YOMEDIA
ADSENSE
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
72
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết phân tích những tồn tại, hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may nước ta để từ đó có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tận dụng cơ hội để đưa ngành dệt may nước ta tiến lên những nấc cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, đưa ngành dệt may trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ Restrictions on Vietnam's textile and garment exports and solutions to overcomerestriction TS. Phạm Thị Bạch Tuyết Khoa Sư phạm KHXH, Trường Đại học Sài Gòn, Email: ptbtuyet.dhsg@gmail.com TÓM TẮT Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta trong thời gian qua. Sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển đất nƣớc với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai chỉ sau điện thoại và các loại linh kiện, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 5% tổng lao động của cả nƣớc. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và chỉ dừng lại ở khâu gia công sản phẩm là những thách thức không nhỏ đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải có những giải pháp phù hợp khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Từ khóa: Dệt may, hạn chế, năng lực cạnh tranh, xuất khẩu ABSTRACT Textile and garment is the flagship export item of our country in recent years. Production and export of textiles and garments have made im- 328
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 portant contributions to the country's development process, with export turnover ranked second only to phones and components, helping to cre- ate jobs for about 5% of the total labor force of the country. However, the export of textiles and garments still shows many limitations, de- pending on imported raw materials and only stopping at the processing of products, which are significant challenges that require Vietnam's tex- tile and garment industry to have appropriate solutions to deeply inte- grate into the world economy. Keywords: Textile and garment, restriction, competitiveness, export 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nƣớc ta trong thời gian qua. Nhờ những ƣu thế về lực lƣợng lao động đông, giá nhân công rẻ, chi phí sản xuất cạnh tranh cùng nhiều chính sách ƣu đãi từ các hiệp định thƣơng mại tự do đã ký, Việt Nam trở thành điểm đến lý tƣởng cho các nhà đầu tƣ trong ngành công nghiệp dệt may. Hiện nay, Việt Nam có gần 6.000 doanh nghiệp dệt may với hơn 2,5 triệu lao động làm việc trong ngành, chiếm khoảng 5% tổng lực lƣợng lao động cả nƣớc, đóng góp khoảng 10% giá trị sản xuất công nghiệp. Việt Nam là một trong năm nƣớc đứng đầu về xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới và dệt may cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta. Năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 36,2 tỷ USD, đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau điện thoại các loại và linh kiện (49,1 tỷ USD), chiếm 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng tạo nhiều cơ hội và lợi thế cho hàng hóa Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng phát triển. Đặc biệt triển vọng từ việc tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do trong thời gian tới nhƣ CPTPP, FTA Việt 329
