intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHU CẦU VITAMIN CỦA CÁ RÔ PHI

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

81
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến trong ao hồ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, xếp hàng thứ 3 trong nghề nuôi cá có vảy với tốc độ phát triển hàng năm khoảng 11.5%. Sản lượng toàn cầu của nghề nuôi cá rô phi tăng 4 lần kể từ 1984, khoảng 550 327 tấn lên 2 543 017 tấn, chiếm 4.28% tổng sản lượng ngành cá có vảy năm 2004. (FAO, 2004) Cá rô phi nhanh lớn, có sức chống chịu tốt với bệnh tật, sức sinh sản cao và thích ứng được với sự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHU CẦU VITAMIN CỦA CÁ RÔ PHI

  1. NHU CẦU VITAMIN CỦA CÁ RÔ PHI Rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến trong ao hồ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, xếp hàng thứ 3 trong nghề nuôi cá có vảy với tốc độ phát triển hàng năm khoảng 11.5%. Sản lượng toàn cầu của nghề nuôi cá rô phi tăng 4 lần kể từ 1984, khoảng 550 327 tấn lên 2 543 017 tấn, chiếm 4.28% tổng sản lượng ngành cá có vảy năm 2004. (FAO, 2004) Cá rô phi nhanh lớn, có sức chống chịu tốt với bệnh tật, sức sinh sản cao và thích ứng được với sự biến động của các yếu tố môi trường. Cá rô phi nuôi chủ yếu thuộc 2 giống: Tilapia- ăn mồi cỡ lớn, đẻ trứng đáy và Oreochromis - ăn mồi cỡ nhỏ và ngậm trứng. Các loài được nuôi phổ biến là O.niloticus, O. aureus, loài lai giữa O. niloticus và O.aureus, O. mossambicus và Tilapia zilli. Ở loài ngậm trứng, con cái chậm lớn và có kích thước nhỏ nên thường áp dụng hình thức nuôi đơn tính đực. Vì vậy việc xác định giới tính của cá nuôi, và phương pháp điều chỉnh giới tính bằng thủ công, chuyển giới bằng xử lí hormone hoặc lai giống là rất quan trọng. Ban đầu, cá rô phi được nuôi quãng canh với mật độ vừa phải trong ao có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, nhu cầu Vitamin của cá chủ yếu được đáp ứng thông qua nguồn thức ăn tự nhiên. Khi nghề nuôi cá rô phi phát triển, hình thức nuôi quãng canh truyền thống được thay thế bằng mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh, nguồn vitamin từ thức ăn tự nhiên không còn đáp ứng đủ nhu cầu mà phải được cung cấp thông qua thức ăn công
  2. nghiệp. Nghiên cứu về nhu cầu vitamin của cá rô phi bắt đầu năm 1982, cho đến nay, gần như toàn bộ nhu cầu vitamin của đối tượng này đã được định lượng. Bảng 1: Nhu cầu Vitamin của cá rô phi…. Nhóm Vitamin tan trong nước: Thiamin (B1): Trong mô động vật, Thiamin thường ở dạng di-phosphate như thiamin pyrophosphate (TPP). TPP là một cofactor (chất phi Protein, có vai trò quan trọng trong hoạt động của Enzyme) quan trọng cho một số phản ứng sản sinh năng lượng bao gồm: phản ứng khử hợp chất hữu cơ giải phóng CO2 và phản ứng có transketolase xúc tác. Dấu hiệu thiếu B1 trên cá điêu hồng lai (O.mossambicus × O.niloticus) giai đoạn giống nuôi ở nước mặn 32%0 là tăng trưởng giảm, hiệu quả sử dụng thức ăn kém và tỉ lệ hồng cầu trong máu thấp. Hàm lượng thiamin yêu cầu là 2.5 mg/kg thức ăn (Lim và LeaMaster, 1991). Riboflavin (B2): Riboflavin có nhiều trong các nguyên liệu động và thực vật, riboflavin thường tạo phức với protein như flavin nucleotide. Trong tế bào, flavin mononucleotide và flavin adenine dinucleotide thường liên kết với các thành phần hữu cơ khác tạo thành flavoprotein (chất có liên quan đến quá trình chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate). Trong các phức hợp enzyme, riboflavin đóng vai trò như chất trung gian vận chuyển electron cho phản ứng oxy hóa khử sinh học.
  3. Cá rô phi không được cung cấp đủ riboflavin có dấu hiệu biếng ăn, tăng trưởng chậm, tỉ lệ chết cao, mòn vây, màu sắc không bình thường, còi cọc, đục thủy tinh thể. Nhu cầu riboflavin cho cá O.aureus giai đoạn giống, nuôi trong nước ngọt là 6 mg/kg thức ăn (Soliman và Wilson 1992), cho cá lai O.mossambicus × O.niloticus nuôi ở nước mặn 32 ppt là 5 mg/kg thức ăn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2