Phân bố Ao được phân bố rất rộng, bao gồm cả ở đồng bằng trung du, miền núi và ven biển. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích hình thành mà sự phân bố ở vùng địa lý có khác nhau.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Những đặc điểm chủ yếu của ao
- Những đặc điểm chủ yếu của ao
2.1. Phân bố
Ao được phân bố rất rộng, bao gồm cả ở đồng
bằng trung du, miền núi và ven biển. Tuy nhiên, tuỳ
theo mục đích hình thành mà sự phân bố ở vùng địa
lý có khác nhau. Loài ao đào với mục đích nuôi cá
đựoc phân bố ở những nơi có nghề nuôi cá phát triển
và ở các trại nuôi cá. Tổng diện tích ao loại này
không lớn. Loại ao đào với mục đích khác như đào
đất dắp nền nhà. đắp vườn, làm gạch, v.v. Loại ao
này được phân bố nhiều nhất ở vùng đồng bằng, nhất
là vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long. Các
tỉnh miền núi, Tây Nguyên và vùng trung dulà những
vùng có ít ao nhất trong phạm vi cả nước.
2.3. Diện tích
Do đặc điểm hình thành khác nhau, cho nên diện
tích ao hình thành ao cũng rất khác nhau. Diện tích
của ao dao động rất lớn, có thể từ vài chục mét vuông
- đến hàng nghìn mét vuông. Đối với những ao đào với
mục đích nuôi cáthì diện tích thường từ 1.000m2 đến
10.000m2.
2.3. Hình dạng, độ sâu và chất đáy
Độ sâu của ao dao động khá lớn từ 0,8m
đến1,5m(có khi lên tới 2-3m). Đối với ao hình thành
do vỡ đê bào mòn hoặc do sự gia hoá của hồthì độ
sâu lớn từ 3m trở lên. Những ao đào với mục đích
nuôi cá, thừng có độ sâu dao động từ 1,5 – 2,5m
nước.
Hình dạng của ao cũng rất đa dạng, đối với ao
đào với mục đích nuôi cá thì ao thường có hình chữ
nhật, tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 2/1 hoặc
3/1.
Chất đáy của ao cũng rất phức tạp, đối với
mhững ao được hình thành lâu ngày hoặc những ao
được phân bố ở vùng nông thôn thì có lớp bùn đáy rất
lớn, thường dao động từ 0,5-0,6m, có sâu hơn(do sự
- lắng đọng của lượng mùn bã hữu cơ được tích tụ lâu
ngày). Tuy nhiên đối với những ao ở vùng miền núi,
trung du và ven biển thì đáy ao ở đây rất trơ(đáy ao ở
đây thường là cát bùn hoặc là sỏi cát). Chất đáy có
liên quan rất lớn đến chất nước, chẳng hạn ao được
đào trên nền đất thịt hoặc đất thịt pha cát, chất đáy ở
đây màu mỡ, pH ở đây thường trung tính hoặc hơi
kiềm, rất thích hợp cho việc nuôi cá. Những ao được
đào trên nền đất chua mặn hoặc hoàn toàn là đất sét,
độ pH thường là thấp(môi trường axit) không thích
hợp cho nuôi cá. Những ao có độ pH thấp, muốn đua
vào nuôi cá cần phải cải tạo độ chua bằng cách bón
vôi. Đối với ao được đào trên vùng đất cát, khả năng
giữ nước và mau kém, không thích hợp với yêu cầu
nuôi cá. Kinh nghiệm cho thấy những ao khó gây
màu nước( sau khi đã bón vôi dúng quy trình kỹ
thuật) thì chứng tỏ pH ở đây rất thấp(môi trường
axit), những ao này muốn đưa vào nuôi cá trước tiên
- cần phải cải tạo bằng cách bón vôi( để trung hoà môi
trường axit).
2.4. nguồn nước và sự biến động nguồn nước trong
ao
Nguồn nước bổ sung cho ao chủ yếu từ nguồn
nước mưa hoặc nước sinh hoạt của con người. Vì vậy
đối với ao nguồn nước thường kém chủ động(đặc biệt
đối với ao được phân bố trong các làng mạc vùng
nông thôn). Đối với những ao hồ nhỏ phân bố ở gần
các hệ thống sông, suối, hệ thống kênh mương thì
nguồn nước ở đây khác chủ động, nguồn nước bổ
sung cho các ao này chủ yếu là từ sông, suối, hệ
thống kênh mương…
Biến động nguồn nước trong ao thường rất lớn,
mực nước trong ao thay đổi theo mùa rất rõ rệt, mùa
mưa nước trong ao là lớn nhất và thấp nhất vào mùa
khô (ở các tỉnh Nam Bộ). Ở các tỉnh phia Bắc nước
- trong ao lớn nhất vào thánh 7 đến tháng 8 và thấp
nhất vào tháng 12 đến tháng2.
2.5. Đặc điểm lý hoá học của nước ao và đặc điểm
thuỷ sinh học ở ao
Ao được đào trên vùng đất chua mặn hoặc đát
sét, nước ao ở đây thường bị chua độ pH thấp, chỉ số
pH dao động từ 5-6,5 có khi xuống tới 4. Do pH thấp
cho nên lượng muối dinh dưỡng và chất hữu cơ trong
nước rất nghèo, dẫn đến hiện tượng nghèo sinh vật
phù du và sinh vật đáy, trái lại nó phù hợp cho sự
phát triển của một số loài tảo sợi khó tiêu, không có
lợi cho quá trình dinh dưỡng của cá. Ngược lại đối
với những ao được đào trên vùng đất thịt pha cát,
nước ở đây không bị chua, pH trung tính hoặc hơi
kiềm, chỉ số pH từ 7-8, ở đây hàm lượng muối dinh
dưỡng và chất hữu cơ hoà tan rất cao, dễ gây màu
nước, sinh vật phù du và sinh vật đáy phát triển
mạnh, có lợi cho quá trình dinh dưỡng của cá.
- Hàm lượng oxy hoà tan : Đối với những ao tù
thường xuyên cớm rợp, độ dày bùn đáy lớn, khả năng
quang hợp của thực vật phù du trong nước kém, dẫn
đến sinh vật phù du ở đây kém phát triển. Hàm lượng
oxy ở những ao này thường thấp nhất(nhất là ban
đêm gần sáng), cá ở những ao này thường nổi đầu
vào 5-6giờ sáng, không có lợi cho việc nuôi cá. Mặt
khác ở ao này lại thích hợp cho sự phát triển của một
số loài tảo khó tiêu, cá nuôi ở những ao này thường
chậm lớn, có khi bị chết vì ngạt thở hoặc nhiễm khí
độc.
Hàm lượng muối dinh dưỡng cũng biến động
khá lớn, đối với những ao bỏ hoang hóa(chưa đưa
vào nuôi cá ), nước ao ở đây thường trong, nghèo
dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát triển. Cá ở ao
này rất chậm lớn, muốn nuôi cá được thuận tiện phẩi
tiến hành cải tạo. Ngược lại đối với những ao đã được
đưa vào nuôi cá, ánh sáng ở đây đầy đủ, muối dinh
- dưỡng phong phú, sinh vật phù du phát tiển mạnh, cá
lớn nhanh.
Hàm lượng muối dinh dưỡng thay đổi theo mùa
rất rõ rệt, mùa mưa lượng muối dinh dưỡng trong ao
lớn nhất và thấp nhất vào mùa khô (ở các tỉnh Nam
Bộ). Ở các tỉnh miền Bắc lượng muối dinh dưỡng
trong ao lớn nhất vào tháng 7 đến tháng 8 và thấp
nhất từ tháng 12 đến tháng 2. Lượng muối dinh
dưỡng trong ao còn biến đổi theo một quy luật nhất
định trong một chu kỳ phân bón(Tuỳ thuộc vàp từng
loại phân bón).
Yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ nước trong ao thường
thay đổi chậm hơn nhiệt độ không khí. Tuy nhiên
mức thay đổi nhiệt độ còn phụ thuộc vào diện tích ao
lớn hay nhỏ, mức nước trong ao nông hay sâu. Đối
với những ao nhỏ, mức nước trong ao nông thì nhiệt
độ nước biến đổi gần như nhiệt độ không khí(ở tầng
mặt nhiệt độ dao động từ 5-6oC cho đến 350C). ở các
- ao có diện tích lớn, mức nước trong ao sâu thì nhiệt
độ nước biến đổi rất chậm, điều này có lợi cho quá
trình sinh trưởng và phát triển của cá.
Thuỷ sinh vật trong ao: ở những ao bỏ hoang
hoá lâu ngày, thường thực vật thuỷ sinh thượng đẳng
phát triển mạnh đặc biệt là bèo tây, bèo tấm, béo cái
che kin mặt nước. ở những đầm, bãi thì các loại cỏ
rong phát triển mạnh chiếm hầu như toàn bộ khối
nước. ở những ao, đầm, hồ loại này sinh vật phù du
kém phát triển. Đối với những ao không bị che bởi
bèo tây, bèo cái thì thực vật phù du phát triển phong
phú, nhưng chủ yếu lại là một số loài tảo khó tiêu,
không có lợi cho quá trình dinh dưỡng của cá , động
vật đáy ở đây khá phong phú. Những loại ao này
muốn đưa vào nuôi cá cần phải cải tạo điều kiện
hoang hoá trên như vớt hết các loại bèo trên mặt
nước , tiêu diệt hết các loại rong, cỏ dưới nước và
xung quanh ao, đồng thời phải tiến hành cải tạo các
- điều kiện sinh cảnh xung quanh ao. ở các ao đã nuôi
cá nhiều năm, do thả cá kết hợp vơi bón phân, cho cá
ăn, cải tạo đáy và xung quanh bờ ao, cho nên sinh vật
ở đây phát triển rất tốt và phong phú, sinh vật đáy
phát triển mạnh, các yếu tố lý hoá học đều thuận lợi
cho quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng của các loài
cá nuôi trong ao