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Nam – EU (EVFTA)…sẽ là cơ hội thật sự lớn cho ngành dệt may mở rộng xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay, ngành dệt may vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khi mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may chỉ thực hiện gia công sản phẩm, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đang chịu sự cạnh tranh rất mạnh từ các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades, Campuchia trong xuất khẩu hàng dệt may. Lợi thế về lao động đông sẽ dần bị mất đi khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đƣợc áp dụng rộng rãi vào trong ngành dệt may, máy móc công nghệ sẽ thay thế lao động trong trong một số công đoạn sản xuất của ngành. Vì thế muốn nâng cao hiệu quả của ngành, duy trì sức cạnh tranh thì việc tìm kiếm những giải pháp góp phần giải quyết những khó khăn nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm dệt may đƣợc coi là vấn đề cấp thiết. Bài viết phân tích những tồn tại, hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may nƣớc ta để từ đó có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tận dụng cơ hội để đƣa ngành dệt may nƣớc ta tiến lên những nấc cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, đƣa ngành dệt may trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Bộ Công thƣơng để sử dụng đánh giá tình hình xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam, phân tích những tồn tại hạn chế của ngành. Ngoài ra các thông tin và số liệu trong bài viết cũng kế thừa và tổng hợp từ các nghiên cứu đã đƣợc công bố trên các sách, báo, tạp chí và các trang thông tin chính thức của các bộ ngành liên quan. Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là phƣơng pháp thu thập, xử lí số liệu thống kê, phƣơng pháp phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu, phƣơng pháp bảng biểu, biểu đồ. 330
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Trong những năm gần đây, dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu lớn đứng thứ hai trong số các sản phẩm xuất khẩu của cả nƣớc. Kể từ khi Việt Nam mở cửa và hội nhập, ngành dệt may Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 765,5 triệu USD đến năm 2000 tăng đạt 1,8 tỉ USD. Ngày 10/12/2001 khi Hiệp định thƣơng mại Việt - Mĩ ký kết và có hiệu lực đã mở ra cánh cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng đƣợc tiếp cận với thị trƣờng lớn nhất thế giới, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh chóng đạt từ 1,97 tỉ USD năm 2001, tăng lên 2,73 tỉ USD năm 2002, tốc độ tăng đạt 38,6%. Trong suốt giai đoạn từ 2002 đến 2018 kim ngạch xuất khẩu của dệt may luôn tăng nhanh, từ 2,73 tỉ USD năm 2002 lên 30,5 tỉ USD năm 2018, tốc độ tăng trƣởng luôn đạt hai con số trung bình tăng 17%/năm. Về tỉ trọng xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc cũng không ngừng tăng lên từ 13,1% năm 2000 tăng lên 14,8% năm 2018 [1]. Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2012-2018 (tỷ USD) 40 36.2 31 27.3 28.3 30 21 18 20 15.1 10 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn: [1], [4] 331
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Bảng 1: Trị giá xuất khẩu 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta từ 2001 đến 2018 (tỉ USD) TT 2001 2007 2010 2018 Mặt Trị Mặt Trị Mặt hàng Trị Mặt Trị hàng giá hàng giá giá hàng giá 1 Điện Dầu Dầu thoại các 3,17 8,50 Dệt may 11,2 49,07 thô thô loại & linh kiện 2 Dệt Dệt 1,97 7,73 Giày dép 5,12 Dệt may 30,49 may may 3 Điện tử, Thủy Giày máy tính 1,81 4,00 Thủy sản 5,01 29,32 sản dép & linh kiện 4 Máy Giày Thủy móc, 1,58 3,76 Dầu thô 4,95 16,55 dép sản dụng cụ, phụ tùng 5 Điện tử, Gỗ &sp máy tính 2,38 3,59 Giày dép 16,24 gỗ & linh kiện Nguồn: Tổng hợp từ [1], [4] Trong năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm các sản phẩm dệt may của Việt Nam đạt 36,2 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm 2017, trong đó, xuất khẩu hàng dệt, may đạt 30,49 tỷ USD, tăng 16,7% so với 2017; xuất khẩu xơ, sợi đạt 4,02 tỷ USD tăng 12%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 1,2 tỷ USD tăng 14,2% và vải mành, vải kỹ thuật khác đạt 530 triệu USD tăng 15,7%. Trong nƣớc, dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta chỉ đứng sau mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện (49,1 tỷ USD). Còn đối với thị trƣờng dệt may thế giới, Việt 332
