intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều chưa biết trong thơ ca chiến khu của Bác Hồ: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

110
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Những điều chưa biết trong thơ ca chiến khu của Bác Hồ đề cập đến những nội dung: Hai chặng đường thơ ca chiến khu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tuyển thơ ca chiến khu của Hồ Chí Minh, Suy nghĩ về Việt Bắc và thơ ca chiến khu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 2 phần. Mời bạn đọc cùng tham khảo những nội dung qua phần 1 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều chưa biết trong thơ ca chiến khu của Bác Hồ: Phần 1

  1. vũ CHÂU QUÁN - NGUYỄN HUY QUÁT NHŨNG ĐỊẼU CHƯA BIẾT TRONG THƠ CA CHIẾN KHU CỦA BẠC HỒ V DX.025737 NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
  2. NHỮNG ĐIỀU CHƯA BlẾT TRONG THƠ CA CHIẾN k h u c ủ a b á c H ồ
  3. reîSSf;
  4. vũ CHÂU QUÁN - NGUYỄN HUY QUÁT Những điều chưa biết CỦA BÁC Hổ NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
  5. LỜI GIỚI THIÊU MỘT CÔNG TRÌNH KHẢO c ứ u THƠ BÁC H ồ CÔNG PHU BỔ ÍCH L à người từng nghiên cứu văn thơ Nguyễn Ái Quôc - H ồ C hí M inh m ấy chục năm nay, những sách vở sưu tập, nghiên cứu, bin h giản g về văn thơ của Người, tôi đ ã đọc hầu hết. Thực tinh m à nói, tôi khôn g chờ đợi g ì nhiều kh i cầm trên tay công trinh kh ả o cứu về thơ B ác ở Việc B ắc của h ai tác g iả Vũ C hâu Quán và Nguyễn Huy Quát. N hưng lần g iở từng trang này đến trang khác, tập sách đ ã h ấp dẫn tôi. H ấp dẫn trước hết ở những tim tòi công p h u và m ói m ẻ về tư liệu, làm cơ sở cho những lời binh thơ có căn cứ tin cậy. N hiều uăn bản thơ đ ã được chỉn h lạ i cho đúng với bản gốc, như b ài L ịc h s ử nước ta chan g hạn, có bài lần đầu được p h á t hiện và công b ố toàn vẹn, n hư bài C ảnh khuya, có bài nay mới được giới thiệu lần thứ nhất... Điều thú vị nữa là hoàn cản h cảm hứng củ a nhiều b à i thơ đ ã đưỢc điều tra, xác m inh và m iêu tả cụ thể. Đ ối với thơ trữ tinh, khôn g biết được đ iều đó
  6. thi làm sao hiểu được thật thấu đáo tinh thơ, tứ thơ, tư tưởng và phon g cách của nhà thơ. Chẳng hạn khi ta biết bài C ả n h k h u y a được viết vào cuối năm 1947, nghĩa là giữa khi g iặc P háp hùng h ổ tung ra h ai gọng kim rất m ạnh địn h quặp gọn lấy chiến khu Việt B ắc hòng nghiền nát đầu não của cuộc kh án g chiến, thi ta mới hiểu được đầy đủ t h ế nào là tinh thần thép vĩ đ ại của người cầm lái cuộc kh án g chiến, vừa th ể hiện ở tư t h ế ung dung trước cảnh khuya như vẽ, vừa th ể hiện ở nỗi thao thức Không ngủ vì lo nỗi nưốc nhà,ü.D... N hiều trường hợp kh ác lại do biết rõ hoàn cảnh sáng tác cụ th ể của bài thơ m à hiểu ra được cái hư, cái thực rất thú vị trong thơ Người. Đồng thời cũng hiểu được t h ế nào là sự suy diễn thô thiển, tùy tiện không nên có ở một s ố người binh thơ B ác lâu nay (chang hạn trường hỢp các bài B á o tỉêp, T hu d a , T ă n g B ù i Công...). P hần thứ ha của công trinh lại có một sức h ấp dẫn khác. Các tác g iả đ ã tim tới những người học trò xứng đán g nhất của Bác, đồng thời là những người bạn chiến đấu gần gũi nhất của Người đ ể hỏi thật cặn kẽ, tỉ m ỉ tinh ý cạ thể. Thậm ch í từng câu, từng chữ củ a một sô' bài thơ của Bác. Tôi cho rằng đây là những tư liệu rất quý vì là những lời p h át biểu có độ tin cậy cao và đầy trọng lượng về con người, về cá tính củ a Chủ tịch H ồ C hí Minh, về quan điểm sáng tạo, và ph on g cách nghệ thuật của thơ Người. Xin 6
  7. dẫn ra đây làm ví dụ một sô'ý kiến mà tôi cho là rất b ổ ích đối với những ai muốn tim hiểu thấu đ áo thơ B ác Hồ: "Trong mọi hoàn cảnh, con người Bác luôn toát ra sự ung dung thư thái ưà bình thản" - vỏ NGUYÊN GIÁP. "Theo tôi, có lúc B ác làm thơ rât thanh cao, rât nên thơ. Nhưng cũng có lúc thơ Bác như diễn ca ấy. Bác đọc thơ của minh cho tôi nghe, có bài tôi thích, nhưng củng có bài còn ép vần, tôi không ứúch lắm, song Bác bảo nó d ễ đi vào quần chúng" ■võ NGUYÊN GIÁP. "Bác làm thơ đ ăn g báo là đ ể nói về một vấn đ ề g i đó cho người ta d ễ nhớ, d ễ làm, nghĩa là đ ể tuyên truyền, c ổ động phong trào cách mạng. B ác không muốn làm thơ đ ể trở thành nhà thơ"- PHẠM VĂN ĐồNG. "Phong cách thơ B ác trong những trường hỢp thù tạc ấy là đ ể cho vui, tất nhiên củng có ý g iáo dục, song tính nghệ thu ật của những bài thơ như thế, B ác không chú ý lắm , k h ác với loại thơ như Trăng vào cửa sổ đòi thơ - TÔ HỮU. "Tư tưởng của B ác vừa là dân tộc, vừa là kh oa học, hiện đại, nhưng về nghệ thuật, tôi thấy B ác chịu ản h hưởng của thơ Đường kh á nhiều. Không ít bài thơ của B ác có p h on g vị thơ Đường (...) Thơ B ác thường có vị Đường thi và dân gian, không có mùi thơ Tây" - TỐ HỮU. 7
  8. Tóm lại, tôi đán h g iá N hững đ iều ch ư a biết trong thơ ca chiến khu của Bác Hồ là một công trinh rất b ổ ích, chắc chắn p h ải là kết quả của một quá trinh lao động miệt mài, bền bỉ, thúc đẩy bởi lòng yêu kín h vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn H ồ Chí Minh - Người từ khi trở về nước đ ã cùng đồng bào, đồng chí, hiến Việt B ắc thàn h quê hương cách m ạng "Đây suối Lê-nin kia núi Mác", đồng thời đ ể lại nơi đây những tinh cảm thắm thiết nhất gửi trong những vần thơ thật đẹp "Tiếng suối trong như tiếng hát xa"... Việc xuất bản N h ữ n g điều chưa biết trong thơ ca chiến khu của Bác Hồ nhãn dịp kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Người là một việc làm rất có ý nghĩa. Quan Hoa, ngày 05 tháng 11 năm 2005 Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MANH 8
  9. /n' . P h ầ n th ứ n h ấ t HAI CHẶNG ĐƯỜNG THƠ CA CHIẾN KHU CỦA CHỦ TICH HỔ CHÍ MINH (Vủ C hâu Q uán)
