intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiếp ảnh Việt Nam: Phải chăng đang có những lối mòn

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

87
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những cuộc thi ảnh đẹp dành cho giới chuyên nghiệp và cả người không chuyên cùng hàng loạt cuộc triển lãm ảnh của các tay máy tiếng tăm trong cả nước thời gian qua liên tục được tổ chức, nở rộ như... hoa mùa xuân. Thêm vào đó, việc ra đời và ngày càng hoàn chỉnh hơn công nghệ ảnh kỹ thuật số đã khiến nhiều người lao vào thú vui săn ảnh như một cách thư giãn, giải trí. Nhưng bấy nhiêu đó có đủ để làm nền móng cho nhiếp ảnh Việt Nam phát triển trong tương lai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiếp ảnh Việt Nam: Phải chăng đang có những lối mòn

  1. Nhiếp ảnh Việt Nam: Phải chăng đang có những lối mòn - Những cuộc thi ảnh đẹp dành cho giới chuyên nghiệp và cả người không chuyên cùng hàng loạt cuộc triển lãm ảnh của các tay máy tiếng tăm trong cả nước thời gian qua liên tục được tổ chức, nở rộ như... hoa mùa xuân. Thêm vào đó, việc ra đời và ngày càng hoàn chỉnh hơn công nghệ ảnh kỹ thuật số đã khiến nhiều người lao vào thú vui săn ảnh như một cách thư giãn, giải trí. Nhưng bấy nhiêu đó có đủ để làm nền móng cho nhiếp ảnh Việt Nam phát triển trong tương lai hay không...? Một thời đã xa Điểm mạnh của nhiếp ảnh Việt Nam là đặc tả hai cuộc kháng chiến của dân tộc, nâng tầm ảnh báo chí, sự kiện lên hàng tác phẩm, làm lay động hàng triệu trái tim bao người trên khắp toàn cầu. Công chúng ắt hẳn đều biết đến những nghệ sĩ đã làm vinh quang nhiếp ảnh Việt trong suốt chiều dài thế kỷ 20. Tên tuổi của Phạm Văn Mùi, Võ An Ninh (với giải thưởng ngoại hạng qua tác phẩm Đẩy thuyền ra khơi nhận tại Paris 1938) hay Nguyễn Đình Ưu (tác phẩm Nữ dân quân - Huy chương vàng (HCV) tại Hungary năm 1961), Phan Thoan (O du kích nhỏ - HCV tại Bungary năm 1968), Lâm Hồng Long (Mẹ con ngày gặp mặt - Bằng danh dự FIAP năm 1991), Lâm Tấn Tài (Vượt dốc - Giải thưởng lớn Italy), và thế hệ sau là Long
  2. Thành, Duy Anh, Đào Hoa Nữ, Thái Phiên, Hoàng Thế Nhiệm, Lê Hồng Linh, Bá Hân... từ lâu đã vang danh cả trong lẫn ngoài nước. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, nhiếp ảnh Việt Nam đã bộc lộ ít nhiều lối mòn trong sáng tạo, hiếm có tác phẩm nào tạo được tiếng vang dù vẫn đều đặn "gặt hái" nhiều giải thưởng tại các lần ra quân cả trong và ngoài nước, mà trong đó có những cuộc thi... chẳng ai biết đến! Đa số các bức ảnh nghệ thuật của Việt Nam có liên hệ chặt chẽ với hội họa từ bố cục đến ánh sáng, màu sắc. Yếu tố thời điểm, khoảnh khắc dường như lùi lại phía sau, thay thế bằng sự tĩnh lặng, bàng bạc, chiêm nghiệm. Và vì thế khiến cho người thưởng thức quên bẵng đi khái niệm không gian, thời gian của bức ảnh. Hàng loạt ảnh phong cảnh đặc tả đồi cát ở Phan Thiết, đời sống đồng bào vùng cao hay nhịp sống an bình, chậm chạp ở làng quê Bắc Bộ, Nam Bộ... na ná nhau, không phân biệt được tác giả nào vì thiếu hẳn cá tính riêng biệt. Trong khi những nhiếp ảnh gia phương Tây có thể chụp mẹ, vợ hay chính con họ để tạo nên bức ảnh nghệ thuật đầy rung cảm thì chúng ta lại làm khác. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam bôn ba vào tận rừng sâu, ngõ cụt tìm cho ra cụ già dân tộc ghép với gương mặt trẻ thơ nào đó để làm nên tác phẩm mẹ con hay bà cháu. Điều này dẫn đến khả năng biểu đạt ngôn ngữ bằng hình ảnh dần mất đi ưu thế, thay vào đó là sự mô phỏng lại khuôn mẫu đã được định hình từ các thế hệ trước.
  3. Thật không gì nhàm chán bằng việc bước vào một cuộc triển lãm ảnh hay tham gia cuộc thi ảnh mà đa số tác phẩm đều tương tự nhau ở cách thể hiện từ hình thức đến bố cục, không gian lẫn thời gian. Hiện nhiếp ảnh chỉ làm tròn chức năng ghi nhận mà thiếu hẳn sự cảm nhận. Phải chăng đó là lối mòn khiến cho nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam mất dần sự quan tâm của công chúng? Vì đâu đến nỗi? Nếu dựa vào số lượng ảnh được công bố và vô số giải thưởng đạt được, Việt Nam có thể nói đã trở thành "siêu cường" về nhiếp ảnh. Song mọi chuyện không hẳn như thế. Một bức ảnh nghệ thuật ngoài yếu tố đẹp, cần phải thể hiện được những gì mắt trần không "chạm" đến, thuộc về những cảm xúc sâu kín của con người, từ đó làm cho đời sống tinh thần vươn đến sự chuẩn mực mang khái niệm của chân thiện mỹ. Để lý giải vấn đề này, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh có thâm niên cầm máy vài mươi năm, đoạt giải thưởng trong và ngoài nước đã thổ lộ những bức xúc rất đáng suy nghĩ. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên nhận xét: "So với thế hệ trước, những người cầm máy hiện nay đang theo một "lộ trình" được vạch sẵn qua chủ đề của các cuộc thi do Bộ, Sở Văn hóa -Thông tin, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh hay một vài đơn
  4. vị tổ chức, tài trợ kinh phí. Điều này dẫn đến tình trạng đặt "con trâu trước cái cày". Người cầm máy nếu muốn đoạt giải thưởng thì dứt khoát phải hợp "gu" với ban giám khảo và buộc lòng làm theo "đơn đặt hàng" của ban tổ chức. Nhìn chung giới nhiếp ảnh Việt Nam đương đại chưa thoát được lối mòn tư duy ảnh của thế hệ đi trước. Nếu dũng cảm đột phá bằng sáng tạo mới thì chắc rằng những bức ảnh đó sẽ không được công bố. Nhiếp ảnh khỏa thân nghệ thuật là một ví dụ. Theo tôi thì nhiều người luôn có thói quen dựa vào thói quen để đánh giá những điều không thuộc về... thói quen". Nghệ sĩ Bá Hân góp thêm ý kiến: "Ảnh nghệ thuật Việt Nam đang bị tình trạng mỗi tác giả gửi ảnh dự thi theo từng đề tài đơn lẻ: phong cảnh, chân dung, ký sự... mà không hình thành nên một bộ sưu tập ảnh theo chủ đề xuyên suốt. Đa số các cuộc thi ảnh gần đây đều mang chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người, phục vụ cho nội dung nào đó của ban tổ chức. Chúng ta có nhiều ảnh đẹp nhưng thiếu hẳn những bức ảnh chuyển tải ngôn ngữ, thông điệp xuất phát từ cảm xúc giữa người với người, với thiên nhiên. Thêm nữa là quá nhiều người chụp ảnh kiểu rập khuôn theo những người đi trước nên dễ gây nhàm chán cho người xem".
  5. Tôn vinh ảnh nghệ thuật và cả ảnh báo chí Ngoài thể loại ảnh nghệ thuật đặc tả con người, phong cảnh được vinh danh, đến nay chúng ta vẫn còn thiếu giải thưởng ảnh báo chí (World Press Photo) hay giải về nhiếp ảnh mang tên Pulitzer của Mỹ. Nếu đoạt các giải này thì uy tín của nhiếp ảnh Việt Nam sẽ vang danh khắp toàn cầu. Đây là một trong những thể loại ảnh gắn liền với nhịp sống đương đại, đòi hỏi người cầm máy phải có cái nhìn đầy nhân bản để đặc tả một thân phận con người, một sự kiện quan trọng đang xảy ra. Những bức ảnh về nạn đói năm 1945 của cụ Võ An Ninh là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Đừng vội kết luận vì không còn đạn bom, khói lửa, chúng ta thiếu những Đoàn Công Tính, Lâm Hồng Long hay Nick Út. Quá nhiều sự kiện quan trọng đã xảy ra trong ba mươi năm qua nhưng chúng ta không có bức ảnh nào được thế giới chú ý như thế hệ trước đã làm. Mặt khác, đến nay dù có đến mấy trăm tờ báo và tạp chí phát hành trong cả nước nhưng chúng ta vẫn chưa có một giải thưởng ảnh báo chí thật sự uy tín, đúng nghĩa mang tầm quốc gia. Ngoài ra, những người cầm máy trẻ tuổi cũng cần mạnh dạn tìm cho mình hướng đi mới trong sáng tác, tránh lặp lại những gì thế hệ trước đã làm. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Long Thành thổ lộ: "Theo tôi, nhiếp ảnh Việt Nam đang dừng và có nguy cơ thụt lùi. Sau khi làn sóng số hóa đổ bộ vào, chúng ta sản sinh ra quá nhiều "nghệ sĩ" với lối diễn đạt dễ dãi, hời hợt, ít chắt lọc. Mỗi nghệ
  6. sĩ nên có lối đi riêng về phong cách, phải biết sáng tạo, tìm tòi cái mới. Nếu không, xem triển lãm năm nay cũng tương tự như những năm trước. Điều quan trọng là người cầm chịch các cuộc thi phải am hiểu về nhiếp ảnh, có đẳng cấp trong mỗi thể loại ảnh. Tôi từng gặp ban giám khảo nhiều cuộc thi ảnh nghệ thuật trong nước bao gồm cả nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ tham gia chấm giải, thế thì làm sao phát hiện được tài năng mới?". Nghệ sĩ Thái Phiên bổ sung thêm: "Nhiều "cụ" chấm giải ảnh nghệ thuật vẫn theo lối mòn như bố cục cổ điển với những đường mạnh, điểm nhấn. Họ không hiểu hết những gì thế hệ 7X, 8X cảm nhận về cuộc sống hiện đại với những ứng dụng công nghệ kỹ thuật số được cập nhật hằng ngày. Chính vì vậy công chúng chỉ thưởng thức những bức ảnh theo kiểu "đổ khuôn", thiếu sáng tạo mang tính đột phá. Ảnh báo chí cũng ít được coi trọng, nhuận ảnh thấp, không đầu tư. Do đó để mong có những bức ảnh thời sự đúng nghĩa là rất khó". Tự do sáng tạo là điều mà nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh chân chính, đặc biệt là giới trẻ đang vươn tới. Và hơn ai hết những vị trong ban giám khảo các cuộc thi ảnh cần làm mọi việc để thúc đẩy, tôn vinh sự thăng hoa này. Như thế nhiếp ảnh Việt Nam - cả trong lĩnh vực nghệ thuật hay báo chí - mới có cơ may thoát lối mòn.
  7. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hồng Linh: "Làm nghệ thuật thì cái khó là sáng tạo. Nhưng sáng tạo có nhiều mức độ khác nhau. Mấy ai đưa ra được cái mới toanh mà phần lớn là dựa vào ý tưởng đã biết. Không ai có thể cấm các nhà nhiếp ảnh chụp những đề tài cũ, muôn thuở như: đồi cát, người già, con trâu, lũy tre làng... Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia cần có cái nhìn mới, cách thể hiện mới trong những đề tài dù rất cũ. Hiện nay Việt Nam có nhiều cấp thi ảnh nghệ thuật: tỉnh, khu vực, toàn quốc, các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp... Chúng ta quá coi trọng việc phát triển phong trào. Nghệ thuật đâu chỉ để đi thi. Để có những tác phẩm lớn, tác phẩm mới rất cần có những nhà nhiếp ảnh thật sự tài năng và có điều kiện, môi trường thuận lợi để sáng tạo".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0