intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác đào tạo tại trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này đã phân tích một số nội dung liên quan đến công tác quản lý và đào tạo theo hướng chuyển đổi số và thực trạng tại trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong công tác đào tạo nói riêng và đồng thời tham gia vào tiến trình chuyển đổi số của nhà trường nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác đào tạo tại trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh

  1. International Conference on Smart Schools 2022 NHỮNG GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SOLUTIONS FOR DIGITAL TRANSFORMATION APPLICATION IN TRAINING AT LY TU TRONG COLLEGE OF HO CHI MINH CITY TS. Châu Văn Bảo Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. HCM; Email: chauvanbao@lttc.edu.vn Từ khóa: TÓM TẮT: Chuyển đổi số, công Chuyển đổi số đang từng bước xâm nhập vào trong mọi lĩnh vực kinh tế, nghệ số, số hóa, internet vạn xã hội. Trong đó lĩnh vực giáo dục và đào tạo mang tầm ảnh hưởng quan trọng vật trong việc đảm bảo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào trong công tác quản lý và đào tạo đang được các trường cao đẳng, đại học quan tâm và chú trọng. Bài báo này, tác giả đã phân tích một số nội dung liên quan đến công tác quản lý và đào tạo theo hướng chuyển đổi số và thực trạng tại trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong công tác đào tạo nói riêng và đồng thời tham gia vào tiến trình chuyển đổi số của nhà trường nói chung. Key words: ABSTRACT: Digital transformation, Digital transformation is gradually penetrating all economic and social digital technology, fields. In which, the field of education and training plays an important role in digitisation, Internet of ensuring the development of socio-economic life. The application of digital Things. transformation in management and training is being interested and focused on by colleges and universities. In this article, the author analyzed some content related to the management and training in the direction of digital transformation and the current situation at Ly Tu Trong College in Ho Chi Minh City. On that basis, propose some solutions to promote the application of digital transformation in training in particular and at the same time participate in the digital transformation process of the school in general. 1. Giới thiệu Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ, tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số”. Đây là một trong những khâu quan trọng để nền giáo dục số hình thành và phát triển tại các trường đại học và cao đẳng ở nước ta. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030”, nhất là trong thời đại công nghệ số như internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), Bigdata, điện toán đám mây, … để kết nối, tích hợp giữa thế giới thực và không gian số, đòi hỏi Nhà trường phải đã sớm ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao tính mở, tính linh hoạt, khả năng thích nghi, tính hiệu quả trong công tác quản lý và đào tạo nhằm đáp ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường lao động. Việc tổ chức, triển khai và thực hiện giảng dạy theo phương thức giảng dạy trực tuyến mà nhà trường đang áp dụng hiện nay cũng có những khó khăn, thuận lợi, cũng như các vấn đề mà giảng viên giảng dạy trực tuyến thường gặp trong việc chuẩn bị và thực hiện bài giảng, cũng như việc đánh giá chất lượng sinh viên qua các buổi học trực tuyến. Để giúp cho giảng viên thuận tiện trong công tác giảng dạy trực tuyến, Nhà trường đã đề xuất những giải pháp ứng dụng chuyển đổi số để cải tiến việc giảng dạy và học sao cho đạt hiệu quả tốt nhất nhằm đáp ứng được những yêu cầu cấp bách của nền giáo dục và tạo ra những thay đổi về phương pháp giảng dạy - học tập, yếu tố thời gian và không gian sẽ không còn bị hạn chế, người học sẽ được đào tạo qua môi trường học tập số, giảm được thời gian phải đến trường. Vì vậy, phải tăng cường ứng dụng chuyển đổi số vào công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề rất cần thiết và cấp bách, để triển khai một phương thức giảng dạy, học tập phù hợp trong tình hình hiện nay. 86
  2. International Conference on Smart Schools 2022 2. Thực trạng về công tác dạy và học tại trường theo hướng chuyển đổi số Trong thời gian gần đây Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM đã tăng cường đầu tư rất nhiều cho công tác đào tạo trực tuyến đặt biệt từ tháng 03 năm 2020, Nhà trường đã thực hiện Công văn số 577/TCGDNN-HSSV ngày 16/3/2020 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về đề xuất nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách trong Giáo dục nghề nghiệp dưới tác động của dịch Covid 19, bắt đầu công tác giảng dạy trực tuyến tại Trường. Nhà trường trang bị tài khoản bản quyền Zoom cho các phòng học trực tuyến với đầy đủ thiết bị phục vụ công tác giảng dạy trực tuyến như máy tính cấu hình mạnh từ Core i7 10400F trở lên, đường truyền tốc độ cao mạng cáp quang, bảng tương tác, bảng thông minh dùng để thuyết minh, thuyết trình cho sinh viên, hệ thống camera dùng để thu âm, ghi hình và tài khoản zoom bản quyền để trong quá trình giảng dạy được liên tục không bị hạn chế về thời gian, cộng với phòng livestream và các tài khoản Google Meet bản quyền. Nhà trường cấp 18464 tài khoản với tên miền là @lttc.edu.vn cho tất cả giảng viên và sinh viên để được hỗ trợ cho việc dạy và học trực tuyến. Tổng số ngành nghề Nhà trường đã thực hiện giảng dạy trực tuyến trong giai đoạn tạm nghỉ do dịch Covid–19 bùng phát là 41 ngành nghề. Số giờ giảng dạy dưới hình thức trực tuyến đã thực hiện trong học kỳ 2 năm học 2020 – 2021 là 23.165 giờ. Trường ứng dụng các phần mềm Zoom, Google Meet vào hệ thống phần mềm quản lý đào tạo PMT-EMS của trường để tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc dạy và học cho giảng viên (GV) và sinh viên (SV) như việc xem thời khóa biểu, điểm danh, nhập điểm, quản lý thông tin sinh viên, kết quả học tập, tốt nghiệp trên phần mềm quản lý và ngay cả trên website. Trường đã thành lập ban hỗ trợ kỹ thuật về dạy học trực tuyến cho GV, SV. Ban hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên theo dõi việc giảng dạy trực tuyến của giảng viên nếu có sự cố thì phối hợp xử lý kịp thời không để ảnh hưởng đến tiết dạy của giảng viên và tiết học của sinh viên. Đến tháng 5/2021 Nhà trường đã ban hành kế hoạch 595/KH-LTT- ĐT ngày 20/5/2021 của Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức Hội thảo cấp trường “Nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến” có 132 bài viết của cán bộ, giảng viên trong toàn trường tham gia. Số lượng bài viết có nhiều nội dung trọng tâm đi sâu vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến trong thực tế của trường. Nhà trường cũng đã tổ chức Hội thảo cấp trường “Nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến” với hình thức phát trực tiếp (livestream) bài giảng của các khoa bằng công cụ hỗ trợ giảng dạy trực tuyến Google Meet và phát trên kênh Youtube: LyTuTrong HCMC vào mỗi tối thứ Bảy hàng tuần. Mỗi bài giảng được thực hiện trong thời gian 45 phút như 1 tiết giảng trên lớp. Sau đó là phần thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm. Tổng cộng có 06 bài giảng được trình bày của đại diện 06 giảng viên 06 khoa thực hiện, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tổng số ngành nghề nhà trường đã thực hiện giảng dạy trực tuyến là 41 ngành nghề. Thực hiện theo Công văn số 1562/TCGDNN-NG ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc tổ chức Cuộc thi Thiết kế dạy học trực tuyến trong GDNN năm 2021. Trường tiếp tục nghiên cứu hệ thống giảng dạy trực tuyến thông qua công nghệ số hóa trên nền tảng Moolde (LMS). Trường Tổ chức vòng loại cuộc thi “Thiết kế dạy học trực tuyến trong Giáo dục nghề nghiệp” năm 2021. Đến ngày 24/8/2021 có tổng cộng 60 giảng viên của trường đăng ký tham gia. Cuộc thi được tổ chức 3 vòng và nhà trường có 2 bài được Thành phố chọn thi cấp quốc gia. − Quá trình chuẩn bị bài giảng: Giảng viên hầu hết đều đã quen thuộc với phương thức giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, đa số các giảng viên đều cho rằng thời gian chuẩn bị cho một buổi giảng trực tuyến tốn công gấp 3 hay 4 lần so với buổi giảng trên lớp và khó khăn nhất hiện nay là làm thế nào để thiết kế bài giảng trực tuyến một cách sinh động để sinh viên tích cực tham gia phát biểu bài, chủ động tương tác với giảng viên mà không rời máy tính khi tiết học chưa kết thúc. Để chuẩn bị bài giảng, hơn 90% giảng viên soạn bài trên phần mềm Powerpoint và sử dụng thêm một số ứng dụng khác bổ trợ. Số còn lại, sử dụng các phần mềm mô phỏng chạy trực tiếp trên máy tính của giảng viên. Có 54% giảng viên cho rằng không có thuận lợi nào hết, 36% giảng viên cho rằng có thuận lợi do đã có dạy trực tuyến trước kia nên có sẵn bài giảng, không phải soạn lại nhiều, chỉ chỉnh sửa cho phù hợp. Ngoài ra, các giảng viên đều cho rằng, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn tốt là một thuận lợi khi chuẩn bị bài giảng trực tuyến. − Trong buổi giảng trực tuyến: Có hơn 81% giảng viên sử dụng màn hình thứ hai để quản lý lớp; 50% giảng viên vừa sử dụng máy tính của trường vừa sử dụng laptop cá nhân để giảng dạy. Đặc biệt, số lượng giảng viên sử dụng điện thoại smartphone như là công cụ hỗ trợ giảng dạy đã tăng từ 20% lên hơn 54% ở lần khảo sát thứ hai. Điều này cho thấy giảng viên đã chủ động tiếp cận áp dụng nhiều công cụ giảng dạy vào buổi học để tiết giảng được thành công như mong đợi. Qua khảo sát, giảng viên sử dụng các ứng dụng Kahoot!, Quizizz và Microsoft Whiteboard và các ứng dụng khác để quá trình giảng dạy sinh động, phong phú lôi cuốn và thu hút sinh viên tích cực tham gia xây dựng bài. − Mức độ tiếp thu bài học của sinh viên: Đa phần đều cho rằng việc học trực tuyến có hiệu quả thấp hơn học trên lớp. Qua khảo sát cho thấy có 40% kém hiệu quả, 50% như học trên lớp và chỉ có 10% cho hiệu quả tốt. 87
  3. International Conference on Smart Schools 2022 − Sự ưu thích học trực tuyến của sinh viên: Nhà trường đã tiến hành khảo sát sinh viên tham gia học trực tuyến tại trường. Kết quả khảo sát cho thấy có 65% sinh viên không thích hình thức đào tạo trực tuyến và chỉ có 35% sinh viên thích học trực tuyến − Đánh giá sinh viên: Hiện nay, giảng viên sử dụng hình thức đánh giá trực tuyến mức độ tiếp thu bài học của sinh viên thông qua các ứng dụng tạo biểu mẫu trắc nghiệm Google Forms, Microsoft Forms, MyAloha.vn... Nhà trường thực hiện các phương thức thi trực tuyến để đánh giá kết quả thi cuối kỳ của sinh viên. Để đảm bảo công bằng, khách quan, trung thực và đánh giá chính xác được kết quả học tập của SV, trường thống nhất chọn 2 hình thức thi áp dụng cho phương thức thi trực tuyến là báo cáo tiểu luận và thi vấn đáp trực tuyến. Số môn thi áp dụng theo hình thức thi vấn đáp là 37 môn/448 lớp học. Phương thức thi tiểu luận áp dụng cho 220 môn học/1074 lớp học phần được tổ chức thi. Kết quả học tập học kỳ 2 năm học 2020 – 2021 số SV đạt kết quả các môn học có tỷ lệ là 80%. 3. Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác đào tạo Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo là quá trình tích hợp và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo,… vào công tác quản lý và đào tạo. Các trường tăng cường ứng dụng các công nghệ số để thay đổi tích cực cách thức quản lý, giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên trong công tác quản lý và hoạt động dạy - học, cũng như cung cấp những điều kiện thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả trên nền tảng số. Với sự phát triển mạnh của công nghệ số đã tạo ra sự kết nối giữa thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh vật hữu cơ,... sản sinh những công cụ sản xuất hội tụ giữa thế giới thực và thế giới số. Các công nghệ số như công nghệ xử lý dữ liệu lớn gồm: Cloud Computing, Big Data, Internet of thing, và công nghệ cho phép máy tính, thiết bị tự động hóa dựa trên dữ liệu lớn gồm: Lập trình, trí tuệ nhân tạo (AI). Những thay đổi mang tính cách mạng về khoa học, đột phá của công nghệ số dẫn tới xu hướng phát triển và yêu cầu thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình và hệ thống quản lý đào tạo và trong hoạt động dạy - học. Đòi hỏi, Nhà trường cần có những giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào trong công tác đào tạo. − Một là, xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức chi trả cho các hoạt động phát sinh mới khi thay đổi trên môi trường không gian số trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp. Phối hợp các nguồn kinh phí của các chương trình, nguồn ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, nguồn thường xuyên, viện trợ, xã hội hóa.... Huy động đầu tư của doanh nghiệp đối với các hoạt động của chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp, tạo cơ chế chia sẻ thông tin và thu hút nguồn lực từ doanh nghiệp. Có chính sách ưu đãi cho học sinh, sinh viên, người lao động, nhà giáo trong việc trang bị thiết bị thông minh cầm tay, thiết bị số, đường truyền internet, học phí để tham gia quá trình dạy và học trên nền tảng công nghệ số. − Hai là, phát triển hạ tầng, thiết bị và học liệu số Đầu tư, nâng cấp Trung tâm dữ liệu hiện đại, tiên tiến sử dụng công nghệ điện toán đám mây, siêu hội tụ đáp ứng yêu cầu cho các ứng dụng, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dữ liệu về việc làm, an sinh xã hội, giáo dục đào tạo và hệ thống dữ liệu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đầu tư thiết bị số, các thiết bị thực tập, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành ảo, phòng học thông minh và các thiết bị phát triển học liệu số cho một số ngành nghề được lựa chọn trọng điểm làm cơ sở phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp số, thông minh. Đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng, hệ thống mạng, hệ thống an toàn thông tin và thiết bị ngoại vi phục vụ quản lý, điều hành. Xây dựng nền tảng hạ tầng cơ sở dữ liệu lớn phục vụ báo cáo tổng hợp và phân tích nhu cầu giáo dục nghề nghiệp, phân tích chất lượng dạy và học, hỗ trợ công tác tuyển sinh và nhiều nghiệp vụ khác. Đầu tư xây dựng một nền tảng số cho Nhà trường và phù hợp với hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Nền tảng số này đảm bảo có thể hỗ trợ tất cả các hình thức dạy và học, bao gồm nền tảng học liệu số, thư viện điện tử, hệ tri thức chuyên ngành, các ứng dụng tuyển sinh, quản lý học viên trong và sau khi học, quản lý học tập (LMS) hỗ trợ đào tạo cá thể hóa. Xây dựng nền tảng thi kiểm tra đánh giá bằng công nghệ (Digital Assessment Platform) để chuyển đổi số toàn diện hoạt động kiểm tra đánh giá tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng như triển khai các bài kiểm tra đánh giá chuẩn hoá phục vụ cấp chứng chỉ nghề nghiệp sử dụng nguồn vốn xã hội hoá. Tổ chức các kỳ thi, cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử, bài giảng thực hành mô phỏng... Đầu tư xây dựng nền tảng học liệu số toàn ngành giáo dục nghề nghiệp theo nguyên tắc kết hợp học liệu mở với xây dựng thị trường trao đổi học liệu. Hình thành các thư viện tài nguyên số dùng chung với cấp độ toàn hệ thống và cấp từng trường với các mức phân quyền truy cập khác nhau lưu trữ dữ liệu số, học liệu số, các bài giảng điện tử, bài thực hành mô phỏng dùng chung cho toàn hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Cập nhật, cải tiến, nâng cấp phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý đào tạo, tuyển sinh để việc quản lý hồ sơ tuyển sinh, sinh viên, điểm 88
  4. International Conference on Smart Schools 2022 số, kết quả học tập; kết quả tốt nghiệp, học phí hoàn toàn sử dụng ngay trên hệ thống mà không cần đến sự hỗ trợ của cán bộ quản lý nghiệp vụ. − Ba là, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, nhân viên và SV về vai trò và lợi ích của chuyển đổi số hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, vai trò của chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng chương trình truyền thông về chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, quảng bá các mô hình đào tạo, quảng bá các ngành nghề đào tạo tại trường. Triển khai các kênh hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến để hỗ trợ các sinh viên khi tìm hiểu, đăng ký, nhập học, trong quá trình học và sau quá trình học. Tổ chức các sự kiện về chuyển đổi số trong các hoạt động nhằm cung cấp thông tin cũng như thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, cộng đồng để thúc đẩy chuyển đổi số trong trường. − Bốn là, đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với chuyển đổi số Tăng cường phương thức học tập kết hợp (blended learning), học tập đảo ngược (flipped learning), học theo dự án (project-based learning), phối kết hợp hài hòa việc dạy và học trực tiếp tại trường với việc dùng các công nghệ, học liệu số, thiết bị thật, thiết bị ảo, phòng thí nghiệm ảo, xưởng thực hành ảo và việc đào tạo, kiểm tra đánh giá trực tuyến. Cá nhân hoá việc học tập; dùng phân tích dữ liệu và AI hỗ trợ việc dạy và học. − Năm là, đưa các môn công nghệ số vào chương trình đào tạo Nên cập nhật chương trình đào tạo của một số khoa như khoa Điện – Điện tử, khoa Công nghệ thông tin cho các ngành có ứng dụng công nghệ số như IoT vào môn Lập trình hướng đối tượng và môn Thực hành bảo trì, sửa chữa máy phay – máy tiện CNC; sử dụng học liệu số của doanh nghiệp như Daikin vào giảng dạy tại khoa Nhiệt lạnh, và mô phỏng ảo Electrolux cho khoa Động lực. Tăng cường khối lượng kiến thức, kỹ năng có quan đến công nghệ số như: IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), Bigdata, phân tích dữ liệu lớn, .... vào giảng dạy ở 1 số ngành nghề của khoa Công nghệ thông tin. − Sáu là, Nhà trường phải định hướng phát triển nguồn nhân lực số Công tác phát triển nguồn nhân lực số luôn được quan tâm trong thời gian vừa qua, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới thì cần phải có lộ trình và áp dụng nhiều giải pháp, cụ thể như: Xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển cụ thể về nguồn nhân lực số, có những kế hoạch phát triển các nội dung về hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông của Nhà trường, trong 5 năm, tầm nhìn 10 năm dựa trên các dự báo về sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số và đánh giá hiệu quả sau từng năm, từng quý để cán bộ, nhân viên định hướng hoạt động cụ thể nhằm xây dựng mục tiêu phấn đấu học tập, nghiên cứu; Coi việc nâng cao hiệu quả chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ hàng tháng, tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận chia sẻ về công nghệ mới để cán bộ, giảng viên và nhân viên của trường phát huy khả năng của mình, trao đổi học tập lẫn nhau để làm giàu thêm tri thức số. Hằng năm, tổ chức các phong trào thi đua trong đơn vị, có chế độ khen thưởng; khuyến khích động viên kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình đã nỗ lực vươn lên trong học tập, nghiên cứu về công nghệ số. Đồng thời nghiêm khắc phê bình cán bộ, giảng viên và nhân viên không cầu tiến trong nghiên cứu, học tập về công nghệ số. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên của trường học và thi đạt các chứng chỉ, chứng nhận quốc tế về công nghệ thông tin và công nghệ số. Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn phát triển cán bộ, giảng viên và nhân viên hiện có của trường cũng như tuyển dụng mới với các chuyên ngành về công nghệ số, nhằm đáp ứng các hoạt động ứng dụng chuyển đổi số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thời đại số đang phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 4. Kết luận Công tác đào tạo trực tuyến của nhà trường trong thời gian qua, bước đầu đã ứng dụng chuyển đổi số vào trong công tác quản lý, đào tạo và hoạt động dạy và học đã đạt được những hiệu quả trong công tác đào tạo. Để đáp ứng việc ứng dụng chuyển đổi số vào trong công tác quản lý và đào tạo nhà trường cần có sự đầu tư và kế hoạch phát triển cụ thể, lâu dài đây là hoạt động không thể thiếu để phát triển ứng dụng chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay. Sự phát triển không ngừng của công nghệ số sẽ mang lại không chỉ những cơ hội mà còn là nhiều thách thức không nhỏ cho nhà trường, với những kỹ năng mới mà đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên phải cập nhật để thích ứng với môi trường số, và tham gia tích cực vào các hoạt động chuyển đổi số để góp phần xây dựng Nhà trường ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế. 89
  5. International Conference on Smart Schools 2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Công Phong (2019), Chuyển đổi số trong giáo dục, Tạp chí Giáo dục, số 17. [2]. Lê Văn Toán, Trương Thị Diễm (2020), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến trong giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Giáo dục, số đặt biệt kì 2. [3]. Thomas M. Siebel (2021), Chuyển đổi số – Digital Transformation, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [4]. Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh (2021), kế hoạch số 595/KH-LTT-ĐT về tổ chức Hội thảo cấp trường “ Nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến”. [5]. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. [6]. Cẩm nang chuyển đổi số (2021), Bộ Thông Tin và Truyền thông. [7]. Dự thảo đề án chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 90
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0