Những đêm trăng muộn
lượt xem 3
download
“Có những chuyện không muốn nhớ mà lại quên Có những chuyện không muốn quên mà lại nhớ” Đừng thắc mắc những lời này! Chẳng qua chỉ là lời của một bà già lẩm cẩm. Như một thông lệ thường tình, cứ vào mỗi đêm trăng tròn, má lại dọn một mâm quả dâng lên cái bàn thờ nhỏ liêu xiêu. Mâm quả thường là những loại trái cây có sẵn ngoài vườn, một nải chuối sim, mấy trái cam sành, một trái bưởi đã bóc vỏ lụa để lộ ra những múi đỏ hồng căng mọng. Má sắp cẩn thận...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những đêm trăng muộn
- Những đêm trăng muộn TRUYỆN NGẮN CỦA LA NGUYỄN QUỐC VINH “Có những chuyện không muốn nhớ mà lại quên Có những chuyện không muốn quên mà lại nhớ” Đừng thắc mắc những lời này! Chẳng qua chỉ là lời của một bà già lẩm cẩm. Như một thông lệ thường tình, cứ vào mỗi đêm trăng tròn, má lại dọn một mâm quả dâng lên cái bàn thờ nhỏ liêu xiêu. Mâm quả thường là những loại trái cây có sẵn ngoài vườn, một nải chuối sim, mấy trái cam sành, một trái bưởi đã bóc vỏ lụa để lộ ra những múi đỏ hồng căng mọng. Má sắp cẩn thận rồi trịnh trọng đặt trước khung hình của một ông diễn viên người Mỹ nào đó mà má hay nói với anh là “di ảnh ba mày”. Sau đó, má cắm một bó bông trang đỏ, thắp mấy nén nhang, khấn vái một hồi là má khóc… Mà, y như rằng những lần má khóc trước bàn thờ, thì không một trận lụt nào sánh kịp. Má cứ đứng và khóc hoài, khóc đến mỏi cứng hai chân. Đến khi trở vào buồng, nằm chò co trên chiếc giường ọp ẹp, má vẫn không thôi cơn xúc động. Và phía bên ngoài, những tiếng hức nức nở của má cứ nhoi nhói vào tâm khảm anh… Đó là những buổi giỗ cha mà anh còn nhớ được, những buổi giỗ không thịt cá cơm canh, những buổi giỗ được minh họa bằng nước mắt, giọng khóc cồn cào trong nỗi niềm khắc khoải. Anh không hiểu nổi ngoài cái lý do đầu óc má lẩn thẩn, thì còn lý do nào khác hay không, mà mỗi năm nhà anh có đến mười hai cái giỗ. Dường như thời gian trước mắt má không có giá trị tháng năm nữa, mà nó đã được tính bằng sự chờ đợi mỏi mòn những con trăng. Nên đêm nào má cũng lạch bạch chạy ra hiên nhà, ngó lên cao, thấy trăng đã đầy, tròn
- vành vạnh là má đi thẳng ra sau vườn, bẻ trái cây, chuẩn bị một buổi giỗ mà má chưa hề toan tính trước. Nó bất ngờ và đầy ngẫu hứng, như những nén nhang cũng cháy xoẹt lên một cách ngẫu nhiên, dĩa trái cây cũng ngẫu nhiên những loại quả còn xanh chưa kịp chín… Chỉ có nước mắt của má là không hề bất chợt, nó tuôn ra sau khi má khấn vái, hoài niệm một lúc lâu. Và anh cứ nghĩ nếu mà má không khóc được, nếu nước mắt không chảy ra, chắc chắn má sẽ không thở nổi vì những nghẹn ngào dồn nén trong lòng, xuất phát từ một nỗi trăn trở nào đó đã xa vời, cũ kỹ. Cứ thế mà những mùa trăng cứ liên tiếp trôi qua trong những buổi giỗ đầy day dứt. Không biết do đã thấm nhuần những xúc cảm và nước mắt hay sao, mà những “tấm di ảnh” cứ được má thay mới đều đều. Hễ má vô tình lướt đôi mắt kèm nhèm mòn mỏi vào một tờ báo nào đó, thấy hình ảnh một người đàn ông Mỹ nào đó, là má lại trầm trồ, ông này mới đúng là cha mày nè! Rồi má lật bật đứng dậy, gỡ tấm hình cũ ra khỏi khung, cắt tấm hình vừa thấy trên báo, lồng vào. Những nhát kéo trên đôi tay run rẩy của má dẫu có phạm vào bất kỳ phần nào trên tấm ảnh, cũng không bao giờ chạm tới gương mặt những người đàn ông với đôi mắt xanh, da trắng và cái đầu hói lưa thưa những sợi vàng. Má tủm tỉm nhìn vào “tấm di ảnh” mới: - Cha mày ngày xưa đẹp trai dễ sợ! *** Anh biết rõ cha mình là người Mỹ, một sự thật không thể chối cãi, nhưng anh lại không cách nào chối bỏ. Vô phương chối bỏ khi mà những đường nét phương Tây như những vết khắc chìm - nổi, ai óan hiển hiện trong đôi mắt xanh, trên chiếc mũi khoằm và đôi môi móm xộm. Mấy lần anh cố tình phủ lên mái tóc xoăn vàng óng của mình một màu đen, nhưng thời gian qua, mái tóc vàng như một sự thật trần trụi bị phơi bày khi màu đen đã nhạt. Nhiều lần như thế, anh nhận ra mình bất lực trước những thứ đã an bài. Và cho dù anh có đi giải phẫu thẩm mỹ tòan bộ gương mặt, nhuộm đen cả mái đầu thì anh cũng không thể nào nhuộm màu lên đôi mắt, hoặc thay mới những dòng máu đang rộn rạng trong huyết mạch mình.
- Nên cái hôm gia đình được phường cấp cho căn nhà tình nghĩa, anh chống cây nạn đứng cạnh bên má trước những tràn vỗ tay của bà con lối xóm và những cán bộ phường mà thấy mồ hôi túa ra ướt cả lưng áo, khi vô tình bắt gặp rất nhiều ánh mắt soi mói lên mái đầu với những sợi tóc nửa đen nửa vàng của anh. Họ nhìn anh, rồi lại nhìn má, như đang đối chiếu những hình hài. Họ xầm xì nói với nhau điều gì đó, ánh mắt âm thầm liên liếc về phía anh. Anh không hiểu họ đang nói gì, nhưng cảm giác nặng trịch trong lòng khiến đôi chân anh bỗng rụn rời, anh khụy xuống, cây nạn nằm chỏng gọng kế bên; người ta bắt đầu bỏ dở cuộc xì xào, xúm lại đỡ anh dậy trong khi má ngơ ngơ ngác ngác nhìn lên bầu trời tìm kiếm một ánh trăng nào đó giữa buổi xế chiều. Má không còn nhận biết điều gì ngoài những ánh trăng, kể cả căn nhà tình nghĩa này cũng trở nên vô nghĩa. Đối với má, hiện tại và tương lai chẳng là gì, má chỉ giữ lại riêng mình một phần nhỏ nhoi nào đó thuộc về quá khứ. Mà, giữ lại cũng chẳng để làm gì; giữ lại chỉ để ray rức, để cắng đắng, để tự dày vò chính bản thân... Má nhớ hoài một vệt quá khứ đã lấm lem nước mắt, và lấm lem máu. Trong cái vệt mờ tàn nhẫn đó, là một ánh trăng tròn tít trên cao lúc má chỉa thẳng khẩu súng ngắn vào đầu thằng Mỹ có mái tóc vàng hoe. Thằng Mỹ giơ hai tay lên đầu, đôi mắt như khẩn khoản van xin má một sự sống, những làn hơi của nó cũng yếu hẳn đi khi cái chết đã cận kề. Nhưng những thứ đó vẫn không sao xóa tan nỗi hận thù trong má, khiến má lên đạn! Bóp cò! Và thằng Mỹ trợn mắt sau khi tiếng nổ long trời vang lên! Má nhếch môi cười thỏa mãn khi một vệt máu của nó phúng vào mặt mình. Hình ảnh thằng Mỹ đổ gục xuống dưới chân má là hình ảnh má mong chờ nhất kể từ lúc má bị cái thân hình đồ sộ, lông lá của nó trườn lên người, xé toạc thân thể giữa đầm vắng mênh mông. Má buông súng xuống, định cười vang một trận hả hê, nhưng một cơn cồn cào bỗng dâng lên trong bụng khiến má cong người nôn ọe. Và trận cười hả hê kia giống như đốm lửa chưa kịp bùng lên đã tắt lịm, chỉ còn là một cột khói mờ của hụt hẫng tột cùng khi má sực tỉnh người, phát hiện ra mình đã có thai… Má choáng váng, bàng hoàng, phục xuống bên xác thằng Mỹ đã đẫm máu, lay nó dậy trong cơn hãi hùng, tuyệt vọng…!
- Má khóc nức nở khi liên tưởng đến viễn cảnh sau này, lúc con lớn lên, bắt đầu hiểu chuyện, nó sẽ hướng ánh mắt trong veo của mình vào má trong một câu hỏi vu vơ về một người cha, thì má còn biết làm sao cho con hiểu bây giờ…? Thằng Mỹ vẫn nằm im, trơ đi trong từng giọt nước mắt má rơi đều. Má ngước lên cao, nhìn bốn phương tám hướng để cầu mong một ân huệ nhỏ nhoi của thánh thần, Trời đất. Nhưng, giữa màn đêm đen và dày, chỉ có một ánh trăng tròn vành vạnh, soi sáng một vùng máu đỏ tươi, tanh tưởi hòa lẫn trong mùi thuốc súng cay nồng… Ánh trăng đó đã chia đôi dòng đời của má, và má cứ bị nó lay lắt bám theo suốt cả quãng đời còn lại. Có lẽ đối với má, đó là ánh trăng tàn nhẫn nhất, kinh dị nhất. Ánh trăng có thể khiến má khóc nhiều, khóc hoài mỗi khi ló dạng. Nhưng không hiểu sao má vẫn chờ được trông thấy nó, vẫn mong mỏi hòai cái phút giây được tự tay cấu xé, cào nát chính mình trong nỗi dày vò, rằng cha của đứa con trai ruột thịt đã bị mình giết chết… Anh không thể nào biết được những gì xảy ra trong đêm xa xưa đó. Lúc anh lớn lên, cũng không màng thắc mắc về một người cha. Chỉ thấy má cứ đảo điên trong nước mắt và những nụ cười lạt lẽo. Mà nếu có phút giây nào đó dù rất ngắn ngủi, anh tự đặt ra câu hỏi về sự bặt tăm của cha mình, thì anh cũng tự biết cách để trả lời, chiến tranh ác liệt mà. Dường như chiến tranh là cái cớ thuyết phục nhất để lý giải cho mọi sự mất tích. Dường như chiến tranh là lý do chính đáng nhất để anh nghĩ rằng cha đã không còn nữa. Dường như chiến tranh là một thứ thẩm quyền cao nhất, mạnh nhất cho phép người ta giết chóc lẫn nhau một cách tự do, thoải mái. Chỉ cần một khẩu súng, hay một quả tạc đạn trong tay, và trước mặt mình là những con người mang danh “kẻ địch”, thì người ta đã có thể tước đi vô vàn sự sống. Nên rất nhiều lần “kẻ địch” ngã xuống trước mặt anh, rất nhiều lần những quả tạc đạn từ tay anh nổ tung, văng ra từ trong khói lửa những mảnh vụn máu me lổn ngổn. Anh cười thầm, hả hê đắc thắng khi thấy một thằng Ngụy nào đó bị đạn anh ghim trúng giữa đầu… Để rồi đêm đêm, giữa những mảnh khuya vụn nát bởi tiếng pháo bom, trong những giấc ngủ không đầy, những lần gác súng mỏi mê, anh vẫn còn trăn trở, hôm nay mình đã giết chết bao nhiêu người rồi…?
- Câu hỏi đó cứ đeo bám theo anh dai dẳng, kể cả khi cuộc chiến đã tàn, khi hòa bình đã lập lại, khi người ta ồ ạt đua nhau chạy vào “cánh cửa mở” của thời hội nhập. Anh thì vẫn cứ chùn chân, cứ nấn ná vì những nỗi niềm trì níu. Và hễ mỗi lần anh ngước lên bàn thờ, thấy tấm di ảnh có gương mặt một người đàn ông Mỹ bên trong đang cười tươi rói, nghe những tiếng khóc thê thiết của má vọng về giữa những buổi khuya mòn mỏi - những tiếng khóc nhắc anh về một trận quyết đấu đẫm máu xa xưa, có những con người ngã xúông trước họng súng anh đang tóe lửa; là lòng anh lại vỡ oạch ra, day dứt, ray rứt… Nên anh không muốn ở trong ngôi nhà tình nghĩa được phường xây tặng, ngôi nhà khiến anh không thể quên đôi bàn tay đẫm máu của mình, đôi bàn tay của một đứa thiếu niên mới mười lăm tuổi nhưng đã pha màu nhàu đục của khói súng, bụi đường, của những cơn khát máu khi lên đạn, bóp cò, nổ súng… Ngôi nhà quét vôi màu xanh đó như nhốt chặt anh vĩnh viễn trong lời nhắc nhở, rằng đã từng có một thời khốc liệt, điêu tàn với những con người cầm súng bắn giết lẫn nhau. Mà, đâu chỉ có căn nhà tình nghĩa, nếu không có nó thì cũng còn rất nhiều điều gợi nhớ trong anh. Anh đã từng hoảng hốt khi vô tình bật tivi lên, thấy bộ phim tài liệu được quay trên những chiến trường xưa, giọng thuyết minh của cô phát thanh viên nào đó hào hùng quá! Và giữa cảnh khói lửa mịt mù, anh sợ lại bắt gặp hình ảnh chính mình đang giương cao khẩu súng… Anh gồng người căng cứng để cho những thước phim cuộn lấy mình vào quá vãng, nơi có nỗi ám ảnh lớn như một đám mây đen khổng lồ, mà anh thì không cách gì chạy trốn dù gắng sức, dù đuối sức… Bộ phim tài liệu nhắc về chiến tranh như một chứng tích hào hùng, đáng biểu dương của quân và dân ta. Nhưng không hiểu sao anh vẫn trơ trơ như tượng đá. Từng con người ngã xuống trên vũng máu, từng đôi mắt khép lại vĩnh hằng đã ám ảnh trong anh, không biết chừng nào mới thôi nghiếng ngấu… Ám ảnh kể cả khi anh chống cây nạn ra trước hiên nhà, thấy những đứa trẻ con bắn nhau bằng súng nhựa. Chúng vừa cười vừa lớn tiếng phụ họa cho những tràng súng nổ, chúng vừa cười vừa ôm ngực, giả vờ gục chết khi bị đối phương “bắn” một phát trúng tim. Cứ thế, những âm thanh trong trẻo vang lên trong những cuộc chiến tranh trẻ con đầy tiếng
- cười, ít nước mắt diễn ra thỉnh thoảng. Hễ anh nghe một tiếng khóc nào thút thít vang lên, là anh biết có một đứa vừa bị u đầu. Vì những “quả tạc đạc” của chúng cùng lắm chỉ là những hòn sỏi, những mảnh vụn gạch tàu. Còn trong chiến tranh người lớn, hễ tiếng khóc rộn lên, là đã thấy một điều gì đó mất đi. Thậm chí chưa khóc, chưa kịp khóc là đã nhận ra mất mác rồi. Anh nhớ đến trận nổ xưa… buổi chiều hôm đó anh vĩnh viễn trở thành người tàn phế... Những đứa trẻ con không hiểu chiến tranh. Chúng chưa đủ lớn để ý thức rằng, hễ có gây hấn là có đổ máu, không máu thể xác, thì cũng là máu tâm hồn, chỉ bằng một ánh mắt, một cử chỉ, một lời nói … Nên chúng cứ xô xát nhau hoài mỗi khi xảy ra mâu thuẫn lúc vui chơi, chúng xông vào đánh nhau, mắng mỏ nhau mà không cảm thấy đau chút nào… Những đứa trẻ con không hiểu chiến tranh. Chúng cứ ngỡ rằng chiến tranh là bắn nhau để giành phần thắng. Chúng đâu biết được lý tưởng của chiến tranh là bảo vệ độc lập tự do, đánh đuổi kẻ thù. Mà, cái giá của lý tưởng đó lại là giết chóc, là sát hại. Phải chi người ta đừng xâm phạm đến hòa bình của nhau… Ngày hôm qua, ngồi quán café bình dân với một đồng đội cũ, ông bạn giờ đã con đàn cháu đống, sung túc lúc tuổi xế chiều. Thấy anh rầu rĩ, ông nhấp ngụm café đắng nghét rồi vỗ đùi anh, nói mấy câu phấn chấn: - Chú em suy nghĩ cực đoan quá! Mình có công với nước, với dân, đáng lý ra phải tự hào! Làm gì mà cứ suy tư, ủ dột như đàn bà! Rồi ông bạn cười sảng khoái, nụ cười đầy tự hào của một người đang tự hào, kiêu hãnh với những chiến tích lẫy lừng trong chiến khu xưa. Vẫn biết quy luật chiến tranh là vậy, mình không giết họ thì họ sẽ giết mình. Vẫn biết khi mình nổ súng là đã loại được một kẻ thù chung. Nhưng anh làm sao có thể cười vui sảng khoái như thế, khi mà trong lòng cứ da diết mãi nỗi đau với những tấm thân người đỗ gục đi, nhưng vẫn trừng mắt nhìn anh kể cả khi hơi thở đã tàn… Anh là như thế, cứ luôn tìm đủ mọi cách để cho mình ray rứt, và rồi vắt kiệt mình trong nỗi ray rứt đó. Anh không biết làm gì để đền bù lại những kiếp người do chính tay mình
- tước đi mạng sống. Dù tình thế lúc đó bắt buộc phải như vậy, dù chiến tranh thì anh phải bắn. Nhưng sao anh vẫn loay hoay hoài với những nỗi niềm đeo mang suốt cả cuộc đời không thể thoát ly?! Nhất là khi trên đài phát thanh vang lên một bài nhạc cách mạng nào đó, hoặc khi bước vào viện bảo tàng, thấy những bức tượng thạch cao sừng sững về người lính, quân thù mà người ta dựng lên để tái hiện lại chuyện xưa, những chuyện chỉ có giữa đạn bom khói lửa… Anh đi hiến máu nhân đạo mà không lấy tiền bồi dưỡng. Anh nghĩ đó là một cách để chuộc lại lỗi lầm (cái lỗi lầm mà anh không đáng phải nhận nếu khách quan suy xét). Anh không biết máu của mình đã đem lại sự sống cho bao nhiêu người rồi. Càng không nhớ nổi mình đã dấn thân vào việc hiến máu miễn phí bao nhiêu năm. Chỉ nhớ đã ba bốn lần anh từ chối thẳng thừng trước những lời mời của các phóng viên để phỏng vấn cho bài viết về tấm gương người tốt việc tốt. Anh từ chối vì nghĩ hiến máu là việc phải nên làm, anh đã giết quá nhiều người, nay những giọt máu của anh sẽ làm nguồn sống cho những ai cần đến nó. Anh từ chối vì sợ rằng trong khi phỏng vấn, người ta sẽ hỏi lý do tại sao anh hiến máu quá nhiều? Anh không biết lúc đó mình sẽ trả lời sao. Sẽ nói ra sự thật, rằng đó xuất phát từ một niềm day dứt, day dứt khi đã cướp đi quá nhiều nhân mạng. Hay anh sẽ trở thành kẻ ba xạo, khoa trương, rằng tôi yêu thích việc hiến máu nhân đạo, tôi thích làm từ thiện, tôi đau lòng trước những bệnh nhân cần máu mà không có… và rồi kết thúc phần khoa trương đó bằng một lời khuyến khích, động viên giới trẻ, hãy nhân đạo đi! Hãy hiến máu đi! Hãy “thế này thế kia” đi! Vâng vâng và vâng vâng… Nên anh cứ âm thầm làm những gì lương tâm mách bảo. Và những buổi hiến máu chắc sẽ là nguồn an ủi cho anh mãi nếu như không có một ngày kia, anh tình cờ nghe câu nói đùa của người đàn bà bên cạnh: - Máu Tây, người Việt mình xài được không Trời? Rồi bà cười rổn rảng, nhìn vào đôi mắt xanh của anh đang cụp xuống đầy mặc cảm. Anh không biết làm thế nào ngoài việc chống cây nạn “chạy” cà thọt ra khỏi phòng, thật nhanh.
- Người đàn bà đâu biết rằng, câu nói đùa của mình đã khiến anh không chút yên ổn. Trong anh bắt đầu xoáy lên những ngổn ngang của nhiều bức rứt đan xen. Anh không hề muốn ai nhận ra trong mình mang hai dòng máu. Anh đã sợ lắm rồi cái cảm giác ngượng nghịu, ngột ngạt khi trong những buổi họp khu vực, nghe một ai đó phấn khích nói về tội ác và thất bại của quân lực Mỹ, hay trong những buổi sinh hoạt văn nghệ mừng kỷ niệm 30 - 4 của phường, nghe các MC đem cuộc kháng chiến chống Mỹ vào lồng ghép trong từng lời dẫn văn hoa. Rồi những lần đám trẻ con nhìn thấy anh, thấy mái tóc vàng và gương mặt đậm đặc nét Tây, chúng phấn khởi chỉa súng vào “bắn” anh tới tấp, như đang bắn một thằng lính bên phe địch. Và trong khi anh chết lặng người, trân trối nhìn những viên đạn vô hình đang bay đến, cắm phập vào tim; thì những đứa trẻ bắt đầu khẩn khoản: - Chú ơi, chú chết đi chú…! Đối với anh, mấy lời phụng phịu vô tư đó chẳng khác nào một mệnh lệnh nghiệt ngã... Nên đêm đó anh bắt đầu hỏi má, câu hỏi đầu tiên về một người cha. Dẫu anh biết chắc trăm phần trăm xác suất cha mình là người Mỹ, và anh biết chắc rằng má sẽ ngu ngơ không thể trả lời trong cơn ngây dại. Nhưng anh vẫn cứ hỏi, hỏi khi má đang hướng ánh mắt vô hồn vào chiếc Tivi, trên màn hình thoáng qua một gương mặt đàn ông tóc vàng, gương mặt đàn ông Mỹ. Và má bất ngờ nhảy nhổm lên, tay chỉ lia lịa vào màn hình, miệng móm mém nói từng câu phấn khích, cha mày kìa! Đó, cha mày kìa! “Cha con là ai vậy má?” *** Những mùa trăng vẫn đều đặn trôi qua, nhưng những buổi giỗ không còn nữa. Có còn chăng là giọng khóc của má đều đều, da diết, thỉnh thoảng nhói lên một tiếng nấc xoáy ngập vào tim. Anh ngồi ngoài hiên, đôi chân tật nguyền sau trận bom ác liệt nằm vô dụng. Điếu thuốc lá trên tay đã tàn từ bao giờ. Mái đầu anh chỉ sau một năm đã ngã màu sương gió, sắc vàng đã nhạt nhòa. Anh không biết đó là hệ lụy của thời gian, hay do anh đã quá lo lắng khi
- bệnh tình má đột nhiên trở nặng? Hay mái tóc nhạt màu là do anh không phút giây nào thôi cáo trách, cật vấn lương tâm? Và anh cũng không hiểu nổi lúc này đây, khi má nằm một chỗ nức nở với những cơn mê man không yên ổn là do tuổi của má đã quá cao, hay do chính câu hỏi hôm nào của anh đã khiến má bị một nỗi đau nào đó cồn lên, quật ngã? Anh chỉ nhớ rất rõ nét mặt bàng hoàng của má khi đối diện câu hỏi về một người cha, nét mặt thất thần hệt như má đang đối diện với một bức màn kinh dị. Bỗng chốc, nét mặt đó hóa cứng đờ như một dòng chảy đang trôi chợt dừng lại, đóng băng rồi vỡ tan ra trong nước mắt. Rốt cuộc, anh không hiểu má đang nặng mang nỗi đau nào? Má đang mắc kẹt trong vùng quá khứ nào? Anh chỉ có thể hình dung ra đó là một vũng đen với những sợi tua như những vòi bạch tuột, chúng quấn lấy chân má, khiến má trượt ngã, vẫy vùng hoài nhưng không thể bước ra. Cho đến khi má nằm yên, đuối sức, chúng vẫn không buông tha, tiếp tục quấn chặt, thít chặt… Và má đau đớn, nghẹn ngào bật lên thành tiếng khóc. Anh mong những tiếng khóc kia vĩnh viễn tắt lịm đi. Anh không nghĩ khi tiếng khóc tắt lịm nghĩa là má đang hạnh phúc. Vì cái chữ hạnh phúc kia có lẽ cả cuộc đời má không tài nào vói tới… Đêm nay lại trăng tròn, nhưng trên bàn thờ khói nhang lạnh vắng. “Tấm di ảnh” nhìn anh mĩm cười, người đàn ông trong đó giờ này chắc đang ăn uống ở một nhà hàng nào đó sang trọng lắm phía bên kia mặt trời, diễn viên mà. Mấy mùa trăng đi qua, là mấy lần má thay ảnh mới. Nhưng không khi nào, và vĩnh viễn không bao giờ anh biết rằng có một thằng Mỹ đã gục chết dưới họng súng của má ngày xưa… “Cha ơi!”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Con quỷ một giò P3
10 p | 255 | 16
-
Vòng tròn ác nghiệt - Phần 23
6 p | 85 | 11
-
Cánh Bướm Trắng
2 p | 55 | 6
-
Ma Da
1 p | 76 | 5
-
Trang điểm ở tuổi teen: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
5 p | 55 | 5
-
Điệu luân vũ bên bờ Donau
11 p | 49 | 4
-
VũĐèn sân khấu vụt tắt, bóng tối bao trùm cả khán phòng.Âm nhạc du dương cất lên, ánh sáng bắt đầu tỏa ra một màu vàng mờ ảo hình một vầng trăng khuyết. Trên nền sáng ấy là cánh chim đang bay, bay cao lên như muốn chạm vào ánh trăng kia, rồi một đóa qu
11 p | 67 | 4
-
Lục Bình Trôi
3 p | 89 | 4
-
Chinh phục những đỉnh đèo lẫy lừng phương Bắc
13 p | 79 | 4
-
Đêm trăng rằm P5
14 p | 100 | 4
-
Nửa Đêm Làm Vợ
3 p | 64 | 3
-
Một đêm với trăng
8 p | 58 | 3
-
Yêu Sống
6 p | 67 | 3
-
Vũ.Đèn sân khấu vụt tắt, bóng tối bao trùm cả khán phòng
15 p | 66 | 3
-
Nhan Sắc Thinh Không
7 p | 57 | 3
-
Trăng Góa
7 p | 65 | 2
-
Trăng Muộn
3 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn