Những chuyện đời thường quanh ta 7
lượt xem 10
download
Những chuyện đời thường quanh ta 7 Lớp học cuối bãi sông Hồng Thuỳ Dương đang dạy những đứa trẻ nghèo xóm bãi Cuối con ngõ ngoằn nghoèo bãi Phúc Xá, giáp bờ bãi sông Hồng (Hà Nội) có một lớp học tình thương của những sinh viên tình nguyện, học trò là bọn trẻ nghèo, lang thang dưới gầm cầu Long Biên... Lớp học lên bờ 7h tối, bọn trẻ trong xóm Phúc Xá ríu rít rủ nhau... đi học. Lớp học là khoảng sân đầu hồi nhà một người dân, được nhóm sinh viên tình nguyện (SVTN) mượn, quây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những chuyện đời thường quanh ta 7
- Những chuyện đời thường quanh ta 7 Lớp học cuối bãi sông Hồng Thuỳ Dương đang dạy những đứa trẻ nghèo xóm bãi Cuối con ngõ ngoằn nghoèo bãi Phúc Xá, giáp bờ bãi sông Hồng (Hà Nội) có một lớp học tình thương của những sinh viên tình nguyện, học trò là bọn trẻ nghèo, lang thang dưới gầm cầu Long Biên... Lớp học lên bờ 7h tối, bọn trẻ trong xóm Phúc Xá ríu rít rủ nhau... đi học. Lớp học l à khoảng sân đầu hồi nhà một người dân, được nhóm sinh viên tình nguyện (SVTN) mượn, quây cao cho kín gió. Đủ các lớp, từ lớp một đến lớp năm, rồi cả lớp sáu, lớp bảy; tổng hợp tất cả các môn học như toán, tiếng Việt, chính tả đến tiếng Anh, tập vẽ. Tranh thủ lúc cô giáo chưa đến, bọn trẻ rôm rả ngồi nói chuyện, đố bài tập. Cậu bé Đoàn, 15 tuổi quê Ba Vì - Hà Tây nhanh nhảu khoe: "Hôm nay em kiếm được 30 nghìn". Đoàn ở với người anh trai. Hai anh em Đoàn ra Hà Nội đã được gần 5 năm, anh bán nước, em đánh giày, hằng tháng lại gửi tiền tiết kiệm về giúp mẹ chăm sóc bố bị bệnh ở quê. Lớp học vì người nghèo của nhóm SVTN (do Báo Sinh viên Việt Nam tổ chức) có từ hơn bốn năm trước. Khi đó, nơi dạy chính là trong những khoang thuyền, nhà nổi dập dềnh trên dòng sông Hồng đỏ quạch. Học sinh là những đứa trẻ lang thang, đi lượm ve chai, nhặt rác, đánh gi ày, thậm chí có cả đứa chuyên đi rạch bao
- lấy trộm củ, quả đem bán. Chúng theo bố mẹ, anh chị, người cùng làng rời vùng quê cằn cỗi, đến đây kiếm kế sinh nhai. Nhóm trưởng Nguyễn Thuỳ Dương, người Hà Nội (SV Trường ĐH Mở HN và CĐ Du lịch HN) kể về những nhọc nhằn ngày đầu đến với xóm bãi: "Những ngày đầu đến dạy, bọn mình phải đến từng nhà một, khuyên nhủ, giải thích, xin bố mẹ bọn trẻ dành thời gian cho chúng để nhóm tình nguyện đến dạy. Có gia đình còn cấm không cho con học vì chúng là một "nhân lực" kiếm tiền. Có em 12 tuổi, cho đọc một đoạn văn mà đánh vần mất hơn... một tiếng". Học trên thuyền, trên nhà nổi phải đi bộ qua cánh bãi dài không tiện cả về không gian, tư thế ngồi học; phải đến từng "nhà" một dạy, không có chỗ để tập trung bọn trẻ. Bàn học là những mảnh gỗ kê làm giường, ghế là mặt sàn; về thời gian, nhóm chỉ dạy được sáng thứ bảy và chủ nhật. Trăn trở, Dương cùng hai người bạn là Khánh và Bảo vất vả đi tìm, mượn được đầu hồi nhà của một người dân cuối ngõ. Từ ngày lớp học... lên bờ, thời gian dạy cũng dày hơn, cả sáng, chiều, tối. Nhóm vì người nghèo có chín người, thay nhau dạy. Người học sáng dạy chiều, học chiều dạy sáng, vừa học vừa làm dạy buổi tối nhưng tất cả đều nhiệt tình, hăng say. Thuỷ - SV năm cuối khoa Đông phương học, Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn Hà Nội vừa hướng dẫn cho bé Dương tính nhẩm từng phép toán, vừa quay sang bé Hoa dạy từng từ mới tiếng Anh. Tối thứ ba nào Thuỷ cũng bắt xe buýt, đến từ rất sớm để "đỡ nhớ và sợ bọn trẻ mất một buổi học". Bên cạnh Thuỷ
- là Kiên - năm thứ ba khoa Công nghệ - ĐH Quốc gia HN; Minh, năm cuối Bách khoa, Hải Yên năm thứ ba ĐH Luật, Trang, Ngọc Anh... Dạy những đứa trẻ "vào đời" sớm hơn đi học thật không dễ dàng chút nào, nhất lại là với những người tình nguyện trẻ không một chút nghiệp vụ sư phạm, nên đòi hỏi phải "mềm dẻo" và "nhẫn nại". Dương kể: "Những buổi học đầu tiên, bọn trẻ nói chuyện, nói bậy, sỗ xược vô tư, không sợ hãi, chúng trêu cả cô. Có đứa còn hỏi: "Thế học, chị có cho tiền nh ư em kiếm hàng ngày không?", "Chị là gì mà đòi dạy em?". Lúc đấy mình phải thật nhẹ nhàng, giải thích cho chúng hiểu tại sao phải học, học để sau này đỡ khổ. Trong cách dạy, các cô phải nghĩ ra đủ cách sáng tạo để cho bọn trẻ dễ hiểu vốn sẵn chậm hiểu bởi chưa bao giờ được học. Nhiều đứa hỏi 8+9 không biết bằn g bao nhiêu, nhưng khi hỏi 8 nghìn cộng 9 nghìn đều vanh vách: Bằng 17 nghìn. Cô nín cười. Học chính tả, tiếng Anh thì cho nhìn hình viết chữ... Ngoài ra, nhóm cũng tổ chức cho bọn trẻ đi "dã ngoại, ra ngoài thăm thành phố". Như tháng 10 vừa rồi, nhóm dẫn cả lớp 25 em đi tham quan thành Cổ Loa, tháng 11 đi Bảo tàng Dân tộc học. Đứa nào đứa nấy đều hứng khởi về ti toe kể cho bố mẹ nghe những cái mà từ nhỏ đến giờ chúng mới được nhìn thấy: Ngôi nhà sàn, cái đàn t¿rưng,... Dạy cho em biết ước mơ Bãi Phúc Xá có tới 90% là dân nhập cư, chủ yếu là các tỉnh quanh Hà Nội như: Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hoá. Cuộc sống chật vật nơi đất khách thành đô, theo họ dẫu sao thì cũng còn dễ sống hơn ở quê, những đứa trẻ gồng gánh theo nghiệp mưu sinh của cha mẹ đã không cho chúng cơ hội, diễm
- phúc đến trường. Đứa may mắn không phải kiếm tiền thì cũng chỉ suốt ngày thui lủi trong "căn nhà", ngày ngày ngóng đợi tiếng còi những chuyến tàu qua... Không thể khẳng định, nhưng cũng chẳng thể hy vọng gì lớn lao về một tương lai tươi rạng, đổi đời, khác với dòng đời của bố mẹ chúng, khi bọn trẻ nhập cư lớn lên. Trong khi bãi Phúc Xá đang trở thành điểm "nóng" nhất Hà Nội về các tệ nạn xã hội: Cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, mại dâm, đánh bạc. Không phải đi học, lại không được sự chăm sóc chu đáo của bố mẹ, sống trong môi trường "xấu" như vậy ắt hẳn sẽ "ươm mầm bệnh tật" cho bọn trẻ xóm bãi. Chính không được vun đắp, nên ngay trong khát vọng, đam mê của các em cũng nhuốm màu, chìm nghỉm trong vỏ bọc không ánh sáng. Nhóm trưởng Thuỳ Dương vừa phân loại sách mà cả hội đi vận động quyên góp, rồi bỏ tiền túi ra mua thêm sách cải biên chương trình mới, xếp thành từng chồng ngăn nắp. Dương kể ngày đầu đến dạy, hỏi ước mơ của các em sau sẽ làm gì, "Nghe chúng nó trả lời mà thấy quặn lòng, xót xa!": Em ước có một quán bán nước như của mẹ. Em ước được theo bố đi bán hàng rong. Em ước được chạy xe ôm như bố để được đi... khắp nơi. Em ước được làm... Ôsin... Không có đứa nào ước được làm bác sĩ, kỹ sư, giám đốc cả... (!!!). Đó là vì từ trước đến nay, bố mẹ các em có bao giờ nói cho các em l àm giàu bằng con đường tri thức đâu. Vả lại cũng có được qua một trường lớp tử tế đâu. Lại càng không được tiếp cận với thế giới văn minh bên ngoài. Chị Nguyễn Ngọc Hoa, quê Hưng Yên, đứng trên bãi nổi ngậm ngùi: "Hai vợ chồng tôi làm cật lực
- cả tháng, ba đứa con vẫn còn bữa đói bữa no, lấy tiền đâu cho chúng theo học ở đây. Ơ đây lại còn hộ khẩu, hộ khiếc nữa chứ". Qua lớp học "tình thương", các em dần dần bớt nói hư hẳn, biết ăn nói lễ phép. Các em đã biết điều hay, lẽ phải, biết tránh những việc làm xấu, biết đùa nhau bằng những câu "bạn- tớ", không có em nào còn đi ăn trộm nữa. Đến lớp, tan học biết chào cô. Nhiều em đã biết mơ ước như em Dương, ước được làm cô giáo như chị Dương. Em Tú, ước được làm chú phi công. Đó là hai đứa bé có hoàn cảnh khá tương đồng. Dương và Tú cùng 14 tuổi, gia đình khó khăn kiệt cùng nhất. Dương, bố bỏ đi từ lúc cô bé còn nhỏ xíu. Mẹ làm nghề xe hương thuê, tháng được 600 nghìn. 300 nghìn trả tiền thuê nhà, 300 nghìn còn lại là cuộc sống cả tháng của hai mẹ con. Tú, bố bị bệnh tâm thần, cả nh à trông vào gánh hàng rong của mẹ. Thấy hai đứa ham học, Dương cùng các bạn trong nhóm tình nguyện làm đơn xin cho hai em vào Trường Tiểu học Nghĩa Dũng, quận Ba Đình. Vì có bằng cấp một thì các em mới đủ điều kiện để theo tiếp học cấp hai, cấp ba. Rồi đi vận động, xin tài trợ của các tổ chức, các nhà hảo tâm. Mỗi tháng phải đóng cho một em là 200 nghìn. Dương và Tú sẽ được hỗ trợ tiền học hoàn toàn cho đến khi các em vào đại học. Hiện khu bãi Phúc Xá có lớp học tình thương 19- 8 (chỉ học các lớp cấp 1). Vì là lớp chính sách nên khi học hết lớp 5, hầu hết các em lại phải nghỉ học và... vào đời. Dương bảo: "Nếu có nhiều nguồn tài trợ hơn nữa, chắc chắn nhiều em sẽ tiếp tục được theo học".
- Quá 11 giờ trưa thứ bảy, tôi cùng Dương và Ngọc Anh mới rời ngôi nhà nổi bập bềnh trên nước. Em bé Thảo chạy vội ra kéo cánh cửa khép, chỉ tay vào dòng chữ phấn màu mà Thảo mới viết mấy hôm trước, gọi khoe các anh chị: Đây là lớp học của chúng em, "Lớp học gia đình hạnh phúc". Một người cha vĩ đại Cha tôi vốn là một người rất vui tính. Nhưng hôm đó, thái độ của ông rất lạ. Ông lặng lẽ gắp thức ăn và giục chúng tôi ăn. Chúng tôi biết ông có việc gì hệ trọng lắm. Kính thưa Tòa soạn. Tôi thay mặt hai đứa em của tôi viết thư này gửi đến Tòa soạn để kể về người cha của chúng tôi. Chúng tôi vừa làm giỗ đầu cho ông. Chúng tôi thống nhất với nhau chỉ kể về người cha của mình sau khi giỗ đầu ông. Trước kia, khi ông còn sống, ba anh em tôi đã ngỏ ý với cha cho phép chúng tôi viết câu chuyện về ông. Nhưng lần nào ông cũng gạt đi và nói: "Bố nuôi nấng và thương yêu anh em con không phải để các con hay ai đó viết một bài báo về bố. Điều bố mong ước lớn nhất là anh em con phải thương yêu đùm bọc nhau, nhất là sau khi bố mẹ không còn trên cõi đời này nữa". Mẹ tôi sinh được ba anh em tôi: hai trai, một gái. Hiện nay, tất cả chúng tôi đ ã trưởng thành và đã có gia đình riêng. Tôi có thể tự hào rằng, anh em tôi đã biết sống cho nhau mặc dù cuộc sống của chúng tôi trước kia vô cùng khó khăn. Tôi nhớ cách đây bảy năm, khi người em út của chúng tôi xây dựng gia đình riêng được một năm thì cha tôi làm một bữa cơm và gọi ba anh em chúng tôi đến.
- Cha tôi vốn là một người rất vui tính. Nhưng hôm đó, thái độ của ông rất lạ. Ông lặng lẽ gắp thức ăn và giục chúng tôi ăn. Chúng tôi biết ông có việc gì hệ trọng lắm. Sau bữa cơm, ông bắt đầu câu chuyện. Ông hỏi chúng tôi lâu nay có nghe thiên hạ nói gì về gia đình mình không. Nhất là từ sau ngày mẹ chúng tôi qua đời. Chúng tôi thưa với ông là chúng tôi không nghe thấy điều gì cả. Ông im lặng rất lâu, sau đó cất tiếng hỏi: "Có bao giờ các con nghe ai đó nói bố không phải bố đẻ của các con không?". Khi nghe ông hỏi vậy, anh em chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Hai đứa em tôi không hề biết gì về chuyện này. Nhưng tôi có nghe một người bạn nói rằng tôi không phải là con của ông. Ngày ấy, tôi đã hỏi mẹ tôi. Bà nhìn tôi ngỡ ngàng một lúc lâu rồi nói là không có chuyện như thế. Rồi mẹ tôi mất sớm khi chưa đến năm mươi tuổi. Từ đó đến lúc này, bố tôi một mình nuôi dạy và lo chuyện nghề nghiệp cho đến dựng vợ gả chồng cho ba anh em tôi. Ba anh em tôi nói với ông đừng nghĩ gì về những lời đồn thổi không thiện chí của thiên hạ. Ông nhìn chúng tôi hết sức nghiêm nghị và nói: "Hôm nay là ngày quan trọng, bố cho gọi ba anh em đến đây để nói cho các con biết một điều vô cùng hệ trọng. Cả ba anh em con đều không phải do bố sinh ra". Chưa bao giờ tôi lại gặp một câu chuyện bất ngờ đến như thế. Sau những phút bàng hoàng, cả ba anh em chúng tôi biết rằng điều ông nói ho àn toàn là sự thật. Lúc đó, anh em chúng tôi đều khóc. Ông cũng khóc. Ông nói, không biết việc ông giữ kín chuyện hệ trọng đó với chúng tôi cho tới ngày nay có tốt hay không: "Khi bố tin các con đã trưởng thành và có suy nghĩ chín chắn thì bố mới dám nói điều
- này cho các con biết. Dù thế nào thì trước sau bố cũng phải nói cho các con. Các con có quyền phán xét bố. Nhưng bố rất hạnh phúc vì đã được sống cùng các con, đã nuôi dạy các con thành những người tốt cho xã hội". Rồi sau đó, ông cho chúng tôi biết ai là cha đẻ của chúng tôi. Đến lúc này chúng tôi mới biết ba anh em chúng tôi là ba anh em cùng mẹ khác cha. Chúng tôi thực sự bàng hoàng khi biết ba anh em chúng tôi có những người cha khác nhau. Lúc đó, chúng tôi vừa thấy đau đớn vừa thấy xấu hổ. Sau đó chúng tôi hỏi ông tại sao mẹ chúng tôi lại làm như thế. Ông nói với chúng tôi đừng nghĩ khác về mẹ chúng tôi. Rồi ông kể cho chúng tôi nghe toàn bộ câu chuyện. Cha chúng tôi không có khả năng sinh con. Ông đã nhiều lần khuyên mẹ chúng tôi xây dựng gia đình với người khác. Mẹ tôi kiên quyết phản đối ông. Nhưng khát khao có một đứa con đã thúc đẩy bố mẹ tôi nuôi một người con nuôi. Song đứa bé đã không sống được vì một căn bệnh hiểm nghèo. Sau đó mẹ tôi đi xem bói. Thầy bói nói mẹ tôi không thể có con nuôi, vì nuôi con nuôi nếu con không chết thì mẹ chết. Sợ quá, mẹ tôi không dám tìm xin con nuôi nữa. Đến một ngày, mẹ tôi quyết định xin một người đàn ông quen biết một đứa con. Thế là tôi được sinh ra. Khi có thai, mẹ tôi sợ hãi vô cùng vì đã phản bội bố tôi. Mẹ đã khóc và nhận lỗi trước bố tôi. Ông bàng hoàng. Những ngày sau đó ông nói với mẹ tôi là ông đã nhiều lần khuyên mẹ tôi đi xây dựng gia đình với người đàn ông khác, nay mẹ tôi có con với người khác thì cũng là mong muốn của ông cho mẹ tôi. Bố tôi còn nói với mẹ tôi, nếu mẹ tôi còn muốn ở với ông thì ông sẽ che chở cho hai mẹ con.
- Thực ra, mẹ tôi yêu và kính trọng bố tôi vô cùng. Mẹ tôi đã không ra đi và hết sức chăm sóc, chiều chuộng ông như để trả ơn một phần những gì bố tôi đã đối với mẹ tôi. Mấy năm sau, mẹ tôi lại có thai với một người đàn ông khác. Mẹ tôi sợ quá và tự tử. Nhưng bố tôi phát hiện và cứu mẹ tôi. Ông đã tát mẹ tôi và gầm lên: "Cô định giết chết đứa bé trong bụng hay sao? Chẳng lẽ cô lại độc ác nh ư thế hay sao?". Lần có thai này mẹ tôi vô cùng xấu hổ. Mẹ tôi bỏ về nhà ngoại. Bố tôi tìm đến, đưa mẹ tôi về nhà và nói: "Tất cả là tại tôi. Chỉ có hai vợ chồng mình mới hiểu được điều đó. Em hãy ở lại đây đến khi nào em muốn". Lần mang thai thứ hai, mẹ tôi sinh đôi. Đó chính là hai đ ứa em tôi bây giờ. Bố tôi đã yêu thương và chăm sóc chúng tôi hết lòng. Khi chúng tôi tới tuổi cắp sách đến tr ường thì người đàn ông là bố đẻ của hai em tôi đến gặp bố tôi để xin lỗi và xin mang hai em tôi về nuôi. Bố tôi nói không nỡ xa hai đứa trẻ vì đã gắn bó với chúng khi còn trong bụng, nhưng quan trọng hơn là mẹ tôi không cho đồng ý. Cuối cùng, người đàn ông là bố đẻ của hai em tôi đành phải chấp nhận để bố tôi nuôi dạy. Bố tôi cũng nói với người đàn ông kia là khi chúng lớn sẽ cho chúng biết về cha đẻ và ủng hộ chúng trở về với bố đẻ của mình. Sau khi kể cho chúng tôi nghe toàn bộ sự thật, ông khuyên chúng tôi hãy đến với những người bố đẻ của mình. Cả ba anh em chúng tôi đều khóc khi nghe điều ấy.
- Chúng tôi yêu ông, mang ơn ông và thương ông vô hạn. Hiểu ý chúng tôi, ông nói: "Các con đừng giày vò về việc này. Bố nuôi dạy các con vì bố yêu các con và bố cần các con chứ không phải để chiếm hữu các con. Nay các con đ ã lớn, các con đủ lý trí và tư cách để biết sự thật. Bây giờ các con đi đâu, làm gì và ở đâu bố cũng yên tâm. Các con là con ai không phải là quan trọng. Quan trọng nhất là các con sống như thế nào với con người và với xã hội". Sau đó, ông đưa địa chỉ của những người bố đẻ của chúng tôi. Chúng tôi đã gặp những người bố đẻ của mình. Nhưng chúng tôi phải thú thực rằng: Chúng tôi không thể nào sống xa người bố đã nuôi dạy và yêu thương chúng tôi. Ông quả là một người bố vĩ đại. Vì ông mà chúng tôi biết sống có nhân có đức với mọi người. Những người không có Tết Phút thư giản, trầm tư sau một cuốc chở khách của ông Ảnh, 74 tuổi (Q.5). “Xuân đã về, xuân đã về…” những câu hát mừng xuân đang rộn r àng khắp nơi. Người người đang chuẩn bị đón Tết. Giữa không khí rộn ràng đó, còn không ít mảnh đời không dám nghĩ đến ngày xuân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn