intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những dư phẩm làm thuốc từ gà

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

89
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những dư phẩm làm thuốc từ gà Ngày Tết, trong những lễ vật cúng giao thừa và trên mâm cỗ cúng gia tiên không bao giờ thiếu thịt gà. Con gà đã trở thành lễ vật truyền thống từ ngàn xưa. Thịt và trứng gà có tác dụng bổ dưỡng. Con gà cũng là thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Riêng mật, màng mề, gân chân, vỏ trứng thường bị vứt bỏ khi làm thịt gà. Chính những dư phẩm đó lại được dùng để chữa bệnh. Mật gà: Tên thuốc là kê đởm, có tác dụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những dư phẩm làm thuốc từ gà

  1. Những dư phẩm làm thuốc từ gà Ngày Tết, trong những lễ vật cúng giao thừa và trên mâm cỗ cúng gia tiên không bao giờ thiếu thịt gà. Con gà đã trở thành lễ vật truyền thống từ ngàn xưa. Thịt và trứng gà có tác dụng bổ dưỡng. Con gà cũng là thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Riêng mật, màng mề, gân chân, vỏ trứng thường bị vứt bỏ khi làm thịt gà. Chính những dư phẩm đó lại được dùng để chữa bệnh. Mật gà: Tên thuốc là kê đởm, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, bình suyễn, làm se. Theo các tài liệu cổ, Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng mật gà trống phơi khô 20g với chất trắng trong phân gà sao vàng, tán nhỏ, rây bột, trộn đều, uống mỗi ngày 4g với rượu để chữa Màng mề gà cho vị thuốc nội kim. chứng lậu đau buốt. Theo kinh nghiệm dân gian, mật gà 1 cái, hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2 - 3 lần trong ngày, chữa ho lâu ngày. Trẻ nhỏ bị hen suyễn lấy mật gà 10 cái, nghệ già 1 củ to bằng quả trứng gà, phèn chua 1 miếng bằng 3 hạt ngô. Đem nghệ gọt vỏ, thái mỏng, phơi khô, sao giòn, giã nhỏ, rây bột mịn. Phèn chua rang khô, tán bột. Nước mật gà trộn đều với 2 bột trên, cho thêm một ít nước cháo và viên lại bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên, trước khi đi ngủ. Để chữa ho gà, ho khan, ho đờm có kèm sốt, lấy mật gà 10 cái, hạt chanh 20 hạt, hạt mướp đắng 20 hạt, đường cát 25g. Hạt chanh và hạt mướp đắng đem sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều với nước mật gà, phơi khô, tán lại cho mịn. Đường cô thành châu, trộn với bột trên làm thành viên bằng hạt đỗ xanh, sấy khô. Trẻ em từ 1 - 5 tuổi mỗi lần uống 2 - 4g; 6 - 10 tuổi mỗi lần uống 5 - 8g. Ngày uống 2 lần với nước ấm. Ngoài ra, có người chỉ dùng riêng mật gà, mỗi ngày 1 cái trong 10 ngày để chữa viêm túi mật.
  2. Màng mề gà: tên thuốc là kê nội kim hay kê hoàng bì. Khi giết gà, lấy mề bổ đôi, bóc lấy lớp màng màu vàng, phủ mặt trong của mề (cần nhẹ tay để khỏi làm rách màng), rửa hết chất bẩn, rồi phơi khô. Khi dùng rửa qua, thái miếng, sao với cát cho phồng. Có khi còn rang to lửa cho vàng đen. Màng mề gà có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, chữa các chứng đau bụng, ăn kém tiêu, bụng đầy trướng, nôn oẹ, đại tiện lỏng, viêm ruột già, đái són. Màng mề gà tán bột, mỗi lần uống 3 - 6g với ít rượu có tác dụng chống nôn. Màng mề gà 10g phối hợp với nga truật 30g, cam thảo 10g, tán thành bột, uống mỗi ngày 4 - 5g trước bữa ăn 1 giờ, chữa đau dạ dày. Để làm thuốc bổ tỳ cho trẻ em gầy còm, xanh xao, kém ăn, lấy màng mề gà 2 cái, hoài sơn 80g, thần khúc 20g, sơn tra 12g, sa nhân 4g. Tất cả rang giòn, tán rây thành bột mịn. Mỗi ngày uống 20 - 30g với nước ấm. Dùng ngoài, màng mề gà đốt tồn tính, tán bột, hoà vào dầu vừng, bôi chữa viêm loét, cam răng. Gân gà: Tên thuốc là kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Nó được coi là một món ăn lạ (kỳ trân) và được liệt vào 8 món ăn quý (bát trân), dành riêng cho vua chúa và giới thượng lưu, thường có mặt trong những bữa đại tiệc. Dạng dùng thông thường của gân gà là thức ăn - vị thuốc, nấu nhừ gân với các vị thuốc bổ nguồn gốc thực vật, rồi ăn nóng. Có thể đem gân gà phơi khô để khi cần thiết mới dùng. Người ta thu hoạch gân gà bằng cách chọn những con gà trống tơ, giống gà to, khoẻ mạnh, có bộ lông màu vàng đỏ và đôi chân chắc nịch. Lùa chúng vào một cái sân rộng có hàng rào bao quanh với chiều cao đủ để gà không nhảy qua được và mắt rào nhỏ để thân gà không chui lọt. Thả một con chó đã được huấn luyện, nó đuổi gà mạnh mẽ và liên tục; gà hoảng sợ chạy tán loạn cho đến khi không chạy được nữa thì gục ngã. Lúc này, lấy đôi chân gà, rạch lớp da chân lột lấy những sợi gân căng mọng. Tác dụng bổ dưỡng của gân gà được giải thích như sau: khi con gà bị đuổi, gắng sức chạy thì bao nhiêu sinh lực đều dồn vào đôi chân mà gân lại là nơi tích tụ nguồn sinh lực ấy. Lấy ngay chân khi gà vừa ngã tức là thu trọn phần lực của nó. Có người cho rằng giá trị bổ dưỡng của gân gà cao hơn nhiều thang thuốc bổ khác và tác dụng mạnh sinh lực,
  3. cường gân cốt có thể sánh ngang với cao hổ cốt, nhất là khi phối hợp với các vị thuốc bắc. Vỏ trứng gà: Được dùng dưới hai dạng: vỏ trứng sống và vỏ trứng đã ấp nở con. Vỏ trứng sống nghiền nát, rây bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g với nước sôi để nguội chữa chứng hôi miệng, viêm loét dạ dày, tá tràng. Vỏ trứng sống 1 cái phối hợp với rễ cỏ gà 20g, lá chanh 20g, lá táo 20g, vỏ quýt 10g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, chữa ho gà. Vỏ trứng cũng là vị thuốc. Vỏ trứng đã ấp nở con 20g rửa sạch, nghiền nát, sắc đặc, hoặc phơi khô, sao vàng, tán bột, uống chữa sốt cao, sốt kéo dài. Vỏ trứng đã nở con 2 cái, sao giấm, cây mè đất 12g, vỏ rễ chanh 8g, lá hẹ 8g, cam thảo đất 8g. Tất cả giã nát, sắc rồi hoà với ít đường. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 thìa cà phê cho trẻ em từ 1 - 3 tuổi; 4 thìa cho trẻ từ 4 - 5 tuổi; 5 - 6 thìa cho trẻ từ 6 - 10 tuổi, chữa ho gà. Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, màng mỏng bên trong vỏ quả trứng đã ấp nở con cũng được dùng với tên thuốc là phượng hoàng y hay phượng hoàng thoát. Dược liệu có vị ngọt nhạt, mùi hơi tanh, tính bình, có tác dụng nhuận phế, giảm ho, chữa ho lâu ngày, hen suyễn, khí uất kết tụ. Liều dùng hằng ngày: 1,5 - 2,5g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với ma hoàng, tử uyển. Da chân gà: Theo sách thuốc cổ, phần này (thường gồm cả xương) được nấu thành cao, uống mỗi ngày 8g với nước sắc ngũ gia bì và thạch xương bồ, chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững. Theo kinh nghiệm dân gian, da chân gà ninh nhừ với tôm tươi, lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hằng ngày để chữa chứng da xanh bủng beo, chậm biết đi, chậm mọc răng. Nếu đem đốt thành than tán bột, rắc lên vết thương lại là thuốc cầm máu. Có người còn dùng da chân gà với da trâu (cũng đốt thành than), tác dụng cầm máu sẽ tốt hơn. TTƯT.DSCKII. Đỗ Huy Bích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2