  10. Chươns1 THƠ CA CHIẾN KHU CỦA BÁC Một chút tư liệu, một sô" suy nghĩ, thu hoạch có thể đóng góp được gì cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ ca của Bác? Đó là nỗi băn khoăn đồng thòi là lòng mong mỏi chắc không chỉ của chúng tôi mà có lẽ của cả những ai viết về thơ ca của Bác. Tính đến nay đã có hơn mười chuyên luận và hàng trăm bài báo về thơ ca của Bác. Phải chăng công việc đã là ổn? Thực ra việc nghiên cứu sự nghiệp của một nhà văn, nhà thơ lớn, nhất là nhà văn nhà thơ ấy lại là một anh hùng dân tộc, kết tinh vẻ đẹp của một thòi đại thì cũng khó xác định đến bao giồ sẽ kết thúc. Mỗi đóng góp nhỏ để làm rõ thêm chân dung rạng rỡ của một con người như thế đều là rất cần thiết. 11
  11. Việt Bắc trong hai thời kỳ: Tiền khởi nghĩa và kháng chiến chông Pháp đều là căn cứ địa đầu não vững chắc của cách mạng Việt Nam. Tại nơi đây dù bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn dành thì giờ làm thơ, làm ca và bộ phận thơ ca ấy mang sắc thái riêng có thể gọi là Thơ ca chiến khu của Bác. Khái niệm chiến khu cũng gần giông khái niệm căn cứ địa. Trong việc giành chính quyền từng phần tiến tới giành chính quyền trong phạm vi cả nưốc, tiếp theo là việc củng cố, mở rộng chính quyền đê có thể đập tan một cuộc chiến tranh xâm lược cực kỳ tàn bạo, căn cứ địa có vai trò vô cùng quan trọng. Hồ Chủ tịch đã có một nhận thức sâu sắc hơn ai hết về vỊ trí của căn cứ địa cách mạng. Trong cuốn C ách đ án h du kích viết tại Việt Bắc, khi Người mới về nước, có một chương về vai trò của căn cứ địa. Rồi năm 1947, trong thư đề ngày 2-9, gửi đồng bào các tỉnh Cao - Bắc - Lạng, Bác viết: "Việt Bắc trước kia là căn cứ địa của cách mệnh, đã nổi tiếng khắp cả nước và khắp thế giới thì ngày nay Việt Bắc phải trỏ thành căn cứ địa kháng chiến để giữ lấy địa vị và danh giá của mình. Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi. Mong đồng bào đều gắng sức”^’^ Sác HÔ vởi Việt Bắc. Nhà xuất bản Việt Bắc năm 1971, trang 14. 12
  12. Tác giả chuyên luận Mấy vấn đ ề Phương p h á p tim hiểu thơ H ồ Chủ tịch^^^đâ ghi nhận: "Theo dõi quá trình sáng tác thơ tuyên truyền của Hồ Chủ tịch, thấy những bài thơ Người làm hồi mặt trận Việt Minh (Trong những năm 41 - 42 ở Việt Bắc - VCQ) có những đặc điểm không thấy trở lại nữa". Phải chăng "đặc điểm riêng ấy" một phần quan trọng do những nhu cầu xây dựng căn cứ địa. Thơ ca của Bác đã được sưu tầm và xuất bản có hai tập: N hật ký trong tù và Thơ H ồ C hí Minh. Cũng cần kể đến tập thơ thứ ba. Đó là tập L ịch sử nước ta được viết tại Việt Bắc nám 1942. Năm 1983, tác phẩm này được in trong tập H ồ C hí M inh toàn tập (tập 3). Trong tập Thơ H ồ C h í M inh của Nhà xuất bản Văn Học năm 1970, có in tất cả 84 bài thì 52 bài, Bác làm tại Việt Bắc, chiếm tỉ lệ 62 phần trăm và trong sô" 16 bài thơ chữ Hán cũng trong tập ấy, có 11 bài đưỢc sáng tác ở Việt Bắc! Ngoài N hật ký trong từ, bộ phận thơ ca chiến khu của Bác đã thu hút được sự chú ý, suy nghĩ của nhiều nhà nghiên cứu. Các tác giả chuyên luận Thơ Người tỏa sáng^^’ là những ngưòi đã lưu ý bộ phận thơ ca đó. Của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh - Nhà xuất bản Giáo dục - 1981. Của Vũ Minh Tám và Lương Duy Thứ- Nhà xuất bản Việt Bắc - 1971. 13
  13. Khi nghiên cứu thơ Bác, sáng tác trên nhiều chặng đưòng, tác giả chuyên luận: Chủ tk h H ồ Chí Minh - nhà thơ lớn của d ân đã nhận xét: "Thơ Bác tập trung vào hai thòi kỳ đặc biệt: Thơ ở chiến khu và thơ ở trong tù". Dưối một tiêu đề nhỏ: Những bài thơ lớn về hiện thực đấu tranh cách mạng, tóm tắt gọn gàng đặc điểm nổi bật thơ ca của Bác in trong tập Thơ H ồ C hí Minh, anh đã dành 21 trên 24 trang phân tích chặng đường thơ của Bác làm trong 9 năm ở Việt Bắc. Tác giả chuyên luận: Mấy vấn đ ề phương p h áp tim hiểu, p h â n tích thơ H ồ Chủ tịch có nhận xét: "Trong thời kỳ kháng chiến chông Pháp, làm việc giữa núi rừng Việt Bắc, Bác cũng làm một loạt bài thơ cảm hứng trữ tình chủ yếu là tức cảnh, khoảng hai chục bài. Có thể coi đây là thời kỳ thứ hai, thơ nghệ thuật của Bác phát triển tương đôi dồi dào và từ ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc (1954) đến lúc Người qua đòi (1969) chúng ta chỉ còn được đọc thêm 9 bài thơ thuộc loại cảm hứng trữ tình của Bác. 9 bài trong 15 năm..." Con số" ấy gỢi cho tác giả chuyên luận nỗi xúc động: "Nghĩ mà thương Bác vô cùng. Phải chăng trong 15 năm ấy, Bác phải lo nghĩ quá nhiều mà toàn những vấn đề phức tạp". Cùa Hà Minh Đức - Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 14
  14. Theo chúng tôi nghĩ: Vì chúng ta chưa sưu tập đưỢc đầy đủ, chứ không phải 15 năm này, Bác chỉ làm có 9 bài thơ cảm hứng trữ tình. Tuy vậy, chúng ta cần tìm hiểu những điều kiện, nguyên nhân mà trong từng thời kỳ mà Bác làm thớ nhiều hay ít. Những câu thơ của Chế Lan Viên có thể gỢi cho ta một cách hiểu Thơ ca chiến khu của B ác: B ạc p h ơ râu tóc của Người như của một tiên ông Người sinh ra là đ ể ở một khu rừng Cái xứ thiên nhiên không tên, thời gian không tuổi Câu cá bên khe, làm thơ bên suối L àm những bài thơ khởi đầu bằng sắc núi X anh xanh Chính vì ta mà Bác phải ừư) vào giữa cuộc đấu tmnh Tám mươi nầm không nghỉ N hớ k h án g chiến lên ngàn cao Việt B ắc Thấy cái yên tĩnh trầm tư, ta hiểu B ác Tâm hồn Người ư? L à yên tĩnh những khu rừng... HOA TRƯỚC LĂNG NGƯỜI (Trong tuyển tập C h ế Lan Viên - Tập 1) Thơ ca chiến khu của Bác tuy chưa được giới thiệu rộng rãi và hoàn chỉnh, nhưng nhiều bạn đọc ỏ 15
  15. nưóc ngoài đã quan tâm tìm hiểu với tấm lòng ngưỡng mộ, yêu thích. Tiến sĩ Nhi-cu-lin (Nga) trong bài viết về thd ca Hồ Chủ tịch đã dành những trang khá hay về một bài thơ của Bác được sáng tác ở Việt Bắc. Một nhạc sỹ Pháp, ông Lu-i Du-rây đã phổ nhạc bài thơ Tặng B ùi Công của Bác. Nữ đồng chí Giơ-hon-nơ Gô- rôt-tơ-vôn, vỢ đồng chí thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) kể rằng: Có một lần Giđ- hon-nơ thưa với Bác trong dịp gặp Người: "Kính thưa đồng chí chủ tịch, đồng chí làm thơ hay lắm! Nêu đồng chí cho phép, tôi sẽ xin đọc một bài thđ của đồng chí đã dịch ra tiếng Đức và đăng trên báo chí nước chúng tôi". Bác gật đầu, nhìn tôi và mỉm cười trìu mến. Tôi liền đọc bài cả n h khu ya do Người viết năm 1947... Bác Hồ nói bằng giọng rất vui: 0 chị thuộc cả thơ tôi à? Sau đó tôi đọc cho Bác nghe bài: Đối nguyệt và bài Lên núi nữa. Đó là những bài tôi rất thích và đã giữ cẩn thận mà chính nhà tôi cũng thuộc một sô" Từ năm 1976 đến 1986, không kể các giáo trình, các tư liệu tham khảo, các chuyên luận về văn thơ Bác lần lượt ra đời (1976, 1978, 1979, 1981, 1984, 1986) đã đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Tuy vậy, người đọc vẫn mong muốn hiểu biết càng nhiều càng tốt những tư liệu cần Hổ như chúng tôi đã biết - Trần Đương dịch - NXB Thanh Niên - 1985. 16
  16. thiết, những kiến giải có căn cứ, có suy nghĩ... nói rộng ra những gì có liên quan tới tác phẩm của Bác. Từ việc phân tích những bài thơ tiêu biểu của Bác, các tác giả chuyên luận đều muốh khái quát những vấn đề như: quan điểm sáng tác, phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, tính Đảng, tính nhân dân, tính dân tộc, phong cách thơ Bác, vị trí, vai trò của Bác vối nền văn học hiện đại... Chúng tôi không phải làm công việc ấy nữa, chỉ viết những gì cần viết về một bộ phận thd ca của Bác theo khả năng và trước hết theo chủ đích của mình. Nói chủ đích cũng là nói đến những gì có tính chất phương pháp ít nhiều còn đang đặt ra trong thực tiễn nghiên cứu. Vì thế, công việc phải tiến hành đầu tiên là: Môt cuôc h à n h trìn h đi tìm n h ữ n g g ì liên q u a n đến thơ ca củ a B ác. Khỏi đ ầ u là: Đi tim n h ữ n g tra n g sách, báo. Di sản quí giá của Bác để lại đến khi được sưu tập và xuất bản rộng rãi là có công sức không nhỏ của cả một tập thể tin cậy, nhưng ta hiểu biết và nắm chắc vô"n di sản ấy liệu đã được là bao? Ví dụ: Đến năm 1983, tập thơ L ịch sử nước ta của Bác mối được chính thức in lại trong H ồ C hí M inh toàn tập mà trưóc đó, năm 1976, rồi năm 1979... một s ố tác 17
  17. giả không rõ dựa vào văn bản nào đó, thường viết: "Sau đây là đoạn kết thúc tác phẩm đáng chú ý và đặc biệt thú vị là dòng cuối. Chúng ta có hội Việt M inh Đủ tài lãn h đ ạo d ân m ình đấu tranh Bốn lăm , sự nghiệp h oàn thành" Thực ra câu kết thúc không phải thế. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi phân tích Lịch sử nước ta. Đến năm 1986, vẫn có chuyên luận nhầm lẫn. Ví dụ: H ồng B àn g là T ổ quốc ta Thực ra là: Hồng B àn g là tô nước Đọc kỹ tư liệu ở các Viện bảo tàng, xem lại toàn bộ sô" báo Việt N am Độc lập xuất bản trong thời kỳ bí mật, theo sát từng chữ, từng câu các tập thơ ca của Bác, chúng tôi phát hiện thêm một số bài có gì đó rất gần gũi với thơ Bác. Sách báo và tư liệu trong thòi kỳ bí mật đã khó kiếm nhưng lục tìm sách báo và tư liệu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng không dễ dàng gì. Khi in lại văn bản tập thơ này hiện nay còn lưu trữ trong Viện bảo tàng cách mạng Việt Nam, những người biên tập Hổ Chí Minh toàn tập có sửa vài chữ và Cắt một vài câu. Nguyên bản là Hông Bàng là tổ nưởc ta BỬa thành Hống Bàng là tổ tiên ta. Nhưng tuyệt nhiên không có: Hổng Bàng là Tổ quốc ta. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2