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Nam là nƣớc xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ ba sau Trung Quốc (266,32 tỷ USD) và Ấn Độ (36,43 tỷ USD) (2018), chiếm khoảng 6% thị phần thế giới. Khoảng 90% sản phẩm ngành dệt may của Việt Nam phục vụ cho xuất khẩu. Thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may ngày càng đƣợc mở rộng. Hiện nay, các sản phẩm của ngành dệt may đƣợc xuất sang 180 nƣớc trên thế giới, trong đó các thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may chính của nƣớc ta là Hoa Kì, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Năm thị trƣờng này chiếm tới 86,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may nƣớc ta đạt khoảng 13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 44,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của cả nƣớc. Đứng thứ hai là thị trƣờng EU đạt 4,098 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 13,44% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của cả nƣớc. Tiếp theo là thị trƣờng Nhật Bản đạt 3,81 tỷ USD, chiếm 12,50% tỷ trọng; Hàn Quốc đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 10,82% tỷ trọng; Trung Quốc đạt 1,54 tỷ USD, chiếm 5,05% tỷ trọng. Ngành dệt may Việt Nam đang có tốc độ tăng trƣởng khá nhanh nhờ biết tận dụng tốt các lợi thế của ngành nhƣ lợi thế nguồn lao động dồi dào, cùng vị trí địa lý thuận lợi để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Các dự án FDI đầu tƣ vào lĩnh vực dệt may ngày càng nhiều để đón đầu các hiệp định thƣơng mại lớn mà Việt Nam tham gia do đó khu vực FDI cũng là khu vực chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nƣớc ta. Về lĩnh vực xuất khẩu hàng xơ sợi, tính tới 31/12/2016, có 228 dự án dệt sợi có vốn đầu tƣ FDI (chiếm khoảng 10% doanh nghiệp sản xuất xơ sợi), tuy nhiên tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng xơ sợi của các doanh nghiệp FDI năm 2016 đạt 73% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc từ các doanh nghiệp FDI luôn duy trì ở mức 60% (2018: 59,9%) [3]. 333
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 3.2. Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Thứ nhất, ngành dệt may Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu Mặc dù thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam liên tục tăng trƣởng cao với giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. Tuy nhiên, đi kèm với đó là giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng dệt may trong nƣớc cũng tăng lên. Điều đó thể hiện tính gia công trong ngành hàng còn lớn, còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ, nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nƣớc ngoài, công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển, hiệu quả kinh tế không cao. Đang tồn tại một mâu thuẫn là 2/3 sản lƣợng sợi sản xuất trong nƣớc đƣợc dùng để xuất khẩu, trong khi đó các doanh nghiệp dệt nhuộm và may lại phải nhập khẩu một lƣợng lớn xơ sợi và vải từ nƣớc ngoài. Năm 2018 nƣớc ta xuất khẩu xơ, sợi đạt trên 1,48 triệu tấn với trị giá 4,02 tỷ USD, trong khi phải nhập 1,04 triệu tấn xơ, sợi trị giá 2,42 tỷ USD và nhập khẩu vải là 12,77 tỷ USD, chiếm 80,1% nguyên phụ liệu nhập khẩu của ngành dệt may [1]. Nhƣ vậy ngành dệt may phải nhập rất nhiều nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, chiếm hơn một nửa tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng dệt may. Nguyên nhân là do điểm ―đứt gẫy‖ tại khâu dệt nhuộm trong chuỗi giá trị dệt may Việt Nam. Việc các doanh nghiệp không mặn mà trong đầu tƣ vào lĩnh vực dệt nhuộm do ngành này yêu cầu về vốn đầu tƣ lớn, nguồn nhân lực chất lƣợng cao, yêu cầu phải có hệ thống xử lý nƣớc thải đạt chuẩn trong khi hầu hết các doanh nghiệp dệt, nhuộm của nƣớc ta đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tƣ vào ngành để mở rộng sản xuất là tƣơng đối khó khăn. Trong khi đó vải của nƣớc ta còn thiếu và yếu trong khâu thiết kế và in, phƣơng thức may chủ yếu theo hình thức CMT (65%) nghĩa là thực hiện gia công theo mẫu thiết kế, việc chọn nguyên vật liệu là theo chỉ định của bên đặt hàng, các do- anh nghiệp sản xuất hàng may mặc không chủ động đặt vải trong nƣớc sản xuất gây khó khăn cho ngành dệt nhuộm, từ đó kéo theo tác động không tốt đến đầu ra ngành sợi trong nƣớc. Chính vì thế nên mặc dù là 334
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 nƣớc sản xuất hàng may mặc lớn, tiêu thụ vải trong nƣớc phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhập khẩu. Năm 2018, giá trị vải nhập khẩu lên đến 12,77 tỷ USD trong khi giá trị hàng may mặc xuất khẩu đạt 30,48 tỷ USD. Nhƣ vậy riêng giá trị vải nhập khẩu đã chiếm tỷ trọng tới 41,9% trong tổng giá trị hàng may mặc xuất khẩu. Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu và nguyên phụ liệu nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2018 Xuất khẩu các sản phẩm ngành dệt Nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành may dệt may Sản phẩm Triệu % so Tỉ Sản phẩm Triệu % so Tỉ USD với trọng USD với trọng năm (%) năm (%) 2017 2017 Tổng 36.201 16,1 100,00 Tổng 21.677,9 14,4 100,00 Hàng Vải các 30.489 16,7 84,2 12.774,8 12,2 58,9 may mặc loại Xơ, sợi Nguyên dệt các 4.025 12,0 11,1 phụ liệu 5.473,8 2,7 16,0 loại dệt, may Nguyên Bông các phụ liệu 1.2 14,2 3,2 3.011,1 27,5 13,9 loại dệt, may Vải Xơ, sợi mành, vải 530 15,7 1,5 dệt các 2.419,0 32,8 11,2 kỹ thuật loại khác Nguồn: [1] Thị trƣờng nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may nƣớc ta chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Năm 2018 Trung Quốc chiếm 51% nhập khẩu xơ, sợi và 58,02% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam; Đài Loan chiếm 15,46% nhập khẩu xơ, sợi và 335
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 12,6% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam trong khi đây đều là những nƣớc không tham gia CPTPP. Khi các hiệp định thƣơng mại tự do chính thức có hiệu lực, đặc biệt là EVFTA và CPTPP với quy tắc xuất xứ ―từ vải trở đi‖ và ―từ sợi trở đi‖, điểm yếu trong chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào ngành dệt may Việt Nam sẽ là cản trở để các doanh nghiệp mở rộng đơn hàng và hƣởng ƣu đãi thuế quan 0% tại các thị trƣờng này. Thứ hai, giá trị gia tăng của ngành dệt may không cao, sản phẩm vẫn nằm ở khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và marketing, phân phối sản phẩm. Tuy nhiên ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở công đoạn sản xuất, chủ yếu là khâu cắt - may dƣới hình thức gia công, đây là khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị của ngành. Chính vì thế, tuy sản phẩm dệt may của Việt Nam đƣợc xuất đi nhiều nơi, Việt Nam có tên trong top 05 nƣớc xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhƣng giá trị thu về rất thấp. Hiện nay, tỉ lệ xuất khẩu hàng dệt may theo hình thức gia công của nƣớc ta chủ yếu theo phƣơng thức CMT (65%), FOB (30%) và ODM (5%). Đối với phƣơng thức sản xuất CMT (thực hiện gia công theo mẫu thiết kế, nguyên liệu do khách hàng cung cấp), do đó, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu rất thấp, chỉ khoảng 25% so với kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp gia công chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia công. Đối với đơn hàng FOB, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp đƣợc hƣởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 - 5% doanh thu thuần. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thêm khâu thiết kế so với FOB, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 5 - 7% [2]. Nhƣ vậy nếu xét về quy mô xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là rất lớn, nhƣng thực chất các doanh 336
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 nghiệp Việt Nam chỉ đƣợc hƣởng lợi rất thấp từ doanh thu đó do chủ yếu sản xuất theo hình thức CMT và FOB. Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp dệt may cả nƣớc đạt 6,000 doanh nghiệp, trong đó số lƣợng doanh nghiệp gia công hàng may mặc là 5,101 doanh nghiệp (chiếm 85%); Số lƣợng doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm là 780 doanh nghiệp (chiếm 13%); Số lƣợng sản xuất chế biến xơ, sợi là 119 doanh nghiệp (chiếm 2%) [3]. Các doanh nghiệp may của nƣớc ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung phần lớn vào khâu gia công cho các thƣơng hiệu lớn trên thế giới, khả năng tự thiết kế còn yếu, chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng cho mình. Còn các khâu liên quan đến ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nhƣ kéo sợi, dệt vải, vẫn chƣa thu hút đƣợc đầu tƣ do cần vốn lớn, công nghệ máy móc hiện đại, công nhân tay nghề cao. Nhìn chung năng lực cạnh tranh của hàng hóa nƣớc ta trên thị trƣờng thế giới thấp. Thực tế, trong thời gian qua, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu tài nguyên khoáng sản, hàng nông sản thô với hàm lƣợng chế biến thấp và gia công hàng hóa công nghiệp. Các sản phẩm chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên và nguồn lao động đông, giá rẻ (lợi thế so sánh tự nhiên), công đoạn sản xuất vẫn đang nằm ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, chủ yếu là nhập nguyên liệu, phụ tùng về để lắp ráp, gia công sản phẩm nên mặc dù sản lƣợng xuất khẩu ngày càng tăng nhƣng giá trị thu về thấp, khả năng cạnh tranh không cao. Đây là những bất lợi lớn cho sản phẩm xuất khẩu của nƣớc ta khi cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới, nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, việc tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng nghĩa với việc phải tạo ra sản phẩm có thƣơng hiệu, xuất xứ rõ ràng, chất lƣợng tốt đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng. 337
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Thứ ba, mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của ngành dệt may còn thấp, chủ yếu tập trung vào một số thị trường chủ lực Việt Nam hiện là nƣớc xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ ba thế giới với 36,2 tỷ USD (2018), đứng sau Trung Quốc (266,3 tỷ USD) và Ấn Độ (36,4 tỷ USD). Tuy nhiên các sản phẩm xuất khẩu ngành dệt may nƣớc ta chỉ tập trung vào 5 thị trƣờng chính gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, chiếm tới 86,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Trong đó, riêng Hoa Kỳ chiếm 44,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của cả nƣớc. Hiện nay Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai tại thị trƣờng Mỹ, sau Trung Quốc (36%) với thị phần chiếm 13,2% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng Mỹ luôn tăng, năm 2013 giá trị xuất khẩu đạt 8,77 tỷ USD, chiếm thị phần là 8,38% đến năm 2018 xuất khẩu đạt 13,7 tỷ USD và thị phần tăng lên 13,2%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc liên tục tăng trong thời gian qua nhƣng việc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng Mỹ cũng là một điều đáng lo ngại. Hàng dệt may Việt Nam sẽ dễ bị tổn thƣơng nếu Mỹ có những quy định mới khắt khe hơn về nhập khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng này. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc (58% nguyên liệu vải nhập khẩu từ Trung Quốc) trong bối cảnh cuộc chiến thƣơng mại đang diễn ra gay gắt cũng có thể khiến Mỹ chú ý và có động thái bất lợi đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Việt Nam nhƣ tiến hành truy xuất nguồn gốc các sản phẩm dệt may sản xuất tại Việt Nam để hạn chế các sản phẩm có nguồn gốc nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Vì thế các doanh nghiệp dệt may trong nƣớc cần nhanh chóng tận dụng các FTAs thế hệ mới để mở rộng và đa dạng hóa thị trƣờng, chú ý đến các thị trƣờng nhiều tiềm năng nhƣ EU, Nhật Bản, Canada, Oxtraylia… 338
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Hình 2: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2018 (%) Nguồn: [1] Thứ tư, trình độ và năng suất lao động trong ngành dệt may còn thấp, đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Ngành dệt may hiện đang giải quyết việc làm cho hơn 2,5 triệu lao động, chiếm khoảng 5% lực lƣợng lao động cả nƣớc. Tuy nhiên, phần lớn lao động trong ngành dệt may là lao động phổ thông, thực hiện các công đoạn gia công sản xuất, thiếu những lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao trong những khâu nhƣ nhuộm, dệt vải, thiết kế sản phẩm. Các doanh nghiệp dệt may hiện nay đã bắt đầu áp dụng tự động hóa vào một số khâu đơn giản trong công đoạn may đã tác động trực tiếp đến lực lƣợng lao động trong ngành dệt may. Theo dự báo của tổ chức Lao động quốc tế - ILO, khoảng 85% lao động trong ngành dệt may của Việt Nam sẽ bị máy móc công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thay thế. Việt Nam hiện đang có lợi thế về lao động dồi dào và chi phí lao động thấp. Tuy nhiên, Việt Nam đang dần mất lợi thế chi phí nhân công giá rẻ, bị các nƣớc nhƣ Indonesia, Campuchia, Bangla- desh cạnh tranh vì giá nhân công rẻ hơn. Năm 2017 lƣơng tối thiểu của công nhân dệt may Việt Nam là 248 USD/tháng, thấp hơn Ấn Độ 255 USD/tháng, Trung Quốc 270 USD/tháng, nhƣng cao hơn Indonesia 231 USD/tháng và Bangladesh 197 USD/tháng [2]. 339
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Mặc dù có chi phí về lợi thế nhân công nhƣng năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực. Năng suất lao động trung bình của ngành dệt may chỉ bằng ¼ so với Trung Quốc, 1/8 so với Hàn Quốc. Năng suất lao động thấp một phần là do máy móc thiết bị đã lạc hậu, chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, trong đó tỷ trọng máy may nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất (58%), không có đủ tiềm lực vốn để nhập khẩu máy tự động cao của các nƣớc tiên tiến. Một phần là do lao động có trình độ chuyên môn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Đây sẽ là thách thức không nhỏ làm ảnh hƣởng đến tính cạnh tranh sản phẩm đối với các doanh nghiệp dệt may khi sức ép về chi phí nhân công ngày càng tăng trong khi năng suất lao động khá thấp. 4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM Trong năm 2018, xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt đƣợc mức tăng trƣởng cao 16,4%, trong khi các nƣớc xuất khẩu thuộc top đầu trên thế giới tăng trƣởng dƣới hai con số hay sụt giảm (Trung Quốc tăng 3,3%, Ấn Độ giảm 2%). Trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục tăng trƣởng nhanh với nhiều cơ hội và triển vọng phát triển, mở rộng thị trƣờng. Các cơ hội cho ngành dệt may nƣớc ta là: Cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Trong cuộc chiến thƣơng mại Mỹ - Trung đang diễn ra, rất nhiều các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ bị tăng thuế, trong đó có hàng dệt may khi mặt hàng này đang bị áp thuế 25%. Để tránh những biện pháp trừng phạt thuế quan của Mỹ, nhiều doanh nghiệp đang có sự dịch chuyển đơn hàng sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận nhƣ Việt Nam, Campuchia, Bangladesh với lợi thế về chi phí giá nhân công rẻ, lực lƣợng lao động trẻ, dồi dào, thời gian sản xuất hàng dệt may tƣơng đối tốt… Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam từng bƣớc mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ. Thị phần xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sang Mỹ liên tục sụt giảm từ 340
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 39% năm 2014 xuống 36% năm 2018, trong khi thị phần của Việt Nam tăng từ 9% lên 13%. Trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam đƣợc kì vọng sẽ hƣởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng này. Nhiều cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs): ngành dệt may Việt Nam đƣợc hƣởng lợi nhiều từ các hiệp định thƣơng mại tự do với lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ƣu đãi theo quy tắc ―từ sợi trở đi‖. Thời gian qua Việt Nam đã ký và tham gia nhiều hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới nhƣ: CPTPP, Việt Nam - EU (EVFTA)..., tạo nhiều cơ hội cho hàng may mặc tiếp cận các thị trƣờng mới. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019 mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Thị trƣờng hàng dệt may của CPTPP đối với Việt Nam còn rất lớn khi mà thị trƣờng dệt may CPTPP là 83 tỷ USD, hàng dệt may xuất sang các nƣớc thành viên mới đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 6,3%. Trong đó Nhật Bản và Canada là hai quốc gia trong hiệp định nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất nhƣng Việt Nam cũng mới chỉ chiếm thị phần 13% của Nhật Bản và 8% của Canada về xuất khẩu hàng dệt may. Liên minh châu Âu (EU) hiện là thị trƣờng lớn thứ hai của dệt may Việt Nam, chỉ sau Mỹ và luôn có tăng trƣởng tƣơng đối cao (từ 7 - 10% hàng năm). Ngay khi Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, dệt may sẽ là ngành hàng đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất, theo đó trong vòng 7 năm mức thuế hiện hành (15%) sẽ đƣợc xoá bỏ dần về 0%, mở ra nhiều cơ hội tăng trƣởng xuất khẩu vào thị trƣờng châu Âu đối với ngành dệt may nƣớc ta. Bảng 3: Cơ hội từ Hiệp định thƣơng mại tự do (FTAs) Hiện trạng Tác động VJEPA Có hiệu lực từ 2009 CAGR xuất khẩu 2009 – 2017: 15%/ năm VKFTA Có hiệu lực từ 2015 CAGR xuất khẩu 2015 – 2017: 5%/ năm 341
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 VN-EAEU FTA Có hiệu lực từ 2016 Xuất khẩu tăng 13% trong năm 2017 CPTPP Có hiệu lực từ T1/2019 Dự báo XK tăng 8%/ năm EVFTA Kết thúc đàm phán Dự báo XK tăng 17%/ năm nhƣng chƣa ký RCEP Đang đàm phán Cơ hội cho nhập khẩu nguyên liệu Nguồn: [3] Tuy nhiên tham gia vào CPTPP và EVFTA đặt ra nhiều thách thức cho ngành dệt may nƣớc ta khi phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất sứ. Trong đó CPTPP quy định xuất xứ ―từ sợi trở đi‖ nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải đƣợc thực hiện trong nội khối CPTPP. Đối với EVFTA quy tắc này chỉ áp dụng ―từ vải trở đi‖. Tức là, vải áp dụng cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU chỉ cần đáp ứng điều kiện sản xuất tại Việt Nam. EU cũng cho phép áp dụng quy chế cộng gộp nguồn gốc xuất xứ, nghĩa là hàng hóa có nguồn gốc từ các nƣớc đối tác với EU cũng đƣợc coi là có nguồn gốc xuất xứ để hƣởng ƣu đãi. Tuy nhiên hiện nay nguồn vải của dệt may phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu từ bên ngoài, phần lớn là từ các nƣớc bên ngoài CPTPP, đây là thách thức không nhỏ để Việt Nam có thể tận dụng tối đa lợi thế của các FTAs mang lại. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của ngành dệt may nƣớc ta, tận dụng các cơ hội trong việc hƣởng ƣu đãi về thuế quan, đa dạng hóa thị trƣờng và sản phẩm xuất khẩu, đẩy mạnh tăng trƣởng xuất khẩu… ngành dệt may nƣớc ta cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: - Các doanh nghiệp dệt may cần nắm rõ những nội dung trong các hiệp định FTAs nhất là những quy định liên quan đến nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chính sách thuế quan, biện pháp kĩ thuật và biện pháp phòng vệ đối với sản phẩm của mình để có thể tận dụng đƣợc nhiều ƣu đãi từ hiệp định. 342
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Để đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ nhằm hƣởng ƣu đãi thuế theo CPTPP và EVFTA, các doanh nghiệp trong nƣớc phải chủ động đa dạng hóa thị trƣờng cung ứng nguyên phụ liệu may mặc thay vì phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc nhƣ hiện nay. Các doanh nghiệp cần tăng cƣờng nhập khẩu nguyên liệu từ các nƣớc tham gia hiệp định và sử dụng nguyên liệu trong nƣớc để đáp ứng đƣợc các quy định ―từ sợi trở lên‖ hoặc ―từ vải trở lên‖. - Để chủ động đƣợc nguồn nguyên phụ liệu trong nƣớc, hạn chế nhập khẩu thì cần tăng cƣờng đầu tƣ phát triển ngành dệt và nhuộm. Hiện nay rất ít doanh nghiệp đầu tƣ và lĩnh vực dệt nhuộm do chi phí đầu tƣ rất lớn để xây dựng nhà xƣởng, máy móc thiết bị công nghệ và đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải. Nhiều địa phƣơng do lo ngại về vấn đề môi trƣờng nên cũng không tạo điều kiện cho các dự án liên quan đến công nghiệp dệt, nhuộm. Vì vậy nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp, các địa phƣơng quy hoạch lại các khu công nghiệp, hệ thống xử lý nƣớc thải để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất. Đồng thời tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tốt, chú trọng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật để thu hút các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp phụ trợ dệt may. - Đẩy mạnh đào tạo nguồn lao động cho ngành dệt may, đặc biệt là lao động trong khâu dệt, nhuộm, thiết kế sản phẩm. Phát triển hệ thống đào tạo đa dạng gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo, giữa nội dung đào tạo và yêu cầu phát triển sản xuất nhằm đào tạo đội ngũ lao động có khả năng vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, đào tạo đội ngũ thiết kế, kĩ thuật viên chuyên nghiệp. - Các doanh nghiệp hiện nay đang bỏ ngỏ thị trƣờng trong nƣớc. Vì vậy cần xây dựng và mở rộng mạng lƣới bán lẻ trong nƣớc, liên kết với các siêu thị, trung tâm thƣơng mại để đƣa sản phẩm may mặc của nƣớc ta đến gần hơn với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. - Các doanh nghiệp dệt may cần tập trung vào các khâu mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nhƣ chuyển sang hình thức ODM, OBM 343
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thiết kế, tự chủ động về nguồn nguyên liệu, tạo điều kiện cho ngành dệt, nhuộm phát triển. Đồng thời cần tăng cƣờng đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ, trang bị máy móc hiện đại để có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu 5. KẾT LUẬN Vƣợt qua nhiều khó khăn thách thức, ngành dệt may Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt đẹp, đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu và tăng trƣởng kinh tế của nƣớc ta. Trong thời gian tới, ngành dệt may có nhiều cơ hội để bứt phá khi EVFTA và CPTPP có hiệu lực, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng thị trƣờng cho ngành dệt may. Để tận dụng tốt nhất những cơ hội từ các hiệp định thƣơng mại đó, ngành dệt may bên cạnh nỗ lực tiếp tục phát huy những thành quả đạt đƣợc, song song với đó cần phải khắc phục những tồn tại hạn chế của ngành nhƣ giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nâng cao tỉ lệ may xuất khẩu ở công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị, đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực dệt may chất lƣợng cao, đầu tƣ công nghệ để nâng cao năng suất lao động… Để ngành dệt may phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh và tiến lên những nấc cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thì cần sớm có những giải pháp khắc phục những hạn chế trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bộ Công thƣơng (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018, NXB Công thƣơng, Hà Nội. 2.FPT Securities (2018), Báo cáo ngành dệt may năm 2017, truy cập ngày 05/09/2019, từ http://www.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/01/11/FPTS- Textiles%20and%20Clothing%20Industry%20Report-Dec.2017.pdf 3.Phú Hƣng (2019), Cập nhật kết quả kinh doanh ngành dệt may năm 2018, truy cập ngày 03/09/2019, từ https://www.phs.vn/data/research/PDF_Files/analysis_report/vn/2019 344
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 0320/Textile%20and%20Apparel%20Industry%20Report-20190320- V.pdf 4.Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, Hà Nội. 345
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn