát cánh 8g, hạnh nhân 12g, bạc hà 4g, tử tô 12g, sắc uống, uống liền 2-4 ngày - Làm thông phế, lợi hầu họng: dùng khi khí phế bị tắc, hầu họng sưng đau như viêm họng, viêm amiđam dùng cát cánh 8g, cam thảo 4g (bài Cát cánh cam thảo thang). Hoặc ngực sườn đau như dao đâm. - Trừ mủ, tiêu ung thũng: dùng đối với phế ung, phế có mủ (áp xe phổi), ngực và cơ hoành đau, ho nôn ra đàm mủ. Ngoài ra còn tiêu trừ khí tích trong dạ dày, ruột. 4 HẠNH Là nhân của hạt vị đắng, - Ôn phế chỉ khái, dùng với bệnh quả mơ Prunus tính ấm ho hàn, đàm trắng loãng. armeniaca L. 268
- NHÂN Họ Hoa hồng - Làm thông phế, bình suyễn, Rosaceae. Semen dùng đối với bệnh viêm khí quản, Armeniacae ho, khí quản suyễn tức; dùng bài amarum Hạnh tô tán: hạnh nhân, tô diệp, cát cánh, chỉ xác, trần bì (mỗi vị 8g), táo 3 quả, sắc uống. - Nhuận tràng thông tiện: dùng cho các chứng đường tiêu hóa khô ráo, đại tiện bí kết, do tân dịch không đủ. 5 TANG Là vỏ rễ cây vị ngọt, - Thanh phế chỉ khái: dùng trị ho tính hàn dâu Morus alba phế nhiệt đàm nhiệt, bình suyễn, BẠCH BÌ L. Họ Dâu tằm dùng để điều trị hen suyễn còn có Cotex Mori Moraceae. thể dùng phối hợp với vị thuốc radicis Khi dùng khác để chữa viêm màng phổi: phải cạo sạch tang bạch bì 12g, cỏ chỉ thiên, rễ vỏ ngoài cây lức, uất kim, mỗi thứ 12g, lá tre 20g, thanh bì chỉ xát, hồng hoa, đào nhân, mỗi thứ 8g. Có thể chữa ho có sốt, miệng khát, dùng tang bạch bì, tỳ bà diệp, mỗi thứ 12g sắc uống. - Lợi niệu, tiêu phù: dùng khi thủy thũng, tiểu tiện khó khăn (dùng trong bài ngũ bì ẩm); hoặc tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g. 6 KIM Dùng hoa phơi vị ngọt, - Thanh nhiệt giải độc: do thuốc khô của cây đắng, tính có tính hàn có thể thanh nhiệt, vị NGÂN kim ngân hàn. Lonicera ngọt hơi đắng có thể giải độc; HOA japonica được dùng trong các trường hợp Thumb. và một (Nhẫn số loài Lonicera nhiệt độc sinh mụn nhọt, đinh khác cùng chi đông hoa) L.dasystyla độc, nhọt vú, nhọt trong ruột, dị Flos Rehd; L.cònura ứng, mẩn ngứa. Khi dùng có thể DC. và L. 269
- Lonicerae cambodiana phối hợp với kinh giới, bồ công Pierre. Họ Kim anh, tạo giác thích, cúc hoa, sài ngân Caprifoliaceae. đất… Ngoài ra còn - Thanh thấp nhiệt ở vị tràng, dùng dây cành, lá kim ngân dùng chữa lỵ, phối hợp với hoàng (kim ngân liên, rau sam… đằng) để làm thuốc. - Thanh giải biểu nhiệt, thuốc có thể chất nhẹ, tính chất tuyên tán, có thể dùng trong các trường hợp ngoại cảm phong nhiệt, ôn nhiệt sơ khởi (bệnh sốt nóng ở thời kỳ đầu), thường phối hợp với liên kiều, bạc hà, kinh giới. - Lương huyết chỉ huyết: kim ngân hoa sao vàng sém cạnh, chữaa tiểu tiện ra máu. - Giải độc sát khuẩn: dùng trong bệnh sưng đau của hầu họng, viêm amiđan, đau mắt đỏ, có thể dùng phương thuốc sau để phòng bệnh viêm não: kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, hạ khô thảo 20g. Hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác để chưa viêm ruột thừa cấp tính: kim ngân hoa 12g, mạch môn 40g, địa du 40g, hoàng cầm 16g, cam thảo 12g, huyền sâm 80g, ý dĩ 20g, đương quy 8g. 7 HOÀNG Dùng thân rễ vị đắng, - Thanh nhiệt táo thấp: thuốc có vị của cây hoàng tính hàn rất đắng có khả năng ráo thấp. LIÊN liên chân gà Coptis teeta Tính hàn có thể thanh nhiệt dẫn Rhizoma Wall. Họ đến tiết tả lỵ, lỵ ra máu (kể cả lỵ Coptidis Hoàng liên Ranunculaceae. trực trùng và lỵ amip), viêm ruột, Ngoài ra còn 270
- dùng các loại có thể dùng riêng hoặc dùng phối thổ hoàng liên hợp với các vị thuốc khác như khác như Berberis nam mộc hương, đinh hương, Whallichiana thanh bì, trần bì, tam lăng, nga DC (hoàng liên gai); Mahonia truật, bán hạ, ba đậu, ô mai (bài bealii Carr Bi phương hóa trệ hoàn để chữa (hoàng liên ô rô); Thalictrum lỵ). Khi vị nhiệt gây nôn lợm có foliolosum DC thể phối hợp với trúc nhự, bán hạ, (thổ hoàng liên, mã vĩ thảo). quất bì. Nếu đại tiện bí táo thì phối hợp với ba đậu sương. Lấy bột mịn của hai thuốc trên làm thành bánh. Mặt khác nhỏ dịch củ hành có pha ít muối vào thần khuyết (rốn) của người bị bệnh, Đặt bánh hoàng liên ba đậu lên trên rốn. Dùng mồi ngải cứu đốt trên miếng thuốc nói trên. - Thanh tâm trừ phiền, dùng khi tâm hỏa thịnh dẫn đến chững tâm bồi hộp, loạn nhịp, người bồn chồn, buồn bực, mất ngủ, niêm mạc miệng, lưỡi bị lở, phồng dộp, phối hợp với chu sa, toan táo nhân… - Thanh can sáng mắt: dùng điều trị các bệnh do can hỏa, gây ra đau mắt đỏ, sưng phù, nước mắt chảy dòng do can đởm thấp nhiệt, phối hợp với hạ khô thảo. - Chỉ huyết: dùng đối với những trường hợp huyết nhiệt dẫn đến chảy máu cam, nên ra máu; cần phối hợp với đại hoàng (sao 271
- cháy), hoàng cầm. - Giải độc hạ hỏa: thuốc có khả năng giải độc mạnh; dùng đối với chứng nhiệt độc như ung nhọt độc bên trong; tà nhiệt thiêu đốt, sốt cao chóng mặt, nói mê sảng phát cuồng, có thể phối hợp với hoàng cầm, hoàng bá, mỗi thứ 8g, chi tử 12g. 8 CHI TỬ Quả chín phơi vị đắng, - Thanh nhiệt giáng hỏa, thanh khô bóc vỏ của tính hàn Fructus tâm nhiệt trừ phiền: dùng trong cây Dành dành Gardeniae Gardenia các trường hợp tâm phiền bất an, jasminoides mất ngủ do tâm hỏa; hoặc sốt cao Ellis. Họ Cà Phê Rubiaceae. dẫn đến điên cuồng mê sảng; có thể phối hợp với hoàng liên, hoàng cầm. - Thanh lợi thấp nhiệt: dùng trong bệnh can đởm thấp nhiệt (viêm gan, viêm túi mật) phối hợp với nhân trần, hoàng bá. Nếu bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện ngắn đỏ, đi tiểu buốt, dắt, phối hợp với mộc thông, hoạt thạch; nếu kèm theo xuất huyết thì phối hợp thêm trắc bách diệp, bạch mao căn, sinh địa. - Chỉ huyết: nhiều khi huyết nhiệt dẫn đến thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam) đại tiểu tiện ra huyết, chi tử 8g, hoa hòe sao đen 16g, sao vàng 8g. Uống dưới dạng thuốc hãm. - Giải độc: dùng trong bệnh mụn 272
- nhọt: chỉ tử 16g, hoàng bá 12g, cam thảo 4g. Khi bị mụn nhọt ở vú hoặc khi đau mắt đỏ, có thể dùng lá dành dành rửa sạch giã nát lấy dịch đông đặc gói vào giấy bản hoặc vải gạc, đắp lên mí mắt. Khi bị chấn thương, cơ bị sưng đau, phù nề, dùng chi tử đắp ngoài để tiêu viêm. 9 HOÀNG Dùng vỏ cây vị đắng, - Tư âm giáng hỏa: dùng khi âm hoàng bá tính hàn hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra BÁ Phellodendron chinense mồ hôi trộm (đạo hãn), di tinh do Cortex Schneid. Họ thận hỏa, có thể phối hợp với sinh Phellodendri Cam Rutaceae. địa, tri mẫu, kim anh. - Thanh nhiệt táo thấp: dùng khi hạ tiêu thấp nhiệt, ví dụ bàng quang thấp nhiệt, dẫn đến tiểu tiện ngắn đỏ hoặc buốt dắt, phối hợp với xa tiền tử, bạch mao căn. Nếu hoàng đản thấp nhiệt (viêm gan, viêm mật) thì phối hợp với nhân trần, chi tử, cốt khí củ, thiên thảo. Nếu thấp nhiệt ở vị tràng, gây tiết tả lỵ, đại tiên ra máu mủ, phối hợp với hoàng liên, mộc hương, hoặc ngũ bội tử, ngũ vị tử, phèn chua. Nếu thấp nhiệt ngưng đọng ở chân sưng gối, sưng khớp, chân mỏi đau nhức thì phối hợp với thương truật, ngưu tất. - Giải độc tiêu viêm: dùng khi cơ thể bị thấp chẩn, lở ngứa, mụn nhọt, phối hợp với huyền sâm, 273
- sâm đại hành, chi tử. Ngoài việc dùng uống có thể nấu nước để rửa. 10 THẢO Là hạt của cây vị ngọt, - Thanh can hỏa, giải uất nhiệt của đắng.Tính thảo quyết minh, kinh can, dùng chữa đau mắt đỏ, QUYẾT hơi hàn cây muồng ngủ: mắt sợ ánh sáng, nhiều nước mắt, MINH cassia tora L. Họ làm sáng mắt khi bị mờ, phối hợp Semen Đậu Fabaceae với cúc hoa, hoàng liên, hạ khô Casiae torae thảo, ngoài ra còn dùng trong bệnh can hỏa, dẫn đến đau đầu. - Hạ áp: dùng đối với bệnh cao huyết áp, phối hợp với cúc hoa, hoa hòe. - An thần: dùng khi tinh thần căng thẳng dẫn đến mất ngủ, phối hợp với táo nhân, lá vông. - Nhuận tràng thông tiện: dùng trong bệnh đại tràng táo kết, đặc biệt chứng táo bón mang tính chất tập quán, có thể dùng dưới dạng bột, hoặc dạng chè hãm uống nước hàng ngày. Ngoài ra còn có tác dụng lợi mật, nhuận gan, giúp cho tiêu hóa được tốt. 11 MẪU Dùng rễ của cây vị đắng, - Thanh nhiệt lương huyết, thuốc tính hơi mẫu đơn do đắng, lạnh, có thể nhập vào ĐƠN BÌ tàn Paeonia phần huyết, có tác dụng thanh Cortex suffruticosa huyết nhiệt; dùng đối với các Paeoniae Andr. Họ Mẫu chứng chảy máu như thổ huyết, suffruticosae đơn chảy máu cam, ban chẩn, thường radicis Paeoniaceae. phối hợp với tê giác, sinh địa, xích thược. - Làm ra mồ hôi, thường phối hợp 274
- với thạch cao, miết giáp để dưỡng âm thanh nhiệt, phối hợp với sinh địa để nuôi dưỡng thận âm. - Thanh can nhiệt, khi kinh can bị nhiệt, xuất hiện kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đau đầu, hoa mắt, sườn đau tức, lưỡng quyền hồng, phối hợp với chi tử, sài hồ. - Hoạt huyết, khứ ứ: dùng trong các trường hợp bế kinh, tích huyết, chấn thương sưng tím đau nhức cơ cân, có thể phối hợp với hồng hoa, đào nhân; đau nhọt trong ruột (lúc chưa thành mủ), có thể phối hợp với đại hoàng. - Giải độc: dùng cho các bệnh mụn nhọt, sưng đau, do nhiệt độc thịnh, thường phối hợp với thuốc thanh nhiệt lương huyết, tiêu huyết, tán ứ khác như tô mộc, ngưu tất. - Hạ huyết áp: dùng trong bệnh cao huyết áp, bệnh xơ cứng động mạch, động mạch đáy mắt bị xơ cứng teo thoái, cao huyết áp do gan (do kinh can uất hỏa) có thể phối hợp với cúc hoa, kim ngân hoa, thảo quyết minh. 12 BẠCH Dùng rễ vị ngọt, - Trừ phục nhiệt (nhiệt độc có tính hàn của cây Cỏ trong cơ thể), tiêu ứ huyết dùng MAO tranh Imperata trong các trường hợp nội nhiệt CĂN cylindrica sinh phiền khát, phế nhiệt sinh ho, Rhizoma P.Beauv. Họ suyễn tức, khó thở, ngực đầy Imperratae Lúa Poaceae. trướng, bí tích, vị nhiệt sinh nôn 275
- cylindricae lợm, có thể dùng bạch mao căn, râu ngô, mã đề, đậu đỏ, mỗi thữ 12g, hoặc cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, hạt mã đề 25g, cúc hoa 5g. - Thanh phế chỉ ho: dùng bạch mao căn phối hợp với cam thảo, sa sâm để đề phòng bệnh ho gà có hiệu quả. 276
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn