intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiễm Brucella melitensis ở hai mẹ con - khả năng lây truyền qua sữa mẹ: Báo cáo ca lâm sàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều loài Brucella gây bệnh ở động vật có thể lây sang người do ăn hoặc uống sữa của động vật bị nhiễm bệnh. Lây truyền từ người sang người rất hiếm gặp. Báo cáo này mô tả tình huống nhiễm Brucella melitensis ở 2 mẹ con, con có khả năng lây nhiễm qua bú sữa mẹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiễm Brucella melitensis ở hai mẹ con - khả năng lây truyền qua sữa mẹ: Báo cáo ca lâm sàng

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 NHIỄM BRUCELLA MELITENSIS Ở HAI MẸ CON - KHẢ NĂNG LÂY TRUYỀN QUA SỮA MẸ: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG Hồ Thị Lựu1, Lê Bửu Châu2, Phan Minh Phương1, Nguyễn Văn Hảo2 TÓM TẮT Nhiều loài Brucella gây bệnh ở động vật có thể lây sang người do ăn hoặc uống sữa của động vật bị nhiễm bệnh. Lây truyền từ người sang người rất hiếm gặp. Báo cáo này mô tả tình huống nhiễm Brucella melitensis ở 2 mẹ con, con có khả năng lây nhiễm qua bú sữa mẹ. Trình bày 2 trường hợp là mẹ và con bị nhiễm Brucella melitensis điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới vào tháng 08.2018, được chẩn đoán xác định nhờ xét nghiệm cấy máu. Người mẹ nhập viện vì sốt 2 tháng, ăn kém, sụt cân, chướng bụng, ói, chóng mặt, đau vùng cột sống thắt lưng, đau vùng cánh chậu 2 bên, gan lách hạch to, viêm thân sống L3, tổn thương gan, báng bụng. Người con vào viện sau người mẹ 43 ngày vì sốt 1 tuần, viêm khớp háng trái. Cả 2 đều cấy máu dương tính với Brucella melitensis. Cháu bé mắc bệnh khi chỉ bú sữa người mẹ trong thời gian mẹ bệnh, không uống sữa hay ăn những thức ăn chế biến từ thịt dê. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh thích hợp. Nhiễm Brucella melitensis ở người do lây từ động vật qua nhiều đường khác nhau, trong đó lây qua sữa mẹ tuy hiếm gặp nhưng có thể xảy ra. Do vậy khi người mẹ mắc bệnh, không nên cho trẻ bú sữa mẹ và nếu trẻ đã bú mẹ cần đánh giá tình trạng khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Từ khóa: brucella melitensis, sữa mẹ ABSTRACT BRUCELLA MELITENSIS INFECTION IN MOTHER AND CHILD - PROBABLE TRANSMISSION OF BRUCELLOSIS THROUGH BREAST MILK: A CASE REPORT Ho Thi Luu, Le Buu Chau, Phan Minh Phuong, Nguyen Van Hao * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1- 2021: 137 - 141 Brucella species causing diseases in animals can be transmitted to humans, through direct contact with infected animals or through the ingestion of animal products prepared from infected animals. Human-to-human transmission is rare. This report describes a clinical case of human brucellosis in a woman and her child: the child being probably infected through breast milk. A case report: two patients - mother and child – presented and treated at the Hospital for Tropical Diseases in August 2018. Their infection with Brucella melitensis were confirmed by a positive blood culture. The mother was admitted at the hospital due to prolonged and intermittent fever for two months, followed by a decrease in appetite, weight loss, bloating, vomiting, nausea, dizzy, back pain, bilateral pelvic pain, hepatomegaly, splenomegaly, lymphadenomegaly, L3 spondylitis, hepatic injury and ascites. Her child was admitted 43 days later after due to fever for 7 days, left femoral joint pain. Both were cultured positive with Brucella melitensis. The child get the disease while being fed solely with breast milk from his infected mother, without other source of nutrition such as formula milk or goat-derived products. The patients responded well to appropriate antibiotics treatment. Brucellosis in human caused by Brucella melitensis from animals could be transmitted through various pathways, in which, breast milk transmission is rare but can occur. If the mother got infected, breast feeding should be stopped. In case breast feeding already occurred, it is recommended to assess the possibility of transmission from mother to baby. Keywords: Brucella melitensis, breast milk 1Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới 2Bộ môn Nhiễm – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BSCK1. Hồ Thị Lựu ĐT: 0906337441 Email: hothiluu98@gmail.com *Bộ môn Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm 137
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học ĐẶT VẤN ĐỀ khám 1 tuần sau đó hoặc bất kỳ khi nào bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng bất thường. Nhiễm Brucella là bệnh lây từ động vật sang người, do trực cầu khuẩn gram âm, hiếu khí Y đức thuộc giống Brucella gây ra. Tác giả Marston là Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội người đầu tiên mô tả bệnh lý này vào năm đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Bệnh 1859(1). Hiện nay, có 5 loài Brucella đã được xác viện Bệnh Nhiệt Đới, số 42/HĐĐĐ, ngày nhận gây bệnh cho người: B. melitensis, 6/11/2019. B. abortus, B. suis, B. canis và B. ovis(2). Trong số KẾT QUẢ này, B. melitensis là loài gây bệnh thường gặp Người mẹ nhất(3). Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa do Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, ở Bù Đốp, Bình uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa chưa Phước, nhập Bệnh xá Quân Dân Y (Trung đoàn được tiệt trùng. Ngoài ra, người mắc bệnh có thể 717) vào tháng 08.2018 vì sốt kéo dài gần 2 do tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm tháng. Tại đây, chẩn đoán và điều trị không rõ, Brucella hay chất tiết của chúng qua da bị tổn bệnh không giảm, chuyển BV BNĐ vào ngày thứ thương hoặc qua kết mạc mắt(3,4,5). Mặc dù hiếm 60 của sốt với chẩn đoán sốt kéo dài. Lâm sàng: gặp nhưng lây truyền từ người sang người cũng sốt cao liên tục, To cao nhất 40OC, đau nhiều đã được báo cáo như lây qua truyền máu, cấy thường xuyên vùng cột sống thắt lưng và cánh ghép tủy xương, đường tình dục(6,7). Một đường chậu 2 bên. Ngoài ra, người bệnh còn mệt mỏi, lây khác rất ít được đề cập trong y văn là lây ăn kém, chướng bụng, ói, chóng mặt, sụt cân 10 nhiễm qua sữa mẹ. Chúng tôi báo cáo một tình kg trong vòng 2 tháng. Khám thấy gan to 2 cm huống đặc biệt là 2 mẹ con bị nhiễm Brucella dưới hạ sườn phải, lách to 3 cm dưới hạ sườn melitensis, trong đó cháu bé nhiều khả năng mắc trái, hạch dọc cổ 2 bên 0,5 cm di động không bệnh do bú sữa của người mẹ đang trong thời kỳ đau, vùng cột sống thắt lưng và vùng chậu bệnh toàn phát. không sưng, nóng, đỏ, đau, không có dấu màng BÁO CÁO LÂM SÀNG não. Dịch tễ: nhà có nuôi 15 con dê, có ăn thịt dê Báo cáo mô tả 2 mẹ con nhiễm Brucella bệnh. Tiền căn nhiễm HBV biết cách nhập viện melitensis điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới 17 tháng. (BV BNĐ) vào tháng 08- 09/2018. Cấy máu và Kết quả xét nghiệm lúc vào viện: CTM: BC các xét nghiệm sinh hóa, huyết học được thực 13480/mm3 (neutrophil: 8580/mm3, lymphocyte hiện tại khoa Xét nghiệm BV BNĐ. Bệnh nhân 3340/mm3); hemoglobin: 11,5 g/dL, tiểu cầu: được cấy máu khi nhập viện và trước khi ra 273.000/mm3; CRP 126,3 mg/L; creatinin máu 48 viện. Mẫu máu được cấy trong chai Bactec, ủ mmol/L; AST/ALT/GGT: 84/57/307 U/L; trong tủ cấy tự động. Khi kết quả cấy máu HBsAg(+); anti-HCV(-), IgM anti HAV(-); TQ: dương tính, tiến hành nhuộm Gram và định 89%; ký sinh trùng sốt rét âm tính, ion đồ máu: danh vi khuẩn bằng phương pháp MALDI- Na+/K+: 130/3,31 mmol/L, TPTNT: bình thường, TOF. Thực hiện kháng sinh đồ bằng đĩa giấy siêu âm bụng: gan to 15 cm, lách to 14,2 cm, với các loại kháng sinh: Amikacin, báng bụng lượng ít; X-quang khung chậu trong Ciprofloxacin, Clindamycine, Gentamycin, giới hạn bình thường; X-quang cột sống thắt Doxycyclin, Erythromycin, Imipenem, lưng: viêm thân sống đĩa đệm L3. Levofloaxacin, Meropenem, Rifampin, TMP- Xét nghiệm vi sinh: Rose Bengal Test (RBT) SMX, Tetracyclin, Vancomycin. Bệnh nhân dương tính với hiệu giá kháng thể 1/256. Cấy được theo dõi diễn tiến lâm sàng, cận lâm máu phân lập được Brucella melitensis, kháng sàng, kết quả điều trị cho đến khi ra viện và tái sinh đồ: nhạy với Amikacin, Ciprofloxacin, 138 Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Gentamycin, Doxycycline, Imipenem, trong thời gian mẹ bị nhiễm Brucella melitensis có Levofloxacin, Meropenem, Rifampin, triệu chứng, chưa được chẩn đoán và điều trị Trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX), kháng sinh. Bé hoàn toàn không uống sữa dê Tetracycline; kháng với Vancomycin, hay ăn bất kỳ các chế phẩm từ dê. Clindamycin, Erythromycin. Xét nghiệm: CTM: BC 12020/mm3 (neutrophil Bệnh nhân được điều trị với Gentamycin 240 3650/mm3, lymphocyte 6380/mm3), hemoglobin mg/ngày x 10 ngày truyền tĩnh mạch phối hợp 10,9 g/dL, tiểu cầu 228.000/mm3. RBT dương tính với Doxycyclin 200 mg/ngày, uống. Sốt giảm hiệu giá kháng thể 1/64. Cấy máu phân lập được dần và hết sau 5 ngày sau sử dụng kháng sinh. Brucella melitensis. Kết quả kháng sinh đồ tương Thời gian nằm viện: 13 ngày, lâm sàng ổn định tự chủng Brucella melitensis phân lập được ở hết sốt, hết đau vùng cột sống thắt lưng, bụng người mẹ. Các xét nghiệm khác: creatinin máu: hết báng. Tiếp tục duy trì Doxycyclin uống 200 26 mmol/L, AST/ALT: 119/106 U/L, HBsAg(-), ký mg/ngày đủ 8 tuần. sinh trùng sốt rét âm tính, X-quang khung chậu Tái khám sau 1 tuần: lâm sàng khỏe mạnh và siêu âm bụng: trong giới hạn bình thường. hoàn toàn, kết quả các xét nghiệm về bình Bé được điều trị với Gentamycin 5 thường, RBT dương với hiệu giá giảm còn 1/64; mg/kg/ngày x 14 ngày truyền tĩnh mạch phối cấy máu sau 13 ngày điều trị: âm tính. Tiếp tục hợp TMP-SMX (liều TMP 10 mg/kg/ngày). Thời theo dõi đến 2 năm sau, không thấy tái phát hay gian hết sốt: 10 ngày tính từ lúc sử dụng kháng tái nhiễm. sinh. Cấy máu lần 2 vào thời điểm hết sốt vẫn còn dương với Brucella melitensis. Thời gian nằm viện: 22 ngày, lâm sàng ổn định hết sốt, hết triệu chứng cơ năng, đi lại bình thường, được ra viện và được hẹn tái khám 1 tuần sau. Trước khi ra viện 1 ngày bệnh nhân được cấy máu và tiếp tục uống TMP-SMX (TMP 10 mg/kg/ngày). Tái khám sau 1 tuần: RBT dương 1/32. Cấy máu trước ra viện: âm tính (sau 19 ngày điều trị kháng sinh). Bệnh nhân được tiếp tục điều trị Hình 1: X-quang cột sống thắt lưng: viêm thân sống TMP-SMX đủ 6 tuần. Kết quả: hết hoàn toàn đĩa đệm (mặt đốt sống L3 nham nhở, xẹp thân sống triệu chứng lâm sàng. Sau hơn 2 năm theo dõi kèm mảnh xương rời) bệnh nhân vẫn không thấy tái phát hay tái Con gái nhiễm. Bệnh nhi, nữ, 16 tháng tuổi, sống cùng cha BÀN LUẬN mẹ ở Bù Đốp, Bình Phước. Nhập viện sau mẹ 43 Brucella melitensis là chủng vi khuẩn gây ngày (tháng 09/2018) vì sốt ngày thứ 7. Lâm bệnh ở dê. Một khi xâm nhập vào cơ thể loài sàng: sốt, đau nhiều vùng khớp háng trái, không động vật này, chúng hiện diện ở nhiều cơ quan đi lại được, đau chân phải, ăn kém, sổ mũi. như gan, lách, hạch, tủy xương, dịch tiết sinh Khám: Bé tỉnh, cân nặng 8,7 kg, cao 76 cm, BMI dục, nhau thai, và đặc biệt chúng hiện diện lâu 15,06 kg/m2, sốt với nhiệt độ cao nhất là 400C, dài trong sữa(8). Bệnh lây chủ yếu từ động vật, chân trái hay co lên và gập khớp háng, hạch bẹn hiếm khi lây từ người sang người. Trong y văn, trái 0,5 cm di động, vùng khớp háng không mặc dù ít được báo cáo, nhưng có một số trường sưng, nóng, đỏ. Dịch tễ: bệnh nhân có bú sữa mẹ hợp cho thấy Brucella melitensis có thể hiện diện Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm 139
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học trong sữa của người mẹ đang mắc bệnh(9). Đây thông tin hơn như sốt ngày 7, ăn kém, sổ mũi, là nguồn lây từ người sang người dễ bị bỏ qua. đau vùng khớp háng trái hạn chế đi lại, chân trái Trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi được nuôi bằng sữa hay co lên và gập khớp háng, đau chân phải. mẹ có thể nhiễm bệnh nếu người mẹ đang Nhờ khai thác được bệnh lý của người mẹ và nhiễm Brucella melitensis(10,11,12). Trong nghiên cứu tình trạng bú mẹ trong thời gian mẹ có triệu của chúng tôi, bệnh của người mẹ có thể là do ăn chứng của bệnh nên chẩn đoán được nghĩ đến thịt dê bệnh chưa được nấu kỹ, cũng có thể là do nhanh chóng dù cháu bé không tiếp xúc với dê chăm sóc đàn dê đang bị nhiễm bệnh. Mẹ nhập hoặc sử dụng các chế phẩm từ dê. viện trước, được chẩn đoán xác định là nhiễm Điều trị bệnh lý này cho người lớn ưu tiên Brucella melitensis. Thời gian sốt trước khi nhập dùng phối hợp 2 loại kháng sinh: Doxycycline và viện là 60 ngày, trong thời gian này mẹ vẫn cho Aminoglycoside. Trường hợp không dùng được con bú. Sau đó, con bị sốt và nhập viện vào ngày phối hợp này, kháng sinh thay thế là thứ 7 của bệnh và cũng được chẩn đoán xác định Doxycycline phối hợp với Rifampin hoặc qua cấy máu nhiễm Brucella melitensis. Hai mẹ Doxycycline phối hợp TMP-SMX(3). Đối với trẻ con nhập viện cách nhau 43 ngày. Mặc dù không em nhỏ hơn 8 tuổi, điều trị được khuyến cáo là có điều kiện phân lập vi khuẩn từ sữa mẹ, phối hợp (1) TMP-SMX với Streptomycin hoặc nhưng đây có thể là nguồn lây nhiễm cho trẻ vì Gentamycin hoặc (2) TMP-SMX phối hợp với ngoài bú sữa mẹ, bé không có uống sữa dê hay Rifampicin hoặc (3) Rifampicin phối hợp với ăn các chế phẩm từ sữa, thịt hay nội tạng dê. Aminoglycoside(3,13). Trong báo cáo này, người Biểu hiện lâm sàng của nhiễm Nhiễm mẹ được điều trị với Gentamycin 240 mg/ngày x Brucella khá đa dạng, từ cấp tính đến bán cấp với 10 ngày truyền tĩnh mạch và Doxycyclin 200 các biểu hiện sốt không liên tục kèm theo đổ mồ mg/ngày x 8 tuần, con gái được điều trị hôi, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, đau Gentamycin 5 mg/kg/ngày x 14 ngày truyền tĩnh đầu, đau khớp, đau lưng; khám có thể thấy gan mạch và TMP-SMX (TMP 10 mg/kg/ngày) x 6 lách hạch to. Diễn tiến tự nhiên có thể kéo dài tuần. Cả 2 trường hợp này đều đáp ứng tốt điều trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, gây nhiều trị, không thấy tái phát hay tái nhiễm sau hơn 2 biến chứng quan trọng, nhất là các biến chứng năm theo dõi. liên quan đến xương - khớp như viêm cột sống, KẾT LUẬN viêm khớp, viêm tủy xương, viêm bao hoạt dịch; Brucella melitensis có thể lây truyền qua da, ở trẻ em có thể bị hạn chế đi lại. Tổn thương gan niêm mạc, ăn các chế phẩm từ sữa, thịt, nội tạng cũng được mô tả trong các trường hợp do B. động vật bị nhiễm bệnh. Sữa mẹ là nguồn lây melitensis bao gồm viêm gan, áp xe gan, xơ gan(3). truyền bệnh có thể xảy ra, mặc dù rất ít gặp. Do Trong nghiên cứu này, biểu hiện lâm sàng của đó khi mẹ mắc bệnh, khuyến cáo không nên người mẹ là sốt kéo dài, kèm tổn thương cột nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian này. Một sống, gan lách hạch to và tổn thương gan dễ khi trẻ đã bú mẹ cần đánh giá tình trạng khả nhầm lẫn với bệnh do lao hoặc bệnh lý ác tính. năng nhiễm bệnh ở trẻ. Nhờ hỏi kỹ yếu tố dịch tễ có nuôi và chăm sóc dê bệnh nên có thể hướng đến chẩn đoán. Một Nhiễm Brucella melitensis ở nước ta tuy nghiên cứu trước đây trên 10 trường hợp nhiễm không quá phổ biến, lâm sàng rất dễ nhầm lẫn Brucella tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho thấy với các bệnh lý khác nên có thể bỏ sót. Vì thế, cần những trường hợp này đến từ TP. HCM và các khai thác kỹ yếu tố dịch tễ để giúp chẩn đoán và tỉnh lân cận như Bình Phước, Tây Ninh và Long điều trị sớm, tránh biến chứng cho bệnh nhân. An và thường có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp Hiện tại, bệnh vẫn còn đáp ứng tốt với điều trị với dê(2). Đối với người con, lâm sàng có rất ít kháng sinh phối hợp đặc hiệu. 140 Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 experimentally infected ewes through three reproductive cycles. TÀI LIỆU THAM KHẢO J Vet Med B Infect Dis Vet Public Health, 52(9):403-409. 1. Vassallo DJ (1992), The corps disease: brucellosis and its 9. Al-Mafada SM, al-Eissa YA, Saeed ES, Kambal AM (1993). historical association with the Royal Army Medical Corps. J R Isolation of Brucella melitensis from human milk. J Infect, Army Med Corps, 138(3):140-150. 26(3):346-348. 2. Campbell JI, Nguyen PHL, Phuong PM, Le BC, Pham DT, et al 10. Al-Eissa YA (1990), Probable breast-milk borne brucellosis in a (2017), Human Brucella melitensis infections in southern young infant. Ann Trop Paediatr, 10(3):305-307. Vietnam. Clin Microbiol Infect, 23(11):788-790. 11. Arroyo Carrera I, Lopez Rodriguez M J, Sapina AM, Lopez 3. WHO/CDS/EPR (2006). Brucellosis in humans and animals. Lafuente A, Sacristan AR (2006), Probable transmission of URL: www.who.int/csr/resources/publications/Brucellosis. brucellosis by breast milk. J Trop Pediatr, 52(5):380-381. 4. Galinska E M, Zagorski J (2013), Brucellosis in humans-- 12. Lubani M, Sharda D, Helin I (1988), Probable transmission of etiology, diagnostics, clinical forms. Ann Agric Environ Med, brucellosis from breast milk to a newborn. Trop Geogr Med, 20(2):233-238. 40(2):151-152. 5. Hasanjani Roushan MR, Ebrahimpour S (2015), Human 13. Alavi SM, Alavi L (2013), Treatment of brucellosis: a systematic brucellosis: An overview. Caspian J Intern Med, 6(1):46-47. review of studies in recent twenty years. Caspian J Intern Med, 6. Al-Anazi KA, Jafar SA, Al-Jasser AM, Al-Omar H, Al-Mohareb 4(2):636-641. FI (2009), Brucella bacteremia in a recipient of an allogeneic hematopoietic stem cell transplant: a case report. Cases J, 2(1):91. 7. Ruben B, Band JD, Wong P, Colville J (1991), Person-to-person Ngày nhận bài báo: 08/12/2020 transmission of Brucella melitensis. Lancet, 337(8732):14-15. Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2021 8. Tittarelli M, Di Ventura M, De Massis F, Scacchia M, Giovannini Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 A, et al (2005). The persistence of Brucella melitensis in Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm 141
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2