intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiều bà mẹ chưa biết chăm sóc trẻ động kinh, sốt cao hay co giật

Chia sẻ: Ngo Van Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:1

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khảo sát mới đây của Đại học Y Dược TP HCM cho thấy, có tới 37% người được hỏi áp dụng các biện pháp sai lầm khi trẻ co giật do động kinh hoặc sốt cao. Đó là đè chân tay trẻ để ngăn các cử động co giật, đổ nước sả vào miệng, cạo gió, cắt lễ, giật tóc mai, ôm trẻ vào lòng, thổi hơi vào miệng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiều bà mẹ chưa biết chăm sóc trẻ động kinh, sốt cao hay co giật

  1. Nhiều bà mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ động kinh, sốt cao co giật Khảo sát mới đây của Đại học Y Dược TP HCM cho thấy, có tới 37% người được hỏi áp dụng các biện pháp sai lầm khi trẻ co giật do động kinh hoặc sốt cao. Đó là đè chân tay trẻ để ngăn các cử động co giật, đổ nước sả vào miệng, cạo gió, cắt lễ, giật tóc mai, ôm trẻ vào lòng, thổi hơi vào miệng... Cấp cứu Một điều đáng ngạc nhiên là có tới 50% người được hỏi chọn cách vắt chanh vào cho trẻ bị miệng trẻ đang co giật do sốt cao để hạ nhiệt. Những sai lầm này có thể khiến động kinh. bệnh nhân bị ngạt, thiếu ôxy não và tử vong. Khảo sát được thực hiện trên 118 bà mẹ có con bị động kinh và 200 người chăm sóc chính của trẻ bị sốt cao co giật đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả như sau: - 64,4% bà mẹ có con bị động kinh hiểu biết ít về bệnh lý này. - 40% bà mẹ có con sốt cao co giật chưa hề biết gì về bệnh lý này. - 34% bà mẹ tự ngừng thuốc, bỏ điều trị cho con mặc dù chưa được phép của thầy thuốc. - 25% không biết cách làm giảm nguy hiểm khi con bị co giật. Lời khuyên của các bác sĩ Các bà mẹ, nhất là bà mẹ trẻ mới nuôi con lần đầu, thường rất lúng túng khi trẻ đột nhiên bị ngã lăn ra bất tỉnh, co giật toàn thân, sùi bọt mép, tiểu ra quần mà không biết... Hầu hết những trường hợp này là dấu hiệu của chứng sốt cao co giật hay động kinh, xuất phát từ sự rối loạn chức năng não hoặc là hậu quả của việc chấn thương đầu, thiếu ôxy hoặc nhiễm độc. Theo tiến sĩ Võ Công Đồng, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP HCM, việc xử lý ban đầu rất quan trọng đối với các trường hợp nói trên. Ngoài việc hạ sốt cho bệnh nhân, người chăm sóc trẻ cần lưu ý: - Xử lý cơn co giật bằng việc giữ trẻ trong tư thế an toàn, phòng tai nạn trong quá trình co giật. - Không cho vào miệng trẻ bất cứ thứ gì khi trẻ đang co giật, kể cả thuốc hoặc các loại nước. - Để trẻ nằm ở tư thế hồi phục khi cơn co giật ngừng, tiếp tục theo dõi kỹ và sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế. Người Lao Động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2