Phạm Thị Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
94(06): 137 - 141<br />
<br />
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC<br />
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA<br />
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY<br />
Phạm Thị Huyền, Vũ Thị Thuỷ*<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thực tiễn từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, sự nghiệp<br />
đổi mới của nhân dân ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu cơ bản, tổ chức và hoạt động của bộ<br />
máy nhà nước đã phát huy vai trò, hiệu lực quản lý, phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được một số<br />
hiệu quả rất quan trọng. Song trong quá trình thực thi quyền lực còn tồn tại nhiều thiếu sót, khuyết<br />
điểm cần phải khắc phục.<br />
Trước thực trạng đó, đặt ra vấn đề khách quan là Nhà nước phải tự đổi mới và hoàn thiện mình<br />
như thế nào? Điều tiết, quản lý và can thiệp vào kinh tế bằng những nội dung, giải pháp nào để<br />
phát huy vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm quyền lực chính trị của giai cấp công<br />
nhân, nhân dân lao động và phát triển nền kinh tế thị trường đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
Từ khóa: Kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước, kinh tế nhà nước, điều tiết kinh tế, quản lý kinh tế<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Đặc điểm cơ bản của nước ta là từ một nền<br />
sản xuất nhỏ là chủ yếu đi lên chủ nghĩa xã<br />
hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.<br />
Điều này có nghĩa là sau cách mạng dân tộc<br />
dân chủ, về chính trị, chúng ta đã có Nhà<br />
nước xã hội chủ nghĩa, nhưng về trình độ nền<br />
kinh tế thì còn chưa tương xứng. Từ trình độ<br />
kinh tế ấy, muốn đạt đến một nền kinh tế hiện<br />
đại, phát triển, hầu hết các nước đều phải đi<br />
qua vài trăm năm, thậm chí còn phải trả giá<br />
đắt về xã hội. Nhưng lịch sử cũng chứng<br />
minh rằng có thể rút ngắn quá trình phát triển.<br />
Phát triển rút ngắn là một thách thức vô cùng<br />
to lớn đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có đường<br />
lối chính sách đúng đắn, tránh khỏi những sai<br />
lầm "tư" và "hữu", xây dựng các thể chế nhà<br />
nước thực sự có năng lực, và trong sạch, có<br />
phương pháp huy động cao nhất nguồn lực<br />
của đất nước và phân bổ hợp lý các nguồn lực<br />
đó cho phát triển.<br />
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, thực<br />
hiện đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là<br />
đổi mới tư duy, trọng tâm là đổi mới tư duy<br />
kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế hàng<br />
hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế<br />
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời với<br />
*<br />
<br />
Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com<br />
<br />
đổi mới kinh tế là từng bước đổi mới hệ<br />
thống chính trị, trọng tâm là đổi mới vai trò<br />
quản lý của nhà nước. Quan điểm này đã<br />
được Đại hội VII, Đại hội VIII cụ thể hóa,<br />
tiếp tục thực hiện và được ghi trong Hiến<br />
pháp 1992 "Nhà nước phát triển nền kinh tế<br />
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị<br />
trường có sự quản lý của nhà nước định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa".<br />
Thực hiện chủ trương đổi mới và các quyết<br />
định quan trọng của Đảng, từ năm 1986 đến<br />
nay, kinh tế xã hội nước ta đã có những bước<br />
chuyển biến tích cực, phát triển nhanh chóng.<br />
"Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã<br />
hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc"<br />
[6, tr. 67]. Nền kinh tế đạt được nhiều thành<br />
tựu quan trọng, tạo tiền đề bước vào thời kỳ<br />
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất<br />
nước. “Tốc độ tăng trưởng bình quân của nền<br />
kinh tế từ năm 1986 đến năm 1990 là 3,9%<br />
năm; 1991-1995 là 8,2% năm; trong năm<br />
1996 là 9,34%; 1997 là 8,15%; 1998 là 5,8%;<br />
và 1999 là 4,7%. Sự phát triển kinh tế đã góp<br />
phần cải thiện được đời sống nhân dân [3, tr.<br />
262], “tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị<br />
giảm 9 - 10% vào năm 1990-1992, giảm<br />
xuống 6,08% vào năm 1994, 5,88% năm 1996<br />
và 6,85% năm 1998. Tỷ lệ lao động qua đào<br />
tạo từ 12% năm 1992 tăng lên 17% năm<br />
1997” [2, tr. 33].<br />
137<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
* Một số thành tựu về mặt xã hội<br />
Năm 1999, cả nước xóa đói giảm nghèo được<br />
415 nghìn hộ, giảm tỷ lệ nghèo đói trong cả<br />
nước xuống còn 13%. Năm 2000, cả nước<br />
phấn đấu giảm 30 nghìn hộ nghèo, đưa tỷ lệ<br />
hộ nghèo xuống dưới 11% [1, tr. 3].<br />
Như vậy, xây dựng một nền kinh tế thị trường<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải đi<br />
đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà<br />
nước. Song nhà nước quản lý nền kinh tế đó<br />
như thế nào, làm cách nào để vừa phát triển<br />
được kinh tế nhưng vừa bảo đảm định hướng<br />
xã hội chủ nghĩa. Làm ra sao để nhà nước<br />
tương xứng với năng lực của một nhà nước<br />
pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ<br />
mới. Việc tăng cường vai trò nhà nước là<br />
đúng song củng cố lại và thúc đẩy năng lực<br />
hoạt động của các thể chế ra sao để nền kinh<br />
tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững và<br />
công bằng xã hội được thực hiện. Từ thực tiễn<br />
trên cho thấy, phải khẳng định lại và bổ sung<br />
thêm những giải pháp cụ thể để tăng cường<br />
vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị<br />
trường ở nước ta hiện nay là thực sự cần thiết<br />
và quan trọng.<br />
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ TĂNG<br />
CƯỜNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG<br />
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH<br />
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC<br />
TA HIỆN NAY<br />
Xác định đúng vai trò nhà nước trong<br />
nền kinh tế thị trường định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa<br />
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,<br />
những năm qua chúng ta đã từng bước chuyển<br />
nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cơ chế thị<br />
trường. Theo hướng đó, vai trò nhà nước đã<br />
từng bước chuyển đổi từ chỉ huy mệnh lệnh<br />
hành chính sang quản lý hành chính nền kinh<br />
tế. Với việc xác định đúng vai trò nhà nước<br />
trong kinh tế thị trường đã góp phần quan<br />
trọng khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội<br />
và đã đạt được tăng trưởng kinh tế, cải thiện<br />
được đời sống nhân dân.<br />
Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới vẫn còn<br />
tồn tại những quan điểm nhận thức lệch lạc về<br />
vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, dẫn<br />
đến trong tổ chức thực hiện ở một bộ phận<br />
<br />
94(06): 137 - 141<br />
<br />
cán bộ công chức vẫn nặng về quan liêu mệnh<br />
lệnh, can thiệp quá sâu, thậm chí làm thay cho<br />
các doanh nghiệp...<br />
Những sai lầm đó, xuất phát từ những ý kiến<br />
cho rằng chỉ trong nền kinh tế kế hoạch hóa<br />
tập trung bao cấp, khi bộ máy nhà nước là<br />
người trực tiếp tổ chức và điều khiển nền sản<br />
xuất xã hội với hệ thống kế hoạch chỉ tiêu<br />
pháp lệnh và mệnh lệnh hành chính thì mới<br />
cần đến vai trò quản lý, điều hành của nhà<br />
nước, còn trong cơ chế thị trường thì cứ để<br />
cho các thành phần kinh tế phát triển tự do,<br />
thị trường sẽ định hướng, dẫn dắt cả người<br />
sản xuất kinh doanh lẫn người tiêu dùng.<br />
Quan niệm như vậy, dường như đã lặp lại<br />
quan điểm "Nhà nước tối thiểu và thị trường<br />
tối đa", Với quan điểm đó, tất yếu dẫn đến<br />
tình trạng buông lỏng quản lý nhà nước, làm<br />
xuất hiện tình trạng thả nổi, vô chính phủ, để<br />
những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường<br />
phát triển, tạo cơ hội cho những kẻ thoái hóa<br />
biến chất và các thế lực xấu lũng đoạn thị<br />
trường, đục khoét tài sản của nhà nước và<br />
nhân dân như vừa qua. Mặt khác, làm cho<br />
tình trạng quan liêu, cửa quyền, mất dân<br />
chủ, thủ tục rườm rà, qua nhiều khâu, nhiều<br />
nơi vẫn đang tiếp tục hạn chế sự phát triển<br />
của lực lượng sản xuất gây không ít khó<br />
khăn cho các hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh. Do vậy, phải khắc phục những nhận<br />
thức không đúng trên và phải thống nhất<br />
nhận thức đúng đắn hơn về vai trò nhà nước<br />
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.<br />
Theo tinh thần đó, trên cơ sở quan điểm của<br />
Đảng, cần nhận thức chức năng của nhà nước<br />
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa ở nước ta như sau:<br />
- Nhà nước phải tạo lập được các thể chế, hệ<br />
thống pháp luật, tạo môi trường lành mạnh<br />
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết<br />
lập đồng bộ các yếu tố và cơ chế thị trường<br />
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
- Nhà nước phải định hướng phát triển xã hội<br />
thông qua việc hoạch định các chính sách lâu<br />
dài, được cụ thể hóa thành các chương trình,<br />
kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế - xã hội<br />
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với<br />
công bằng và tiến bộ xã hội.<br />
<br />
138<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của<br />
thể chế nhà nước<br />
* Cơ quan lập pháp<br />
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vừa là<br />
một động lực vừa tạo ra nguy cơ mất ổn định<br />
thị trường. Cạnh tranh không hợp pháp dễ dẫn<br />
đến độc quyền, nhóm độc quyền. Vì vậy, để<br />
bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
diễn ra bình thường thì không thể không có<br />
một hệ thống pháp luật đồng bộ và dầy đủ.<br />
Trong phạm vi này, nhà nước là người duy<br />
nhất tạo ra các luật chơi để các chủ thể kinh tế<br />
được tham gia cuộc đua một cách bình đẳng.<br />
Tuy nhiên, làm như thế nào để nhà nước tạo ra<br />
được hệ thống luật pháp phù hợp với kinh tế<br />
thị trường mà không làm giảm đi vai trò nhà<br />
nước. Giải pháp duy nhất là phải không ngừng<br />
đổi mới các quá trình hoạt động lập pháp.<br />
Thứ nhất, về chương trình xây dựng pháp<br />
luật: Phải dựa trên tinh thần của Cương lĩnh,<br />
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đại<br />
hội Đảng lần thứ VII đã thông qua.<br />
Thứ hai, thực hiện dân chủ trong quá trình<br />
xây dựng luật phải tạo điều kiện cho các chủ<br />
thể kinh tế và công dân được tham gia xây<br />
dựng các dự án luật. Việc làm này vừa bảo<br />
đảm dân chủ XHCN, vừa phát huy trí tuệ và<br />
vai trò làm chủ của nhân dân trong việc tham<br />
gia công việc nhà nước.<br />
Thứ ba, Việc thực hiện quy trình xây dựng<br />
luật. Cần tiếp tục nghiên cứu, xử lý tốt hơn<br />
việc phân định thẩm quyền về nội dung.<br />
Thứ năm, vấn đề triển khai thi hành luật, đây là<br />
nội dung cơ bản của việc xây dựng nhà nước<br />
pháp quyền nên cần được quan tâm hơn nữa.<br />
* Cơ quan hành pháp<br />
- Để quản lý và điều tiết kinh tế một cách hiệu<br />
quả, chính phủ phải đẩy mạnh đổi mới hoạt<br />
động quản lý nhà nước về kinh tế của mình.<br />
"Chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước<br />
vừa thống nhất quản lý việc thực hiện các<br />
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội,<br />
quốc phòng an ninh và đối ngoại theo đúng<br />
chức năng phù hợp và cơ chế mới" [6, tr. 50].<br />
- Để đổi mới được thể chế hành pháp, phải<br />
đổi mới đồng bộ chức năng quản lý và điều<br />
tiết kinh tế, không can thiệp vào các hoạt<br />
<br />
94(06): 137 - 141<br />
<br />
động sản xuất kinh doanh, Chính phủ phải tạo<br />
sân chơi cho chính mình và các chủ thể kinh<br />
tế, đồng thời bằng sức mạnh kinh tế của mình<br />
tham gia cuộc chơi một cách bình đẳng để<br />
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hạn chế những<br />
thất bại của kinh tế thị trường .<br />
* Cơ quan tư pháp<br />
Hoạt động tư pháp của nhà nước phải là<br />
người trọng tài giải quyết những tranh chấp<br />
về kinh tế và chống các hành động độc quyền,<br />
bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các<br />
chủ thể và chống lại mọi hình thức tước đoạt,<br />
ăn cắp tài sản.<br />
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với<br />
Nhà nước và xã hội<br />
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với<br />
Nhà nước là nhằm giữ vững bản chất giai cấp<br />
công nhân, phát huy vai trò của Nhà nước,<br />
bảo đảm cho mọi quyền lực thuộc về nhân<br />
dân, Nhà nước là người đại diện đưa công<br />
cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa. Để tăng cường được sự lãnh đạo của<br />
Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong giai<br />
đoạn hiện nay mà trọng tâm là lãnh đạo kinh<br />
tế cần phải:<br />
- Đảng phải đề ra được cương lĩnh, đường lối,<br />
quan điểm, chiến lược và sách lược kinh tế<br />
trên cơ sở căn cứ khoa học, phù hợp với thực<br />
tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội<br />
chủ nghĩa ở nước ta.<br />
- Đảng phải thường xuyên lãnh đạo nhà nước<br />
cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường<br />
lối, chính sách kinh tế của mình thành các thể<br />
chế, pháp luật, cơ chế, chính sách kinh tế.<br />
- Để tăng cường lãnh đạo đối với Nhà nước<br />
và xã hội, Đảng phải định hướng rõ trong quá<br />
trình phát triển kinh tế theo định hướng xã hội<br />
chủ nghĩa. Nghĩa là, các hình thức và phương<br />
pháp quản lý nền kinh tế thị trường được Nhà<br />
nước sử dụng như một công cụ, phương tiện<br />
để đạt tới nền kinh tế tăng trưởng cao, bền<br />
vững, ổn định nhằm mục tiêu dân giàu nước<br />
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.<br />
- Đảng phải là một lực lượng có trình độ trí<br />
tuệ cao, nắm vững các quy luật khách quan<br />
của kinh tế thị trường vận dụng sáng tạo vào<br />
điều kiện cụ thể ở nước ta. Đồng thời, phải<br />
xây dựng hệ thống tổ chức Đảng vững mạnh<br />
trong các cơ quan nhà nước và chính quyền<br />
địa phương.<br />
139<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Để tăng cường được vai trò của nhà nước<br />
trong kinh tế thị trường hiện nay, Đảng phải<br />
đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo<br />
kinh tế giỏi.<br />
Nói tóm lại, nền kinh tế nước ta là một nền<br />
kinh tế nông nghiệp, có tỷ trọng hàng hóa<br />
thấp, lại bị tàn phá bởi chiến tranh, có thời<br />
gian phát triển lệch lạc trong cơ chế quan liêu<br />
bao cấp. Vì vậy kinh tế thị trường ở nước ta<br />
chưa thuần thục, còn thiếu nhiều thể chế hiện<br />
đại; các thể chế đã có còn thiếu đồng bộ, còn<br />
bị ảnh hưởng bởi tư duy và tập quán cũ. Mặt<br />
khác, từ một nước nghèo, tích lũy thấp, nhu<br />
cầu đầu tư cao, nên vấn đề xã hội còn là vấn<br />
đề gay gắt.<br />
Từ những điều kiện trên đây, xây dựng nền<br />
kinh tế thị trường ở nước ta tất yếu phải có<br />
vai trò đặc biệt của Nhà nước. Nhà nước<br />
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta không<br />
đơn thuần chỉ làm "chức năng công quyền"<br />
mà nó vừa là người hướng dẫn, dìu dắt giúp<br />
đỡ các chủ thể kinh tế, là người vừa là trọng<br />
tài vừa là chủ thể đặc biệt của "cuộc chơi". Là<br />
một người vừa ra lệnh vừa giáo dục thuyết<br />
phục. Nhà nước không bị giới hạn vào một<br />
khuôn khổ nhất định nào cả. Nếu sự phát triển<br />
nền kinh tế thị trường mở rộng ra vô tận, thì<br />
Nhà nước cũng phải tăng cường vai trò và<br />
năng lực của mình đến vô tận. Tuy nhiên Nhà<br />
nước không thể hành động tùy tiện kiểm soát<br />
mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, mà<br />
Nhà nước hành động trong môi trường pháp<br />
quyền và dân chủ; trong điều kiện đổi mới<br />
không ngừng phương pháp về quản lý nền<br />
kinh tế.<br />
<br />
94(06): 137 - 141<br />
<br />
Từ tính tất yếu kinh tế - xã hội ở nước ta, Nhà<br />
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam<br />
tham gia vào đời sống kinh tế - xã hội với tư<br />
cách là một chủ thể kinh tế đặc biệt - chủ thể<br />
có quyền lực chính trị và nhằm thực thi quyền<br />
lực chính trị của nhân dân. Nhà nước thực<br />
hiện đồng thời chức năng kinh tế - xã hội và<br />
chủ động định hướng sự phát triển xã hội theo<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
Cho nên, giải quyết và thực hiện tốt vai trò<br />
chức năng của nhà nước trong kinh tế thị<br />
trường chính là điều kiện cơ bản nhất cho<br />
việc thực thi quyền lực chính trị, quyền lực<br />
nhà nước.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Thị Hằng (2000), Xóa đói giảm nghèo<br />
một điểm sáng của thời kỳ đổi mới đất nước, Báo<br />
Nhân Dân (16334).<br />
[3].Trần Hữu Thung (1999), "Việc làm của người<br />
lao động bảo đảm và nâng cao chất lượng cuộc<br />
sống", Cộng sản.<br />
[3]. Ngân hàng thế giới (1998), Nhà nước trong<br />
một thế giới đang chuyển đổi, Nxb Chính trị Quốc<br />
gia, Hà Nội.<br />
[4]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
VI (1986), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
[5]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
VII (1991), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
[6]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
VIII (1996), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
[6]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
IX (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
[7]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
XI (2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
140<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
94(06): 137 - 141<br />
<br />
SUMMARY<br />
BASIC SOLUTIONS TO STRENGTHEN THE ROLE OF GOVERNMENT<br />
IN SOCIALIST MARKET ECONOMY IN OUR COUNTRY TODAY<br />
Pham Thi Huyen, Vu Thi Thuy*<br />
College of Education – TNU<br />
<br />
In reality since 1986, under the leadership of Vietnamese Comunist Party and the role of the State<br />
management, the reforms of our country have gained many basic achivements. Organizations and<br />
activities of the state system have promoted the role and effectiveness of the management; socioeconomic development has gained important efficiency. However, the enforcement process<br />
maintains many shortcomings, disadvantages which need overcoming.<br />
Facing to this situation, some objective questions existing are how the State renews and completes<br />
itself and what solutions should be done to regulate, manage and interfere in the economy in order<br />
to promote the role and effective management of the State, ensuring the political power of the<br />
working class, working people and developing a true socialist market economic orientation.<br />
Key words: Market economy, role of the State, State economiy, regulate economy, manage<br />
economy.<br />
<br />
Ngày nhận: 24/05/2012; Ngày phản biện:31/05/2012; Ngày duyệt đăng:12/06/2012<br />
*<br />
<br />
Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com<br />
<br />
141<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />