NHỮNG MẨU CHUYỆN BÁC HỒ VỀ THĂM QUÊ, SÁNG NGỜI ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
lượt xem 139
download
Đạo đức Hồ Chí Minh là di sản văn hoá quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho cả dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ. Đạo đức Hồ Chí Minh là viên ngọc quý, bất kể không gian nào, thời gian nào cũng toả sáng rực rỡ một cách tự nhiên. Nhớ lại lịch trình làm việc của Bác Hồ trong đợt về thăm quê lần đầu tiên (tháng 6/1957) và lần thứ hai (tháng 12/1961) trong ký ức của mỗi chúng ta còn lưu giữ một cách sinh động và chính xác nhiều mẩu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG MẨU CHUYỆN BÁC HỒ VỀ THĂM QUÊ, SÁNG NGỜI ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
- NHỮNG MẨU CHUYỆN BÁC HỒ VỀ THĂM QUÊ, SÁNG NGỜI ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH SIÊU Đạo đức Hồ Chí Minh là di sản văn hoá quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đ ể l ại cho cả dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ. Đạo đức Hồ Chí Minh là viên ngọc quý, bất kể không gian nào, thời gian nào cũng to ả sáng rực rỡ một cách tự nhiên. Nhớ lại lịch trình làm việc của Bác Hồ trong đợt về thăm quê lần đầu tiên (tháng 6/1957) và lần thứ hai (tháng 12/1961) trong ký ức của mỗi chúng ta còn lưu gi ữ m ột cách sinh động và chính xác nhiều mẩu chuyện bình thường, giản dị, nhưng sáng ngời đ ạo đ ức Hồ Chí Minh. Năm 1957, tình hình trong nước và thế giới có nhiều thuận lợi. Mi ền Bắc sau ba năm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh đã thu được nhiều thắng lợi lớn, đ ất nước đi vào thế ổn định, đang trên đà phát triển mạnh. Về đối ngoại, Bác muốn đi thăm các nước anh em và bầu bạn trên thế giới. Bác về thăm quê là muốn tạo ra tâm thế mới trước lúc đi công tác xa. Do đó Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có k ế ho ạch Bác v ề thăm các tỉnh liên khu IV, trong đó có Nghệ An, quê hương của Người. Ngày 12 - 13/6/1957 Bác thăm Thanh Hoá. Ngày 14 - 16/6/1957 Bác thăm Nghệ An Ngày 15/6/1957 Bác thăm Hà Tĩnh Sáng ngày 16/6/1957 Bác về thăm quê hương Kim Liên. Chiều 16/6 - sáng 17/6/1957 Bác thăm Quảng Bình. Như vậy các ngày trong tuần, Bác làm việc với các tỉnh, sáng ngày Ch ủ nhật (16/6/1957 tức ngày 19/5/Đinh Dậu) Bác mới về thăm quê nhà. Trước đó 11 năm (cuối năm 1946) tiếp anh, chị ruột c ủa mình là bà Nguyễn Th ị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm sau mấy chục năm xa cách, Bác cũng bố trí vào ngày Ch ủ nhật. Nay về thăm xã Kim Liên, nơi cắt rốn chôn rau của mình, Bác cũng ch ọn ngày Ch ủ nh ật. Đó là biểu hiện một nét đạo đức Hồ Chí Minh: chí công vô tư. 1
- Bác rất quý trọng 8 giờ vàng ngọc trong một ngày làm vi ệc theo lu ật lao đ ộng. Nh ững giờ phút đó, Bác chỉ tập trung làm việc cho nước cho dân không h ề làm bất c ứ vi ệc gì riêng cho cá nhân mình. Sự việc tuy nhỏ, nhưng giá trị trong cuộc sống thật là lớn lao. Hi ện nay n ếu t ất c ả mọi người thực sự học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ thì sẽ góp phần quan trọng làm cho cả Nước và Nhà mau giàu có, thịnh vượng. Trong đợt về thăm Nghệ An lần thứ nhất, vào khoảng 23 giờ ngày 13/6/1957, Bác tới Vinh. Lúc ấy cơ quan Tỉnh uỷ Nghệ An đóng trong thành cổ Vinh. Khi Bác đang nói chuyện thân mật với đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí th ư khu u ỷ khu IV ở trong phòng khách, thì đồng chí Nguyễn Trương Khoát, Bí th ư t ỉnh u ỷ và đ ồng chí Nguyễn Sĩ Quế, Chủ tịch UBHC tỉnh mời đồng chí phục v ụ Bác ra ki ểm tra bu ồng t ắm và vòi nước. Nơi đó đã để sẵn hai giá thau, mấy chiếc khăn mặt mới và một miếng xà phòng thơm để trong hộp. Đồng chí Trần Quốc Hoàn, uỷ viên B ộ chính tr ị, B ộ tr ưởng B ộ Công an cùng đi với Bác cũng có mặt ở đây bảo rằng: Hãy cất bớt đi, ch ỉ đ ể lại m ột giá thau và một miếng xà phòng là đủ. Sau đó, đồng chí phục v ụ Bác l ấy trong túi xách ra m ột chi ếc khăn bông trải lên giá thau, khăn vẫn trắng mềm, nhưng đã có đ ường ch ỉ khâu ở gi ữa, r ồi nói nhỏ nhẹ: - Khăn của Bác đã cũ và mòn đi như thế này, có lần đã thay chiếc khăn m ới đ ể Bác dùng, nhưng Bác liền gọi tôi lại hỏi: "Khăn c ủa Bác đâu, nó còn dùng đ ược, vi ệc gì mà phải thay khăn khác". Đồng chí giơ ngón tay chỉ vào giữa khăn rồi nói: Đây là đ ường khâu của tự tay Bác và còn nói thêm: Mũ Bác đội cũng đã cũ l ắm r ồi, nh ưng ch ưa ai dám đem thay chiếc khác. Đồng chí Trần Quốc Hoàn nói tiếp: "Về đồ dùng của Bác, Người chỉ cho phép lo ại bỏ những cái gì thực sự đã hư hỏng. Trong sinh hoạt riêng của Bác, Bác bảo như thế nào là mong chúng ta làm đúng như thế. Giản dị, tiết kiệm, giảm đến mức tối thiểu việc chi tiêu cho riêng mình để tăng thêm sự đầy đủ cho người khác là nguồn vui lớn của Bác". Khi vào phòng ngủ thấy ở giường nằm, trên chiếu còn trải thêm m ột lớp v ải m ềm, Bác khẽ bảo: "Chú Thanh, chú Khoát cho cất bớt lớp vải này đi, dạo này trời nóng, không cần đến". Đồng chí Nguyễn Chí Thanh nói: - Dạ thưa Bác, giường này nan thưa và cứng, chỉ trải một lần chiếu thôi thì sợ… Bác hiểu ý, liền nói để đồng chí Thanh yên tâm: 2
- - Thôi cứ để một lần chiếu là đủ. Rồi Bác nói vui: "Giường nằm của Bác hiện nay ở Phủ Chủ tịch cũng ch ưa bằng giường của bà con nông dân nước bạn như ở Tiệp Khắc chẳng hạn. Nh ưng n ước ta còn nghèo, dân ta còn thiếu, Bác có được tiêu chuẩn như vậy là khá lắm rồi". Tấm khăn mặt có chỗ phải khâu lại, chiếc mũ đã cũ, tấm áo ka ki đã sờn, đôi dép cao su được làm từ chiếc lốp ôtô cũ cắt ra, chiếc giường nằm đơn sơ v.v… đó là những đ ồ dùng hàng ngày của Bác. Dưới sự lãnh đạo của Bác và Trung ương Đảng, đ ất n ước đã có bao đổi thay lớn lao. Miền Bắc được độc lập, tự do, cuộc sống nhân dân đã đ ược đ ổi đ ời, có cơm ăn, áo mặc, khác hẳn so với thời nô lệ. Nhưng Bác vẫn gi ữ n ếp sống gi ản d ị, không khác mấy so với thời kỳ còn hoạt động ở nước ngoài hay ở chiến khu Việt Bắc. Biết làm chủ bản thân, sống giản dị, tiết kiệm đến m ức thấp nhất đ ể phù h ợp v ới tình hình kinh tế của nước nhà và mức sống của đại đa số nhân dân là Bác đã th ể hi ện c ụ thể chữ Kiệm, một nét tiêu biểu sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh. Ngày 15/6/1957, Bác thăm Hà Tĩnh. Đúng giữa buổi trưa trong phòng khách Tỉnh u ỷ, Bác đang nằm nghỉ thì ở ngoài trạm gác có m ột cuộc đối tho ại, gi ọng nói tuy nh ỏ nh ẹ, nhưng kiên quyết. Đồng chí bảo vệ nói: - Thưa cụ, không được ạ. Lúc này đang là giờ nghỉ của Bác, không ai có th ể g ặp được. - Chú thông cảm giúp cho. Từ một xã sát biển, phải chạy bộ 30 cây số m ới t ới đây được. Đi đánh cá lưới đêm, bước chân lên bờ, nghe tin Bác Hồ đã v ề Th ị xã, tôi v ội vàng chạy một mạch lên đây, chỉ có một nguyện vọng thi ết tha duy nh ất là đ ược nhìn th ấy Bác. Tôi tuổi đã cao, không sống được bao lâu nữa, được như thế, khi nhắm m ắt v ề v ới t ổ tiên thì tôi rất thoả lòng. Đồng chí bảo vệ kiên trì nói: - Thưa cụ, cụ cần gì, cháu cũng sẽ giúp được. Riêng vi ệc cụ muốn gặp Bác vào tr ưa nay thì cháu xin chịu thôi. - Nhờ chú báo cáo với cấp trên của chú, tôi sẽ trực tiếp xin người đó, vì tôi sợ đợi đ ến chiều sẽ không được nhìn thấy Bác. Vả lại, khi ra đi, tôi ch ưa k ịp báo cho bà cháu và gia đình biết. 3
- - Xin cụ cứ chờ ở ngoài, khi hết giờ nghỉ trưa, có ai là lãnh đạo đi ra đây thì c ụ g ặp trình bày thêm, chứ quyền hạn của cháu chỉ có thế thôi và đó cũng là trách nhi ệm c ủa cháu. Mong cụ thông cảm. Ngay lúc đó, có một người đi từ trong nhà khách ra b ảo đ ồng chí b ảo v ệ vào đ ể Bác gặp. Không ngờ, khi hai người đối thoại với nhau ở trạm gác thì Bác đã nghe và bi ết rõ s ự việc. Khi đồng chí bảo vệ bước vào thì thấy Bác đã ngồi sẵn ở bàn. Bác bảo: - Chú cứ mời cụ vào. Đồng chí bảo vệ tỏ vẻ băn khoăn, sợ làm như thế thì Bác sẽ mệt. Bác hỏi thêm: - Thế, ông cụ ở cách đây có xa không? - Dạ, thưa Bác, nghe cụ nói là 30 cây số ạ. Bác cười vui vẻ: - 30 cây số cụ còn đến đây được, huống gì đây ra phòng khách ch ỉ có 30 b ước, Bác l ại không ra được. Bác đã nghỉ trưa xong, chú cứ mời ông cụ vào gặp Bác. Bác tự tay rót nước mời ông cụ uống, hỏi thăm về tuổi thọ, sức khoẻ, tình hình gia đình ông cụ và đời sống của nhân dân trong xã. Sau đó, Bác cử một đồng chí thư ký làm việc với ông cụ tóm tắt nội dung cuộc nói chuyện của Bác trong sáng nay cho ông cụ nghe. Bác thông c ảm v ới ông c ụ là chi ều nay Bác bận công việc khác. Bác còn nhắn văn phòng Tỉnh uỷ chuẩn b ị c ơm chi ều m ời ông c ụ ăn và bố trí xe đưa ông cụ về đến tận gia đình. Sự việc diễn ra bất ngờ như vậy, song cách ứng xử thật là linh ho ạt và chân tình, th ể hiện lòng quý trọng nhân dân, gần gũi, thương yêu m ọi người sâu sắc nh ư người thân trong một nhà. Tấm lòng cao cả thực sự thân dân của Bác Hồ là một nét văn hoá tiêu bi ểu sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh và cũng là cội nguồn sức m ạnh vô biên đ ể chi ến th ắng k ẻ thù c ủa Hồ Chí Minh. Cuối năm 1961, Bác Hồ lại trở về thăm quê hương Nghệ An lần thứ hai (từ ngày 8 - 10/12/1961). Chiều ngày 8/12/1961, sau khi làm việc với Ban Chấp hành Tỉnh uỷ, Bác đến thăm nhà ăn tập thể của cơ quan. Bác nâng từng chiếc lồng bàn lên đ ể th ấy rõ v ề l ượng và ch ất c ủa mỗi khẩu phần. Sau đó các đồng chí trong lãnh đạo t ỉnh m ời Bác ăn c ơm t ối, Bác nh ận l ời. 4
- Bữa cơm thết Bác cũng chỉ có mấy món đơn gi ản, nhưng v ề c ơm, tuy lúc này c ả n ước đang thực hiện ăn gạo độn màu để có đủ gạo chi dùng và d ự tr ữ, nh ưng nghĩ r ằng đây là bữa cơm lãnh đạo tỉnh tiếp Bác về thăm quê hương, nên chị em phục v ụ nhà ăn đã ch ọn gạo trắng để nấu cơm mời Bác. Khi mọi người đã ngồi vào bàn ăn, Bác bảo một cán bộ cùng đi v ới Bác mang gói c ơm của đoàn ra. Trước khi lên máy bay, văn phòng Phủ Chủ tịch đã chu ẩn b ị c ơm gói cho đoàn mang theo như hồi kháng chiến chuẩn bị cho Bác đi thăm chiến dịch. Đó là m ột gói c ơm trắng độn ngô đỏ. Đồng chí phục vụ lấy dao cắt ra từng miếng, trông ngon lành, các đ ồng chí ở Tỉnh uỷ biết ý, chưa dám xới cơm trắng ra, cứ nhìn nhau mỉm cười. Cơm gói của Bác được chia đều cho mọi người để cùng ăn với Bác. Xin nói thêm rằng trong bữa cơm lãnh đạo nông trường Đông Hi ếu ti ếp Bác tr ưa ngày 10/12/1961, Bác cũng có mang theo gói cơm độn ngô như thế và được chia đều cho m ọi người cùng ăn ngon lành, vui vẻ. Sự việc đó tuy đơn giản, nhưng ý nghĩa trong thực tế đời sống th ật là l ớn lao. Bác là lãnh tụ tối cao của dân tộc, đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Vi ệt Nam quang vinh, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam, đ ưa l ại hạnh phúc thực sự cho mọi nhà, nhưng lúc đó đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thi ếu thốn nên có chủ trương độn màu trong mỗi bữa ăn, Bác đã t ự nguyện g ương m ẫu th ực hiện. Nói đi đôi với làm, làm tự giác đến nơi, đến chốn, có sáng tạo, đạt tới m ức m ẫu m ực là phong cách trong cuộc sống của Bác Hồ, một nét tiêu bi ểu sáng ngời đ ạo đ ức Hồ Chí Minh. Sáng ngày 10/12/1961, Bác đến thăm hợp tác xã cao cấp Vĩnh Thành, lá c ờ đ ầu v ề phong trào trồng cây toàn miền Bắc. Trời vào dịp cuối mùa đông, cả tuần mây mù âm u, nhưng sáng nay trời quang, mây tạnh, nắng vàng rực rỡ, chim hót líu lo, hình như c ảnh vật ở đây cũng r ộn ràng hoà chung trong không khí hân hoan đón Bác của nhân dân xã Vĩnh Thành. Khi Bác đang nói chuyện với cán bộ, nhân dân xã Vĩnh Thành và đ ại bi ểu các xã trong huyện Yên Thành thì nắng vàng mỗi lúc một đậm, trán Bác lấm tấm m ồ hôi. Thấy vậy, ông Nguyễn Quỹ, Chủ nhiệm hợp tác xã, chiến sĩ thi đua toàn mi ền Bắc cung kính đ ưa khăn cho Bác, Bác khẽ gạt từ chối nhẹ nhàng. Nắng càng gay gắt, thương Bác đứng lâu giữa nắng nên ai cũng áy náy, lo âu. Ông Phan Đức Duệ, Chủ tịch xã liền cầm chiếc ô ngập ngừng đến gần Bác, m ọi ng ười hi ểu ý, 5
- đưa mắt đồng tình. Nhưng khi chiếc ô được bật tung lên, Bác nhẹ nhàng d ơ tay t ừ ch ối và vui vẻ nói: "Bác có phải là quan phong kiến đâu mà được che lọng, n ếu che cho Bác, còn hàng ngàn bà con ngồi ở đây thì sao". Động thái ứng xử nhẹ nhàng, đậm đà chất văn hoá đó đã phản ảnh m ột cách sâu s ắc phong cách của Bác là luôn luôn hoà đồng với mọi người, bình đ ẳng tr ước m ọi ng ười, cùng nhau đồng cam cộng khổ trong mọi hoàn c ảnh, không h ề đòi h ỏi m ột chút ưu tiên riêng cho bản thân mình. Phong cách sống đó của Bác Hồ là một nét tiêu biểu sáng ngời đạo d ức Hồ Chí Minh và cũng chính là cội nguồn sức mạnh vũ bão c ủa quần chúng nhân dân mà Hồ Chí Minh đã tạo dựng được trong thực tế hoạt động cách mạng. Những mẩu chuyện Bác Hồ về thăm quê phản ảnh đạo đức cao đẹp của Hồ Chí Minh còn phong phú, có thể viết nhiều. Nhưng, thi ết nghĩ m ấy m ẩu chuyện bình th ường vừa kể trong sự kiện hai lần Bác về thăm quê cũng đủ nói lên m ột cách sinh đ ộng và đ ầy đủ cốt lõi đạo đức Hồ Chí Minh là: Chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính. Kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm quê lần đầu tiên, kể lại những mẩu chuyện trên hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé đối với phong trào học tập và làm theo t ấm gương đ ạo đ ức H ồ Chí Minh của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay. Địa chỉ liên lạc: Trần Minh Siêu Nhà 6, ngõ 6B, đường Hồng Bàng Thành phố Vinh, Nghệ An ĐTNR: 038. 3848958 - ĐTDĐ: 0915 654 181 6
- KIM LIÊN - CỘI NGUỒN VĂN HOÁ HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH SIÊU Từ ngày 20/10 đến 30/11/1987, đại hội đồng UNESCO của Liên hiệp qu ốc đã h ọp khoá 24 để xét danh nhân kỷ niệm chẵn 100 tuổi trong 3 năm 1988, 1989 và 1990. Các nhân vật đưa ra xét gồm có 4 người: - Cụ Nê Ru của Ấn Độ. - Macarenco: Nhà sư phạm vĩ đại của Liên Xô. - Pastécnắc: Nhà thơ Liên Xô được giải thưởng Nôben. - Hồ Chí Minh của Việt Nam. Khóa họp lần thứ 24 của đại hội đồng UNESCO có 159 n ước tham d ự, lúc đó phe xã hội chủ nghĩa có 8 nước. Nguyên tắc bầu không lấy kết quả theo đa số phiếu, mà phải có 100% số phiếu bầu. Các nhân vật Nê Ru, Macarenco, Pastécnắc đều được nhanh chóng nhất trí bầu là danh nhân thế giới. Xét ông Nê Ru là nhà quán quân phong trào gi ải phóng dân t ộc, ch ỉ trong 45 phút là xong, riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh phải mất 7 ti ếng đ ồng h ồ, vì xét ở m ức cao h ơn là danh nhân văn hoá, chứ không phải là nhà hoạt động văn hoá, nghệ thuật, mà danh nhân văn hoá phải tiêu biểu cho nền văn hoá tương lai của nhân loại, trước mắt là thế kỷ 21. Nội dung tham luận thì nhiều, nhưng tựu trung có mấy vấn đề chủ yếu sau đây: 1. Vấn đề diệt giặc dốt, xoá nạn mù chữ cho toàn dân. Ở nước ta, ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 8/9/1945 Ch ủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập ngành Bình dân học vụ để di ệt gi ặc d ốt. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nếu còn giặc dốt, sẽ còn nguy c ơ gi ặc đói và gi ặc ngo ạt xâm. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang d ậy núi sông. T ừ ngày 8/9/1945 đ ến ngày 8/9/1946 đã có 2.520.678 người thoát nạn mù chữ. Trong 9 năm kháng chi ến ch ống thực dân Pháp đã có hơn 10 triệu người thoát n ạn mù ch ữ. Thành tích này đã vang d ội c ả thế giới. 7
- Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành công trong vấn đ ề di ệt gi ặc d ốt t ừ năm 1945-1946. Sang thập kỷ 90 của thế kỷ 20 Liên hi ệp quốc m ới phát đ ộng "Năm Qu ốc t ế chống nạn mù chữ". Như vậy, việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn dự báo chi ến lược toàn cầu, đi trước Liên hiệp quốc gần nửa thế kỷ. 2. Vấn đề chuyển đối đầu sang đối thoại: Năm 1945, sau khi đồng minh thắng trận, theo hiệp ước Postđam, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra do quân đội Tưởng giải giáp quân Nhật. Từ vĩ tuyến 16 trở vào do quân đội Anh đảm nhiệm. Ngày 9/9/1945, 20 vạn quân Tưởng ào ạt kéo vào mi ền Bắc n ước ta. Đồng thời, lúc đó quân Anh cũng kéo vào miền Nam nước ta. Nấp sau bóng quân đội Anh, quân đội thực dân Pháp đã tràn vào hòng tái chiếm nước ta. Như vậy, n ước Việt Nam Dân chủ cộng hoà non trẻ ra đời chưa được một tuần lễ, trên c ả n ước đã có m ấy ch ục v ạn quân đội nước ngoài chiếm đóng. Làm thế nào để đuổi chúng ra kh ỏi b ờ cõi, gi ữ v ững được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng phương pháp chuyển đối đầu sang đối thoại. Bằng phương pháp đối thoại, chỉ mấy tháng sau, 20 vạn quân Tưởng đã nhanh chóng rút khỏi nước ta, không có chiến tranh đổ máu. Còn ở phía Nam vĩ tuyến 16, sua khi quân Anh rút, để thương lượng hoà hoãn với thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký hiệp ước sơ bộ 6/3/1946. Th ực hi ện hi ệp đ ịnh s ơ bộ 6/3/1946, sau khi Phạm Văn Đồng đi công cán ở Pháp về, Chủ tịch Hồ Chí Minh v ới t ư cách là thượng khách đã sang thăm nước Pháp từ ngày 31/5 - 20/10/1946. Với thi ện chí hoà bình và tài ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký được tạp ước Phông ten n ơ b ờ lô (14/9/1946). Nhờ đó mà Chính phủ ta, nhân dân ta có thời gian đ ể chu ẩn b ị l ực l ượng đ ối phó với âm mưu tái xâm lược nước ta của thực dân Pháp. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng l ấn t ới, nên t ối ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi "toàn quốc kháng chiến". Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đã nhất tề đứng lên làm một cuộc kháng chiến thần thánh trong 9 năm. Với chi ến th ắng Đi ện Biên Ph ủ l ẫy l ừng, hoà bình lập lại trên toàn miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng đối thoại để giải quyết thành công vấn đ ề quân Tưởng, quân Anh và quân xâm lược Pháp từ năm 1946. Đến thập kỷ 90 của thế kỷ 20 Liên hiệp quốc mới chủ trương đối thoại. 8
- Như vậy, việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn dự báo chi ến lược toàn cầu, đi trước Liên hiệp quốc gần nửa thế kỷ. 3. Vấn đề trồng cây để bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thực hi ện "tết trồng cây". Vào đầu xuân năm Canh Tý (1960) nhằm phát động rộng rãi phong trào tr ồng cây trong toàn dân. Trong lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: "Mùa xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" Hưởng ứng nhiệt liệt lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã hăng hái trồng cây: "Mùa xuân là tết trồng cây, Vâng lời Bác dạy ta gây nên rừng" Phòng trào trồng cây của nhân dân ta đã thu được thắng lợi rực rỡ. Đến năm 1992 Liên hiệp quốc mới tổ chức hội nghị thượng đỉnh Riô 92 bàn v ề vi ệc tr ồng cây b ảo v ệ môi trường. Như vậy, việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có tầm nhìn dự báo chi ến l ược toàn cầu, đi trước Liên hiệp quốc hơn 30 năm. 4. Vấn đề đạo đức, nhân phẩm, nhân cách cá nhân. Năm 1923, nhà thơ Liên Xô Oxíp Mandenxtam qua đối tho ại v ới Nguyễn Ái Qu ốc đã viết một bài báo đăng trên tạp chí "Tia lửa nhỏ" của Liên Xô, ngày 19/12/1923 có đoạn như sau: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, ti ếng nói trầm lặng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, tôi thấy đ ược vi ễn c ảnh tr ời yên biển lặng của tình hữu ái trên toàn thế giới bao la như đại dương… từ Nguyễn Ái Qu ốc toát ra một nền văn hoá, không phải là văn hoá châu Âu, mà có lẽ là văn hoá của tương lai". Đại hội đồng UNESCO khoá 24 của Liên hiệp quốc đã đánh giá: H ồ Chí Minh là nhân cách của người cầm quyền kiểu mới. Hai mươi bốn năm làm nguyên th ủ qu ốc gia (1945- 1969) Hồ Chí Minh không tha hoá. Khi Người yên nghỉ, từ biệt thế giới này, ngoài ngôi nhà sàn, không có cái gì khác riêng cho mình. 9
- Hồ Chí Minh là người cộng sản, học thuyết Mác - Lênin là kim ch ỉ nam, là ph ương tiện, còn mục đích là dân phải được ấm no, n ước nhà phải đ ược đ ộc l ập. N ếu đ ộc l ập mà dân không ấm no, thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì. Khi chưa có chính quyền, Hồ Chí Minh sống với dân yêu dân, m ến dân. Khi có chính quyền, Hồ Chí Minh là nguyên thủ quốc gia, là lãnh tụ, ch ủ t ịch đ ảng, ch ủ t ịch n ước Người vẫn một lòng, một dạ phục vụ nhân dân. Kết quả là sau 7 tiếng đồng hồ thảo luận, có 100% số phiếu bầu Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc. Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết năm 1990 Chủ tịch Hồ Chí Minh ch ẵn 100 tu ổi, toàn thế giới kỷ niệm về Người. Vậy những tố chất văn hoá trong con người Hồ Chí Minh có cội nguồn từ đâu? Quê hương và gia đình của Người ở Kim Liên là một cội nguồn văn hoá Hồ Chí Minh. Cội nguồn văn hoá Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống nhân ái bao la "th ương người như thể thương thân" của các thành viên trong gia đình, c ủa quê h ương, x ứ s ở c ủa Người. Các thành viên trong gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên có c ụ Hoàng Đ ường, cụ Nguyễn Thị Kép, ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan, cô Nguyễn Th ị Thanh, c ậu Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung. Cụ Hoàng Đường mở lớp dạy học tại nhà mình hoàn toàn không ph ải đ ể thu nh ập kinh tế, mà chủ yếu là thực thi một sự nghiệp cao cả - sự nghiệp trồng người. Nguyễn Sinh Sắc là một sản phẩm của sự nghiệp trồng người đó. Cụ Nguyễn Thị Kép là người luôn luôn lấy tình làng nghĩa xóm, coi tr ọng m ọi ng ười trong cộng đồng làm lẽ sống. Cụ Đường, cụ Kép đã đưa Nguyễn Sinh Sắc là chú bé mồ côi c ả cha l ẫn m ẹ v ề nhà mình nuôi cho học hành, đậu đạt thành danh. Hai cụ còn gả con gái đầu lòng là Hoàng Th ị Loan để vun đắp hạnh phúc lứa đôi đầm ấm. Hoàng Thị Loan là người con gái giàu lòng nhân ái, có ngh ị l ực phi th ường, quy ết chí đã theo nghĩa cả thì theo đến cùng. Chính nghị lực phi thường và lòng nhân ái bao la đó đã làm cho Hoàng Thị Loan vượt bao cản trở của nghịch lý đ ương th ời đ ể đem lòng yêu thương thắm thiết Nguyễn Sinh Sắc, quyết lao động để tạo đi ều ki ện cho Nguyễn Sinh Sắc học tập thành đạt. 10
- Học vị Cử nhân Nguyễn Sinh Sắc giành được trong khoa thi Hương năm Giáp Ng ọ (1894) và học vị Phó bảng giành được trong khoa thi Hội năm Tân S ửu (1901) là công lao dùi mài kinh sử, bền chí rèn luyện của Nguyễn Sinh Sắc, mà cũng là k ết qu ả c ủa s ự lao động cần cù, chịu đựng gian lao, vất vả, một lòng vì chồng, vì con c ủa bà Hoàng Th ị Loan trong suốt 11 năm trời trên quê hương Chung Cự và 6 năm trời trên kinh đô Huế. Nguyễn Sinh Sắc thi đậu Cử nhân và Phó bảng đều từ chối lễ r ước Vinh quy và không tổ chức ăn mừng, vì không muốn nhân dân vất vả vì sự thành đạt c ủa cá nhân mình. Ông còn lấy quỹ làng thưởng cho mình khi đậu Phó bảng để giúp đ ỡ người nghèo trong làng làm vốn kiếm kế sinh nhai. Chính lòng nhân đạo đó đã t ạo ra m ột giá tr ị văn hoá cao hơn. Sau khi Nguyễn Sinh Sắc mất (ngày 27/10/Kỷ Tỵ - 1929), c ả làng Kim Liên quy ết định chuyển ngày cúng lễ Thường tân (cơm mới) từ ngày 15/10 sang ngày 27/10 đ ể c ả làng làm giỗ ông Sắc. Lòng nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tất cả m ọi cu ộc đ ời c ủa các thành viên trong gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính lòng nhân ái "thương người như thể thương thân" đã làm n ảy n ở t ư t ưởng thương dân của các thành viên trong gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi còn sống ở làng Hoàng Trù và làng Kim Liên, Nguyễn Th ị Thanh, Nguy ễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung trong những ngày đói thiếu, giáp hạt thường b ớt gạo, b ớt khoai nhà mình đem giúp đỡ bà con láng giềng đang bị đứt bữa. Chính bắt nguồn từ tình cảm này, sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, sáng ngày 3/9/1945 trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ch ủ tr ương c ứu đói và kêu gọi mọi người cùng làm. Người nói thật cảm động" "Lúc ta nâng bát c ơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy, tôi đ ề ngh ị v ới đ ồng bào c ả n ước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa, đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Sau 50 năm xa cách quê hương khi Người về thăm quê lần đầu (16/6/1957), tình thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách nồng thắm, sâu sắc và đầy xúc động, khi làm việc với lãnh đạo xã, lời đầu tiên Người nói là h ỏi thăm c ố Đi ền (ng ười thợ rèn) và cố Phương (người nghèo khổ nhất làng hồi trước khi Người còn ở quê). Chính bắt nguồn từ lòng thương dân, trong môi tr ường nh ững năm cu ối th ể k ỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã nâng lên thành tư tưởng yêu nước và hoạt động cứu nước của các thành viên trong gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh. 11
- Các thành viên trong gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh (tr ừ bà Hoàng Th ị Loan m ất s ớm) đều có hồ sơ của sở mật thám Pháp theo dõi các hoạt động cứu nước. - Nguyễn Sinh Sắc: hồ sơ A.3780I - Nguyễn Thị Thanh: hồ sơ A.166J (bị tù từ năm 1918-1941 = 27 năm) - Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc): hồ sơ A.3607I Cội nguồn văn hoá Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ ch ỗ sớm có ý th ức lao đ ộng, bi ết lao động thực sự và sống bằng kết quả lao động của chính mình. Ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan đều là người lao đ ộng c ần cù, chăm ch ỉ, biết lấy tấm gương của chính mình để bày dạy cho con cái sớm có ý th ức lao đ ộng, bi ết lao động thực sự phù hợp với sức lực của lứa tuổi, biết sáng tạo trong lao động. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn nhỏ ở với bố m ẹ tại kinh thành Hu ế, đến khi mẹ mất, về sống ở làng Hoàng Trù và Kim Liên, cho đến khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, khi trở thành lãnh tụ của Đảng, của dân tộc là m ột tấm gương lao đ ộng tuyệt vời. Sự say mê lao động này có cội nguồn từ sự giáo dục của gia đình. Cội nguồn văn hoá Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ chỗ sớm có ý th ức ti ếp thu ảnh hưởng của gia đình, sống thanh bạch như nhân dân, không ham chuộng giàu sang, phú quý. Năm 1901, trong tâm thế người có học vị cao nhất xã Kim Liên, trong su ốt 96 khoa thi xã Kim Liên có 193 người đỗ cử nhân và tú tài, duy nhất chỉ có Nguyễn Sinh Sắc đậu H ội (Phó bảng). Nhân dân kính trọng gọi cụ Sắc là quan Phó bảng. Nhưng Nguyễn Sinh S ắc vẫn lo nuôi dạy con cái trưởng thành. Ông đã viết lên xà nhà câu: "V ật dĩ quan gia vi ngô phong dạng" (đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà ta) để răn dạy con cái. Chính giáo lý đó của người cha đã có ảnh hưởng m ạnh m ẽ, sâu sắc, sau này đã tr ở thành lối sống giản dị, thanh bạch mà cao thượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cội nguồn văn hoá Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ đức tính hi ếu học, khổ học của các thành viên trong gia đình và có động cơ học để làm người, để phục vụ nhân dân. Bài học sống động của ông Nguyễn Sinh Sắc "học nhi ưu tất s ỉ" (h ọc gi ỏi thì h ết khổ) đã ảnh hưởng tới Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung. Một cội nguồn văn hoá nữa của Hồ Chí Minh cũng c ần nói t ới, đó là môi tr ường quê hương Kim Liên nói riêng, huyện Nam Đàn nói chung trong nh ững năm cu ối th ế k ỷ 19 đ ầu thế kỷ 20, đó là một môi trường sống đậm đà văn hoá truyền th ống, giàu s ắc thái đ ịa phương. 12
- Cội nguồn văn hoá Kim Liên, Nam Đàn đã nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo và trao g ửi niềm tin mãnh liệt, hoài bão lớn lao vào tâm hồn tuổi thơ c ủa Ch ủ t ịch H ồ Chí Minh, góp phần quan trọng làm cho Người sớm tích luỹ được vốn văn hoá phương Đông, đã t ạo nên bản lĩnh vững vàng để suy nghĩ, phê phán, chọn lựa, ti ếp thu văn hoá ph ương Tây và văn hoá cả thế giới, đông, tây, kim, cổ, trở thành danh nhân văn hoá kiệt xuất của nhân loại. Tất cả những tố chất văn hoá, vốn văn hoá trong con người Hồ Chí Minh đ ều có c ội nguồn từ những sinh hoạt văn hoá trong gia đình, quê hương thân yêu, trìu mến của Người. Địa chỉ liên lạc: Trần Minh Siêu Nhà 6, ngõ 6B, đường Hồng Bàng Thành phố Vinh, Nghệ An ĐTNR: 038. 3848958 - ĐTDĐ: 0915 654 181 13
- 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch
0 p | 462 | 134
-
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch
154 p | 365 | 107
-
Những câu chuyện kể về Bác Hồ
62 p | 862 | 101
-
Những mẩu chuyện cảm động về tấm lòng của vị Cha Già dân tộc
6 p | 326 | 74
-
Hồ Chí Minh - Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch: Phần 2
156 p | 401 | 58
-
Chuyện kể về Bác Hồ Chí Minh (Tập 4): Phần 1
117 p | 158 | 34
-
Bác Hồ Chí Minh với thiếu niên và nhi đồng: Phần 1
90 p | 195 | 32
-
Chuyện kể về Bác Hồ Chí Minh (Tập 3): Phần 1
118 p | 173 | 31
-
Ebook Những câu chuyện về Bác Hồ trong hoạt động ngoại giao: Phần 1
77 p | 15 | 9
-
Ebook Những câu chuyện về Bác Hồ trong hoạt động ngoại giao: Phần 2
75 p | 18 | 7
-
Ebook Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Tập I - Xuất bản lần thứ năm): Phần 1
190 p | 19 | 6
-
Ebook Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Tập I - Xuất bản lần thứ năm): Phần 2
235 p | 10 | 5
-
Ebook Tình Bác sáng đời ta (Kể chuyện Bác Hồ): Phần 1
101 p | 17 | 4
-
Ebook Những mẩu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2
130 p | 9 | 4
-
Ebook Những mẩu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh: Phần 1
113 p | 7 | 4
-
Ebook Truyện kể về Bác Hồ những chặng đường kháng chiến trường kỳ: Phần 2
56 p | 32 | 4
-
Ebook Tình Bác sáng đời ta (Kể chuyện Bác Hồ): Phần 2
123 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn