intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÊ CÁ DỨA (Pangasius kunyit) VÀ TRIỂN VỌNG NUÔI TẠI TP HỒ

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

225
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thế giới, Họ cá tra (pangasiidae) có 21 loài thuộc 2 giống, phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á. Trong đó, kích cỡ lớn nhất là cá tra dầu, cá có thể dài đến 3 m, nặng 300 kg. Cho đến nay, với tên gọi tiếng Việt, người ta đã thống kê được khoảng 13 loài thuộc họ cá tra bao gồm cá tra ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÊ CÁ DỨA (Pangasius kunyit) VÀ TRIỂN VỌNG NUÔI TẠI TP HỒ

  1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÊ CÁ DỨA (Pangasius kunyit) VÀ TRIỂN VỌNG NUÔI TẠI TP HỒ CHÍ MINH Trên thế giới, Họ cá tra (pangasiidae) có 21 loài thuộc 2 giống, phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á. Trong đó, kích cỡ lớn nhất là cá tra dầu, cá có thể dài đến 3 m, nặng 300 kg. Cho đến nay, với tên gọi tiếng Việt, người ta đã thống kê được khoảng 13 loài thuộc họ cá tra bao gồm cá tra (Pangasius micronema), tra nuôi (Pangasius hypophthalmus), tra dầu (Pangasius gigas), tra chuột (Helicophagus waandersii), tra bần (Pangasius kunyit), vồ đém (Pangasius larnaudii), vồ cờ (Pangasius sanitwongsei), ba sa (Pangasius bocourti), xác sọc (Pangasius macronema), xác bầu (Pangasius pleurotaenia), cá hú (Pangasius conchophilus), cá dứa (Pangasius polyuranodon) và bông lau (Pangasius krempfi). Theo fishbase, để phân biệt loài cá tra bần với các loài khác
  2. trong họ cá tra cần kết hợp nhiều đặc điểm như: hình dạng đầu (với các chỉ tiêu về tỉ lệ % chiều rộng mõm/chiều dài đầu: 40 – 53,4%, chiều rộng đầu/chiều dài đầu: 70,7 – 76,6 %; ...); đặc điểm gai vi lưng. Tuy nhiên, theo nhiều ngư dân địa phương và người nuôi cá có kinh nghiệm, đặc điểm nhận dạng cá tra bần đơn giản nhất là nhận biết vết tích hình rẻ quạt trên 2 nắp mang của cá. Nhưng, vết tích này càng mờ dần khi cá càng lớn. Cá tra bần được phát hiện và đặt tên Pangasius kunyit vào năm 1999 bởi Pouyaud, Teugels & Legendre. Đây là loài cá nhiệt đới và là loài cá rộng muối, có thể sống trong môi trường nước ngọt và lợ. Phân bố chủ yếu ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam (sông Mekong) và một số nước khác. Trong tự nhiên, chúng sống ở tầng nước khá sâu, trên sông Mekong, cá tra bần có cùng khu vực phân bố với cá bông lau (P. krempfi). Theo kết quả nghiên cứu về “Phân bố các loài thuộc họ Pangasiidae (họ cá tra) trên sông Tiền, sông Hậu” vào năm 1999 của Trường Đại học Cần Thơ kết hợp với viện Hải dương học, các mẫu thu thập được thuộc 10 loài, trong đó, cá tra bần hay tra nghệ (P. Kunyit) xuất hiện quanh năm ở các vùng cửa
  3. sông Tiền và sông Hậu, không thấy có sự phân bố của cá ở các vùng thượng lưu các sông. Điều này cho thấy, hầu hết giai đoạn trưởng thành, cá sống chủ yếu ở vùng cửa sông, nơi có nguồn thức ăn dồi dào và nước lợ. Chiều dài cơ thể cá lớn nhất thu được trên sông Hậu là 87,5 cm. Bên cạnh việc sử dụng các loại thức ăn dồi dào vùng cửa sông, loài cá này rất thích ăn trái bần – một loại trái cây phổ biến ở vùng sinh thái này, nên cá có tên là tra bần. Cá tra bần được đánh giá là loài cá có thể phát triển nuôi, có giá trị kinh tế và cũng được xem là ứng viên sáng giá cho việc phát triển nuôi tại các vùng nước ngọt, lợ trong tương lai. Xét về khẩu vị, trong giới ẩm thực của nước ta, loài có phẩm chất thịt được đánh giá là ngon nhất phải kể đến cá bông lau, cá dứa, cá hú. Tuy nhiên, trong nhóm cá tra, có một loài mặc dù có tên tiếng Việt trong khoa học gọi là cá Tra bần (Pangasius kunyit), nhưng lại mang một số đặc điểm gần giống với nhóm cá dứa, cá bông lau, ... Đặc biệt là phẩm chất thịt của loài cá này cũng rất ngon như cá dứa (Pangasius polyuranodon) hay cá bông lau (Pangasius krempfi), vì thế, nhiều bà con nông dân miền Tây Nam bộ
  4. nơi có loài cá này phân bố, kể cả nhiều nơi khác cũng gọi cá tra bần với nhiều tên khác như cá dứa, cá tra nghệ hay cá bông lau nghệ (vì mình, vây và thịt cá có màu phớt vàng). Khi đưa về TPHCM, bà con nông dân đã gọi tên loài cá này theo tên gọi địa phương ở An Giang là cá dứa. Hiện nay, loài cá này bước đầu đã sản xuất giống trong điều kiện nhân tạo thành công tại An giang (công ty TNHH Minh Chánh) và đã được nuôi thương phẩm thử nghiệm tại một số vùng như Trà Vinh, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ, Nhà Bè). Kết quả bước đầu cho thấy, cá thích nghi và tăng trưởng tốt hơn trong điều kiện nước lợ (độ mặn: 5 – 18 %o) như vùng Cần Giờ, Nhà Bè thuộc TP. HCM, cá có thể thích nghi tốt nhưng tăng trưởng chậm hơn trong vùng nước ngọt (thử nghiệm tại Đồng Tháp), riêng trong vùng nước mặn (độ mặn trên 27 %0 tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) khả năng thích nghi của cá giảm và việc nuôi cũng gặp nhiều trở ngại. Mặc dù chỉ là thử nghiệm nuôi bước đầu tại một số vùng ở Nam bộ, nhưng kết quả nuôi tại TPHCM đã mở ra nhiều triển vọng cho nông dân nuôi cá vùng nước lợ như Cần Giờ, Nhà Bè. Cá dứa có khả năng sẽ là một trong những
  5. đối tượng nuôi kinh tế, bổ sung vào cơ cấu các loài nuôi thuỷ sản, giúp đa dạng hoá vật nuôi tại Cần Giờ, Nhà Bè. Bên cạnh đó, chế biến khô cá dứa là một trong những nghề truyền thống của Cần Giờ. Nhu cầu cá dứa nguyên liệu hàng năm trên 300 tấn. Không những thế, lảnh đạo địa phương cũng đang triển khai xây dựng thương hiệu “khô cá dứa” cho Cần Giờ. Điều này giúp gia tăng cơ hội tiêu thụ sản phẩm cá dứa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích mặt nước nuôi cá dứa trong thời gian tới. Để từng bước hoàn chỉnh kỹ thuật nuôi, khai thác tốt tiềm năng kinh tế của loài cá mới này, Khuyến nông sẽ tiếp tục vừa trình diễn vừa bố trí nuôi thử nghiệm để có được những thông số kỹ thuật cần thiết, làm cơ sở xây dựng và hoàn chỉnh quy trình nuôi và chuyển giao cho bà con nông dân. Cá dứa có thể xem là một trong những loài cá quý, có giá trị, vì thế cần sớm có giải pháp bảo vệ nguồn lợi, nhất là bảo vệ đàn cá bố mẹ di cư sinh sản, bảo vệ bãi đẻ cho cá và khai thác hợp lý đàn cá con. Điều này không chỉ giúp người nuôi có thể khai thác sản lượng cá con hiệu quả hàng năm để phục vụ cho nuôi thương phẩm (bởi vì công nghệ sản xuất nhân tạo cá dứa chỉ mới thành công bước đầu và
  6. vẫn còn nhiều trở ngại, nhất là tỉ lệ sống của cá bột quá thấp) mà còn giúp khôi phục quy mô quần thể đàn của loài trong tự nhiên. Hoạt động nuôi cũng góp phần bảo vệ nguồn lợi thông qua việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt, khô cá dứa cho thị trường, giảm khai thác cá tự nhiên, đồng thời có thể tạo các quần đàn bố mẹ để tái sản xuất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2