intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những giọt lệ đỏ thắm

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

78
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1792, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đột ngột qua đời. Con trai là Nguyễn Quang Toản lên kế vị ngôi vương, lấy niên hiệu Cảnh Thịnh. Toản còn đang tuổi vị thành niên, chưa bộc lộ một chút tài năng điều hành triều chính. Nội bộ nhà Tây Sơn bắt đầu suy yếu nhanh chóng. Nguyễn Ánh xưng vương, lấy niên hiệu Gia Long. Năm 1802, từ đàng trong tiến ra chiếm lại Phú Xuân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những giọt lệ đỏ thắm

  1. Những giọt lệ đỏ thắm TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ HOÀI NAM Năm 1792, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đột ngột qua đời. Con trai là Nguyễn Quang Toản lên kế vị ngôi vương, lấy niên hiệu Cảnh Thịnh. Toản còn đang tuổi vị thành niên, chưa bộc lộ một chút tài năng điều hành triều chính. Nội bộ nhà Tây Sơn bắt đầu suy yếu nhanh chóng. Nguyễn Ánh xưng vương, lấy niên hiệu Gia Long. Năm 1802, từ đàng trong tiến ra chiếm lại Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh tháo chạy ra bắc. Nguyễn Ánh cho một đội quân rượt đuổi theo truy bắt. Nguyễn Ánh sai Tả tướng quốc Lê Văn Duyệt khám xét nội cung. Duyệt đem quân đi, khi quay lại, tâu: - Bẩm thánh thượng, tất cả bọn ngụy Tây Sơn đã bỏ chạy, chỉ còn chính cung hoàng hậu Quang Toản, chẳng hiểu sao bị bỏ rơi lại. Nguyễn Ánh từng nghe nói về người vợ của Quang Toản. Nàng tên Lê Thị Ngọc Bình, công chúa út của vua Lê Hiển Tông và chiêu nghi Nguyễn Thị Điều. Công chúa Lê Ngọc Hân, hoàng phi của Nguyễn Huệ, là chị gái nàng. Dù Ngọc Bình không hề có huyết thống với nhà Tây Sơn nhưng nhắc đến tên nàng, trong tâm can Nguyễn Ánh vẫn như lửa đổ thêm dầu, ngùn ngụt sục sôi mối thù Tây Sơn. Ánh bảo Duyệt: - Hãy đưa trẫm đến gặp chính cung hoàng hậu của tên giặc cỏ Quang Toản! Ngọc Bình vẫn ở trong cung, ngồi bên bàn trang điểm chống hai tay lên má, mắt dóng qua cửa sổ nhìn về phương bắc. Không biết giờ này vua Cảnh Thịnh chồng nàng cùng với quần thần nhà Tây Sơn đang ẩn náu chốn nao? Liệu có thoát được vòng bủa vây săn đuổi của quân Gia Định Nguyễn Ánh? Nàng là công chúa con vua, nhưng là vua thời mạt. Như nhiều ông vua thời Lê trung hưng, phụ thân nàng cũng bị nhà Trịnh lộng hành áp
  2. chế. Để tránh bị triệt hạ, vua Lê Hiển Tông buộc phải chọn cách sống thu mình trong vỏ ốc, nhu nhược đến độ không dám có một lời nói to ngay trong cung thất, e có tai vách mạch rừng. Bên phủ chúa Trịnh lúc nào cũng lộng lẫy xa hoa, chè chén linh đình, dập dìu ong bướm. Bên cung vua Lê thì tối tăm, lặng thầm như tu viện. Lê Thị Ngọc Bình được sinh ra và nuôi dưỡng trong cái môi trường tự khép kín đó. Không đói khát, nhưng cũng không có những cao lương mỹ vị, lấy việc học chữ, đọc sách làm nguồn vui, bớt phải chứng kiến cảnh loạn ly, nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn. Chị em nàng còn thiên lương hơn cả những nữ tu nhà dòng Chúa Cứu Thế. Cuộc sống dư thừa sự bình lặng, nhàm tẻ, phong bế khiến Ngọc Bình luôn khát khao một cái gì đó khác thường, mạnh mẽ, tươi mới bên ngoài bốn bức tường hoàng thành. Nàng coi vua Quang Trung, anh rể nàng là một thần tượng, tình yêu của Quang Trung với chị gái nàng là một tình yêu lý tưởng, bất diệt. Bởi vậy, khi Quang Trung mất, Ngọc Hân mai mối nàng cho Quang Toản, không một chút đắn đo, nàng đồng ý liền. Nhưng khi trở thành chính cung, Ngọc Bình mới nhận ra Quang Toản chỉ giống cha ở cái mã bên ngoài. Tính tình chàng nông nổi, kiêu bạc và hèn nữa. Thời gian Quang Toản trị vì, cả đàng trong lẫn đàng ngoài giặc giã triền miên, triều chính lục đục, chém giết nhau chẳng còn luân thường đạo lý gì. Bây giờ, nhà Tây Sơn đang vong trận, Quang Toản đã bỏ chạy, để lại một mình ta ở đây. Ta biết đi đâu bây giờ? Hoàng thành tráng lệ và thâm nghiêm của các tiên đế ta ngoài Thăng Long đã hoang phế, cỏ mọc trùm cả sân điện Kính Thiên, từ lâu nó đã biến thành một cái nhà trọ của anh em nhà Tây Sơn, ta về đó sao được nữa! Đằng nào thì Quang Toản cũng bị bắt, bị giết, hay là ta chết theo chàng cho trọn đạo phu thê? Ngọc Hân cũng đã từng quyên sinh về nơi chín suối sau khi vua Quang Trung qua đời. Đấng anh hùng mã thượng ấy xứng đáng được chị gái ta ứng xử như thế. Còn Quang Toản, trong lúc lâm nguy, chàng bỏ ta lại đây cho nanh vuốt kẻ thù, chạy thoát thân một mình, liệu chàng có còn đáng mặt một hoàng đế chí nhân quân tử để ta chết theo? Đang triền miên với những suy tư ảm đạm, tuyệt vọng, bất chợt Ngọc Bình nghe có có tiếng gót giầy phía ngoài cửa. Quay lại, nàng nhận ra một người đàn ông đứng tuổi, tướng mạo không to béo nhưng săn chắc, lẫm liệt, mặt mày dầy dạn gió sương, một thanh gươm
  3. đeo trễ bên hông, đã tự ý bước qua khung cửa vào phòng đứng sau lưng nàng. Ngọc Bình linh cảm đây là một kẻ có uy quyền của tân triều. Dù mới ở tuổi mười chín, nàng vẫn không hề tỏ ra khiếp sợ, không để mất thể diện của một chính cung hoàng hậu cựu triều. Nàng hỏi: - Nhà người là tướng quân Gia Định phải không? Ngươi muốn gì ở ta? Nguyễn Ánh toan nói một câu gì đó thật chát chúa, cay độc thì bỗng cái lưỡi trong miệng ngài líu lại. Ngài nhận ra Ngọc Bình có một vẻ đẹp thướt tha, tao nhã, bạt thiệp. Gương mặt nàng đang ngổn ngang tâm thế, u sầu, nhưng vẫn rờ rỡ một vẻ đẹp. Trong đám sĩ tốt của Nguyễn Ánh, không ít người quê Thăng Long, từng một đôi lần nhìn thấy nàng đi lễ chùa Quán Thánh, dạo chơi Phủ Tây Hồ, họ kháo nhau về nàng quả là không sai. Không định dùng danh từ “phu nhân” với nàng nhưng hai tiếng ấy vẫn tuôn ra một cách tự nhiên từ miệng Nguyễn Ánh: - Phu nhân hãy cứ bình thân. Dù thế sự đã thay đổi, nhưng trẫm đến đây không phải để sát hại phu nhân. - Ta biết - nàng vẫn ngồi, nhưng xoay mặt về phía Nguyễn Ánh, nói tiếp - Nơi ta đang ngồi đây, hôm qua là chính cung, hôm nay đã thành nhà ngục đối với ta. Âm u lạnh lẽo quá mà ta chưa biết phải chạy đi đâu! Càng ngắm, Nguyễn Ánh càng bị cuốn hút vì sắc đẹp của Ngọc Bình. Ngài nghĩ: “Ta sẽ thưởng ngoạn cái vẻ đẹp mê hồn kia, khi nào chán chê, giết nàng cũng chưa muộn!”. - Xin phu nhân chớ âu sầu. Phu nhân cứ ở đây. Rồi trẫm sẽ mang điều tốt lành đến với phu nhân - Nguyễn Ánh nói một cách thành thật trong sôi sục mưu toan. Tả tướng Lê Văn Duyệt bước vào, quỳ dưới chân Nguyễn Ánh, tâu: - Bẩm thánh thượng, quân ta từ đàng ngoài báo về đã bắt được khá nhiều tàn ngụy Tây Sơn, mời thánh thượng về triều ban lời chỉ dụ! - Nhà ngươi về trước nói với mọi người đợi trẫm - Nguyễn Ánh vừa nói vừa xua xua tay về phía Lê Văn Duyệt, mắt vẫn đăm đắm nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống Ngọc Bình.
  4. Lê Văn Duyệt lui. Ngọc Bình nhìn Nguyễn Ánh một cách ngỡ ngàng. Con người dạ sắt gan vàng, suốt hai mươi nhăm năm bôn tẩu, ăn bờ ngủ bụi, nuôi ý chí can trường khôi phục nhà Nguyễn, chính là kẻ này đây ư? Ngài bỏ trễ việc đại sự chỉ vì ta chăng? - Hóa ra nhà ngươi chính là Nguyễn Ánh, tân triều Gia Long? Sao nhà ngươi không đuổi ta cút khỏi thành Phú Xuân mà lại giữ ta? - Phu nhân không phải bận lòng về chuyện đi hay ở - Nguyễn Ánh nói - Quá nửa đời người trẫm làm bạn với gươm đao, tính khí võ biền, nhưng không mù lòa đến độ không nhận ra phu nhân là một viên ngọc quý, rất cần cho trẫm. Trẫm đã có nhất cung Tống thị, nhị cung Trần thị. Phu nhân sẽ là tam cung của trẫm. Phu nhân thấy sao? Ngọc Bình quan sát dung mạo Nguyễn Ánh lần nữa, như để đoán định thêm điều gì đó về ngài: “Con người này đúng là mang dung mạo và thần thái của một đại quân vương. Ông ta rất mạnh mẽ và quyết đoán. Con người ông ta toát ra thứ mùi vị rất đàn ông. Nhìn ánh mắt và đôi vai của ông ta, có thể tin được. Ta đang bơ vơ trên cõi đời loạn lạc, binh đao. Nếu tiếp tục phải sống, ta không thể không tựa đầu vào vai con người này…”. Bằng một động tác dứt khoát, Ngọc Bình đứng dậy bước đến trước mặt Nguyễn Ánh, quỳ xuống nói: - Xin đa tạ tân vương đã có nhã ý. Thiếp đang ở trong một hoàn cảnh thật khó sống, nhưng chưa có gan để chết. Thiếp cũng như tất cả đàn bà trên thế gian, có một người đàn ông để tựa được vào vai, ấy là điều quan trọng nhất. Nếu tân vương có lòng thương, thiếp đâu nỡ phụ tình. Chỉ e thiếp không xứng với những điều tân vương nghĩ về thiếp mà thôi. Nguyễn Ánh đưa hai tay nâng Ngọc Bình đứng dậy: - Nàng hãy về với ta! *** Nguyễn Ánh sai đám hoạn quan chuẩn bị phòng the rất chu toàn cho đêm hợp cẩn. Ngài bắt họ đốt lõi trầm xua côn trùng và khí độc trong phòng, đun nước hương nhu pha dầu long não cho Ngọc Bình tắm. Xiêm y của nàng cũng được thay mới. Ngài không muốn còn vương một chút “mùi Tây Sơn” trên thân thể nàng. Trong cái giờ khắc Ngọc Bình
  5. sửa soạn dọn mình trong cung cấm, Nguyễn Ánh ngồi phòng ngoài uống rượu sâm ngọc linh ngâm với cá ngựa. Đã sắp bước sang tuổi ngũ tuần, lại vừa trải qua một thời kỳ dài vắt kiệt trí lực cho việc mở mang Gia Định, chiến đấu tử sinh lấy lại ngôi báu, sinh dục của ngài đã có những triệu chứng thất thường, phải dùng loại rượu này kích dục. Ngài uống bằng loại chén mắt trâu to tướng, tráng men màu đen. Mới trở lại ngôi báu, ngài vẫn chưa kịp gột rửa hết thói quen xô bồ của những năm tháng bôn tẩu ăn bờ nằm bụi. Ngài uống đến chén thứ hai đã thấy ngọc thể lâng lâng. Ngài tự nói với chính mình: “Nếu nàng làm ta sung sướng, ta sẽ để nàng sống với ta. Trái lại, nếu nàng làm ta chán ngắt thì những cốc rượu này sẽ kích thích ta tăng thêm sức mạnh giết chết nàng! Không phải dùng gươm đao. Cũng chẳng cần bóp cổ. Ta sẽ giết nàng bằng một cuộc giao phối đầy thú tính. Ta sẽ nhìn thấy âm hộ của nàng máu tuôn ra như suối. Nàng nhợt nhạt, run rẩy, van xin ta trong tức tưởi, rồi chết!”. Nguyễn Ánh uống thêm chén thứ ba rồi bước vào cung cấm. Ngọc Bình đã mặc đồ ngủ, nhưng nàng vẫn đang nằm nghiêng đọc sách bên ánh đèn cầy. Nguyễn Ánh nghe nói các công chúa con vua Lê Hiển Tông có được dậy dỗ về chữ nghĩa, văn chương. Khi Quang Trung mất, Ngọc Hân còn làm cả thơ khóc chồng nữa! Giả dụ bây giờ ta về cõi, nàng Ngọc Bình có làm thơ khóc ta không? Nguyễn Ánh cảm thấy thú vị trước ý nghĩ ngồ ngộ này của ngài. Ngài bắt đầu đưa một bàn thay thô nhám vì luôn phải cầm đốc kiếm lên vuốt má nàng. Ngọc Bình khẽ rùng mình một cái. Phải một lúc sau nàng mới hòa nhập được với những động tác vuốt ve của Nguyễn Ánh. Nàng bắt đầu đón nhận những cái hôn thô bạo của ngài một cách tự nhiên, đầy nữ tính. Thân thể tuyệt mỹ của nàng trắng như sáp nến, lan tỏa một mùi hương dìu dịu của da thịt, gợi cho Nguyễn Ánh một cảm giác nàng là gái đồng trinh chứ không phải một thiếu phụ. Nhất là khi dương vật ngài tiến sâu vào vùng kín của nàng thì một cảm giác chặt chịa, thao thiết hút ngài vào chốn bồng lai. Thân thể nàng run lên. Con tim sắt đá của ngài như tan chảy. Trong cơn ngây ngất tột cùng, miệng ngài bật ra tiếng kêu xít xoa, hổn hển: “Hỡi phu nhân, hãy nói trẫm nghe, phu nhân là người hay là thần thánh, hử?”. Nàng run rẩy đáp: “Tân vương nhìn kỹ lại đi, thiếp là người, như bao người đàn bà khác dưới trần gian thôi mà!”. Nguyễn Ánh lại phủ
  6. tiếp lên cặp môi ngọt lịm của nàng những cái hôn bạo liệt. Lạ thay, ngài càng thô tháp, dữ dằn thì nàng càng trở nên dịu dàng mềm mại, bó bện như keo mật. Sau cuộc giao hoan kéo dài, như vẫn còn chưa thỏa cơn khát, Nguyễn Ánh nằm nghiêng ôm quặp lấy nàng, miệng nói mê man: - Phu nhân ơi, trẫm phải thú nhận với phu nhân điều này. Trẫm có thể giết phu nhân bằng một cuộc giao cấu thật hoang dại, dữ dằn. Bởi trẫm muốn hủy diệt tất cả những gì từng liên quan đến nhà Tây Sơn. Nhưng cho đến giờ khắc này, trẫm biết, trẫm không thể làm điều đó. Phu nhân là vật báu của trẫm, là của trẫm mãi mãi... - Thiếp đâu có gì khác với những người đàn bà mà tân vương đã có - nàng nói. - Không, phu nhân rất khác. Chẳng qua phu nhân không tự biết những giá trị cao quý của mình, hoặc có nhận ra, nhưng phu nhân khiêm cung mà nói thế thôi - Nguyễn Ánh nói - Đời trẫm đã có hai chính phi, ăn ở với các bà ấy nhiều năm, đẻ ra một đàn một đống con. Trẫm lại có gần một trăm cung nữ, là con của các quan trong triều, dưới tỉnh, mang đến dâng hiến. Trẫm đang cần lấy lại giang sơn, phải quy tụ đông đảo quần thần một lòng giúp rập. Các quan cũng muốn tranh thủ trẫm, mong trẫm ban cho những đặc ân mưa móc. Trẫm không nỡ khước từ một ai. Nhưng tất cả, tất cả, không ai, không một ai có ngọc thể đẹp và mùi hương thiêu đốt như phu nhân. Không một ai cho trẫm cảm giác sung sướng bất tận như phu nhân! Ngọc Bình đủ nhậy cảm để nhận biết, tất cả những lời nồng nàn phát ra từ cái miệng gang thép kia là tình thật. Nhưng nàng không muốn nó tuôn chảy ra hết. Nàng mạnh bạo đưa tay bịt lấy miệng Nguyễn Ánh, nói: - Thiếp biết tân vương nói thật lòng. Nhưng thiếp muốn tân vương hãy biết kiệm lời thì đạo nghĩa chồng vợ mới thiêng liêng. Triều đại nào rồi cũng có thịnh có suy, có hòa rồi có biến. Tân vương đã có thiếp. Thiếp đã có tân vương. Những gì chúng ta đã cho nhau là hiện hữu, là rất thật. Đó mới là điều đáng quan tâm nhất đối với thiếp... ***
  7. Ít ngày sau, Nguyễn Ánh cầm quân, cả bằng đường bộ và đường thủy, tiến ra bắc. Quân thủy tới cửa biển Đan Nhai thuộc Nghệ An thì tiến đánh đồn Quần Mộc. Quân bộ cũng vượt qua sông Thanh Long sang bờ bắc. Hai mũi thủy bộ kẹp lại, quân Tây Sơn biết không thể chống cự, bỏ hàng ngũ chạy tán loạn. Quân Nguyễn xông lên chiếm kho thóc Kỳ Lân. Quan trấn thủ nhà Tây Sơn Nguyễn Thận cùng với quan hiệp trấn Nguyễn Triêm kéo theo các tướng sĩ bỏ chạy ra bắc. Đến vùng giáp ranh Thanh - Nghệ, Nguyễn Triêm thắt cổ chết. Nguyễn Thận cố chạy ra Thanh Hoa. Tướng Trần Quang Diệu từ Quỳ Hợp xuống đến Hương Sơn, nghe tin Nghệ An thất thủ, cũng chạy ra Thanh Hoa. Tướng sĩ của Diệu bỏ ngũ dần, tản mát mỗi người một nơi. Quân Nguyễn đuổi bắt sống Trần Quang Diệu, rồi tiến đánh thành Thanh Hoa. Đốc trấn Quang Bàn, em ruột Quang Toản cùng Nguyễn Thận ra đầu hàng. Quân Nguyễn tiếp tục tiến ra đàng ngoài, đến Thăng Long chứng giám quân Tây Sơn tan đàn xẻ nghé. Quang Toản cùng với em ruột là Quang Thùy và đô đốc Tú bỏ chạy, vượt sông Nhĩ Hà, về hướng Kinh Bắc. Quang Thùy và đô đốc Tú thắt cổ chết giữa đường. Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản bị thổ hào vây bắt nhốt vào cũi đem nộp cho quân Nguyễn. Những tù binh khác của Tây Sơn cũng bị nhốt vào cũi bỏ xuống thuyền xuôi phương nam. Trở về Phú Xuân, Nguyễn Ánh sửa lễ cáo miếu, dâng tù. Tất cả đám tù nhà Tây Sơn được dẫn đến một sân cỏ lớn trước miếu đường để chịu án hành quyết. Quân Nguyễn xua dân chúng Phú Xuân đến xem rất đông. Hông vẫn đeo gươm, Nguyễn Ánh đứng giữa quần thần và đám tử tù, nói bằng cái giọng oang oang chát chúa như súng lệnh: - Tất cả hãy nghe đây! Triệu tổ trẫm sinh nơi đất bắc, một trọng thần nhà Lê, đời vua Lê Trang Tông, được phong tước Chiêu Huân Tĩnh Vương, nhưng các tiên chúa trẫm lại lập nên nghiệp lớn chốn phương nam. Có được giang sơn đàng trong này, từ Phú Xuân, qua Gia Định, tới Hà Tiên là nhờ công khai khẩn và chiến đấu không biết mệt mỏi, không tiếc máu xương của chín đời tiên chúa trẫm. Nhưng bỗng một ngày có một bọn giặc cỏ, lấy tên là Tây Sơn nổi lên cướp bóc, giết chóc, chiếm đoạt, đào mồ mả, phá lăng miếu tổ tiên trẫm - Nguyễn Ánh chỉ tay về bãi cỏ hoang phía sau lưng, nói tiếp - Nơi đây trước kia là tông miếu, lăng tẩm tiên tổ trẫm, đẹp đẽ, thâm nghiêm là thế mà chúng đập phá đào bới,
  8. bây giờ chỉ còn trơ ra một bãi cỏ hoang như thế này! Hàng vạn sĩ tốt của trẫm đã bỏ mạng dưới gót giầy, lưỡi gươm của chúng. Riêng trẫm, vì bọn giặc cỏ mà suốt hai mươi nhăm năm trời trẫm phải bươn trải, hết Hậu Giang đến Hà Tiên, hết giong buồm vượt sóng bạc đầu ra Thổ Chu lại cầm chèo xé gió chướng về Cổ Cốt. Lúc lâm nguy, trẫm phải cầu viện đến xứ Gô-loa Đại Pháp đã đành, trẫm còn phải hạ mình xin xỏ cả các tiểu quốc Xiêm La, Chân Lạp trợ giúp. Một lần bị bọn giặc cỏ dồn đuổi ra tận đảo Phú Quốc, tưởng không thể thoát nổi lưỡi gươm của chúng, trẫm đã rút cây kiếm ra toan tự vẫn. Nhưng thay vì lưỡi kiếm đâm vào ngực trẫm thì lại như có người chỉ hướng, kiếm đâm thẳng xuống đất. Nước từ dưới mũi kiếm vọt lên, đất thụt xuống, hóa thành một cái giếng. Đó là điềm linh báo của các tiên chúa trẫm, bắt trẫm không được chết để còn gánh trọng nhiệm khôi phục giang sơn nhà Nguyễn. Nay sứ mệnh các tiên chúa ủy thác đã được hoàn mãn, trẫm dâng lễ hiến phù, tạ ơn tiên tổ, xử tử lũ giặc cỏ Tây Sơn. Trẫm vì chín đời mà báo thù! Nguyễn Ánh rút kiếm ra khỏi vỏ, dùng lưỡi kiếm khều xé toạc miếng vải đen che mắt vua Cảnh Thịnh. Quang Toản vừa mở mắt thì đã thấy quân Nguyễn Ánh khiêng ra những cái giỏ lớn, trong đó đựng hài cốt Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và những hoàng thân quốc thích nhà Tây Sơn mới được khai quật. Hài cốt đã bị quân Nguyễn dùng cối đá giã nhỏ thành bột, trừ cái đầu lâu Nguyễn Nhạc và đầu lâu Nguyễn Huệ là vẫn còn. Quân Nguyễn bê đầu lâu của hai vua Tây Sơn ra khỏi giỏ, đặt lên một phiến đá. Họ khiêng những cái giỏ đến cho Quang Toản nhìn lần cuối rồi đám bột hài cốt ấy được đưa ra sông Hương rắc xuống nhiều khúc cho nước cuốn đi.
  9. Quân Nguyễn lấy bát cơm đút cho Quang Toản ăn bữa cuối cùng ngay bên cạnh đầu lâu của cha và bác ngài. Sau đó quân Nguyễn lấy giẻ nhét vào mồm tất cả đám tử tù. Hai chân hai tay Quang Toản bị buộc vào bốn dây thừng dài, nối với bốn thớt voi. Khi bốn con voi nhận lệnh bước đi thì xác Quang Toản bị xé làm bốn mảng. Cái đầu bê bết máu của Quang Toản cùng với đầu lâu Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ xếp vào ba cái nồi bằng đất nung mà người dân Phú Xuân vẫn dùng để đi tiểu tiện. Quân Nguyễn vạch dương vật đái vào ba cái nồi đó rồi dùng vôi trộn mật mía gắn chặt miệng nồi, tống vào ngục thất. Bốn mảnh xác Quang Toản bị xẻ ra làm năm phần đưa đến phơi ở năm cái chợ quanh thành Phú Xuân nhằm răn đe tất cả những ai còn vương vấn với Tây Sơn. Sau Quang Toản, xử thiếu phó Trần Quang Diệu. Trước đó đã có lần Trần Quang Diệu tỏ ra khoan thứ với quan quân nhà Nguyễn ở Quy Nhơn, Diệu chỉ bị xử chém đầu tại chỗ. Nhưng cô con gái mười bốn tuổi của Diệu lại bị xử rất nặng. Cô bị con voi hất tung lên cao, khi rơi xuống, cặp ngà nhọn của nó xuyên qua thân thể cô như xiên chả. Nữ tướng Bùi Thị Xuân, vợ Trần Quang Diệu cũng bị xử theo cách ấy, nhưng con voi phải hất tung bà lên ba lần cặp ngà của nó mới xuyên qua thân xác bà, lúc ấy bà mới chịu chết. Các con của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cũng bị voi xé xác như Quang Toản. Nhưng xé xong thì được hót xác đổ xuống sông Hương chứ không bị mang ra chợ phơi như xác Quang
  10. Toản. Còn lại ba mươi mốt người nữa trong triều và gia tộc Tây Sơn thì chịu án lăng trì, xác bị tiêu hủy ngay sau đó. Cuộc báo thù này có tất cả vua quan tân triều Gia Long có mặt chứng giám, chỉ thiếu Ngọc Bình. Đêm trước ngày đó, Nguyễn Ánh đã báo cho nàng biết về cuộc xử án khủng khiếp này. Ngài còn tiết lộ cho nàng biết tỉ mỉ cách giết từng phạm nhân như thế nào. Khi nghe đến chỗ dùng voi xé xác Quang Toản, Ngọc Bình rùng mình một cái, rú lên khe khẽ. Nàng nói: - Tân vương thử nghĩ lại xem, đằng nào thì tân vương cũng đã thu cả giang sơn Đại Việt về tay rồi, có cần thiết phải trả thù người ta thảm khốc đến thế không! - Không, ta không thể vì bất cứ lý do gì mà nương tay được! Đó còn là ý các tiên chúa ta nữa! - Nguyễn Ánh nói. Tuy sống bên Nguyễn Ánh chưa lâu, nhưng Ngọc Bình đã cảm nhận được bản chất ngài: đã quyết định làm gì, dù có bị rơi đầu ngay tắp lự, ngài cũng không thay đổi. Nàng đành phải nhượng bộ: - Tân vương đã quyết như vậy, để thiếp được thanh thản sống với tân vương, xin từ nay tân vương đừng bao giờ nhắc đến tên những người Tây Sơn với thiếp nữa, được không? - Nếu để giữ tình yêu của phu nhân - Nguyễn Ánh nói - trẫm không nỡ khước từ bất cứ lời đề nghị nào của phu nhân! - Vậy thì ngay bây giờ thiếp có lời thỉnh cầu: sáng mai tân vương hãy miễn trừ cho thiếp, không ra sân miếu chứng kiến việc xử án nữa. Thiếp rất sợ nhìn thấy máu người! Nguyễn Ánh chấp thuận. Xong cuộc báo thù, đếm về cung, Nguyễn Ánh thấy Ngọc Bình đang ngồi như chết lặng bên bàn trang điểm, nước mắt tràn xuống hai bên má, ngài kìm nén cơn giận dữ, hỏi: - Phu nhân vẫn thương tên giặc cỏ ấy phải không? Ngọc Bình rút khăn lau sạch nước mắt, nói:
  11. - Bẩm tân vương. Thiếp cũng chỉ là một nữ nhi yếu đuối thôi mà. Cho dù Quang Toản không được thiếp yêu thương như thiếp đã yêu thương tân vương, nhưng đạo nghĩa phu thê, vào cái ngày ông ấy chấm dứt mạng sống, sao tránh được sự cảm kích nơi tâm can thiếp! Nguyễn Ánh không nói thêm gì mà đùng đùng bỏ ra ngoài. Đêm ấy ngài không về với Ngọc Bình. Phải mấy đêm sau nữa, ngài mới trở lại. Vừa bước qua cửa, ngài đã ôm trầm lấy Ngọc Bình, nói: - Cái lúc nhìn phu nhân khóc Toản, trẫm giận lắm. Trẫm bỏ đi là vì thế. Nhưng sau đó, bình tâm mà ngẫm nghĩ, trẫm lại thấy kính trọng phu nhân. Những giọt nước mắt của phu nhân đã nói lên rằng, thủa còn là công chúa trong cung vua Lê, nàng đã được dậy dỗ rất cẩn trọng. Phu nhân không phải là kẻ bạc tình! Chưa kịp để cho Ngọc Bình nói lời đáp lễ, Nguyễn Ánh như sực nhớ ra điều gì, liền hỏi: - Phu nhân có biết vì sao trẫm lại đặt niên hiệu vương triều là Gia Long không? Câu hỏi có vẻ hơi bất ngờ. Ngẫm nghĩ một chút, Ngọc Bình đáp: - Gia là Gia Định. Long là Thăng Long. Gia Long nói lên rằng tân vương đã thống nhất giang sơn về một mối, phải thế không? - Phu nhân quả là rất thông minh - Nguyễn Ánh khen rồi lại nói sang chuyện khác - Môĩ khi âu yếm, không chỉ trẫm mà phu nhân cũng run rẩy xúc động. Phu nhân yêu quý trẫm về điều gì? - Tân vương cho phép thiếp không nói ra điều này được không? - Trẫm chưa hỏi ai câu ấy bao giờ. Nhưng với phu nhân, trẫm rất muốn nghe trả lời? - Người đàn ông có ba phẩm chất đáng quý thì tân vương đã có hai - Ngọc Bình nói - Một là cái trí của tân vương rất lớn. Phải có trí lớn thì trong hoàn cảnh tao loạn giặc giã tân vương vẫn mở mang và xây được Phiên An trấn thành Gia Định, làm vương ở đó, bền gan mưu lược lấy lại vương triều, thống nhất giang sơn về một mối sau gần ba trăm năm chia cắt. Hai là tân vương có phẩm chất của một dũng tướng. Tân vương chiến đấu với
  12. nhà Tây Sơn, đọ trí với cả Xiêm La, Chân Lạp, cho dù có thắng có bại, nhưng chưa khi nào tân vương tỏ ra hèn nhát! Nguyễn Ánh như được phủ một lớp ánh sáng ảo huyền trên gương mặt vốn dĩ phong sương khi được người đẹp khen. Ngài hỏi tiếp: - Còn phẩm chất thứ ba, thứ mà trẫm không có, là gì vậy? - Tân vương hãy tự ngẫm xem, nó là gì? - Ngọc Bình hỏi lại, một cách từ chối khôn ngoan bởi nàng thấy không tiện trả lời câu này. - Trẫm hiểu, thiếp chê trẫm thiếu một chữ nhân - Nguyễn Ánh nói - Nhưng trẫm muốn thiếp ghi nhớ điều này: Chúa thứ chín của vương triều là Định Vương cùng nhiều hoàng thân quốc thích của tộc họ Nguyễn cũng bị anh em Tây Sơn đào mồ, xương giã thành bột đổ xuống sông Hương. Lăng mộ, tông miếu chín đời tiên chúa trẫm bị phá nát. Anh em Tây Sơn gieo cho vương triều trẫm cái gì trẫm cho chúng gặt thứ đó. Hơn nữa, trẫm trả thù tàn bạo thế còn là nhằm răn đe những thế lực còn đang mưu toan tranh giành, kéo giang sơn trở về cảnh nam triều bắc triều, nồi da xáo thịt. Trẫm chán ghét cảnh binh đao lắm rồi! Nói đến đó gương mặt Nguyễn Ánh sập buồn, hai mắt ngài ngấn nước, đỏ vằn lên. Ngọc Bình vội ôm lấy ngài, úp mặt vào vai ngài, nói: - Kìa tân vương! Tân vương chớ vội phiền lòng đến thế. Thiếp hiểu được điều đó mà. Chính vì vậy nên thiếp mới tận hiến, tận dâng tân vương tất cả tình yêu thương của thiếp… Phải vậy chăng mà tình cảm Ngọc Bình giành cho Nguyễn Ánh suốt tám năm sau đó chừng như không hề thuyên giảm. Tám năm ấy nàng sinh cho ngài hai hoàng tử: Nguyễn Phúc Quân, Nguyễn Phúc Cự và hai công chúa: Nguyễn Phúc Ngọc Ngôn, Nguyễn Phúc Ngọc Khuê. Những hoàng tử và công chúa này rất được Nguyễn Ánh yêu quý. Sau khi sinh đứa con thứ tư, bỗng một đêm Ngọc Bình nằm mơ thấy ba ông vua nhà Tây Sơn hiện về. Nguyễn Nhạc, Quang Trung - Nguyễn Huệ và Quang Toản đều không có thân thể. Ba cái đầu lâu cứ bay lơ lửng trên không như ba quả bóng tiến đến gần nàng.
  13. Đầu lâu Nguyễn Nhạc và đầu lâu Quang Trung chỉ nhìn Ngọc Bình mà không nói gì. Cái đầu lâu của Quang Toản thì nói: - Ta có lời đa tạ, ghi ơn nàng đã can gián việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn ta, dù lời can gián của nàng không được chấp nhận. Nay ta về báo cho nàng biết, trong con người Nguyễn Ánh đang tích tụ âm khí rất nặng. Ánh sẽ giết chết nàng bằng thứ âm khí ấy. Tiếc thay, ta không thể làm gì để cứu nàng, bởi ta chỉ còn cái đầu. Thân ta đã bị Ánh giã thành bột làm mồi cho tôm cá sông Hương... Ngọc Bình toan nói với ba cái đầu lâu một điều gì đó mà lưỡi nàng cứ níu lại, đôi môi tê cứng, không sao mở miệng được. Ba cái đầu lâu lại lừ lừ bay ra khỏi phòng. Mấy ngày sau, Ngọc Bình cảm thấy không còn ham muốn chuyện phòng the với Nguyễn Ánh nữa. Mỗi lần Nguyễn Ánh ham muốn, nàng vẫn để ngài giao hoan, nhưng nàng bị đau buốt nơi âm đạo, chẳng có cảm hứng gì. Sợ Nguyễn Ánh buồn, nàng cứ phải giả vờ xúc động để chiều lòng ngài. Có những lần, nàng đau như xé, trào cả nước mắt, nàng vẫn kìm nén không kêu than, kín đáo rút khăn lau mắt. Nguyễn Ánh lại cho rằng nàng chảy nước mắt vì quá xúc động trước cơn huê tình của ngài. Cho đến một đêm, Nguyễn Ánh vừa bước vào phòng, Ngọc Bình đã cảm giác như có một mùi tanh lờm lợm từ thân thể ngài xộc vào mũi nàng. Ngọc Bình rùng mình một cái, cố kìm nén cơn buồn nôn. Sự bất thường này ở nàng lại càng kích thích cơn thèm khát nhục dục của Nguyễn Ánh. Nhưng ngài vừa đưa được dương vật vào vùng kín thì Ngọc Bình đã kêu ré lên như bị ai đó thọc dao ngang hông. Bản năng tình dục quá cao, lại được thứ rượu sâm ngọc linh ngâm với cá ngựa bổ trợ, Nguyễn Ánh không thể dừng lại. Ngài giao hoan bạo liệt như một kẻ hiếp dâm. Ngài lấy làm thích thú với cảm giác hãm hiếp ấy. Ngọc Bình càng đau đớn quằn quại, ngài càng hăng hái, mạnh mẽ. Ngài lịm đi trong cơn dâng trào cực khoái. Khi mở mắt nhìn, Nguyễn Ánh thấy từ hai khóe mắt Ngọc Bình lăn ra những giọt lệ màu đỏ như máu, ánh lên lấp lánh dưới ánh đèn cầy. Ngài đưa một bàn tay thô nhám đặt lên ngực nàng, thấy tim đã ngừng đập. Nàng ra đi ở tuổi hai mười bảy, nếu tính cả chín tháng mười ngày nằm trong thai mẹ, gọi là tuổi mụ, thì đời nàng chấm dứt ở tuổi hai mươi tám.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2