intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhớ tàu điện Hà Nội

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

77
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tàu điện ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (khu vực nhà Cá Mập ngày nay) Có một thời, ai qua Hà Nội thường gặp những chuyến tàu điện chạy theo dọc những tuyến đường quen thuộc. Tàu thường mắc hai toa hoặc ba toa. Toa đầu có lắp máy… Người Whatman (lái tàu điện)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhớ tàu điện Hà Nội

  1. Nhớ tàu điện Hà Nội Ngô Văn Phú (SOI: Bắt đầu từ đây cho đến hết 10. 10. 2010, Soi cũng xin được tham gia kỷ niệm nghìn năm Thăng Long, theo cách thông thường nhất là nhớ lại những thời gian khác nhau của Hà Nội, qua một số ảnh cũ, bài viết cũ. Đầu tiên là loạt ảnh tàu điện Hà Nội trên FB của họa sĩ Bùi Hoài Mai, và bài viết về tàu điện của nhà văn Ngô Văn Phú, đăng trên An Ninh Thủ Đô hồi 2007. Tên bài do Soi đặt lại, chủ yếu để “bẫy” những bạn đã đọc bài này rồi lại vào đọc tiếp )
  2. Tàu điện ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (khu vực nhà Cá Mập ngày nay) Có một thời, ai qua Hà Nội thường gặp những chuyến tàu điện chạy theo dọc những tuyến đường quen thuộc. Tàu thường mắc hai toa hoặc ba toa. Toa đầu có lắp máy… Người Whatman (lái tàu điện) đứng ngay ở đầu toa. Máy đặt trong một khung sắt kín trên mặt là tay lái, có thể tháo rời ra, sau khi rút khỏi cái hộp số tốc độ. Tay cầm lái, mắt ông ta nhìn thẳng về phía trước xem đường chỗ nào đi thẳng, chỗ nào rẽ trái rẽ phải, chỗ nào vào đường đợi tránh tàu… Chân người Whatman, thường đặt hờ lên cái cần chuông… Mỗi khi vào ga, hoặc xuất phát, qua ngã ba, qua chỗ đông người, ông ta lại dậm mấy cái: Keng… keng… keng… keng…
  3. Keng… keng đã là âm thanh quen thuộc của Hà Nội xưa. Đó là tiếng chuông tàu điện mà xa lâu đã trở thành nỗi nhớ. Và người ta nhớ cả cái dáng đoàn tàu, hai hoặc ba toa, sơn màu đỏ, trên nóc có cái cần sắt vắt cong, có một ròng – rọc, ấn vào dây điện được mắc ở trên, song song với đường tàu… Chiếc đầu tàu thường có hai máy ở hai đầu. Mỗi khi đến ga cuối, người phụ tàu (thường là người bán vé) lại xuống quay cái cần xe đúng 180o, từ ngược thành xuôi, hoặc xuôi thành ngược, tháo móc nối toa, quay đầu rồi lại nối lại thành cho toa sau, để đi theo chiều ngược lại…
  4. Cũng khu vực Bờ Hồ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục Tàu điện Hà Nội ngày ấy có mấy tuyến: Bạch Mai – Bưởi; Kim Liên – Yên Phụ và bờ Hồ – Hà Đông… Tuyến Kim Liên – Yên Phụ thường chỉ mắc hai toa, còn tuyến bờ Hồ – Hà Đông thường mắc ba toa. Trong toa là hai dãy ghế dài. Những chuyến tàu đông, người lên sau thường phải đứng. Những ô cửa sổ, có cửa chớp kéo lên, kéo xuống được dọc theo toa… Hai đầu toa là lối lên xuống, mỗi lối có hai bậc, có tay vịn mạ kền bóng ngời, để mọi người dễ đi vào hoặc xuống tàu… Người bán vé có cái cặp bằng da, trên để những xấp vé dài khoảng hai ngón tay khép lại. Khi nhận tiền xong thì xé vé, đưa cho người đi tàu và lưu cuống lại… Ông ta thường ít nói, nhìn thấy ông là lấy tiền ra rồi cầm vé. Có ai hơi mải chuyện hay lơ đãng là ông vỗ vai nhẹ một cái là khách hiểu ý ngay…
  5. Những "kẻ" trốn vé Tôi thường được đi tàu điện với mẹ vào những ngày chủ nhật… Hoặc bà lên chợ Bưởi, chợ Đồng Xuân, mua hoa quả, cây cảnh, chim cảnh về cho cha tôi, hoặc lên Bạch Mai, thăm nhà chị gái tôi rồi rẽ vào chợ mua đậu Mơ và xách theo con cá quả cùng những mớ rau cải làm bữa cơm chiều… Cũng có khi tôi theo chị đi tàu lên Yên Phụ rồi ghé nhà thuyền hồ Tây, bơi pê-rít-xoa trong chiều mùa thu. Giáp Tết, tôi mặc áo lương, đội mũ cát, đem quà tết cùng cha tôi lên chúc tết thầy đốc học, nhà ở gần chợ Đồng Xuân. Sau đó, cha tôi dẫn tôi chơi chợ, ăn quà, và mua sắm mấy thứ cần thiết cho ngày Tết Nguyên đán…
  6. Và quen lệ, không năm nào, Người không xách về một bát hoa thủy tiên bán ngay tại chợ. Và bưng lên tàu với sự ưng ý và trân trọng khác thường… Tuyến tàu điện Bờ Hồ đông khách. Đội mũ cối thời ấy là mốt, chưa hẳn là bộ đội. Những năm học tiểu học, thời đảo chính, Nhật hất cẳng Pháp, 9-3-1945 tôi phải chuyển trường lên tận Bạch Mai, nên hôm nào tôi cũng phải đi về bằng tàu điện… Những chuyến tàu theo tuyến cứ cần mẫn đi qua các phố quen thuộc từ mờ sáng cho đến tận 22h đêm, đã như một người thân của những khu phố và Hà Nội xưa, không thể nào quên được. Và tiếng chuông tàu điện keng…keng quen thuộc đã trở thành một biểu trưng, bằng âm thanh
  7. của Hà Nội như những biểu trưng khác: Tháp Rùa ở hồ Gươm, Khuê Văn Các ở Văn Miếu và cột cờ ở gần thành Cửa Bắc… Những năm chống Mỹ, tàu điện vẫn còn. Tàu điện vẫn đi về trên các tuyến. Chỉ khi còi báo động nổi lên, thì cả người Whatman, người bán vé và hành khách đều xuống tìm nơi trú ẩn… Khi báo yên lại cùng lên tàu và tàu khởi hành. Keng… keng… keng… keng… Những tiếng chuông tàu điện ấy còn theo dọc Trường Sơn đến những
  8. chiến trường Nam – Bắc, của những chàng trai Hà Nội, đi B, đi C, mỗi khi nhớ về đô thành khói lửa… Và khi được dịp về phép, thế nào họ cũng phải leo lên tàu điện làm một chuyến ngao du, lên Bưởi, xuống Bạch Mai, hoặc vào tít Hà Đông rẽ vào chợ, chén món chả nhái ăn với bún cho thật đã rồi mới quay về. Bây giờ thì tàu điện đã không còn thích hợp nữa khi cứ nghênh ngang chạy giữa đường như thế. Xe buýt đã được thay thế. Nhưng những người đã gắn bó với Hà Nội nhiều năm, làm sao quên nổi tiếng chuông và những chuyến tàu màu đỏ, chạy qua phố xá của Hà Nội xưa…
  9. Tàu điện tuyến chợ Đồng Xuân Sau 1975 đã lâu, phụ nữ đã mặc "đồ bộ" như Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2