intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những chuyện đời thường quanh ta 2

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những chuyện đời thường quanh ta 2 Nghĩa khí “người ở đáy sông" Què cụt vậy sao không đi bán vé số hay bắt chước người ta đi… ăn xin? Lặn giỏi vậy sao không đòi tiền công cao cao một chút?”… Nhiều người thường hỏi anh Hồ Văn Tân, tự “Tân què” như thế khi ròng rã gần 30 nay, anh mang cái chân teo và cây nạng gỗ đi khắp các nhánh sông lặn hụp mò phế liệu, trục vớt ghe tàu, nông sản và cả người chết đuối với sự tận lòng hiếm thấy của một người không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những chuyện đời thường quanh ta 2

  1. Những chuyện đời thường quanh ta 2 Nghĩa khí “người ở đáy sông" Què cụt vậy sao không đi bán vé số hay bắt chước người ta đi… ăn xin? Lặn giỏi vậy sao không đòi tiền công cao cao một chút?”… Nhiều người thường hỏi anh Hồ Văn Tân, tự “Tân què” như thế khi ròng rã gần 30 nay, anh mang cái chân teo và cây nạng gỗ đi khắp các nhánh sông lặn hụp mò phế liệu, trục vớt ghe tàu, nông sản và cả người chết đuối với sự tận lòng hiếm thấy của một người không tủi hờn con Tạo mà ngược đời thay, lại rất có trách nhiệm với cuộc đời này… “Làm vậy giang hồ ai coi!” Trầm mình nửa ngày trong nước, anh mới trục vớt xong chiếc ghe. Tân thường trả lời mọi người bằng một câu gọn lỏn như vậy. Đáp lại những câu hỏi hơi tò mò nhưng đầy tình cảm kiểu nhà quê đó, anh hay đem cái nghĩa khí giang hồ hảo hớn không biết học được ở đâu ra lý giải. Vậy mà dân khu mé sông ai nghe cũng lọt lỗ tai. Bởi nó không hề lên gân mà được bảo chứng bằng những tháng năm dài thằng Tân què cực nhục ở đầu sóng ngọn gió với bảy nhánh sông quê họ. Tân sinh ra ở Huế. Mới 3 tuổi, anh bị sốt bại liệt. Thế là thành Tân què. Cả gia đình đùm túm nhau lội tuốt vô vùng kinh tế mới xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tìm kế sinh nhai.
  2. Rồi cha Tân mất. Mấy mẹ con dạt về chợ Phụng Hiệp. Đất lạ qu ê người, thân tật nguyền côi cút, nhà rách hơn tổ đỉa, ai nhìn vô cũng chắc mẩm thằng Tân què thể nào rồi cũng theo “kiếp cầm ca” (ăn xin) cho mà coi. Ai dè thằng nhỏ “sĩ diện” ác, tự vay tiền, chống nạng lết ra bến xe bán bánh mì, bánh cam. Năm 16 tuổi, một lần đang tha thẩn ngoài bến sông, Tân thấy một ghe khoai mì lật úp. Không chắc mình có lặn được hay không nhưng tiếng la thảm thiết của người chủ ghe nghe đứt ruột, Tân quăng nạng lao xuống dòng nước xoáy. Lần đó, Tân cứu được cả ghe và người. Anh chuyển luôn sang nghề trục vớt với suy nghĩ: “Bán vé số thì trăm thằng bán được. Bán bánh mì thì ngàn thằng làm được. Còn lặn ngụp cứu người thì ai đủ gan, đủ liều mới làm thôi”. Gửi mạng cho…hà bá Một chiếc ghe như thế, với anh vẫn còn là niềm mơ ước. . Đến bây giờ, khi đã hành nghề gần ba chục năm ròng, Tân càng thấm chịu cái lý của người xưa. Ông bà nói cấm có sai: “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, không gì bạo liệt mà cực nhục bằng nghề ăn bòn của rừng, của sông. Người làm nghề lặn chỉ nắm trong tay 3 phần sống, 7 phần còn lại đem gửi cho hà bá, thủy tề. Sau lần trục vớt ghe khoai một cách ngẫu hứng và nghiệp dư, Tân dọn ra ở hẳn bên mé sông, bắt đầu tính chuyện hành nghề chuyên nghiệp. Anh vay nợ để mua chiếc máy koler (món nợ này 3 năm sau anh mới trả hết), liên kết với dân vạn đò trên bến và mấy tay chuyên mò phế liệu để nhận trục vớt những ghe tàu to, kể cả sà lan. Đồ nghề lặn của anh cực kỳ thô sơ: chỉ có đoạn dây thừng, ống dây dẫn hơi dài chừng 40 - 50m và một cái mỏ neo bằng sắt.
  3. Khó nhất là trục ghe tàu lớn có trọng tải từ 100 tấn trở lên. Chiếc ghe 100 tấn cần 30 thùng phuy làm phao mới đủ sức nổi. Trước tiên, Tân bơm nước vô đầy phuy. Phuy chứa 200 lít nước đồng nghĩa với việc nặng khoảng 200 kg. Sau đó anh dùng dây thừng buộc phuy nước vô đùi rồi chìm dần xuống đáy. Xuống tới đáy, anh phải dùng sức của mình vần phuy nước tới cột vô chiếc ghe chìm. Vần hết số thùng phuy xuống đáy, anh nín thở và dùng ống hơi đang ngậm trong miệng thông vào miệng phuy để truyền hơi tống nước ra, đến khi không nín thở được nữa thì lại rút ống hơi để vô miệng mình. Trầy trật, lâu lắc như thế với hàng trăm, hàng ngàn lần chuyển ống, anh mới truyền đầy hơi cho ngần ấy thùng phuy. Chiếc phuy trở thành cái phao từ từ nổi lên mặt nước, mang theo xác ghe chìm.. Quần quật từ đầu hôm đến gần sáng, lúc trở lên bờ, mặt mũi Tân đỏ bầm, mắt sưng húp lên như bị đánh. Hỏi ra mới biết cặn dầu, nhớt còn sót trong mấy thùng phuy đã trào ra nhuộm thấm cả người anh. Tân lấy sình non đắp lên mặt, lấy khăn rằn quấn chặt lại mới chịu nổi sức nóng. Cả tháng trời sau, người anh vẫn đỏ vằn như tôm luộc. Ngồi giảng giải cho tôi về các công đoạn lặn của mình, Tân cười ha hả: “Làm nghề này, có cái lặn vì tiền, có cái lặn vì nghĩa. Có khi tui “chơi” chiêu này độc lắm. Thấy hai chiếc ghe đụng nhau chìm, tui đòi tiền công thằng ghe lớn thiệt mắc rồi cho lại thằng ghe nhỏ nghèo rớt mùng tơi. Lần lặn vớt chiếc ghe muối của vợ chồng ông thương binh cụt chân, tui không lấy tiền công. Mình chống nạng đi rồi mà họ vẫn còn ngồi lạy”.
  4. 30 năm trời, Tân không nhớ mình đã lặn xuống sông bao nhiêu lần, trục được bao nhiêu ghe xuồng, cứu được bao nhiêu người và vớt được bao nhiêu xác chết. Anh cười mà như khóc, nói: “Ngộ, nhiều lúc nghĩ lại thấy sao mạng mình lớn thiệt. Một lần vuột ống dây tưởng chết mà không chết. Một lần cùng lặn với thằng chiến hữu, nó chết bất đắc kỳ tử, công an nghi mình giết nó lúc ở dưới nước, bắt giam mình 4 ngày. Tới chừng người ta mổ xác mới thấy có tép tỏi nghẹt trong cuống họng. Thì ra nó ngậm tỏi để lặn cho lâu… Làm cái nghề sống nay chết mai này, thương nhau còn không hết nói gì tới chuyện giết chóc…”. Giấc mơ có hình chiếc ghe Thằng Cường, 19 tuổi, nhà bán quán ở mé sông sợ tôi không tin vào những “chiến công hiển hách” mà “sư phụ” của nó làm được, cứ rù rì: “Em theo ổng đi lặn nhiều lần rồi. Tận mắt em thấy chiếc cà rá, cọng dây chuyền nhỏ xíu mà ổng cũng mò được, đem lên cho chủ ghe hổng sót thứ gì. Gặp mấy thằng khác là nó đút túi luôn”. Hiếm có ai sống đời lang bạt kỳ hồ, không cửa nhà, không người thân, thường xuyên chẳng có đồng bạc dính túi mà nghĩa khí được như anh. Mấy chục năm rồi, Tân ngủ nhờ trên mấy sạp rau, hiên nhà sát mé nước. Bữa nào nước lớn ngập hiên là coi như ngủ đứng. Cả tháng nay anh ăn c ơm chịu, mỗi ngày chỉ dám ăn bữa sáng, bữa chiều trệu trạo nhai bánh mì không thay cơm. Dì Ba, má thằng Cường thì phân trần: “Thấy ổng ngày đêm thui thủi một mình, tui tính “mần mai” cho một đám. Ổng gạt ngang gạt ngửa, nói mình thân có một
  5. giò, ai nhảy vô chỉ khổ đời người ta”. Biết tôi là người viết lách, dì Ba kéo ghế ngồi sát rạt rồi nhắn nhủ nguyên văn như vầy: “Mấy cô mấy chú về trển đăng báo, nói người ta cho ổng chiếc ghe đi. Ghe bự bự cho nó vững để ổng còn đi giúp người. Ổng toàn phải mướn đò đi mần, nhiều bữa lỗ sặc máu, hổng tiền ăn cơm”. Tạm biệt bến sông Ngã Bảy, về thành phố, tôi mang theo giấc mơ có hình chiếc ghe của bà con mé sông, mang theo cả hình ảnh bến sông lộng gió có người đàn ông cô độc ngồi lặng bên mé nước. Không biết chừng nào giấc mơ đó mới thành sự thật. Nghe đâu đài truyền hình tỉnh có đến quay phim rồi hứa tặng xuồng cho anh mà chờ hoài hổng thấy…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1