intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhức đầu khi mang thai

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

128
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

i Bị đau đầu là hiện tượng phụ nữ hay gặp phải khi mang thai, đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên (3 tháng đầu). Nếu trước đây bạn thường dễ bị đau căng đầu thì thời kỳ mang thai có thể làm cho vấn đề này trầm trọng hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhức đầu khi mang thai

  1. Nhức đầu khi mang thai Bị đau đầu là hiện tượng phụ nữ hay gặp phải khi mang thai, đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên (3 tháng đầu). Nếu trước đây bạn thường dễ bị đau căng đầu thì thời kỳ mang thai có thể làm cho vấn đề này trầm trọng hơn. Bị đau đầu là hiện tượng phụ nữ hay gặp phải khi mang thai (google image) Một nguyên nhân không khiến bạn lo lắng được dự đoán là do sự thay đổi về nội tiết tố diễn ra trong cơ thể khi mang thai. Ngoài ra, một số thủ phạm tiềm tàng khác bao gồm thiếu ngủ hoặc mệt mỏi nói chung, tắc nghẽn xoang, dị ứng, mỏi mắt, căng thẳng, trầm cảm, đói, và thiếu nước.
  2. Đối với phần lớn phụ nữ mang thai, đau đầu có xu hướng giảm hoặc thậm chí biến mất trong giai đoạn thai kỳ thứ hai, khi các hormon trở nên ổn định và cơ thể đã quen với sự thay đổi này. Những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng đau đầu khi mang thai gồm: - Đường huyết dao động: lượng đường máu dao động khi cơ thể bạn đang cố gắng để cung cấp glucose cho em bé. Giải pháp: Ăn thường xuyên, chia nhỏ các bữa ăn và bao gồm ít nhất một lượng nhỏ protein, như một ly sữa, ở mỗi bữa ăn. - Mất nước: Trong thời gian mang thai của bạn, bạn có thể đi tiểu thường xuyên hơn, mất nước do nôn mửa. Bạn cần nhiều nước hơn khi bạn đang mang thai. Giải pháp: Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây và rau
  3. quả. - Luôn đảm bảo môi trường của bạn được trong lành đến mức có thể. Phòng quá nóng cũng có thể gây ra đau đầu. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng nhà và không gian làm việc của bạn có đủ ánh sáng tự nhiên. - Stress: tiếng ồn, nhiều căng thẳng trong công việc có thể gây ra nhức đầu. Giải pháp: Hãy nghe nhạc nhẹ nhàng, duy trì giấc ngủ thường xuyên và tận hưởng những ngọn nến thơm mùi hoa oải hương. - Caffeine: Hầu hết các chuyên gia cho phụ nữ có thai nên tránh cà phê và hạn chế tiêu thụ cà phê đến từ 150 đến 300 mg mỗi ngày, tương đương với khoảng hai tách cà phê. Giải pháp: Dần dần cắt giảm sử dụng cà phê của bạn. - Nội tiết tố thay đổi: Dưới ảnh hưởng của nồng độ nột tiết
  4. tố cao hơn, các mạch máu sẽ co lại và gây ra đau đầu. Giải pháp: Hãy cố gắng thư giãn và ngừng các chất có nicotine, rượu và tiêu thụ cà phê. Thả bộ ngoài công viên hoặc nơi có không khí trong lành yên tĩnh. Nghỉ ngơi (nhưng không quá lâu, đôi khi nằm nhiều quá khiến cơ thể bạn thêm mệt mỏi). Thiền và yoga là hai cách để giúp bạn thư giãn và giảm các cơn nhức đầu căng thẳng. Hãy thử nằm xuống trong một căn phòng tối yên tĩnh kê chân lên, nghỉ ngơi 10 đến 15 phút. Bạn cũng có thể điều trị bằng châm cứu được xem là an toàn khi mang thai. Có thể dùng loại thuốc giảm đau nào? Paracetamol (acetaminophen) là loại thuốc an toàn khi mang thai, bạn có thể uống theo chỉ dẫn trên nhãn. Nhưng hầu hết các loại thuốc giảm đau đầu khác, chẳng hạn như aspirin và ibuprofen…, không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc bạn có thể dùng nếu bạn hay bị đau nửa đầu nghiêm trọng.
  5. Khi bạn nên đi khám? Khi bạn có những triệu chứng sau: - Bạn đang trong giai đoạn thai kỳ thứ 2 hoặc 3 và bị nhức đầu nặng hoặc lần đầu tiên bị đau đầu; có thể hoặc không kèm với các thay đổi về thị lực, đau nhói ở thượng vị (phía trên bụng), tăng cân đột ngột hoặc sưng (phù) ở bàn tay hay trên mặt - Đau đầu đi kèm với sốt và trặc cổ. - Bạn bị đau đầu bất ngờ, đau dữ dội làm bạn thức giấc khi đang ngủ, đau đầu không dứt, hoặc cảm giác đau đầu không giống như các lần trước đây. - Bạn bị đau đầu sau khi ngã hoặc bị đập đầu. - Đau đầu của bạn trở nên tệ hơn và đi kèm với triệu chứng khác như mờ hoặc rối loạn thị giác khác, buồn ngủ, tê tay
  6. chân hoặc không tỉnh táo. - Bạn bị nghẹt mũi, kèm theo đau, căng bên dưới mắt hoặc phần nào đó của mặt, thậm chí đau răng. Bạn có thể bị nhiễm trùng xoang và cần được điều trị bằng kháng sinh. Theo Benconmoingay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2