YOMEDIA
ADSENSE
Những chùm tia thần kỳ
73
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Vào gần nửa đêm ngày 8.11.1895, giáo sư William Konrad Roentgen người Đức đã làm một cuộc khám phá bất ngờ nhất lịch sử khoa học: chùm tia phát sáng trong phòng thí nghiệm, ông gọi là tia X.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những chùm tia thần kỳ
- Những chùm tia thần kỳ Vào gần nửa đêm ngày 8.11.1895, giáo sư William Konrad Roentgen người Đức đã làm một cuộc khám phá bất ngờ nhất lịch sử khoa học: chùm tia phát sáng trong phòng thí nghiệm, ông gọi là tia X. Chùm tia mầu nhiệm. Sáu tuần sau, Roentgen mời vợ đến labô và ghi hình các xương bàn tay trái của bà có đeo nhẫn cưới. Đây là một trong những tấm ảnh nổi tiếng nhất trong lịch sử nhiếp ảnh, hai tuần sau ông nổi tiếng khắp thế giới. Bàn tay làm rung chuyển thế giới. Ứng dụng y học được bắt đầu ngay và hình ảnh gãy xương đầu tiên được chụp vào tháng giêng 1896. Các nhà khoa học thi nhau cải tiến các hình từ tia X. Họ tha hồ sản xuất các tia X vì Roentgen không đăng ký quyền sở hữu phát minh. Ông nghĩ là khám phá của mình thuộc về mọi người. Một năm sau công bố, có hơn 1.000 bài viết về tia X trên toàn thế giới. Sáu năm sau, uỷ ban Nobel trao tặng Roentgen giải thưởng Vật lý đầu tiên. Cơ thể con người trở nên trong suốt. Roentgen cho mọi người thấy xương bàn tay của Bertha vợ ông. Nay thì tia X khiến cơ thể con người trong suốt. Hình
- ảnh học đã mở rộng mắt của các nhà khoa học về sự sống và của các thầy thuốc. Xương và bộ xương lập tức thấy được. Các prôtêin còn là hộp đen cho tới khi có phương pháp khuếch tán dùng tia X tiếp cận. Kính hiển vi điện tử giúp nhìn thấu thế giới vi thể mới lạ và đẹp đẽ của tế bào. Bộ óc, cơ quan phức tạp nhất của chúng ta nhờ có máy tia X cắt lớp điện toán (CT) và máy cộng hưởng từ MRI mới hiển hiện rõ ràng trước mắt các nhà nghiên cứu, các bác sĩ. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục giở màn bí mật của sự sống của chúng ta trong thế giới này – giống như cầm ngọn đuốc để soi rõ sự thật. Ánh sáng xanh trong đêm tối. Bà Marie Curie có thói quen giữ vài ống radium trong túi áo và trong các hộc tủ bàn làm việc. Về đêm chất này phát ánh sáng màu xanh lợt rất đẹp. Có thể hiểu được lòng nâng niu và niềm vui của người mất bao công sức để có được chất phát tia này. Kiên trì gian khổ cặp vợ chồng tìm ra hai chất polonium và radium. Radium tiếng Latin có nghĩa là tia. Chính Marie dùng từ radioactivité để chỉ sự phát tia (phóng xạ). Radium phát sáng và phát nhiệt, chứa đựng những bí ẩn lớn lao và hứa hẹn bao khám phá ly kỳ. Chỉ mới trăm năm thôi. Tia X và chất radium mở ra kỷ nguyên mới. Xạ trị là dùng các chùm tia để điều trị ung thư. Tia X được dùng rất sớm. Nhiều dạng của radium được đưa vào sử dụng. Về sau có thêm Cobalt 60 và Cesium 137. Rồi các máy xạ trị gia tốc ra đời. Liệu pháp gamma. Ernest Rutherford đã nghiên cứu và đặt tên cho hai chùm tia alpha và bêta phát ra từ chất thorium vào năm 1899. Chính ông cũng đặt tên cho chùm tia gamma phát từ radium. Chất này phát ra cả ba loại chùm tia. Riêng gamma có sức xuyên thấu mạnh dùng điều trị ung thư. Cobalt 60, Cesium 137 đều phát tia gamma. Vì thế có tên gọi là liệu pháp gamma. Máy xạ trị đặc biệt dùng cho các bướu lành và ung thư ở não có tên là dao gamma.
- Có trên trăm nguồn Cobalt 60 phát ra các tia gamma tụ về đúng khối bướu cho hiệu quả chính xác như là mổ bằng lưỡi dao. Đó hoàn toàn là xạ trị liệu pháp gamma. Tia X ngày một thần diệu. Mới hơn trăm năm mà xạ trị với tia X đã có những bước nhảy vọt. Năm 1922 bắt đầu với các tia X gọi là quy ước, năng lượng cao chỉ với 200Kv, 1937 có các máy tia X mạnh hơn (năng lượng một MV, một triệu volt). Rồi thêm phép lạ: máy xạ trị gia tốc thẳng (LINACS – Linear accelerators) năng lượng siêu thế từ 4– 18MV. Linac là thiết bị dùng các sóng từ trường năng lượng cao để làm gia tốc các hạt electron đến năng lượng thật cao xuyên suốt ống thẳng, đến đập vào một bia chắn để tạo ra chùm tia X năng lượng thật lớn có sức xuyên thấu mạnh các khối ung thư nằm sâu. Hiện nay có đủ loại gia tốc năng lượng thấp vừa và cao để tuỳ nghi sử dụng. Không chỉ dùng tia X, máy này cũng dùng được chùm tia electron gia tốc, có lợi thế trong điều trị các khối bướu nằm gần da. Máy tia X cắt lớp điện toán (CT) cho các hình ảnh chính xác của khối bướu giúp bác sĩ và kỹ sư tính toán liều tia, cho xạ trị phép thần thông mới: tia mạnh hơn có thể xuyên thấu sâu hơn, có thể dừng tia đúng chỗ, né mô lành, tìm mô ác, hiệu quả tuyệt diệu. Hai máy gia tốc LINAC của bệnh viện Ung bướu TP.HCM có năng lượng cao đến 23MV và định kế hoạch xạ bằng CT. GS.BS Nguyễn Chấn Hùng Ngàn năm bia miệng tràn đầy kính yêu
- Từ những năm 1970, là nội trú rồi giảng viên ngành ung thư, tôi đã được dạy cách dùng radium. Thầy tôi kể chuyện lượng radium này là của bà Marie Curie cho trong thời Pháp thuộc. Mang tấm tạp dề chì nặng khoảng năm ký lô, đặt những ống radium vào trong cơ thể người bệnh để điều trị ung thư cổ tử cung. Kỹ thuật lúc đó còn thô sơ, nhưng bao nhiêu người bệnh đã hưởng được thành quả của liệu pháp Curie này. Gặp lại các “bà nội, bà ngoại” nhắc lại chuyện xưa, tôi mới nhớ ra là người bệnh của mình, lòng rất vui. Từ năm 2000, bệnh viện Ung bướu TP.HCM dùng phương pháp hiện đại, an toàn hơn, hiệu quả hơn để thay thế radium. Đây vẫn là liệu pháp Curie. Mỗi khi tôi chạy xe ngang trường Marie Curie đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì tôi nhớ nhà khoa học nữ sáng chói của thế kỷ 20, tràn đầy lòng yêu thương con người. Người phụ nữ với hai giải Nobel. Sinh tại Warsaw, Ba Lan đến Paris để học toán, hoá và vật lý. Marie gặp Pierre Curie, dạy vật lý tại đại học Paris. Hai người cưới nhau, thành bộ đôi nghiên cứu. Họ chia giải thưởng Nobel Vật lý vào năm 1903 với Henri Becquerel người Pháp tìm ra tính phóng xạ tự nhiên. Pierre qua đời năm 1906 vì tai nạn. Dù đau đớn Marie Curie kiên trì nghiên cứu được trao giải Nobel Hoá học năm 1911. Cao danh vọng dày gian nan. Một đời cống hiến lớn lao, đầy vinh quang và cũng chịu nhiều khổ đau. Là nữ giáo sư đầu tiên của đại học Sorbonne thế chỗ của chồng, lại không được vào viện Hàn lâm khoa học vì là phụ nữ và bị cho là người Do Thái. Có điều tiếng xầm xì về mối quan hệ tình cảm giữa Marie và Paul Langevin, học trò cũ của Pierre Curie. Lớn hơn Langevin năm tuổi Marie bị kẻ thù mô tả như là người phụ nữ phá hoại gia cang. Uỷ ban Nobel gợi ý Marie Curie từ chối phần thưởng. Bà vẫn tới Stockholm nhận giải “vì công trình khoa học chớ
- không phải lý do gì khác”. Sau đó bà suy sụp hoàn toàn phải lánh xa mọi người. Một năm sau người phụ nữ kiên cường hồi phục: “Không có gì có thể làm ta ngã quỵ”. Marie Curie là người tiên phong nghiên cứu dùng tia X và radium để điều trị ung thư lại chết vì ung thư máu ở tuổi 67. Tiếp xúc nhiều và thường xuyên các tia phóng xạ là nguyên nhân gây bệnh. Marie Curie đã góp phần xây dựng mô hình thế giới thế kỷ 20 và 21, cả về khoa học lẫn xã hội. Rể và con gái là Irène Joliot Curie nhận giải Nobel Hoá học năm 1935 do khám phá chất phóng xạ nhân tạo. Con gái Eve Curie viết tiểu sử rất hay về mẹ mình. Chồng của Eve là H.R. Labouisse thay mặt quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc nhận giải Nobel Hoà bình năm1965. Thật là “một đại gia đình Nobel”. Cũng có một sự đau thương: Irène Curie đã qua đời vì ung thư máu do một tai nạn phóng xạ trong labô. Tôi được viếng đền Panthéon tại Paris và chiêm bái đôi bạn đời vĩ nhân. Ông bà Curie được cải táng tại đây vào năm 1995 trước sự hiện diện của tổng thống Pháp và Ba Lan. Marie là người phụ nữ đầu tiên nhận vinh dự này. Bà không chỉ là công dân của hai nước, bà là của toàn thể nhân loại.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn