YOMEDIA
ADSENSE
Những cuộc gặp gỡ như định mệnh - Hồ Chí Minh: Phần 2
110
lượt xem 15
download
lượt xem 15
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tiếp nối phần 1, phần 2 Tài liệu Hồ Chí Minh - Những cuộc gặp gỡ như định mệnh của tác giả Chu Trọng Huyến gồm các câu chuyện: Cuộc gặp gỡ như định mệnh; Muôn dặm quê người gặp bạn thân; Gặp tướng Đácgiăngliơ một cuộc đấu trí không lời thoại; Vị thượng khách của chính phủ Pháp, sứ giả của hòa bình.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những cuộc gặp gỡ như định mệnh - Hồ Chí Minh: Phần 2
- cuộc GẶP GỠ NHƯ ĐỊNH MỆNH • • • • Những hạt giông cách mạng Nguyễn Ái Quô"c gieo về trong nước đã sắp đến ngày đơm hoa, kết trái. Đến đầu năm 1930 thì khắp Bắc - Trung - Nam đã có ba tổ chức Cộng sản. Đó là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Như vậy là phong trào đòi hỏi phải có lãnh tụ để tập hỢp lực lượng. Từ Trung Qucfc, Hồ Tùng Mậu cử cán bộ sang Xiêm mời Nguyễn Ái Quô"c về đứng ra lo việc đó. Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Chính cương, Điều lệ, Sách lược tóm tắt của một Đảng Cộng sản theo như Đảng của Lênin rồi triệu tập đại biểu của ba tổ chức nói trên. Ngày 3-2-1930 thì Hội nghị thông nhâ"t Đảng họp tại Cửu Long thuộc Hồng Kông. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ đó. Sau ngày Đảng ra đời không lâu thì cả nước dây lên phong trào Cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viêt Nghệ - Tĩnh. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quôc bây 79
- giờ vẫn hoạt động ở nước ngoài. Người theo dõi và uô"n nắn phong trào với sự hình thành chính quyền Xô viết ở trong nước như Mác đã theo dõi và giúp đ(ì Công xã Pari. Thực dân Pháp không phải không lường tntóc được những biến cố^ rung trời, chuyển đâ^t mà chúng sẽ phải đương đầu như vậy khi biết Nguyễn Ái Quôc đã từ Mátxcơva trở về Quảng Châu (Trung Quô"c) như viên Bộ trưởng thuộc địa Anbe Sarô đã hình dung bảy năm về trước, lúc mà y cho mời anh Nguyễn (bấy giờ đang ở Pari) đến để đe dọa. Vì thế, cuôl năm 1929, chúng đã cho mở phiên tòa tại Nghệ An kết án tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quô"c. Cho nên, sau khi ở Việt Nam nổ ra các sự kiện 1930-1931 khiến đế quô"c Pháp kinh hoàng thì chúng đã thông đồng với thực dân Anh, cho bắt một người Việt Nam có tên trong hộ chiếu là Tông Văn Sơ vào ngày 6-6- 1931 tại nhà sô" 186 phô" Tam Lung (Cửu Long). Và bọn mật thám Anh - Pháp sau một thời gian suy xét thì nhận ra Tông Văn Sơ chính là Nguyễn Ái Quô"c. Tại Đông Dương, toàn quyền Rôbanh sung sướng gửi báo cáo về Bộ Thuộc địa yêu cầu Bộ cần có cuộc vận động ngoại giao với chính phủ Anh để nếu không dẫn độ được Nguyễn Ái Quô"c về Đông 80
- Dư«ơng thì cũng đề nghị chính phủ Anh giam giữ ông ấy tại một thuộc địa xa xôi nào đó của Anh trong một thời gian nhất định. Còn thể lệ của nước Anh đôi với các nhà chính trị Itừ nơi khác đến thì trước kia, ít nhiều họ có chút rộnig rãi nếu như sự hoạt động của các con người ấy không ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của họ ở chí;nh quô"c cũng như tại các thuộc địa. Ví như: - Các Mác, vì là người sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội khoa học nên bị chính phủ Đức đuổi ra khỏi nưỡc; sang Pháp, Pháp cũng trục xuất nhưng khi đến Anỉh thì nước này để cho ông ở yên suô"t đời. - Sau khi Công xã Pari thất bại (1871), bị bọn phần động Pháp khủng bô" rất dữ, nhiều lãnh tụ Công xã phải lánh nạn sang Anh. Chính phủ Anh cũng để cho) họ làm ăn yên ổn. - Tháng 7-1903, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Ng:a do Lênin lãnh đạo họp đại hội tại Luân Đôn. Khii đại hội hết tiền ăn, một nhà tư sản Anh đã cho mưi^Ợii tiền để đại hội tiếp tục làm việc. Tóm lại, thời 'ắy, đôi với các nhà hoạt động cách mạ;ng từ nơi khác đến, chính phủ Anh chỉ đặt một điề u kiện: “Các người tuyệt đôl không đưỢc động đếm nội chính nước Anh”. 81
- Nhưng sau ngày Cách mạng tháng Mười Nga thành công, phong trào Cộng sản lan rộng và thắng lợi thế ở trên nhiều châu lục thì giai cấp thông trị Anh không còn “dễ d ãi” đôi với những người Cộng sản nữa! Nếu người bị bắt là đôi thủ của các nước tư bản khác thì nhà cầm quyền Anh sẩn sàng “trao tay” cho họ để nhận “tiền công” dưới hình thức là trục xuất. Nói là bị “trục xuất cảnh” hay “được trả lại tự do” nhưng vì Hồng Kông là một hòn đảo nên người được phóng thích hễ bước lên bâ"t cứ một con thuyền nào thì cũng đều bị kẻ thù trực tiếp của họ bắt giữ. Đôì với Nguyễn Ái Quô"c cũng vậy, sau khi bắt đưỢc Người, nhà cầm quyền Hồng Kông đem giam ở Sở Cảnh sát, cô"t để tiện trao nhanh cho thực dân Pháp. Nhưng rồi cũng tại đây, Hồ Tùng Mậu đã bị bắt từ trước và vừa đưỢc trả lại tự do, đang chờ việc “trục xuâ"t cảnh”, ô n g bèn tìm cách báo cho Phơrăngxít Lôdơbai là Chủ nhiệm Công ty luật sư RUSS người Anh biết về trường hỢp của Nguyễn Ái Quô"c để nhờ giúp đỡ. Luật sư Lôdơbai vào nhà giam gặp đồng chí Nguyễn và bảo là sẽ ra sức cãi hộ. Đồng chí Nguyễn nói là mình không có tiền đ ể trả cho Công ty. Luật sư Lôdơbai bảo: “Tôi biết ông là một lãnh tụ cách mạng Việt Nam. Tôi cãi hộ ông là vì danh dự chứ không nhâ"t thiết chỉ vì tiền...”. Sau 82
- đó, luật sư hỏi bọn cảnh sát thì biết chúng bắt ông Nguyễn theo sự truyền đạt bằng miệng chứ không có giây lờ gì. Việc đó làm cho nhà cầm quyền ở đấy lo sợ nên Thông đô'c Hồng Kông là ưyliêm Pin phải làm văn bản mới, ký lệnh bắt Nguyễn Ái Quô"c vào ngày 12-6-1931 rồi cho giải Người giam vào xà lim của nhà tù Víchtoria. Ngày 16-6-1931, Lãnh sự Pháp tại Hồng Kông là Prátđơ đã thôi thúc các thẩm phán và nhà chức trách Anh trao Nguyễn Ái Quô"c cho Hà Nội. Còn Rôbanh thì đã cung cap thêm cho nhà cầm quyền tại Hồng Kông nhiều tài liệu và đặt một khoản tiền thưởng là 15.000 đồng Mỹ kim nếu cảnh sát Anh trao Nguyễn Ái Quôc cho Pháp. Nhưng Uy liêm Pin không cho làm như thế vì việc ông ta ký lệnh bắt con người này đã là “chuyện động trời” mà nhiều nước cả ở ohương Đông và phương Tây đều đã biết! Nhất là khi họ đã giam Nguyễn Ái Quôc vào nhà ngục Víchtoria. Lúc này nhà ngục Anh ở Hương Cảng giam giữ đủ các loại tù, trước hết là những ai đưỢc coi là chông lại đ ế quô"c Anh rồi đến những người làm cách mạng Trung Hoa hay các nước khác mà chúng bát đưỢc từ trong lục địa cũng như từ Malaixia, Philippin, Nhậl Bản... 83
- Víchtoria là tên của một vị vua đàn bà nước Anh đã từng trị vì sáu mươi tư năm, sôVig đến tám mươi hai tuổi. Nữ hoàng có tên gọi lộng lẫy và sông với tuổi thọ ‘’vô cương” là thế nhưng cái nhà ngục mang tên của bà sao mà quá tội tệ! Các buồng giam chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám quá chừng. Như cái xà lim nhôt ông Nguyễn, bề dọc không đầy hai thước, bề ngang chỉ hơn một thước cho nên người tù phải nằm xiên. Cửa xà lim là tâ"m gỗ dày độ một gang tay và bọc sắt, ở chỗ ngang đầu người có khoét một cái lỗ thông vào theo hình phễu, ngoài hẹp trong rộng. Chô"c chô"c tên lính gác ngục lại nhoi mắt vào đó mà xem để biết người bị nhô"t trong xà lim đang sông hay đã chết vì bệnh tật hoặc tự tử! Nhưng thường thì chúng bắt gặp tù nhân đang diệt rệp hoặc dùng bàn tay quạt đi, quạt lại trước mặt để bay bớt mùi hôi và đỡ nóng nực! Bắt đưỢc Nguyễn Ái Quô"c rồi, chúng để Người “yên vị” trong xà lim. Đoạn, cho rải dày cảnh sát, bí mật bao vây suô"t cả dãy phô" nơi Người ở trong mấy tuần liền, nhằm đặt bẫy để bắt những đồng chí qua lại với Người, nhưng rồi chúng chẳng tháy một ai! Còn tại căn nhà Người đã ở trọ thì chúng đập hếi các bức tường, lật lên từng viên gạch rồi rảy chẫt hóa 84
- học vào để nghiên cứu, mong tìm đưỢc những tài liệu bí mật. Nhưng vô hiệu. Do vậy chúng càng giam giữ Người nghiêm ngặt hơn. Luật sư Lôdơbai lại vào và nói với Nguyễn Ái Quốc. - Một trong những đồng nghiệp của tôi đã cứu thoát bác sĩ Tôn Trung Sơn khi bác sĩ bị kẻ thù của mình bắt được tại Luân Đôn. Giờ đây tôi muôn giúp ông. Vì th ế tôi đề nghị ông hãy tin tôi. Tôi cần ông kể cho nghe tất cả những gì có liên quan đến công việc của bản thân, như thế tôi sẽ dễ dàng bào chữa cho ông trước tòa. Ông Nguyễn đã cung cấp cho luật sư những tư liệu thật cần thiết. Từ đó, ông bà Lôdơbai tìm đủ mọi cách để giúp đỡ đồng chí Nguyễn khi điều kiện có thể. Trong ba tháng, kể từ khi Nguyễn Ái Quô"c bị bắt, chính quyền Anh ở Hương Cảng mở đến 9 phiên tòa để xét tội Người. Mỗi một lần cứ phải từ vành móng ngựa của phiên tòa. mà trở về buồng giam là sức khỏe của Nguyễn Ái Quôc lại thêm giảm sút. Đến một lúc, chính quvền Hồng Kông phải ra lệnh để giám đô"c nhà tù cho Người đưỢc vào điều trị ở bệnh viện. Mục đích của nhà cầm quyền Hồng Kông là “trục xuât đương sự khỏi hòn đảo tô giới của nước 85
- Anh” bằng cách bán Nguyễn Ái Quô"c cho thực dân Pháp ở Đông Dương. Nhưng Lôdơbai đã vận động thêm được một số luật sư nữa như Tiến sĩ Giăngkim cùng cãi lại với lý lẽ là: - Việc bắt giam Nguyễn Ái Quô"c là trái phép vì cảnh sát bắt người vào ngày 6-6-1931 mà đến ngày 12-6-1931 Thông đô"c Anh ở Hương Cảng Uyliêm Pin mới ký lệnh chính thức cho phép bắt. - Viên công chức Anh hỏi cung Nguyễn Ái Quô"c đã làm một việc trái phép khi ông ta hỏi Người những điều ngoài khuôn khổ mà pháp luật quy định. - Việc buộc Nguyễn Ái Quốc phải đáp tàu của Pháp về Đông Dương với âm mưu để thực dân ở bên đó bắt rồi giết ông Nguyễn là cách hành sự ỉrái phép. v ề hai điểm trên, chính quyền Anh và các công tô" viên đã phải nhận là sai lầm. Còn điểm thứ ba thì họ quanh co rồi vẫn quyết định đuổi Nguyễn Ái Quô"c về Đông Dương. Ông Lôdơbai chông án lên Hội đồng nhà vua Anh tại Luân Đôn và nhờ một người bạn là Luật sư Nôoen Pơrít ở bên đó cãi hộ cho ông Nguyễn. Trong thời gian Nguyễn Ái Quôc phải chờ đợi thì bọn quản lao đôì xử với Người thêm tồi tệ. Luật sư 86
- Lôdơbai cùng vỢ là bà Rôda tìm đủ mọi cách để được chăm sóc Người. Bà may thêm tấm áo ấm rồi bí mật gửi vào. Bà Xtenla Benxơn, phu nhân của quan Phó Thông đôc Hồng Kông Tômát Xautôn là người chơi thân với bà Rôda. Nghe kể chuyện và thây bạn mình giàu lòng ưu ái đôì với ông Nguyễn Đông Dương như vậy, Xtenla cũng động lòng mà theo vào thăm người lù kỳ lạ này ở trong nhà lao. Xtenla rât khâm phục tài nói tiếng Anh và thái độ lịch thiệp của ông Nguyễn. Rồi về nhà, Xtenla giận dữ hỏi chồng: “Tại sao lại bỏ tù một con người có văn hóa như vậy, mà đó lại là người ngoại quô"c?”. Ông Tômát Xautôn trả lời là do lệnh của quan Thông đôc. Bà bắt chồng mình phải đến nhà lao để àm quen với người Việt Nam Tông Văn Sơ này. Quả là đôì với viên Phó Thông đô"c cũng như các chính khách người Anh ở đây, ông Nguyễn đã để lại trong họ những ân tượng tôt đẹp. Thế rồi cả hai bà Xtenla và Rôda đã cùng đến vận động Uyliêm Pin, bảo vị Thông đô"c này không nên nghe theo những người ngoài mà xử tệ với ông Nguyễn, ít nhiều đức nhân hậu của những người phụ nữ giàu từ tâm cũng đã làm cho nhà cầm quyền ở đây phải suy nghĩ. 87
- Trong lúc đó, tại Luân Đôn vụ án Tông Văn Sơ đưỢc đem ra bàn cãi một cách khá sôi nổi. CuổÌ cùng Xtapho Críp, người bảo vệ quyền lợi của chính quyền Hồng Kông sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án đã đi đến kết luận: Nếu đem vụ án này ra xél xử lại thì chính quyền Hồng Kong có thể thất bại do thiếu tang chứng, và do đó, uy tín sẽ giảm sút. Để tránh một kết cục như thế, Críp đã gặp Luật sư Nôen Pơrít, người nhận bào chữa cho Tông Văn Sơ tại Hội đồng Cơ mật của nhà vua Anh. Và hai người đã thô"ng nhất ký vào một văn bản đề nghị Luân Đôn ra lệnh buộc Hồng Kông phải trả lại tự do cho người tù Đông Dương này chứ không phải xem xét gì nữa. Kết quả đến tháng 2-1933, gần tết Âm lịch, thì Hội đồng nhà vua Anh ra lệnh xóa án cho Nguyễn Ái Quô"c và để cho ông muôn đi đâu thì đi, miễn là rời khỏi Hồng Kông. Báo chí tại Hồng Kông trước đó hoàn toàn giữ thái độ im lặng đôì với vụ án Tông Văn Sơ thì n.ày cho đăng những dòng tít nổi bật: Một vụ án đáng cihú ý đã kết thúc, người tù An Nam được trả lại tự do và không bị trục xuất về Đông Dương, quyền lực lớn lao của luật pháp... Một tờ khác có bài viết rõ; Đtơn kháng Ún lên Hội đồng Cư mật của nhà vua nhíản 88
- danh Tống Văn Sơ - một người dường như là nhà cách mạng Việt Nam - được gửi đi do có lệnh trục xuất của Thống đốc Uyliêm Pin ký năm ngoái đã được xem xét, có lưu ý đến điều luật của nước Anh về quyền bất khả xâm phạm của cá nhân (Điều luật Habêát). Vụ án đã phải ngừng lại sau phiên xem xét ngày 27 tháng 6 trên cơ sở thỏa thuận Cíí hai bên... Nhà vua đã ký quyết định không phải tuân theo việc phê án trước đây. Kết quả đã đạt được là Tống Văn Sơ sẽ bị trục xuất đến nơi mình chọn lấy và nơi đó phải được giữ bí mật. Cuôì cùng, bài báo này viết: Ngoài chính quyền Pháp ra, mọi người quan tâm đến vụ án nhất định sẽ hài lòng về quyết định ấy. Phải rời khỏi Hồng Kông là điều bắt buộc không thể cưỡng lại đôì với ông Nguyễn và phải càng nhanh, càng bí mật càng tôt. Nhưng wấn đề là làm thế nào đ ể đi cho thoát kẻo không thì dễ bị rơi vào tay thực dân Pháp. Xung quanh toàn là các thuộc địa và tỏ giới của phương Tây, chỉ có cư ngụ một nơi nào đó là đất thuộc Anh thì có thể an toàn hơn nên gia đình luật sư Lôdơbai giúp ông một vé tàu thủy đến Xanhgapua để rồi đi châu Âu. Cuộc chia tay thật cảm động vì hơn mộl năm vừa qua, ông bà luật sư đã coi ông Nguyễn như người nhà. Chỉ có điều ià để dưỢc an toàn nên họ chưa đón 89
- đưỢc ông Nguyễn về tại nhà riêng. Bé Patrixia 6 tuổi, con gái của vỢ chồng luật sư đã nhiều lần đưỢc theo mẹ đến thăm chú Tông tại nhà lao. Em rất mến người tù đặc biệt này. Bây giờ, trước cảnh phải xa cách, bà Rôda và bé Patrixia khóc như phải chia tay khá lâu đôl với một người thân. Nhưng chỉ hai hôm sau khi con tàu đó rời khỏi Hồng Kông thì Luật sư Lôdơbai kinh ngạc bởi nhận được tin, lúc vừa đặt chân lên Xanhgapua thì Tông Văn Sơ liền bị các nhà chức trách địa phương ở đấy bắt giữ, rồi bị giải về lại Hồng Kông và hiện đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát như việc họ đã làm trước kia! Sau này Lôdơbai nhớ lại: Tôi vô cùng phẫn nộ. Tối hôm ấy, tôi ngồi đến tận khuya bên bàn làm việc, cứ suy nghĩ xem phải làm gì bây giờ. Cuối cùng tôi đã tìm được một cách giải quyết. Sáng hôm sau tôi đến dinh Thống đốc. Sau khi bày tỏ sự phẫn nộ của mình với ngài Uyliêm Pin về việc chính quyền không giữ lời hứa, tôi yêu cầu ông cho Tống Văn Sơ đến Hạ Môn (một thành phô" nghỉ mát cửa biển d phía Đông Bắc) bằng một chuyến tàu thủy do chính tự tôi chọn lấy. Ngày hôm sau, tôi nhận được thư riêng của Thống đốc nói là ông ta đã ra lệnh miệng thả Tônịỉ Văn Sơ, nhưng đồng thời ông ta tỏ ý e ngại rằng, cảnh 90
- sát hến câng làm nhiệm vụ kiểm tra hành khách trước khi tàu khởi hành có thể lại hắt giữ Tống Văn Sơ. Sau một thời gian cùng bàn định kỹ lưỡng, gia đình Lôdơbai và bà Xtenla đã thu xếp để ông Nguyễn ở trong ký túc xá của Hội những người Thiên Chúa giáo trẻ Trung Quô"c. Vì đó là một cơ sở của Nhà chung nên bọn cảnh sát không được tùy tiện ra vào. Hàng ngày người nhà của bà Rôda mang cơm đến cho ông Nguyễn. Sợ ở lâu tại đấy thì cũng có thể bị lộ, bà Rôda nhắn ông Nguyễn báo cho bà biết về sô" đo quần áo mà ông thường mặc. ô n g nghe lời, cứ lấy dây ướm thử, thắt nút theo từng số^ đo rồi gửi ra. Bà Rôda căn cứ vào đó mà nhờ ông Long, thư ký của chồng mình ra phct mua dùm một bộ quần áo loại đắt tiền mà các vị thức giả giàu sang thường mặc: quần chùng, áo dài châm gót chân, ô"ng tay rộng, cài nách, rồi gửi vào. Kèm theo có thư hẹn: Đúng 17 giờ rưỡi ngày hôm đó thì mặc bộ quần áo này rồi đi ra cổng, rẽ về phía quãng đất trcmg, sẽ gặp chiếc xe hơi đang chờ sẩn và cứ đường hoàng mà bước lên. Theo hẹn, ông Nguyễn mặc bộ quần áo â"y, phong dạng như một vị giáo sư, ung dung đi ra khỏi ký túc xá. Từ người gác cổng đến học sinh và cả các thầy giáo đều kính cẩn chào. 91
- ô n g Lôdơbai tự tay lái xe. Lần này thì luật sư đưa ông Nguyễn về nhà riêng. Bà Rôda giới thiệu với những người giúp việc trong nhà rằag, đây là bạn thân của gia đinh vừa đến chơi và sẽ ở lạ i đây ít ngày. Mà nhà của luật sư thì thường có khách như thế. Tại đấy, ông Nguyễn có được nhữmg ngày thật yên ả. Nhà lại có nhiều sách báo cho ông đọc. Bé gái Patrixia không mấy khi chịu rời chú Tống. Bà Lôdơbai sung sướng khi thây con mình vui hẳn lên và thêm mau hiểu biết bên cạnh người khách hiền hậu và thông thái. Được khoảng một tuần lễ, thấy có những người khả nghi đi lại và ra ý dò xét quanh vườn nhà mình, ông bà luật sư tính chuyện phải đưa ông Nguyễn đi khỏi Hồng Kông. Để giữ bí mật, họ bàn với nhau là phải cải trang thật khéo cho ông Nguyễn. Thế rồi, Nguyễn Ái Quô"c một con người kín đáo, vô"n giản dị trong trang phục thì nay có dáng vẻ bên ngoài như một bậc hiền triết với lôi ăn bận quý phái, thưỢng lưu; áo chùng có ống tay dài và thụng, mũ mềm màu đen, chân đi giày vải và mang râu giả với chiếc vali đựng hành lý bằng loại da thuộc đắt tiền với những ổ khóa mạ kền sáng bóng, sẩn sàng lên đường. 92
- Bà Rôda nhờ người bạn mua dùm một tấm vé tàu thủy hạng nhất. Hôm đó có một chiếc tàu biển chở khách chạy tuyến Hồng Kông đi Nhật Bản và sẽ ghé các bến Hạ Môn, Thượng Hải. Khi tàu nhổ neo rời bến Tây Long thì ông Nguyễn và một nhân viên giúp việc ở văn phòng Thông đô"c là Carông đóng vai thư ký tùy tùng cũng có mặt trên bến nhưng họ chưa xuông vội. Chờ một chô"c, khi con tàu kia đi ra biển khoảng được ba cây sô thì nó đưỢc lệnh dừng lại. Rồi một chiếc canô riêng của gia đình quan Thông đô"c Hồng Kông do Tômát Xautôn mưỢn có đủ cờ hiệu và tùy tùng kịp chạy tới nơi hai người khách kia đang đứng. Ông bà Lôdơbai giả vờ thả bộ dắt cô con gái Patrixia dạo chơi nhưng thực chất là họ tới đấy để tiễn ông Nguyễn, người mà họ đã từng có vinh dự là chịu trách nhiệm cưu mang. Khi ông Nguyễn bước chân xuctng thuyền, bé Patrixia khóc, đòi trả chú Tông lại cho nó. Bà Rôda sỢ lộ bí mật, vội b ế con gái ra quãng đất trông mà nói nhỏ: “Chú Tông đi nhưng không lâu nữa chú sẽ trỡ về để bày cho bé Patrixia của mẹ học và tập h át”. Phải một lúc sau cháu bé mới thôi chảy nước mắt. Nhìn con, bà Rôda cũng phải nhấp nháy các bờ mi. Chiếc canô đưa vị “học giả Trung Hoa” và viên thư ký kia rẽ sóng, phóng nhanh ra nơi hẹn. ô n g khách “là người nhà của quan 93
- Thống đô"c” ấy đưỢc mời lên buồng hạng nhât trèn con tàu đang chờ. Tàu chạy đến Hạ Môn của tỉnh Phúc Kiến thì đúng vào ngày Ba mươi Tết âm lịch. Thành phô cảng này là tô giới của nước ngoài nhưng cũng có một khu vực thuộc phần lãnh thổ của Trung Hoa. Đó cũng là cơ sở của Hiệp hội Thanh niên Cơ đô"c giáo. Nơi đây luật pháp Anh và cả luật pháp của nước Pháp đều không có hiệu lực. ô n g Nguyễn được một sô" người Hoa là bạn bè của Luật sư Lôdơbai tại đấy niềm nở đón tiếp rồi làm thủ tục tạm nhập cư để nghỉ ngơi. Ông Lôdơbai cũng đã ủy thác cho một thương nhân giàu có tại đấy nhờ giúp ông Nguyễn có đủ kinh phí để đi tiếp. Sau vài tuần lễ, khi mọi người đã chuẩn bị xong điều kiện cho ông Nguyễn thì từ đấy, ông đáp tàu lên ThưỢng Hải. Có lẽ ở trong trường hỢp này, nhân loại sản sinh ra vỢ chồng Lôdơbai, bà Stenla cũng như các đồng sự và bạn bè tô"t của vị luật sư là cô"t để trỢ giúp vào công việc của nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quô"c, con người quyết đánh đổi cả tính mạng nếu cần để phá bỏ chế độ thực dân. Và ở trường hợp này, nhờ họ mà con người xuất chúng đó đã thoái khỏi đưỢc chiếc lưỡi hái của tử thần. 94
- MUÔN DẶM QUÊ NGƯỜI GẶP BẠN THÂN Thượng Hải - thành phô" cửa biển, nơi đô hội nhâ t của nước Trung Hoa này sau vụ khủng bô" của Tưé^ng Giới Thạch, tình hình chính trị thật phức tạp^ căng thẳng. Các cường quô"c tư bản đều muôn phô trương thế lực ở đây. Nơi sông Hoàng Phô" đổ vào Trường Gia.ng có neo đậu nhiều tàu chiến của Anh, Mỹ, Pháp, Nhật. Các vùng tô giới phương Tây cũng giông như đâ"t Sa Điện ở Quảng Châu đều có Tòa thị chính của nước ngoài với cảnh sát, mật vụ riêng. Còra các khu xưởng trại và cư xá của người lao động thì quang cảnh đổ nát tiêu điều. Năm trước, những ngưíời lao động Hạp Bắc trên đất này đã anh dũng chôing lại sự đổ bộ của Nhật, rồi bị chúng trả thù bằn;g cách cho tàu chiến nã súng vào bắn phá dã mani, nay chưa đủ sức gưỢng lại. 95
- ô n g Nguyễn muôn tìm cách đi ngưỢc lên, đến Vlađivôxtôc. Như thế thì phải bắt liên lạc với một người nào đó thuộc Quô"c tế Cộng sản, nhưng râ"t khó. Các bạn chiến đấu của ông vô"n hoạt động tại đây như Áctua Êva, ốttô Brao, Manphơrết Ste... đều đã bí mật đi tới những nơi đang cần họ. Các vùng tô giới quô"c tế là chỗ có thể liên lạc thì lính mật vụ đông như rươi, tới đó là rất dễ xẩy ra tai họa. Ngay ở giữa khu vực người Hoa cư trú mà việc khách từ xa đến muôn tự giấu mình cũng không phải là dễ. Bọn đặc vụ Tưởng Giới Thạch đang thả sức hoành hành. Ông Nguyễn vẫn phải đóng vai một người Trung Hoa giàu có sông trong một khách sạn lịch sự. Nhưng tiền túi đã gần cạn. Tôì tôi, ông phải khóa trái các cửa của căn phòng lại mà ăn khoai rán, uô"ng nước trắng và khi cần thì tự giặt giũ lấy quần áo. Tình cờ, một buổi sáng, ông giở tờ báo địa phương ra đọc thì bỗng gặp dòng chữ quan trọng: Một Đoàn đại biểu Nghị sĩ châu Âu ở trong tổ chức Chống chiến tranh của quốc tế đã đến Thượng Hải. Trong danh sách các nghị sĩ, có Pôn Vayăng Cutuyariê. Thật là một niềm vui khôn tả đôì với ông Nguyễn. Cutuyariê, một trí thức uyên bác, là bạn chiến đâu thân thiết của ông từ ngày chưa cùng nhau 96
- dự Đại hội sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Lâu nay, tuy xa cách nhưng hai người vẫn cô" theo dõi tin tức của nhau. Đây là một cơ may rất hiếm. Nếu mình gặp được người đồng chí thân thiết này thì Tất dễ có điều kiện để đi đến Vlađivôxtôc. Nhưng làm thế nào để thực hiện điều đó. Mình không thể liều lĩnh tìm đến để gặp bạn giữa đất ThưỢng Hải rộng lớn mà đầy cạm bẫy! Thế rồi cũng qua báo chí có ở khách sạn, ông Síguyễn biết, Đoàn đại biểu Nghị sĩ Chông chiến tranh này sẽ có cuộc gặp gỡ với những chiến sĩ hòa bình Trung Quô"c, trong đó có bà Tông Khánh Linh, người đã coi Nguyễn Ái Quô"c như bạn thân và nhận lời xưng hô là bà Tôn mà ông Nguyễn dành cho. Lâu nay trong cuộc đâu tranh của nội bộ Quô"c dân đảng bao giờ bà Tôn cũng đứng về phe tả. Sau cuộc đảo chính của Tưởng Giới Thạch, để phản kháng lại những kẻ đã xa rời lý tưởng của lãnh tụ Tôn Trung Sơn, bà đã lánh sang châu Âu rồi đến sông tại Liên Xô một thời gian. Bà mới trở về ThưỢng Hải gần đây và được các đồng chí đồng bào của mình hết lòng quý mến. Nói về Đoàn đại biểu Nghị sĩ chông chiến tranh thì khi đoàn đến Nhật, nước này đã không cho họ lên 97
- bờ. Tới ThưỢng Hải, đoàn cũng bị chính quyềii ỏ đây ngăn trở nhưng vì thành phô" cổ nhiều khu tô giới khác nhau nên họ vẫn hoạt động được. Bà Tôn đã bí mật tổ chức một cuộc mít tinh cho đoàn nói chuyện. Suy nghĩ khá lâu, ông Nguyễn đã tìm ra kế sách liên lạc để báo cho Cutuyariê biết về sự có mặt của mình tại thành phô" này. Thế là ông Nguyễn viết cho Cutuyariê một lá thư và gửi bằng cách nhờ bà Tôn chuyển hộ. Ông Nguyễn không ký tên trong thư nhưng khi đọc, Cutuyariê khắc biết là thư do ai viết vì Nguyễn nhắc lại những tình tiết trong các lần cùng gặp gỡ, chung sức trước đây mà sự việc chỉ có hai người biết với nhau. Đoạn, ông Nguyễn thuê xe tắc xi đến nhà bà Tôn. Nơi bà ở là ngôi nhà mà năm 1919, những kiều dân Trung Quốc bởi lòng tôn sùng đã tặng Tôn Trung Sơn vào giờ phút khó khăn nhất trong cuộc đời lưu lạc của ông. Đó là một biệt thự không lớn nhưng kiên cô", xinh xắn và trang nhã, ẩn mình trong vườn cây xanh, tọa lạc trên vùng lãnh địa của tô giới Pháp. Tắc xi đỗ lại trước tòa biệt thự. ông Nguyễn đàng hoàng xuông xe, theo hàng rào đi đến cổng nhà, bỏ thư vào cái thùng treo sẩn ở đây. 98
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn